« Home « Kết quả tìm kiếm

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học Trường Đại học Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- NHÀ TUYỂN DỤNG VỀ SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH THÔNG TIN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
- Nhà tuyển dụng, nhân tố ảnh hưởng, sự hài lòng, Thông tin học, Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Cần Thơ Keywords:.
- Bài nghiên cứu trình bày mức độ hài lòng và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học Trường Đại học Cần Thơ.
- Nghiên cứu đã xác định 3 nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng.
- Nghiên cứu đã đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao mức độ hài lòng và chất lượng đào tạo ngành Thông tin học Trường Đại học Cần Thơ.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học Trường Đại học Cần Thơ.
- Cùng quan điểm với tác giả Tào Thị Thanh Mai, trong nghiên cứu của mình, Bùi Hà Phương (2013) cũng đi đến kết luận rằng 100% các nhà tuyển dụng yêu cầu sinh viên phải có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng tin học văn phòng và kỹ năng ngoại ngữ.
- Cụ thể hơn, tác giả Bùi Loan Thùy (2013) cho rằng hầu hết sinh viên mới tốt nghiệp đều khá lúng túng với việc ứng dụng kiến thức nghề nghiệp vào thực tế, rất non yếu về kỹ năng xử lý nội dung thông tin, lọc thông tin cần thiết để xây dựng các bộ sưu tập, cũng như yếu kém về kỹ năng biên soạn thư mục và các ấn phẩm thông tin.
- Đáng lưu ý hơn, tác giả Hoàng Thị Thu Hương (2011) nhận xét rằng sinh viên tốt nghiệp ngành thông tin – thư viện hiện nay không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Tác giả cho rằng một sinh viên tốt nghiệp ngành thông tin thư viện được mong đợi biết đến các chuẩn xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL), biết tổ chức CSDL thư mục, biết lập chỉ mục, biết về siêu dữ liệu, biết phân tích và tổng hợp thông tin trong tổ chức.
- Đặc biệt là sinh viên cần phải nắm được những công nghệ nổi trội có thể ứng dụng trong nghề nghiệp.
- Tuy nhiên, 100% sinh viên tốt nghiệp không biết sử dụng outlook để lập lịch làm việc, quản lý các công việc cá nhân hoặc tổ chức những công việc nhóm.
- Đồng thời, tác giả cũng khẳng định rằng nhìn chung sinh viên tốt nghiệp ra trường học hết bằng B, C tiếng Anh nhưng không đủ kỹ năng và trình độ để giao tiếp..
- Tại Trường Đại học Cần Thơ, ngành Thông tin học của Bộ môn Quản trị Thông tin – Thư viện ra đời đã 11 năm, có 8 khóa sinh viên tốt nghiệp với 467 sinh viên.
- Thế nhưng chưa có bất kỳ thông tin đánh giá chính thức nào từ phía nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp.
- Nguyễn Huỳnh Mai (2016) về “Khảo sát thực trạng việc làm của sinh viên ngành thông tin thư viện trường Đại học Cần Thơ sau khi tốt nghiệp” cũng chỉ dừng lại ở phương diện thu thập thông tin từ cựu sinh viên.
- Tính cấp thiết lúc này là cần phải có một nghiên cứu tiếp theo để có được đầy đủ và toàn diện những thông tin phản hồi từ các bên liên quan về chất lượng sinh viên ra trường để sớm cập nhật cho chương trình đào tạo của ngành.
- Vì thế, việc thực hiện nghiên cứu về đánh giá chất lượng đầu ra của chương trình đào tạo ngành Thông tin học là vô cùng cấp thiết.
- Mức độ hài lòng và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng là một phần không thể thiếu trong nghiên cứu.
- Việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng là cơ sở cần thiết để Bộ môn Quản trị Thông tin – Thư viện, giảng viên và cả sinh viên đang theo học biết những nội dung cần chuẩn bị trước khi tốt nghiệp ra trường.
- Đồng thời, kết quả nghiên cứu này có thể tích hợp với kết quả nghiên cứu về cựu sinh viên trước đây làm thành cơ sở trọn vẹn để Bộ môn đề ra các giải pháp cập nhật toàn diện chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của xã hội..
- 2.1.1 Nhân tố ảnh hưởng.
- Trong lãnh vực giáo dục, Nguyễn Hoàng Lan và Nguyễn Minh Hiển (2015) cho rằng kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên tốt nghiệp là các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà sử dụng lao động thuộc nhóm ngành kỹ thuật và công nghệ..
