« Home « Kết quả tìm kiếm

Các thuộc tính tâm lí của nhân cách


Tóm tắt Xem thử

- Trong nhiều sách giáo khoa Tâm lí học, các tác giả coi nhân cách là một cấu trúc gồm bốn nhóm thuộc tính tâm lí điển hình là: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất.
- năng lực nói lên cường độ của nhân cách.
- Xu hướng nhân cách và động cơ của nhân cách.
- Là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống động cơ quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và quy định sự lựa chọn thái độ của nó..
- Khi nào nhu cầu gặp đối tượng có khả năng thỏa mãn nó thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm tới đối tượng..
- nhu cầu tinh thần bao gồm: nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu giao tiếp và nhu cầu hoạt động xã hội..
- Hứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động..
- Hứng thú nảy sinh chủ yếu do tính hấp dẫn về mặt cảm xúc của nội dung hoạt động..
- Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng sức làm việc, đặc biệt là tăng tính tự giác, tích cực trong hoạt động, và vì vậy hứng thú làm tăng hiệu quả hoạt động.
- Cùng với nhu cầu, hứng thú là một thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách..
- Chính vì thế, lí tưởng có sức mạnh lôi cuốn toàn bộ cuộc sống con người vào các hoạt động vươn tới lí tưởng của mình.
- Lí tưởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách, nó có chức năng xác định mục tiêu, điều khiển toàn bộ hoạt động của con người, trực tiếp chi phối sự hình thành và phát triển tâm lí cá nhân..
- Động cơ của nhân cách.
- Leonchiev cho rằng: “Sự hình thành nhân cách của con người biểu hiện về mặt tâm lí học trong sự phát triển về mặt động cơ của nhân cách”..
- Động cơ theo nghĩa rộng nhất được hiểu là cái thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và quy định xu hướng của tính tích cực đó.
- Quan điểm sinh học hóa động cơ giải thích nguồn gốc của động cơ chủ yếu trên hình diện sinh vật, coi bản năng và những nhu cầu sinh vật là nguồn năng lượng, động lực chủ yếu thúc đẩy con người hoạt động..
- Các nhà tâm lí học Xô viết quan niệm động cơ là sự phản ánh nhu cầu.
- Những đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác tồn tại trong hiện thực khách quan, một khi chúng bộc lộ ra, được chủ thể nhận biết (ý thức được) sẽ thúc đẩy, hướng dẫn con người hoạt động.
- Nói khác đi, khi nhu cầu gặp đối tượng có khả năng thỏa mãn thì trở thành động cơ hoạt động.
- Động cơ là sự biểu hiện chủ quan của nhu cầu.
- Rubinshtejn cho rằng: “Động cơ là sự quy định về mặt chủ quan hành vi của con người bởi thế giới.
- Hoạt động của con người có thể có nhiều động cơ thúc đẩy, song bao giờ cũng có động cơ chiếm ưu thế - động cơ có sức thúc đẩy mạnh nhất quyết định hoạt động của cá nhân..
- Có nhiều cách phân loại động cơ:.
- Động cơ quá trình và động cơ kết quả..
- Động cơ gần và động cơ xa..
- Động cơ tạo ý và động cơ kích thích....
- Tùy theo sự khác nhau về nội dung, tính chất cũng như vị trí của chúng trong cấu trúc mà sự tác động thúc đẩy của chúng đối với hoạt động của chủ thể là khác nhau và dẫn đến kết quả hoạt động khác nhau..
- Tính cách.
- Khí chất.
- Khí chất là thuộc tính tâm lí phức lợi? của cá nhân, hiểu hiện cường độ, tiến độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái của hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân..
- Khí chất có cơ sở sinh lí là các kiểu thần kinh, quy định nhịp độ, tiến độ của các hoạt động tâm lí..
- Tuy nhiên, khí chất mang bản chất xã hội..
- Khí chất không tiền định các giá trị đạo đức - xã hội của nhân cách.
- Những người có khí chất hoàn toàn khác nhau có thể có cùng một giá trị đạo đức và ngược lại..
