« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN KINH TẾ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
- 2 Sinh viên Kinh tế Ngoại thương Khóa 35, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung:.
- Phân tích nhân tố, quyết định, tìm việc, sinh viên tốt nghiệp, hồi quy nhị nguyên.
- Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng chọn nơi làm việc của 385 sinh viên kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ sau tốt nghiệp.
- Thông qua phương pháp phân tích nhân tố và mô hình hồi quy nhị nguyên, kết quả rút ra được 5 nhân tố tác động đến quyết định về quê làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp, xếp theo thứ tự tầm quan trọng: (1) Điều kiện làm việc tại địa phương, (2) Tình cảm quê hương, (3) Chi phí sinh hoạt ở địa phương, (4) Mức lương bình quân tại địa phương, (5) Chính sách ưu đãi của địa phương.
- Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sinh viên nam và nữ trong quyết định về quê làm việc.
- Trong khi đó, những sinh viên nào chịu sự chi phối bởi người thân khi quyết định chọn nơi làm việc thì sẽ có xu hướng về quê làm việc cao hơn so với những sinh viên không bị ảnh hưởng bởi gia đình..
- Hằng năm, lượng sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học Cần Thơ khá đông và là nguồn cung nhân.
- Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên muốn về quê làm việc không nhiều (Huy và Dung, 2010).
- Nguyên nhân tác động đến sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Cần Thơ khi chọn nơi làm việc có thể kể đến là môi trường việc làm, gia đình và cá nhân (Huy và Dung, 2010).
- Một nghiên cứu tương tự được thực hiện đối với sinh viên quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP.
- Hồ Chí Minh cũng chỉ ra tám nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp bao gồm: Việc làm, Thông tin và thủ tục thoáng, Tình cảm quê hương, Chính sách ưu đãi, Vị trí và môi trường, Con người, Điều kiện giải trí, Chi phí sinh hoạt rẻ (Mẫn và Dung, 2010)..
- Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của người lao động.
- Tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với những nhà điều hành giàu kinh nghiệm để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc của thanh thiếu niên ở bang này.
- Còn Nitchapa Morathop (2010) lại sử dụng kết hợp phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi quy nhị phân logistics đại diện cho ý định về quê làm việc nhằm xác định các nhân tố tác động đến dự định chọn nơi làm việc của sinh viên năm cuối, Trường Đại học Naresuan, Thái Lan..
- Như vậy, đa số đề tài nghiên cứu trước đây tập trung vào đối tượng sắp tốt nghiệp, đối tượng này đứng trước sự lựa chọn về nơi làm việc trong tương lai.
- Tuy nhiên, thực tế sau khi tốt nghiệp, trong quá trình tìm việc hoặc ngay cả khi đã có việc làm, họ vẫn có thể thay đổi quyết định về nơi làm việc của mình.
- Do đó, đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn nơi làm việc: quê hương hay địa phương khác đối với những sinh viên đã tốt nghiệp và đang có việc làm, trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết.
- Qua tổng quan lý thuyết cho thấy, mức lương và điều kiện làm việc là hai yếu tố quan trọng hàng đầu, được khẳng định là có sức tác động lớn đến người lao động khi họ quyết định di cư đến nơi khác, vì họ luôn mong muốn làm việc tại nơi mà họ cho rằng có mức lương cao hơn, có nhiều cơ hội việc làm hơn và điều kiện làm việc tốt hơn nơi hiện tại (Torado, 1969;.
- Bên cạnh đó, lý thuyết “Tiếp Thị địa phương” của Philip Kotler (1993) cũng cho rằng các địa phương có lợi thế để thu hút lao động làm việc tại nơi mà họ lớn lên nhờ vào tình cảm và những suy nghĩ của họ về quê hương mình, niềm tự hào khi được làm việc góp phần phát triển và làm giàu thêm cho quê hương mình.
- Ông cũng đã khuyến khích các địa phương cần tận dụng những vốn quý độc đáo của mình để thu hút cư dân.
- Những yếu tố thuộc về địa phương được ông đề cập đến như:.
- chính sách ưu đãi của địa phương, cơ sở hạ tầng ở địa phương, chất lượng cuộc sống tại địa phương,… là những yếu tố mà các địa phương cần tập trung cải thiện và có thể đề ra chiến lược thu hút dân cư thông qua các yếu tố này..
- 2.2 Mô hình nghiên cứu lý thuyết.
- Các nhân tố này cần được xem xét trong điều kiện cụ thể tại các tỉnh ĐBSCL để điều chỉnh thích hợp trước khi đưa vào mô hình nghiên cứu.
- Vì vậy, một nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm mục đích nhận diện các nhân tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- thông qua việc thảo luận tay đôi với 11 cán bộ làm việc trong các sở nội vụ, sở lao động &.
- thương binh xã hội, tỉnh đoàn,… và một số sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp và đang đi làm.
- Qua kết quả thảo luận, nhân tố “Cơ sở hạ tầng ở địa phương” bị loại ra khỏi mô hình.
- mặt khác, có hai nhân tố được thêm vào, đó là “Điều kiện hỗ trợ từ gia đình” và “Chi phí sinh hoạt ở địa phương”;.