- Trong khi đó, năng lực chuyên môn và thái độ kết hợp với động cơ làm việc là hai yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng sinh viên.
- Đối với nhóm ngành Văn hóa, Nguyễn Thị Phà Ca (2016) khẳng định rằng thái độ của sinh viên tốt nghiệp là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng.
- Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng thuộc nhóm ngành Thông tin – Thư viện.
- 2.1.2 Sự hài lòng.
- Nếu xét trên phương diện khách hàng là người sử dụng trực tiếp thành quả của giáo dục – những sinh viên tốt nghiệp đại học - thì sự hài lòng là đánh giá của người sử dụng về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu của các cơ quan hoặc doanh nghiệp (Nguyễn Hoàng Lan và Nguyễn Minh Hiển, 2015).
- Như vậy, trong môi trường thông tin thư viện, sự hài lòng của nhà tuyển dụng được thể hiện qua đánh giá về kiến thức chuyên môn, kỹ năng (bao gồm kỹ năng cứng, kỹ năng mềm), và các phẩm chất (như khả năng thích ứng hoặc linh hoạt) của.
- sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu của đơn vị.
- 2.1.3 Chất lượng giáo dục.
- quá trình (chương trình đào tạo, cấu trúc và tổ chức hệ thống đào tạo, việc kiểm tra, đánh giá…) và đầu ra (kết quả học tập của sinh viên, sự hài lòng của giảng viên, tình hình có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Đối với người sử dụng lao động, chất lượng trong giáo dục đại học là chất lượng đầu ra của sinh viên.
- Điều này được thể hiện ở năng lực, trình độ và kiến thức của sinh viên.
- Sự hài lòng của người sử dụng lao động được đo lường bằng mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp so với sự mong đợi đặt ra từ phía người sử dụng..
- Trong những năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng giáo dục đại học và tìm ra giải pháp để gia tăng mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp.
- đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá sinh viên nhằm phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, tổ chức công việc, giao tiếp, hợp tác nhóm, làm việc độc lập..
- Trong cam kết đào tạo chuẩn đầu ra của ngành Thông tin học có nêu rõ các yêu cầu về kiến thức, năng lực và thái độ của sinh viên tốt nghiệp (Bộ môn Quản trị Thông tin - Thư viện, 2017).
- Sinh viên phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng cơ bản như Word, Excel, Power-point, khai thác và sử dụng Internet.
- Tinh thần trách nhiệm với công việc được giao là một trong các yêu cầu về thái độ của sinh viên tốt nghiệp cần phải có.
- Để giúp cho Bộ môn có cơ sở để cập nhật chương trình đào tạo, nhà tuyển dụng và sinh viên có thể trực tiếp tham gia cho ý kiến thông qua hệ thống lấy ý kiến trực tuyến từ các bên liên quan của nhà trường (Trường Đại học Cần Thơ, 2018)..
- Kết quả của nghiên cứu định lượng sẽ làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn nhằm thu được các thông tin sâu về các vấn đề mà nhà tuyển dụng quan tâm có liên quan đến sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học.
- Đó chính là lãnh đạo các thư viện và các cơ quan thông tin nơi có sinh viên tốt nghiệp của ngành đang làm việc.
- Những nhà tuyển dụng tuyển sinh viên Thông tin học làm trái ngành không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài bởi vì yêu cầu về kiến thức, năng lực và kỹ năng sẽ khác với mục tiêu đào tạo của chương trình ngành Thông tin học.
- Trong số 467 sinh viên tốt nghiệp, có 235 em (50%) liên lạc được qua email, facebook và điện thoại.
- Trong số 235 cựu sinh viên còn liên lạc được, có 116 em làm việc đúng chuyên ngành (49,5%) tại 60 thư viện và các cơ quan thông tin trong và ngoài nước.
- năng lực và kỹ năng của sinh viên ngành khi ra trường và 03 câu hỏi mở để nhà tuyển dụng có thể nêu chính kiến của mình..
- Bảng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc qua điện thoại có khoảng 8 câu hỏi để thu thập thông tin sâu về các nội dung nổi bật mà các nhà tuyển dụng đề cập đến khi khảo sát mức độ hài lòng của họ về sinh viên.
- Tiêu chí chọn người tham gia phỏng vấn là 1 thành viên của Ban giám đốc trong 1 cơ quan tuyển dụng sinh viên làm việc đúng chuyên ngành không phân biệt giới tính hay nơi công tác..