- Khí chất không tiền định những nét tính cách của cá nhân.
- Khí chất là nền tảng tự nhiên của tính cách.
- Trong một mức độ đáng kể, khí chất quy định hình thức thể hiện của tính cách và ảnh hưởng đến mức độ dễ dàng hay khó khăn trong việc hình thành các nét tính cách..
- Khí chất không tiền định trình độ năng lực của nhân cách.
- Những người khác nhau về khí chất vẫn có thể có mức độ phát triển năng lực như nhau và ngược lại..
- Như vậy, khí chất không tiền định các thuộc tính phức hợp của nhân cách, song các đặc điểm về động thái trong sự thể hiện của tất cả các thuộc tính nhân cách đều phụ thuộc vào khí chất ở một mức độ nhất định..
- Các kiểu khí chất.
- Các kiểu khí chất và cơ sở sinh lí của chúng.
- Kiểu khí chất là sự kết hợp khác nhau của những thuộc tính khí chất có quan hệ qua lại với nhau một cách có quy luật.
- danh y người Hi Lạp đã cho rằng, con người có bốn kiểu khí chất và do sự chiếm ưu thế của một trong bốn chất nước trong cơ thể quy định nên..
- Chất nước chiếm ưu thế Kiểu khí chất tương ứng.
- Ngày nay, cách giải thích của Hippocrates không phù hợp nữa nhưng những tên gọi của kiểu khí chất vẫn được sử dụng.
- Pavlov dã chứng minh rằng sự kết hợp giữa ba thuộc tính: cường độ, tính cân bằng và tính linh hoạt của hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế tạo ra bốn kiểu thần kinh cơ bản làm cơ sở cho bốn kiểu khí chất..
- Đặc điểm chủ yếu của mỗi loại khí chất.
- Kiểu khí chất hăng hái: Người thuộc kiểu khí chất này thường là người hoạt bát, vui vẻ, yêu đời, năng động, ham hiểu biết.
- Kiểu khí chất bình thản: Người thuộc kiểu khí chất này thường là người chậm chạp, điềm tĩnh, chắc chắn, kiên trì, ưa sự ngăn nắp, trật tự, khả năng kiềm chế tốt, nhận thức chậm nhưng chắc chắn, tình cảm khó hình thành nhưng sâu sắc, không ưa cãi cọ và không thích ba hoa, có tính ì khi khởi động hoạt động, khó thích nghi đối với môi trường mới..
- Kiểu khí chất nóng nảy: Người có kiểu khí chất này thường có đặc điểm là hành động nhanh, mạnh, hào hứng, nhiệt tình, hay có tính gay gắt, nóng nảy, mệnh lệnh quyết đoán, dễ bị kích động, thẳng thắn, chân tình, khả năng kiềm chế thấp,....
- Kiểu khí chất ưu tư: Người có kiểu khí chất này thường có biểu hiện: hoạt động chậm chạp, chóng mệt mỏi, luôn hoài nghi, lo lắng, thiếu tự tin, hay u sầu, buồn bã, xúc cảm khó nảy sinh nhưng rất sâu sắc, có cường độ mạnh và bền vững.
- Với kiểu khí chất này, con người thường có sự nhạy bén, tinh tế về cảm xúc, giàu ấn tượng.
- Tóm lại, mỗi kiểu khí chất trên đều có mặt mạnh, mặt yếu riêng.
- Trên thực tế thường gặp ở một người có những nét của kiểu khí chất nào đó chiếm ưu thế, nhưng đồng thời lại có những nét riêng lẻ nào đó thuộc kiểu khí chất khác.
- Ngoài ra, còn có những kiểu khí chất trưng gian bao gồm nhiều đặc tính của cả bốn kiểu khí chất trên.
- Mặc dù khí chất có cơ sở là kiểu thần kinh nhưng khí chất vẫn chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội, biến đổi do rèn luyện và giáo dục..
- Năng lực.
- Năng lực là gì?.
- Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt..
- Năng lực không phải là một thuộc tính tâm lí xuất sắc nào đó mà là tổ hợp các thuộc tính tâm lí của cá nhân..
- Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động.
- Năng lực là điều kiện cho hoạt động đạt kết quả, nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy..
- những thành tựu mới thì lại xuất hiện ở con người những năng lực mới và những năng lực đã có trước đây song bây giờ chứa đựng một nội dung mới..
- Các mức độ năng lực.
- Dựa vào tốc độ tiến hành và chất lượng sản phẩm hoạt động, người ta phân biệt ba mức độ phát triển của năng lực: năng lực, tài nâng, thiên tài..
- Năng lực: là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó (tốc độ và chất lượng hoạt động ở mức trung bình, nhiều người có thể đạt tới)..
- Tài năng: là mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó..
- Thiên tài: là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất trong hoạt động của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại..
- Phân loại năng lực.
- Năng lực có thể chia làm hai loại: năng lực chung và năng lực chuyên biệt..
- Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.
- Ví dụ: Năng lực học tập, năng lực giao tiếp.
- là điều kiện cần thiết giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có kết quả..
- Năng lực chuyên biệt (năng lực chuyên môn): là sự kết hợp độc đáo các thuộc tính chuyên biệt đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên môn và là điều kiện cho hoạt động này đạt kết quả tốt.
- Chẳng hạn như: năng lực toán học, năng lực thơ văn, năng lực hội họa, năng lực âm nhạc, năng lực sư phạm,....
- Hai loại năng lực chung và năng lực chuyên biệt luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau..
- Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, năng lực và thiên hướng, năng lực và trí thức, kĩ năng, kĩ xảo.
- Năng lực và tư chất.
- Tư chất là cơ sở vật chất của sự phát triển năng lực.
- Tư chất có ảnh hưởng tới tốc độ, chiều hướng và đỉnh cao phát triển năng lực..
- Tuy vậy, không thể suy ra trực tiếp rằng năng lực khác nhau là do tư chất khác nhau quyết định..
- Như vậy, tư chất là một trong những điều kiện hình thành năng lực, nhưng tư chất không quy định trước sự phát triển của năng lực.
- Trên cơ sở của tư chất nào đó, có thể hình thành những năng lực rất khác nhau.
- Ví dụ: Cùng thuộc kiểu thần kinh yếu, người này hình thành năng lực kĩ thuật, người kia lại hình thành năng lực văn học.
- Có thể kết luận rằng: Dựa trên điều kiện xuất phát là tư chất, sự hình thành năng lực là quá trình hoạt động tích cực của cá nhân trong những điều kiện xã hội thuận lợi..
- Năng lực và thiên hướng.
- Khuynh hướng của cá nhân đối với một hoạt động nào đó được gọi là thiên hướng..
- Thiên hướng về một loại hoạt động nào đó và năng lực đối với hoạt động ấy thường ăn khớp và cùng phát triển với nhau.
- Thiên hướng mãnh liệt của con người đối với một loại hoạt động nào đó có thể coi là dấu hiệu của những năng lực đang hình thành..
- Năng lực và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
- Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có quan hệ mật thiết với năng lực nhưng không đồng nhất với năng lực..
- Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong một lĩnh vực nào đó là điều kiện cần thiết để có năng lực trong lĩnh vực ấy.
- Ví dụ: Không thể có những năng lực toán nếu không có tri thức toán.
- Ngược lại, năng lực góp phần làm cho việc tiếp thu tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo tương ứng với lĩnh vực của năng lực đó được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Như vậy, giữa năng lực và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có sự thống nhất biện chứng.
- Một người có năng lực trong một lĩnh vực nào đấy có nghĩa là người ấy đã có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhất định của lĩnh vực này.
- Nhưng khi có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thuộc một lĩnh vực nào đó không nhất thiết là sẽ có được năng lực về lĩnh vực đó..
- Hình thành năng lực là một quá trình phức tạp, bao gồm trong đó quá trình tiếp thu tri thức.
- Bản thân quá trình hình thành năng lực là một thành tố của quá trình mang tính chất chính thể và trọn vẹn nhưng rất phức tạp của sự phát triển nhân cách trong hoạt động và bằng hoạt động.