« Home « Kết quả tìm kiếm

CáC NHÂN Tố ẢNH HƯởNG ĐếN QUYếT ĐịNH CủA CÔNG NHÂN KHI CHọN KHU CÔNG NGHIệP HòA PHú Để LàM VIệC


Tóm tắt Xem thử

- Mục tiêu nghiên cứu của nghiên cứu là phân tích để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú để làm việc.
- Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn công nhân tại KCN Hòa Phú có độ tuổi khá trẻ, trình độ học vấn và trình độ tay nghề khá thấp.
- Tỷ lệ công nhân xuất thân từ nông thôn khá cao và họ đến KCN chủ yếu thông qua sự giới thiệu của người thân và bạn bè.
- Thu nhập của công nhân sau khi đến KCN cao hơn nhiều so với thu nhập từ việc làm trước đó của họ và phần lớn công nhân hài lòng với công việc hiện tại.
- Các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn KCN Hòa Phú để làm việc là nhân tố điều kiện KCN, nhân tố quan hệ và hỗ trợ, nhân tố đảm bảo an toàn, nhân tố lợi ích kinh tế và nhân tố chính sách công ty..
- hụt lao động.
- Vì thế, để làm rõ vấn đề trên, đồng thời giúp Ban quản lý và doanh nghiệp thuộc KCN Hòa Phú tìm ra đối sách nhằm thu hút và giữ chân công nhân, nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn KCN Hòa Phú để làm việc” được chúng tôi chọn thực hiện..
- Như vậy, có thể khẳng định trong trường hợp này yếu tố “gần nơi ở” đã tác động đến quyết định về nơi làm việc của người lao động.
- Bên cạnh đó, tác giả cũng đã cho thấy, yếu tố “an ninh” ở khu vực làm việc cũng ảnh hưởng khá lớn đến quyết định của họ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, không phải trong bất cứ trường hợp nào người lao động cũng sẵn sàng thay đổi nơi ở để có được việc làm, bởi vì một mức lương cao hơn đôi khi không đủ bù đắp cho những lợi ích mà người lao động có được khi họ làm việc tại địa phương.
- Người lao động dễ dàng bị thu hút vào các nhóm nghề có sự “độc lập về lương” (chế độ tiền lương của họ không phụ thuộc vào các qui định của hệ thống lương), khi làm việc trong nhóm nghề này họ thường xuyên có những khoản thu nhập tăng thêm từ tiền “tip”.
- Ở trong nước, tác giả Huỳnh Trường Huy và Ông Thế Vinh (2009) cho thấy môi trường sống, môi trường làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc chọn KCN của công nhân.
- trình độ học vấn, tay nghề là yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động nên họ quan tâm nơi sắp đến làm việc có đòi hỏi cao về trình độ tay nghề hay không.
- Việc làm và thu nhập ổn định thì người tìm việc mong muốn làm việc tại KCN càng cao..
- Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2010) cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn KCN của công nhân như: nhà trọ tại KCN càng thoải mái và an toàn thì công nhân càng mong muốn làm việc ở đó và gắn bó lâu dài với công việc của mình.
- Dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng tại KCN giúp cho môi trường sống của công nhân tốt hơn cho nên các dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng tại.
- Chính sách hỗ trợ nhà trọ của công ty giúp cho công nhân an tâm hơn về nơi ở và giảm bớt chi phí cho họ nên đây cũng là vấn đề người lao động rất quan tâm khi chọn nơi làm việc.
- trong công ty tạo ra mối quan hệ tốt giữa các công nhân với nhau thì họ làm việc tốt hơn và trung thành hơn với công ty.
- Thời gian làm việc càng hợp lý thì người lao động càng muốn chọn KCN làm việc, công nhân sẽ trung thành hơn với việc làm và nơi mình làm việc.
- Chính sách bảo hộ lao động của công ty, chính sách bảo hiểm đối với lao động của công ty giúp cho người lao động an tâm làm việc nên đây cũng là yếu tố quan tâm của công nhân khi lựa chọn nơi làm việc..