- Người lãnh đạo có thâm niên làm việc lâu năm và quản lý trực tiếp sinh viên ngành sẽ là tiêu chí ưu tiên trong việc chọn phỏng vấn.
- Tiêu chí này được đặt ra vì người lãnh đạo này có cách nhìn và đánh giá chính xác hơn về chất lượng sinh viên của ngành hơn người lãnh đạo không quản lý trực tiếp hoặc có số năm công tác ít hơn số năm làm việc của sinh viên ngành.
- Nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến quyền lợi, công việc và sự phát triển nghề nghiệp của sinh viên ngành Thông tin học, cũng như không có phương hại gì đến nhà tuyển dụng..
- Hơn thế nữa, dữ liệu định lượng còn xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học..
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- 3.1 Mức độ hài của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học.
- Nghiên cứu khảo sát mức độ hài của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp qua các nội dung: kiến thức chuyên môn, kiến thức và kỹ năng CNTT, kỹ năng quản lý, các kỹ năng khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị và ý thức trách nhiệm (Bảng 1).
- nền tảng kiến thức chuyên môn mà sinh viên được đào tạo.
- Dữ liệu phỏng vấn cũng cho thấy rằng đa số lãnh đạo thư viện và các cơ quan thông tin (18/20) đánh giá cao năng lực chuyên môn của sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học Trường Đại học Cần Thơ.
- Mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng về kiến thức và kỹ năng CNTT của các em cũng ở mức cao với 100% hài lòng đến rất hài lòng.
- Khi tham gia phỏng vấn, đa phần lãnh đạo các đơn vị (19/20) đều khen ngợi về kiến thức công nghệ thông tin của sinh viên tốt nghiệp.
- Cụ thể như tác giả Hoàng Thị Thu Hương (2011) nhận xét rằng sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin – Thư viện hiện nay cần phải có khả năng ứng dụng CNTT vào công việc, biết các chuẩn xây dựng CSDL, biết tổ chức CSDL thư mục, biết lập chỉ mục, biết về siêu dữ liệu, biết phân công nghệ nổi trội có thể ứng dụng trong nghề nghiệp..
- Bảng 1: Mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng.
- hài lòng Không hài.
- 5 Kỹ năng giao tiếp .
- Kiến thức về quản lý của sinh viên tốt nghiệp nhìn chung được đánh giá ở mức đáp ứng yêu cầu của đơn vị với 49,1% (n = 26) nhà tuyển dụng ghi nhận ở mức hài lòng.
- Khi được hỏi nguyên nhân tại sao, lãnh đạo này cho rằng có lẻ do sinh viên quan niệm việc lập kế hoạch là của lãnh đạo nên các em không quan tâm khi giáo viên dạy.
- Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ của sinh viên ngành Thông tin học được đánh giá từ mức hài lòng trở lên với 96,4%.
- Kỹ năng mềm của sinh viên ngành Thông tin học cũng được rất nhiều nhà tuyển dụng quan tâm.
- Cụ thể, có 41,6% (n = 22) nhà tuyển dụng rất hài lòng về khả năng giao tiếp của sinh viên tốt nghiệp.
- Trong khi đó, có trên 50% nhà tuyển dụng rất hài lòng về ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần trách nhiệm của sinh viên tốt nghiệp với mức đánh giá lần lượt là 56,5% (n = 30) và 58,5% (n =31).
- Tuy vậy, vẫn còn có lãnh đạo nhận xét một số sinh viên tốt nghiệp thể hiện thái độ thiếu thiện chí khi nhận công việc.
- Hơn thế nữa, vẫn còn có sinh viên với kiến thức rất giỏi và luôn nghĩ là mình đúng.
- Các em phải biết rõ rằng những thế hệ sinh viên ra trường sau sẽ vượt xa hơn nếu bản thân các em đó có ý chí tự phấn đấu và rèn luyện..
- 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp, nghiên cứu sử dụng tính năng phân tích các nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) trong SPSS.
- kỹ năng khác.
- Đáng chú ý là nhân tố F2 - kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng khác của sinh viên vì đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp.
- Bảng 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng.
- Kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu cho thấy sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học Trường Đại học Cần Thơ đang làm việc đúng chuyên ngành đã nhận được những đánh giá tốt từ nhà sử dụng lao động..
- Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung được nhà tuyển dụng hài lòng, sinh viên vẫn còn yếu kém về khả năng tuyên truyền giới thiệu sách, tạo lập các CSDL, khả năng lập kế hoạch, kỹ năng mềm, kiến thức và kỹ năng tạo lập mối quan hệ xã hội..
- Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy, mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng về sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học phụ thuộc vào 3 nhân tố.
- Từ kết quả khảo sát và phỏng vấn, việc tăng cường đào tạo và tập huấn cho sinh viên ngành về kiến thức chuyên môn cụ thể là kiến thức và kỹ năng tuyên truyền giới thiệu tài liệu là cần thiết.
- nên tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện kỹ năng tổ chức sự kiện có liên quan đến sách, cụ thể như thi giới thiệu sách, nói chuyện chuyên đề về văn hóa đọc sách, giới thiệu tác giả tác phẩm, vận động quyên góp sách cho thư viện thực hành của Bộ môn..
- Để triển khai thực hiện các hoạt động này, Bộ môn cần phát huy hơn nữa vai trò của Câu lạc bộ Học thuật, tư vấn cho sinh viên cách lập kế hoạch, dự trù kinh phí, phương pháp tổ chức thực hiện các hoạt động hướng tới cộng đồng và đánh giá rút kinh nghiệm tổ chức cho các hoạt động tiếp theo.
- Việc làm tình nguyện viên tại Trung tâm Học liệu cũng là cách để sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc trong môi trường thư viện.
- Các em cần có kiến thức về nghiên cứu khoa học để hỗ trợ cho độc giả là các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh và sinh viên làm nghiên cứu khoa học.
- Sinh viên cần tham gia tích cực các hoạt động Đoàn, và của chi hội để rèn luyện sự tự tin, sự năng động và nhiệt tình với công việc được giao.
- Bộ môn, cán bộ giảng dạy và sinh viên đang theo học cần chú trọng hơn nữa đến 3 nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng.
- Cụ thể hơn, sinh viên cần trau dồi kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng áp dụng CNTT trong công việc tại thư viện và các cơ quan thông tin.
- Hơn thế nữa, sinh viên cần có thái độ tích cực tại cơ quan, phải chú tâm rèn luyện ý thức tổ chức kỹ luật, tinh thần trách nhiệm và tinh thần cầu tiến.
- Điều đáng chú ý là sinh viên cần tập trung học tập kiến thức chuyên ngành thật vững vàng cũng như kiến thức về áp dụng CNTT để làm tốt mọi công việc được phân công..
- Tóm lại, sinh viên tốt nghiệp ngành Thông tin học Trường Đại học Cần Thơ cần phải tự nhận thức về vai trò và công việc của ngành nghề mình đang theo đuổi.
- Điều quan trọng là sinh viên phải nuôi dưỡng ước mơ và đam mê nghề nghiệp vì có yêu nghề thì mới tận tụy cho nghề và làm tốt chức trách được giao.
- Sinh viên phải tự trau dồi thật nhiều kỹ năng viết, kỹ năng sống vì mọi người, quan tâm đến công việc, hỗ trợ đồng nghiệp, phối hợp công việc giữa các bộ phận, thái độ khi nhận việc, tìm hiểu kỹ về cơ quan nơi nộp hồ sơ xin việc, mở rộng mối quan hệ xã hội, hiểu biết về các tổ chức, cơ quan có tầm ảnh hưởng đến đơn vị và có định hướng học tập nâng cao trình độ, bắt kịp sự tiến bộ của công nghệ ứng dụng vào thư viện..
- Chuẩn đầu ra ngành Thông tin học trường Đại học Cần Thơ, ngày truy cập 07/01/2018.
- Nhà tuyển dụng cần sinh viên chuyên ngành Thư viện - Thông tin học biết kỹ năng gì? Tạp chí Thông tin và Tư liệu.
- Tìm lời giải cho bài toán đào tạo kỹ năng đối với sinh viên ngành thư viện.
- thông tin đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng..
- Khảo sát thực trạng việc làm của sinh viên ngành Thông tin Thư viện Trường Đại học Cần Thơ sau khi tốt nghiệp.
- Chất lượng đào tạo các ngành văn hóa – kết quả khảo sát khách hàng về năng lực sinh viên tốt nghiệp trường đại học văn hóa thành phố Hồ Chí Minh.
- Chất lượng sinh viên tốt nghiệp của Đại học Quốc gia Hà Nội dưới góc nhìn của người sử dụng lao động