« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH DU LỊCH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO.
- NGÀNH DU LỊCH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành du lịch của các trường đại học ở khu vực ĐBSCL.
- Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 294 sinh viên ngành du lịch năm cuối tại các trường đại học ở khu vực ĐBSCL.
- Các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi qui tuyến tính được sử dụng trong nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành du lịch là nhân tố “điều kiện thực tập”, “kiến thức xã hội”, “mức độ tương tác của giảng viên” và “nâng cao kỹ năng ngoại ngữ”.
- Trong đó “mức độ tương tác của giảng viên” là nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch của các trường đại học ở khu vực ĐBSCL..
- Từ khóa: mức độ hài lòng, chất lượng đào tạo, ngành du lịch, đồng bằng sông Cửu Long.
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nguồn nhân lực du lịch của vùng đang trong tình trạng “không thiếu nhân lực, chỉ thiếu nhân lực chất lượng”, “hụt hẫng tay nghề”, “cung vẫn còn xa.
- Vì thế, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội đang là một “bài toán” mà ngành du lịch ĐBSCL, cũng như cả nước vẫn chưa có “đáp án”.
- Những năm qua, các trường đại học đã không ngừng cải tiến chương trình đào tạo, nâng cao trình độ giảng viên và đổi mới phương pháp giảng dạy từ đó chất lượng đào tạo đã được cải thiện đáng kể..
- Để có cơ sở khoa học nâng cao chất lượng đào tạo ngành du lịch từ phía nhu cầu người học, nhiều trường đã tiến hành thu thập thông tin từ phiếu đánh giá học phần, phiếu nhận xét giảng viên.
- Tuy nhiên, kết quả này chỉ phản ánh một cách tổng quát, chưa tìm hiểu sâu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên.
- Vì thế, nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành du lịch của các trường đại học ở khu vực ĐBSCL” nhằm cung cấp cho các trường đại học một căn cứ khoa học hữu hiệu phục vụ cho công tác cải tiến chất lượng đào tạo ngành du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết.
- Cách tiếp cận của nghiên cứu từ quan điểm, sinh viên là “khách hàng” và các trường đại học được xem là “đơn vị cung ứng dịch vụ”.
- Chất lượng dịch vụ là vấn đề được các nhà quản lý quan tâm nhiều trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
- Một sản phẩm có chất lượng tốt chưa hẳn được khách hàng chọn mua nếu như các dịch vụ đi kèm với sản phẩm đó được đánh giá thấp.
- Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng dịch vụ, nhưng nhìn chung nhiều chuyên gia cho rằng chất lượng dịch vụ là những gì mà khách hàng cảm nhận được.
- Mỗi khách hàng có nhận thức và nhu cầu cá nhân khác nhau nên cảm nhận về chất lượng dịch vụ cũng khác nhau.
- Theo Juran (1988) thì “chất lượng là sự phù hợp đối với nhu cầu”, còn theo Feigenbaum (1991) thì “chất lượng là quyết định của khách hàng dựa trên kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường dựa trên những yêu cầu của khách hàng, những yêu cầu này có thể được nêu ra hoặc không nêu ra, được ý thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận, hoàn toàn chủ quan hoặc mang tính chuyên môn và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị trường cạnh tranh”.
- Russell (1999) cho rằng “chất lượng thể hiện sự vượt trội của hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt đạt đến mức độ mà người ta có thể thỏa mãn mọi nhu cầu và làm hài lòng khách hàng”.
- Theo Lehtinen (1982), chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên hai khía cạnh: quá trình cung cấp dịch vụ và kết quả của dịch vụ.
- Gronroos (1984) cũng đề nghị hai lĩnh vực của chất lượng dịch vụ, đó là chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng.
- Chất lượng kỹ thuật liên quan đến những gì được phục vụ và chất lượng chức năng, nói lên chúng được phục vụ như thế nào..
- Chất lượng đào tạo thể hiện qua chính năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành chương trình đào tạo.
- Năng lực vận hành (kĩ năng, kĩ xảo thực hành) được đào tạo.
- Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo;.
- Năng lực xã hội (phẩm chất nhân văn) được đào tạo.
- chất lượng đào tạo.
- Còn theo Kotler (2001), sự hài lòng là mức độ của trạng thái của một người, bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm và những kỳ vọng của người đó..