- Phần 1: Yếu tố thuộc về khu công nghiệp KCN1 Vị trí KCN được chọn làm việc 1 → 5 KCN2 Môi trường xung quanh KCN 1 → 5.
- KCN3 Có nhiều nhà trọ cho công nhân thuê 1 → 5 KCN4 Có nhiều chỗ vui chơi giải trí 1 → 5 KCN5 Vấn đề an ninh, an toàn tại KCN 1 → 5 KCN6 Các dịch vụ công cộng (điện thoại, điện, nước máy.
- DN1 Chế độ lương của công ty 1 → 5 DN2 Chế độ thưởng, phụ cấp của công ty 1 → 5 DN3 Nhà ở cho công nhân 1 → 5.
- DN6 Thời gian làm việc 1 → 5.
- DN7 Trang thiết bị nơi làm việc 1 → 5.
- DN9 Bảo hiểm cho công nhân 1 → 5.
- Có nhiều nhà trọ cho công nhân thuê.
- Nhà ở cho công nhân.
- Thời gian làm việc.
- Trang thiết bị nơi làm việc.
- Bảo hộ lao động.
- Bảo hiểm cho công nhân.
- Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5 để công nhân nhận xét theo quy ước đánh giá mức độ tăng dần: “Rất không quan trọng → Rất quan trọng”..
- Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên được sử dụng để thu thập số liệu sơ cấp từ 240 công nhân đang làm việc tại KCN Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long.
- Phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp thống kê mô tả với các tiêu chí như số trung bình, tần suất và tỷ lệ để mô tả đặc điểm của công nhân tại KCN Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long.
- Bên cạnh đó, kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố (FA) được sử dụng để xác định các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi KCN Hòa Phú để làm việc, đây là phương pháp phân tích hiệu quả trong việc tìm ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu nghiên cứu, đồng thời xác định tầm quan trọng của từng nhân tố trong nhóm nhân tố..
- 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Một số đặc điểm của công nhân tại KCN Hòa Phú.
- Qua kết quả khảo sát cho thấy, trên 50% công nhân ở KCN Hòa Phú dưới 28 tuổi và độ tuổi tập trung chủ yếu là từ 18 đến 32 tuổi, có 70% công nhân là nữ, nguyên nhân thực tế là do phần lớn công việc ở KCN Hòa Phú đòi hỏi sức khỏe và tính thẩm mỹ nên đã thu hút nhiều lao động nữ.
- Xét về trình độ học vấn của công nhân cho thấy, có đến 73,3% công nhân có trình độ trung học phổ thông, chỉ có 26,7%.
- công nhân có trình độ trung học cơ sở.
- Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, tỷ lệ công nhân còn độc thân chiếm khá cao (58,3%) và có 19,2% công nhân đang làm việc tại KCN với vợ hoặc chồng, 24,2% cùng làm việc với anh chị hoặc em ruột.
- Xét về quê quán, phần lớn công nhân đều đến từ vùng sâu, vùng xa (53,3.
- Đa số công nhân biết và đến làm việc tại KCN thông qua sự giới thiệu của người thân và bạn bè (58,8.
- 32,5% công nhân tự tìm đến KCN và chỉ có một tỷ lệ nhỏ công nhân là thông qua phương tiện truyền thông..
- Bên cạnh đó, đa số công nhân đều đăng ký cư trú dài hạn (67,5.
- số công nhân.
- Đa phần công nhân nhập cư đánh giá khá tốt về mối quan hệ với người dân địa phương (72,5%)..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, công nhân trước khi đến KCN Hòa Phú làm việc có thu nhập trung bình khoảng 1.300.000 đồng.
- Công nhân tại KCN Hòa Phú có mức thu nhập bình quân (bao gồm tiền tăng ca) là 2.150.000 đồng, trong đó thu nhập thấp nhất là 1.070.000 đồng và cao nhất là 5.400.000 đồng.
- Tuy thu nhập không cao lắm nhưng cũng đủ trang trải sinh hoạt hằng ngày (bình quân mỗi công nhân chi khoảng 1.050.000 đồng/tháng) và gửi về gia đình, một số khác để tích lũy.
