« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KINH TẾ ĐÃ TỐT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KINH TẾ ĐÃ TỐT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Phan Anh Tú 1 và Nguyễn Thanh Sơn 2.
- Khởi sự doanh nghiệp, sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp, nhân tố.
- Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Dữ liệu được thu thập từ 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp chưa từng khởi sự kinh doanh đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy nhị phân Logistic, chúng tôi tìm thấy sáu nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, lần lượt là: (1) Động lực trở thành doanh nhân, (2) Nền tảng gia đình, (3) Chính sách chính phủ và địa phương, (4) Tố chất doanh nhân, (5) Khả năng tài chính, (6) Đặc điểm cá nhân.
- Hàm ý của nghiên cứu này được mong đợi là đóng góp rất lớn vào việc cải tiến chương trình giáo dục khởi sự doanh nghiệp và chính sách của chính phủ và địa phương..
- Từ thực trạng đã nêu, câu hỏi đặt ra đâu là nguyên nhân khởi nghiệp và nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định KSDN vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp rõ ràng, đặc biệt là đối với các sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp.
- Mặc dù, nhiều nghiên cứu về KSDN sử dụng lý thuyết hành vi theo kế hoạch của Ajen (1991) trên thế giới đã tìm thấy đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đến ý định KSDN như: tính sáng tạo, mức độ chấp nhận rủi ro, nền tảng gia đình có kinh doanh, khả năng chịu đựng sự mơ hồ, và xu hướng chấp nhận mạo hiểm có ảnh hưởng đến ý định KSDN (Koh, 1996.
- Một mô hình nghiên cứu lý thuyết chuẩn được chấp nhận rộng rãi là chưa tồn tại.
- Hơn nữa, dữ liệu minh chứng cho mô hình nghiên cứu lý thuyết thường được điều tra ở nước ngoài trong khi ở Việt Nam còn khá ít..
- Thật vậy, mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định KSDN cũng như đưa ra giải pháp nhằm khơi dậy tinh thần KSDN tại Việt Nam.
- Đóng góp khoa học của nghiên cứu này bao gồm: (1) mở rộng mô hình lý thuyết hành vi kế hoạch.
- Quan trọng hơn, kết quả của nghiên cứu là rất quan trọng và cần thiết vı̀ nó là căn cứ khoa học để các trường, các học viện, các cơ sở đào ta ̣o về lĩnh vực đào tạo khởi nghiệp, cũng như các nhà hoa ̣ch đi ̣nh chı́nh sách tham khảo và đề xuất những chı́nh sách (đào ta ̣o, hỗ trợ phát triển doanh nghiê ̣p) hợp lý hơn nhằm khơi dâ ̣y tinh thần doanh nhân và nâng cao vai trò đóng góp của doanh nhân vào sự phát triển chung của xã hô ̣i..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu:.
- Ý định khởi nghiệp trong nghiên cứu này được định nghĩa là sự tự cam kết và thấu hiểu của một cá nhân khi cá nhân này dự định thành lập mới ngành nghề kinh doanh và chủ động thực hiện nó trong tương lai..
- Quan trọng hơn, lý thuyết hành vi kế hoạch nhấn mạnh rằng ý định tham gia vào hành vi thực sự chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố động cơ bên trong: thái độ hướng đến hành vi (hay mức độ mà một cá nhân đánh giá tích cực hay tiêu cực của hành vi), quy ước chủ quan (hay sự tự tham chiếu ý kiến từ gia đình, bạn bè, những người có tầm ảnh hưởng đối với hành vi do cá nhân này thực hiện), và nhận thức về kiểm soát hành vi (hay việc nhận thức có dễ hay không khi thực hiện hành vi).
- Mặc dù, ba nhân tố trên được xác nhận là các thành phần quan trọng để tiên đoán về ý định thực hiện hành vi, tuy nhiên tầm quan trọng (tương đối) và độ lớn về sự ảnh hưởng của chúng được minh chứng là khác biệt nhau khi xem xét đặc điểm cá nhân, đặc điểm gia đình, và ngữ cảnh (chính sách)..
- Chẳng hạn những nghiên cứu trước đây tìm thấy người có đặc tính như sẵn sàng chấp nhận rủi ro, tự tin, bền bỉ, ham muốn kinh doanh, khả năng chịu đựng sự mơ hồ, khả năng tự chủ càng cao thì càng giống như họ sẽ KSDN (Mueller và Thomas, 2001).