- Theo Parasuraman, Zeithaml, Berry (1985), Luck và Laton (2000), mức độ hài lòng có thể đo lường với 5 – 7 khoảng cách.
- Eskildsen (2000) áp dụng mô hình EPSI (The European Performance Satisfaction Index) để đo lường mức độ hài lòng và sự trung thành của sinh viên.
- Eskildsen (2000) đưa ra mô hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên được đo lường bởi các khái niệm như hình ảnh (image), kỳ vọng (expectations), chất lượng “phần cứng” (quality of “hardware”, chất lượng “phần mềm” (quality of “software”, giá trị (value), sự hài lòng (satisfaction), mức độ trung thành (loyalty).
- Nghiên cứu của Nguyễn Thành Long (2005) đã chỉ ra 5 thành phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo là: Giảng viên, nhân viên, sự tin cậy, sự cảm thông và cơ sở vật chất..
- (2) Bước 2: Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp.
- đồng thời sử dụng phân tích hồi qui tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành du lịch tại các trường đại học ở khu vực ĐBSCL..
- Mô hình đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành du lịch tại các trường đại học ở khu vực ĐBSCL được thiết lập như sau:.
- Sự hài lòng (Y.
- Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các sinh viên ngành du lịch đang học năm cuối tại các trường đại học ở khu vực ĐBSCL theo phương pháp phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên.
- Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu được nhóm nghiên cứu đề xuất có 24 biến quan sát có thể được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá.
- Thực tế, nhóm tác giả đã tiến hành điều tra 294 sinh viên trong khoảng thời gian từ tháng 10/2011 đến tháng 11/2011.
- Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất.
- Chương trình đào tạo (CTĐT) X1: 9 biến - Học phần anh văn chuyên ngành được giảng dạy sâu và hiệu quả (CTĐT1).
- Đào tạo anh văn giao tiếp tốt để phục vụ du khách quốc tế (CTĐT2).
- Giảng dạy về pháp luật liên quan đến du lịch (CTĐT7).
- Tổ chức thực tế ngoài trường để sinh viên tìm hiểu thêm về các tuyến điểm du lịch (HĐTT2).
- Tổ chức các buổi tập huấn, thực hành các nghiệp vụ cho sinh viên (HĐTT4.
- Sinh viên được giảng dạy và tập huấn các nghiệp vụ y tế cơ bản và cần thiết (HĐTT6).
- Nhà trường liên hệ với các cơ sở kinh doanh du lịch tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, kiến tập (HĐTT7).
- Tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập, thực hành nghiêp vụ, thực tập thường xuyên (HĐTT8).
- Mức độ hài hài lòng (Y): 3 biến.
- Chương trình đào tạo (Y1.
- Thư viện trường, khoa có đầy đủ tư liệu, tranh ảnh thực tế về các tuyến điểm du lịch (CSVC2.
- Nhà trường mời những giảng viên có kinh nghiệm thực tế làm việc tại các cơ sỏ bên ngoài hướng dẫn nghiệp vụ cho sinh viên.
- Giảng viên sẵn sàng tương tác với sinh viên khi thực hành nghiệp vụ (ĐNGV3.
- Giảng viên tương tác với sinh viên qua các hoạt động thuyết trình, thảo luận (ĐNGV4).
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
- Để ứng dụng mô hình vào thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra 294 sinh viên ngành du lịch đang học năm cuối tại các trường đại học ở khu vực ĐBSCL.
- Kiểm định độ tin cậy thang đo (kiểm định Cronbach Alpha) mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành du lịch với 24 biến thuộc 4 nhân tố.
- (CSVC2) Thư viện trường, khoa có đầy đủ tư liệu, tranh ảnh thực tế về các tuyến điểm du lịch.
- Vì vậy, 21 biến đo lường được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá tiếp theo..
- Trung bình Phương sai Tương quan Hệ số Cronbach’s Nhân tố thang đo nếu thang đo nếu biến – tổng Alpha nếu loại biến loại biến loại biến.
- Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) sau 3 vòng với các kiểm định được đảm bảo như sau: (1) Độ tin cậy của các biến quan sát (Factor loading >.
- Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá Nhân tố Ma trận nhân tố.
- Nhân tố Ma trận xoay nhân tố.
- Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố từ số liệu điều tra, 03/2011.
- Kết quả phân tích hình thành bốn nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên.
- Nhân tố F1 gồm 5 biến tương quan chặt chẽ với nhau: Tổ chức các buổi tập huấn, thực hành các nghiệp vụ bàn, buồng, lễ tân….
- cho sinh viên (HĐTT4).
- Nhà trường liên hệ, giới thiệu với các cơ sở bên ngoài như nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, cơ sở kinh doanh du lịch để tạo điều kiện cho sinh viên kiến tập, thực tập (HĐTT7).
- Tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, kiến tập thường xuyên để có kinh nghiệm làm việc thực tế (HĐTT8).
- Vì thế, nhân tố F1 được đặt tên là “Điều kiện thực tập, thực tế” (đặt là X1 trong phân tích hồi quy tuyến tính).
- Nhân tố F2 bao gồm 4 biến: Giảng dạy sâu và tỉ mỉ về văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống tại các vùng miền của đất nước (CTĐT4).
- Đào tạo về văn hóa, lịch sử, xã hội các nền văn minh trên thế giới (CTĐT5).
- Tổ chức thực tế ngoài trường để sinh viên hiểu thêm về các tuyến điểm du lịch (HĐTT2).
- Nhân tố F2 được đặt tên là.
- Tương tự, nhân tố F3 gồm có 2 biến tương quan chặt chẽ với nhau là: Giảng viên sẵn sàng tương tác với sinh viên khi thực hành các nghiệp vụ (ĐNGV3) và Giảng viên tương tác với sinh viên trong các nghiệp vụ thiết kế, điều hành, quản lí tour qua các phương pháp như tìm hiểu, thuyết trình, thảo luận sôi nổi trong lớp (ĐNGV4).
- Nhân tố F3 được đặt tên là “Mức độ tương tác của giảng viên” (đặt là X3 trong phân tích hồi quy tuyên tính).
- Cuối cùng, nhân tố F4 gồm 2 biến tương quan chặt chẽ với nhau là: Học phần anh văn chuyên ngành được giảng dạy sâu và có hiệu quả (CTĐT1);.
- Đào tạo anh văn theo hướng giao tiếp tốt để phục vụ du khách quốc tế (CTĐT2)..
- Nhân tố F4 hướng đến việc đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên, nên được đặt tên là.
- Mô hình nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên được hiệu chỉnh lại như sau:.
- Hình 2: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh Bảng 3: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính.
- X2: Kiến thức xã hội X3: Mức độ tương tác của giảng viên .
- sự biến thiên của mức độ hài lòng về chất lượng đào tạo được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào mô hình, còn lại là các yếu tố khác chưa được nghiên cứu.
- Từ các kết quả trên, phương trình hồi qui ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành du lịch được thiết lập như sau:.
- Dựa vào phương trình hồi qui cho thấy, bốn biến đưa vào mô hình đều có tương quan thuận với mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo.
- Trong đó, nhân tố “mức độ tương tác của giảng viên” là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất..
- Cụ thể: Khi sinh viên đánh giá nhân tố “điều kiện thực tập, thực tế” tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của sinh viên sẽ tăng thêm 0,153 điểm (tương ứng với hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,153).
- Khi sinh viên đánh giá nhân tố.
- Mức độ tương tác của giảng viên (X3).
- Sự hài lòng (Y).
- “kiến thức xã hội” tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của sinh viên sẽ tăng thêm 0,122 điểm (tương ứng với hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,122)..
- Tương tự, khi sinh viên đánh giá nhân tố “mức độ tương tác của giảng viên” tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của sinh viên sẽ tăng thêm 0,246 điểm (tương ứng với hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,246).
- và khi sinh viên đánh giá nhân tố “nâng cao kỹ năng ngoại ngữ” tăng thêm 1 điểm thì mức độ hài lòng của sinh viên sẽ tăng thêm 0,134 điểm (tương ứng với hệ số tương quan chưa được chuẩn hóa là 0,134)..
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã xác định 4 nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo ngành du lịch của các trường đại học ở khu vực ĐBSCL theo thứ tự mức độ quan trọng là “mức độ tương tác của giảng viên”, “điều kiện thực tập thực tế”, “nâng cao kỹ năng ngoại ngữ” và “kiến thức xã hội”.
- Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một căn cứ khoa học thực tiễn quí báu cho việc cải tiến chất lượng đào tạo ngành du lịch của các trường đại học ở khu vực ĐBSCL.
- Mức độ hài lòng của sinh viên càng cao, càng tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn sinh viên say mê học tập, từ đó chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao, đáp ứng thực tiễn nhu cầu xã hội.