- Với mức thu nhập khá ổn định và đủ trang trải chi phí thì phần lớn công nhân tại KCN hài lòng với công việc hiện tại và đồng ý gắn bó lâu dài với KCN, chỉ có 3,4% công nhân không hài lòng với công việc hiện tại và dự định chuyển đổi nghề nghiệp..
- Bảng 3: Thu nhập của công nhân trước và sau khi đến KCN Hòa Phú.
- 4.2 Các nhóm yếu tố “đẩy” và “kéo” công nhân đến KCN Hòa Phú.
- Các yếu tố “đẩy” là các yếu tố làm cho công nhân không làm việc ở chỗ cũ nữa mà quyết định chuyển đến KCN để làm việc.
- Đại đa số công nhân cho biết công việc ở nhà hoặc gần nhà không ổn định nên họ muốn tìm một công việc có thu nhập tương đối và ổn định để dễ dự tính cho kế hoạch chi xài và tích lũy của họ.
- Thiếu việc làm ở địa phương và thiếu đất sản xuất cũng là nguyên nhân lớn khiến công nhân tìm đến KCN Hòa Phú để làm việc.
- Bảng 4: Nhóm yếu tố “đẩy” và “kéo” công nhân đến KCN Hòa Phú.
- Thu nhập thấp và không ổn định 13,3 Môi trường làm việc tốt 23,3 Trình độ, tay nghề thấp 8,3 Có người thân ở đây 28,3.
- Xét về động cơ “kéo” công nhân đến làm việc tại KCN, kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 76% công nhân đồng tình với ý kiến công việc ổn định lâu dài, 60% cho rằng dễ tìm việc làm, kế đến là các nguyên nhân thu nhập cao hơn, có người quen, môi trường làm việc tốt và một số nguyên nhân khác..
- 4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn KCN Hòa Phú của công nhân Các nhóm yếu tố thuộc về KCN và công ty được kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha.
- Hệ số Cronbach’s Alpha của 18 biến thỏa mãn độ tin cậy, vì thế 18 biến này được sử dụng để phân tích nhân tố nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn KCN Hòa Phú..
- Bảng 5: Đánh giá độ tin cậy của thang đo sau khi loại biến Nhân tố Trung bình.
- thang đo nếu nhân tố bị loại.
- Phương sai thang đo nếu nhân tố bị loại.
- Tương quan nhân tố.
- Hệ số Cronbach Alpha nếu nhân tố bị loại KCN KCN KCN KCN KCN KCN DN DN DN DN DN DN DN DN DN DN DN DN .
- Kết quả phân tích nhân tố sau 3 vòng với các kiểm định được đảm bảo: (1) Độ tin cậy của các biến quan sát (Factor loading >.
- Bảng 6: Kết quả phân tích ma trận xoay nhân tố Các biến.
- Nhân tố.
- Nguồn: Kết quả phân tích nhân tố từ số liệu điều tra, 03/2011.
- Từ kết quả trên cho thấy, nhân tố F1 gồm 4 biến tương quan chặt chẽ với nhau là KCN3 (có nhiều nhà trọ cho công nhân thuê), KCN5 (an ninh, an toàn tại KCN), KCN6 (các dịch vụ công cộng), KCN7 (cơ sở hạ tầng).
- Các biến này thể hiện mức độ quan trọng về “nhân tố điều kiện KCN”.
- Nhân tố F2 gồm 2 biến DN3 (chế độ nhà cho công nhân), DN4 (mối quan hệ với đồng nghiệp).
- Các biến này thể hiện mức độ quan trọng về “nhân tố quan hệ và hỗ trợ”.
- Nhân tố F3 gồm 2 biến tương quan là DN9 (bảo hiểm cho công nhân), DN10 (mức an toàn lao động).
- Các biến này thể hiện mức độ quan trọng về “nhân tố an toàn”.
- Nhân tố F4 gồm 2 biến DN1 (chế độ lương của công ty), DN2 (chế độ thưởng, phụ cấp).
- Các biến này thể hiện mức độ qua trọng về “nhân tố lợi ích kinh tế”.
- Nhân tố F5 gồm 3 biến DN5 (chính sách quản lý nhân sự), DN6 (thời gian làm việc), DN13 (tập huấn kỹ năng nghề nghiệp).
- Các biến này thể hiện mức độ quan trọng về “nhân tố chính sách công ty”..
- Bảng 7: Kết quả phân tích ma trận điểm nhân tố Các biến.
- Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra năm nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn KCN Hòa Phú, đó là nhân tố điều kiện KCN, nhân tố quan hệ và hỗ trợ, nhân tố an toàn, nhân tố lợi ích kinh tế và nhân tố chính sách công ty, đại diện bởi các nhân tố F1, F2, F3, F4, F5.
- Điểm nhân tố kết hợp các biến chuẩn hóa F được trình bày trong các phương trình sau:.
- Từng hệ số trong phương trình ước lượng điểm nhân tố sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau đến nhân tố chung.
- Biến có hệ số lớn nhất sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung, cụ thể: Biến KCN5 (an ninh, an toàn tại KCN) có hệ số điểm nhân tố cao nhất là 0,494 nên có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F1 (nhân tố điều kiện KCN).
- Biến DN3 (chế độ nhà cho công nhân) có hệ số điểm nhân tố cao nhất là 0,457 nên sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F2 (nhân tố quan hệ và hỗ.
- Từ kết quả phân tích, một số kết luận được rút ra như sau: Thứ nhất, phần lớn công nhân tại KCN Hòa Phú có độ tuổi khá trẻ, tỷ lệ độc thân cao, trình độ học vấn và tay nghề còn thấp.
- Phần nhiều công nhân xuất thân từ nông thôn và họ đến KCN chủ yếu được sự giới thiệu của người thân và bạn bè.
- Số công nhân đang ở nhà trọ bình dân chiếm tỷ lệ rất lớn và họ có mối quan hệ tốt với người dân địa phương..
- Thứ hai, thu nhập của công nhân sau khi đến KCN cao hơn rất nhiều so với thu nhập từ việc làm trước đó, hầu hết các công nhân đều hài lòng với công việc mình đang làm và sẽ tiếp tục làm việc trong thời gian tới.
- Thứ ba, 5 nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn KCN Hòa Phú để làm việc là: nhân tố điều kiện KCN, nhân tố quan hệ và hỗ trợ, nhân tố an toàn, nhân tố lợi ích kinh tế và nhân tố chính sách công ty..
- Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm thu hút và giữ chân công nhân cho KCN Hòa Phú như sau:.
- Tích cực giải quyết việc đăng ký hộ khẩu của công nhân theo quy định của pháp luật.
- Đồng thời đảm bảo an ninh cho khu vực để lao động nhập cư có thể an tâm làm việc.
- Chế độ tăng ca cần có kế hoạch và phổ biến cho công nhân biết rõ ràng về lợi ích và sự hợp tác tự nguyện.
- Tăng cường các chính sách trợ cấp cho công nhân tại KCN như trợ cấp về nhà ở, trợ cấp ốm đau, thưởng,… Bên cạnh đó, cần tạo nhiều sân chơi cho công nhân vào những ngày nghỉ để tạo tinh thần làm việc tốt nhất cho công nhân..
- Đối với lao động đang làm việc và có ý định làm việc tại KCN Hòa Phú: Tìm hiểu rõ những thông tin về chính sách, phương thức hoạt động của doanh nghiệp trước khi xin vào làm việc, đặc biệt là điều kiện và quyền lợi khi được ký hợp đồng lao động.
- Nguyễn Quốc Nghi (2010), Các nhân tố ảnh hưởng quyết định làm việc của công nhân tại các KCN Tiền Giang, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 237-2010..
- Trần Thị Ngọc Duyên, Cao Hào Thi (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại doanh nghiệp Nhà Nước, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, số 13-2010.