- Mặt khác, các nghiên cứu thực chứng trước đây còn chứng minh rằng giáo dục và yếu tố nền tảng gia đình kinh doanh có ảnh hưởng đến ý định KSDN (Koh, 1996)..
- Hình 1: Khung nghiên cứu Nói tóm lại, từ lược khảo tài liệu và các mô.
- hình nghiên cứu lý thuyết có liên quan cũng như tổng hợp nhiều phương pháp phân tích, chúng tôi nhận thấy một mô hình nghiên cứu lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định KSDN được chấp nhận rộng rãi là không tồn tại.
- Điều này cũng lý giải được lý do tại sao phương pháp thực hiện phân tích nhân tố khám phá là phương pháp thường được ứng dụng nhiều nhất khi nghiên cứu về chủ đề này.
- Tuy tất cả nghiên cứu đều đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự nhưng chỉ tập trung ở những yếu tố đặc điểm cá nhân về tâm lý, hành vi và giáo dục, ít chú trọng đến các nhân tố như khả năng tài chính, nền tảng gia đình, sự ham muốn kinh doanh, chính sách hỗ trợ của nhà nước vào nghiên cứu.
- Điều này dường như làm hạn chế khả năng giải thích của mô hình nghiên cứu..
- Nhận thấy lỗ hổng nghiên cứu trên, chúng tôi quyết định bổ sung và mở rộng mô hình nghiên cứu thực nghiệm bằng việc thêm vào các nhân tố khám phá như: khả năng tài chính, nền tảng gia đình, tính bền bỉ, sự ham muốn kinh doanh và chính sách của nhà nước và địa phương vào mô hình nghiên cứu để xác định có hay không có và làm thế nào các nhân tố này ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ..
- Trên cơ sở kế thừa và tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm chúng tôi xác định các biến số quan trọng để thực hiện phương pháp nghiên cứu khám phá và đề xuất mô hình nghiên cứu thực nghiệm gồm 13 nhân tố: sự ham muốn kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng tự chủ, tính sáng tạo, tính bền bỉ, tư duy làm chủ, khuynh hướng chấp nhận rủi ro, tính tự tin, khả năng chịu đựng sự mơ.
- Dữ liệu được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp chưa từng khởi sự đang sinh sống ở địa bàn thành phố Cần Thơ..
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo tỷ lệ có kiểm tra cơ cấu mẫu theo địa bàn, cụ thể như trong Bảng 1..
- Đây là những nhân tố được tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan đến ý định KSDN được trình bày trong Bảng 2..
- Bảng 2: Mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
- X 7 Khả năng chấp nhận rủi ro Likert 5 mức độ Koh, 1996.
- X 9 Khả năng chịu đựng sự.
- Bên cạnh 13 nhân tố trên, chúng tôi quyết định đưa thêm 4 biến điều khiển vào mô hình nghiên.
- 3.1 Thực trạng chung về ý định KSDN của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Thực trạng chung về ý định KSDN của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp từ kết quả khảo sát của 180 đáp viên được trình bày như sau (Bảng 4)..
- Tuy nhiên, số đáp viên không có ý định KSDN (15%) chủ yếu là do thiếu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm (37,2%) và thiếu vốn (22,2.
- Bảng 4: Thực trạng chung về ý định KSDN của đáp viên.
- Có ý định KSDN 85.
- Không có ý định KSDN 15.
- 49,7 37,9 Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định KSDN.
- Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp, 2014 3.2 Kết quả phân tích nhân khám phá (EFA).
- Nghiên cứu khảo sát 180 đáp viên liên quan đến 64 biến số của 13 nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Sau khi kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và thực hiện phân tích nhân tố khám phá với phương pháp trích Principle Components và phép xoay vuông góc.
- Tuy nhiên, do mô hình nghiên cứu có rất nhiều biến (64 biến) cho nên mức độ đánh giá của các đáp viên có khả năng sẽ bị phân tán và không chính xác.
- Hệ số tải nhân tố (factor loadings) được chọn ở mức >0,5 để biến được chọn có ý nghĩa thực tiễn (Hair et al., 2006).
- Tổng phương sai trích qua ba lần đều lớn hơn 60%, đạt yêu cầu và các Eigenvalue qua ba lần đều lớn hơn 1,0 cho thấy khả năng sử dụng các nhân tố để giải thích là phù hợp 1.
- Tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố khám phá lần 4 (lần cuối) với 29 biến, kết quả lần này cho thấy các kiểm định vẫn được đảm bảo: Kiểm định tính thích hợp của mô hình (0,5 <.
- 50%) đạt yêu cầu và các Eigenvalue của 6 nhân tố đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng sử dụng 6 nhân tố này để giải thích cho 29 biến quan sát là 64,432%.
- Nhân tố thứ nhất (F1) gồm có 9 biến, trong đó có 4 biến là sự ham muốn kinh doanh: “Kinh doanh là niềm đam mê của bạn?” (HM1), “Bạn là người có nhiều hoài bão kinh doanh?” (HM2),.
- 1 Do hạn chế về số trang trình bày nên kết quả thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), hệ số tin cậy Cronbach’s alpha sẽ được nhóm tác giả cung cấp khi có yêu cầu.
- nhóm nhân tố khác nhau là sự ham muốn kinh doanh và tư duy làm chủ, nhưng 9 biến này có đặc điểm chung là liên quan đến sự đam mê kinh doanh, mong muốn thành lập doanh nghiệp và trở thành doanh nhân.
- Do đó, nhóm nhân tố F1 được đặt tên là “Động lực trở thành doanh nhân” (đặt tên X 1 trong phân tích hồi quy nhị phân Logistic)..
- Nhân tố thứ hai (F2) gồm có 7 biến, trong đó có 2 biến của tính bền bỉ: “Bạn sẽ cố làm cho bằng được việc gì đó cho đến khi đạt mục đích?” (BB1);.
- Có 1 biến khả năng chịu đựng mơ hồ:.
- Tuy 7 biến này được gom lại từ các nhân tố khác nhau như: tính bền bỉ, tính sáng tạo, khả năng chịu đựng mơ hồ, nhu cầu thành đạt và khả năng tự chủ nhưng nhìn chung các biến này có liên quan đến tính cách cá nhân của con người.
- Theo mô hình nghiên cứu về ý định trở thành doanh nhân của Mumtaz Begam Bt Abdul Kadir (2013), thì yếu tố đặc tính tính cách cá nhân có ảnh hưởng đến ý định trở thành doanh nhân.
- Chính vì vậy, nhân tố F2 được đặt tên là.
- Nhân tố thứ ba (F3) gồm có 5 biến, trong đó có 2 biến khuynh hướng chấp nhận rủi ro: “Bạn không sơ ̣ khi đầu tư tiền vào lı̃nh vực kinh doanh ma ̣o hiểm (chứng khoán, vàng…) khi ba ̣n đã tı́nh toán lợi ı́ch” (RR1), “Bạn chấp nhận rủi ro cao để có lợi nhuận cao” (RR3).
- Do đó, nhân tố F3 được đặt tên là “Tố chất doanh nhân” (X 3 trong phân tích hồi quy nhị phân Logistic)..
- Nhân tố thứ tư (F4) gồm có 3 biến khả năng tài chính: “Bạn có đủ nguồn vốn tự có để khởi nghiệp?” (FN1), “Bạn có đủ nguồn vốn hỗ trợ để khởi nghiệp?” (FN3), “Bạn có khả năng huy động vốn (vay, mượn) để khởi nghiệp?” (FN5).
- Qua nhân tố F4, nhận thấy không có sự xáo trộn xảy ra đối với nhân tố này, nên nhân tố được giữ nguyên lấy tên là “Khả năng tài chính” (X 4 trong phân tích hồi quy nhị phân Logistic)..
- Nhân tố thứ 5 (F5) gồm có 3 biến chính sách chính phủ và địa phương: “Bạn cho rằng chính phủ.
- Giống như nhân tố F4, không có sự xáo trộn xảy ra đối với nhân tố F5.
- Vì vậy, nhân tố được giữ nguyên với tên là “Chính sách chính phủ và địa phương”.
- Bảng 5: Kết quả ma trận sau khi xoay nhân tố lần cuối.
- Ký hiệu Nhân tố.
- KMO = 0,915 Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp, 2014.
- Nhân tố thứ 6 (F6) gồm có 2 biến nền tảng gia đình: “Tiền sử gia đình kinh doanh rất quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của.
- Cũng giống như nhân tố F4 và F5, nhân tố.