- đồng thời yếu tố “Chất lượng cuộc sống ở địa phương” được cụ thể hóa thành “Môi trường sống ở địa phương”.
- Hình 1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết 2.3 Thang đo.
- Kết quả nghiên cứu định tính cũng là cơ sở để xây dựng thang đo các yếu tố tác động đến quyết định về quê làm việc của sinh viên.
- Để có thông tin nghiên cứu, chúng tôi phỏng vấn 407 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp từ khóa 31-34 và đang đi làm theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
- kết hợp với các công cụ như bảng tần số, đồ thị, được sử dụng để mô tả đặc điểm đối tượng phỏng vấn và thực trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp..
- Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha: được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy thang đo của các nhân tố tác động đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA): ban đầu dùng hệ số KMO và kiểm định Bartlett để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến và sự phù hợp của phương pháp phân tích nhân tố.
- Ngoài ra các biến có ý nghĩa khi hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0,5 và các nhân tố được rút ra có Eigenvalue lớn hơn 1.
- Sau đó, tiến hành gom nhóm các yếu tố có mối tương quan chặt chẽ với nhau, để rút trích các nhân tố tác động đến quyết định về quê làm việc của sinh viên..
- Hồi quy Binary Logistic (hồi quy nhị nguyên): được sử dụng nhằm mục đích kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu, đồng thời xác định tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm.
- QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ HƯƠNG.
- Điều kiện làm việc.
- việc của sinh viên.
- làm việc tại quê hương và Y= 0: làm việc ở nơi khác)..
- 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- Trên cơ sở phỏng vấn 385 đáp viên liên quan đến 21 biến số ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên kinh tế (Đại học Cần Thơ) qua tham khảo một số nghiên cứu trước đây.
- sau khi dùng kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha thì có 13 yếu tố đạt yêu cầu và được sử dụng để đo lường mức độ quyết định về quê làm việc của sinh viên.
- Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis) để chỉ ra các nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định về quê làm việc của sinh viên kinh tế (Đại học Cần Thơ)..
- Kết quả phân tích nhân tố được thể hiện ở Bảng 1..
- Bảng 1: Ma trận nhân tố sau khi xoay.
- Biến Diễn giải Nhân tố.
- X 1 Địa phương có hỗ trợ tiền cho sinh viên.
- mới ra trường về quê làm việc X 2 Địa phương có nhiều hoạt động hỗ trợ cho.
- sinh viên mới ra trường tìm việc làm X 3 Mức lương bình quân ở địa phương tương.
- xứng với trình độ của người lao động X 4 Mức lương bình quân ở địa phương đủ.
- trang trải cuộc sống X 5 Địa phương có nhiều cơ hội việc làm X 6 Làm việc ở địa phương có điều kiện để.
- Làm việc ở địa phương có cơ hội tiếp xúc với trình độ quản lý tiên tiến và công nghệ.
- X 8 Làm việc ở địa phương có cơ hội học tập.
- nâng cao trình độ X 9 Chi phí đầu tư học tập ở địa phương rẻ X 10 Chi phí sinh hoạt ở địa phương rẻ X 11 Cảm thấy yêu mến và tự hào về quê hương X 12 Mong muốn cống hiến cho quê hương X 13 Muốn được sinh sống tại quê hương Nguồn: kết quả xử lý số liệu tháng 4/2012).
- Nhân tố 1 (F 1.
- gồm các biến X 5 (Địa phương có nhiều cơ hội việc làm), X 6 (Làm việc ở địa phương có điều kiện để phát huy khả.
- năng của bản thân), X 7 (Làm việc ở địa phương có cơ hội tiếp xúc với trình độ quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại) và X 8 (Làm việc ở địa phương có cơ hội học tập nâng cao trình độ) có hệ số tương quan cao thể hiện sự ảnh hưởng của điều kiện làm việc tại quê nhà của sinh viên..
- Đây là nhóm nhân tố “Điều kiện làm việc tại địa phương”..
- Nhân tố 2 (F 2.
- Các biến này thể hiện sự quan tâm của sinh viên về nguồn cội của mình.
- Nhân tố “Tình cảm quê hương”..
- Nhân tố 3 (F 3.
- Tương tự nhân tố thứ 2, nhân tố này bao gồm các biến X 1 (Địa phương có hỗ trợ tiền cho sinh viên mới ra trường về quê làm việc) và X 2 (Địa phương có nhiều hoạt động hỗ trợ cho sinh viên mới ra trường tìm việc làm) có tương quan chặt chẽ với nhau.
- Nhân tố “Chính sách ưu đãi của địa phương”..
- Nhân tố 4 (F 4.
- Nhân tố “Chi phí sinh hoạt ở địa phương”..
- Nhân tố 5 (F 5.
- Nhân tố “Mức lương bình quân ở địa phương”..
- Tóm lại, năm nhân tố F 1 , F 2 , F 3 , F 4 và F 5 là năm nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc của sinh viên kinh tế Trường Đại học Cần Thơ, hay nói cách khác, đây chính là căn cứ để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố với quyết định về quê làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp để từ đó làm cơ sở đề xuất cho địa phương các giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao này..
- Để xác định mối liên hệ giữa các nhân tố đã được rút ra ở trên, ta sử dụng hàm hồi quy Logistic phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc qua bảng 2 như sau:.
- F 1 : Điều kiện làm việc tại địa phương F 2 : Tình cảm quê hương F 3 : Chi phí sinh hoạt ở địa phương F 4 : Chính sách ưu đãi của địa phương F 5 : Mức lương bình quân ở địa phương .
- Kiểm định các giả thuyết của mô hình Dựa vào kết quả kiểm định Wald, 5 nhân tố cơ bản đã rút ra có ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp.
- Trong đó, các nhân tố: Điều kiện làm việc tại địa phương (F 1.
- Chi phí sinh hoạt ở địa phương (F 3 ) có ý nghĩa ở mức 5%.
- còn nhân tố Chính sách ưu đãi ở địa.
- Hệ số hồi quy riêng cũng cho thấy hầu hết các nhân tố đều làm tăng khả năng về quê làm việc của sinh viên đã tốt nghiệp, chỉ có nhân tố Chính sách ưu đãi lại làm giảm khả năng này, điều này không phù hợp với tình hình thực tế, vì các chính sách ưu đãi của một địa phương thường có sức hấp dẫn đối với cư dân đến sinh sống và làm việc, nhưng đề tài không có đủ thông tin và số liệu để lý giải sự mâu thuẫn này.
- Kết quả hồi quy cũng cho thấy trong hai yếu tố cá nhân được đưa vào mô hình là giới tính và sự ảnh hưởng của người thân, chỉ có sự ảnh hưởng của người thân là có ý nghĩa thống kê, hệ số hồi quy của biến này cho thấy những sinh viên nào bị sự chi phối bởi người thân khi quyết định chọn nơi làm việc thì sẽ có xu hướng về quê làm việc cao hơn so với những sinh viên không bị ảnh hưởng bởi gia đình..
- Nguồn nhân lực của mỗi địa phương có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Do đó, vấn đề thu hút sinh viên đã tốt nghiệp quay trở về quê hương làm việc là vấn đề quan trọng đối với các địa phương, đặc biệt là các tỉnh thành vùng ĐBSCL.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp, nhưng có 5 nhóm nhân tố tác động chủ yếu đó là: Điều kiện làm việc tại địa phương, Tình cảm quê hương, Chi phí sinh hoạt ở địa phương, Mức lương bình quân tại địa phương và Chính sách ưu đãi ở địa phương.
- Trong đó yếu tố Điều kiện làm việc tại địa phương là tác động mạnh nhất..
- Tức là yếu tố về cơ hội việc làm, điều kiện để phát huy khả năng bản thân, cơ hội tiếp xúc với trình độ quản lý tiên tiến và công nghệ hiện đại,… Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những sinh viên nào chịu sự chi phối bởi người thân khi quyết định chọn nơi làm việc thì sẽ có xu hướng về quê làm việc cao hơn so với những sinh viên không bị ảnh hưởng bởi gia đình..
- Điều này cho thấy để thu hút được sinh viên sau khi tốt nghiệp quay trở về quê nhà để cống.
- hiến, các địa phương cần thực hiện một số giải pháp sau:.
- Cải thiện điều kiện làm việc tại địa phương: Các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp trong việc thực hiện các cam kết và chủ trương, chính sách của nhà nước như chế độ lương thưởng, chính sách mua bảo hiểm cho người lao động, điều kiện vệ sinh an toàn, phòng cháy chữa cháy… để bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động..
- Tăng cường mối liên kết, gắn bó giữa sinh viên với quê hương: Thường xuyên quan tâm, thăm hỏi các gia đình có con em là sinh viên theo học tại các trường cao đẳng, đại học..
- Kịp thời động viên, giúp đỡ các em và gia đình gặp khó khăn, đảm bảo không vì hoàn cảnh khó khăn mà sinh viên phải bỏ học..
- Cần công khai, minh bạch hơn trong cơ chế tuyển dụng nhân sự tại các sở, ban, ngành ở địa phương.
- Tích cực hỗ trợ sinh viên tìm việc làm thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm ở địa phương, các hội chợ việc làm.
- để tạo ra một thị trường việc làm đa dạng, phong phú đáp ứng được nguyện vọng cống hiến cho quê nhà của sinh viên..
- Thực hiện chính sách ưu đãi nhân tài: có chế độ ưu đãi đối với những sinh viên giỏi mới ra trường về làm việc cho địa phương, tạo điều kiện cho đi tu nghiệp ở nước ngoài để nâng cao trình độ.
- Việc ổn định nhà ở sẽ làm cho người lao động cảm thấy an tâm phấn đấu và gắn bó hơn với quê hương hơn, đồng thời hấp dẫn sinh viên tốt nghiệp về quê cống hiến..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ: Tạp chí Khoa học 2011:17b 130-139..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp, Đại học Kinh tế TPHCM: Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Phát Triển (IDR).