- F6 vẫn không có sự xáo trộn giữa các biến, nên nhân tố F6 giữ nguyên với tên là “Nền tảng gia đình” (X 6 trong phân tích hồi quy nhị phân Logistic)..
- Logistic được dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định KSDN từ các nhân tố trên.
- 0 – không có ý định KSDN..
- Nhân tố Hệ số.
- X 4 : Khả năng tài chính 1,383.
- Nguồn: Số liệu khảo sát trực tiếp 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp, 2014.
- Vì vậy, phương trình hồi quy ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ có dạng như sau:.
- Qua kết quả phân tích hồi quy, cho thấy có 6 nhân tố được rút ra có ảnh hưởng đến ý định KSDN của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Trong đó, các nhân tố:.
- Khả năng tài chính (X 4.
- Nền tảng gia đình (X 6 ) có ý nghĩa ở mức 1%, các nhân tố Đặc điểm cá nhân (X 2.
- Tố chất doanh nhân (X 3 ) có ý nghĩa ở mức 5%, còn lại các nhân tố Giới tính (X 7.
- Phương trình hồi quy trên còn cho thấy, cả 6 nhân tố ảnh hưởng trên đều có mối tương quan thuận chiều với ý định KSDN.
- Xếp theo thứ tự tầm quan trọng thì nhân tố có tác động lớn nhất đến ý định KSDN của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp là.
- Cụ thể, khi nhân tố ”Động lực trở thành doanh nhân” của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn được đánh giá cao hơn 1 đơn vị trong thang đo thì xác suất ý định KSDN cao hơn 11,433 lần với mức ý nghĩa 1%..
- Thứ hai, khi nhân tố ”Nền tảng gia đình” được sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp đánh giá cao hơn 1 đơn vị trong thang đo thì xác suất ý định KSDN của họ cao hơn 4,258 lần với ý nghĩa ở mức 1%.
- Thứ ba, khi nhân tố ”Chính sách của chính phủ và địa phương” được sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp đánh giá cao hơn 1 đơn vị trong thang đo thì ý định KSDN của họ cao hơn 4,096 lần với ý nghĩa ở mức 1%.
- Tương tự, khi nhân tố ”Tố chất doanh nhân”.
- được đáp viên đánh giá cao hơn 1 đơn vị trong thang đo thì xác suất ý định KSDN của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn cao hơn 3,401 lần với mức ý nghĩa 5%.
- Và khi nhân tố ”Khả năng tài chính” được đáp viên đánh giá cao hơn 1 đơn vị trong thang đo thì xác xuất ý định KSDN của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn cao hơn 3,988 lần với mức ý nghĩa 1%.
- Cuối cùng, khi nhân tố ”Đặc điểm cá nhân” được đáp viên đánh giá cao hơn 1 đơn vị trong thang đo thì xác suất ý định KSDN của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn cao hơn 2,965 lần với mức ý nghĩa 5%..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định KSDN của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ bao gồm: động lực trở thành doanh nhân, khả năng tài chính, chính sách chính phủ và địa phương, nền tảng gia đình, đặc điểm cá nhân, tố chất doanh nhân.
- Hàm ý của nghiên cứu này cho thấy để khơi dậy tinh thần KSDN của sinh viên.
- Một là, đối với chương trình giáo dục, cần chú trọng xây dựng nội dung chương trình giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên bởi giáo dục đã được xem là nhân tố quan trọng hình thành nên tư duy lập nghiệp và khơi dậy lòng ham muốn kinh doanh..
- Cuối cùng, giống với nhiều nghiên cứu khác, nghiên cứu này vẫn còn một số giới hạn.
- Đầu tiên, do hạn chế về thời gian và tài chính nên nghiên cứu chỉ nghiên cứu được ở 6/9 quận huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ mà bỏ qua các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh với cỡ mẫu 180 quan sát nên khả năng suy rộng tổng thể là hạn chế.
- Do đó, nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng điều tra thêm tại một số địa bàn khác và cỡ mẫu quan sát nhiều hơn để có thể gia tăng khả năng suy rộng tổng thể.
- Kế tiếp, nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu vào đối tượng là sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp cho nên có thể chưa bao quát được mọi đối tượng nghiên cứu.
- Vì vậy, nghiên cứu này trong tương lai có thể thực hiện với đối tượng đa dạng khác như bộ đội xuất ngũ, học sinh-sinh viên..
- Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS