« Home « Kết quả tìm kiếm

Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Các tội phạm khác về chức vụ theo Luật hình sự Việt Nam.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số .
- Nghiên cứu, giải quyết một cách tương đối có hệ thống và đầy đủ về những vấn đề lý luận và thực tiễn của các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam và đánh giá thực tiễn xét xử trong thời gian 05 năm trên một địa bàn cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời so sánh với Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các tội phạm này trong Bộ luật hình sự Việt Nam..
- Tội phạm.
- Tội phạm khác về chức vụ.
- Pháp luật Việt Nam.
- Luật hình sự..
- Hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được nâng cao, giữ vững và ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc lợi ích của Nhà nước, của xã.
- Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do tác động của nhiều nguyên nhân, tình hình tội phạm nói chung, các tội phạm về chức vụ và tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện nói riêng, đặc biệt các tội phạm khác về chức vụ vẫn diễn ra tương đối nghiêm trọng và phức tạp, trên nhiều lĩnh vực và gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội, đặc biệt là tình hình tội phạm ẩn trong nhóm tội phạm này (như tội đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ, tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
- Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì tình hình tội phạm về chức vụ nói chung, các tội phạm khác về chức vụ nói riêng vẫn diễn biến phức tạp, ngày càng khó phát hiện và phức tạp hơn.
- Điều này xuất phát từ tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm về chức vụ chưa cao, tội phạm ngày càng tinh vi hơn, người phạm tội có chức vụ, quyền hạn cao tại các cơ quan nhà nước, bản thân đội ngũ cán bộ, công chức chưa trau dồi về phẩm chất đạo đức, một bộ phận bị tha hóa, biến chất bởi sức mạnh của đồng tiền hoặc trình độ, chuyên môn chưa đáp ứng với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thực tiễn xét xử về các tội phạm khác về chức vụ cho thấy, tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung cho thấy, các tội phạm này rất ít xảy ra hoặc có xảy ra chỉ tập trung vào ba tội phạm như: tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều 290) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291) trong Mục B, còn lại chủ yếu phạm các tội phạm về tham nhũng (Mục A) trong Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ.
- Nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành, sửa đổi năm 2009 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) cho thấy, khái niệm tội phạm về chức vụ được quy định tại Điều 227 Chương XXI Bộ luật hình sự là “những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức”.
- Như vậy, việc quy định khái niệm tội phạm về chức vụ trong Bộ luật hình sự là cần thiết, đáp ứng yêu cầu khách quan trong công tác phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay cũng như lâu dài.
- Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng phân biệt tội phạm về chức vụ với những hành vi vi phạm pháp luật khác của người có chức vụ, quyền hạn nhằm xử lý đúng đắn, chính xác đối với loại tội phạm này.
- Tuy nhiên, cũng nằm cùng trong Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ, nhưng Mục B - Các tội phạm.
- khác về chức vụ lại có những tội phạm không phải do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, do đó dẫn đến sự chưa thống nhất trong định nghĩa lập pháp về khái niệm “Tội phạm về chức vụ”..
- Ngoài ra, một số tội phạm khác về chức vụ cũng còn nhiều vấn đề cần có sự nhận thức và áp dụng thống nhất, ví dụ như: dấu hiệu “gây hậu quả nghiêm trọng” trong tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và nhiều tội phạm khác.
- thời điểm hoàn thành của tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ, cũng như việc phân hóa trách nhiệm hình sự trong các trường hợp cụ thể - không có tội hay được miễn trách nhiệm hình sự đối với tội đưa hối lộ.
- việc định tội danh giữa tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội đưa hối lộ với một số tội phạm khác;.
- vấn đề sửa đổi, bổ sung các tội phạm khác về chức vụ cho phù hợp với Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi năm 2013.
- Tất cả những vấn đề này đòi hỏi cần làm sáng tỏ trên phương diện lý luận, hoàn thiện về mặt lập pháp hình sự để áp dụng một cách chính xác các quy phạm này vào thực tiễn, từ đó đem lại những lợi ích chính đáng và thiết thân cho Nhà nước, cho mỗi công dân và cho toàn xã hội.
- Cụ thể, đối với Nhà nước, mà trực tiếp là các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền sẽ nâng cao uy tín của mình trước nhân dân, làm cho nhân dân tin vào tính công minh và sức mạnh của pháp luật, qua đó khuyến khích người dân tham gia tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, tố giác tiêu cực.
- Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề lý luận về các tội phạm khác về chức vụ và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đánh giá thực tiễn xét xử để đưa ra những kiến giải lập pháp hoàn thiện pháp luật về các tội phạm này trong giai đoạn hiện nay không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết.
- Do đó, việc học viên lựa chọn đề tài “Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ luật học là cần thiết..
- Mặc dù thuộc Mục B trong Chương XXI - Các tội phạm về chức vụ, nhưng nghiên cứu riêng rẽ và độc lập các tội phạm khác về chức vụ chưa được quan tâm nghiên cứu và.
- trong cả việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự..
- Dưới góc độ thực tiễn xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã có văn bản hướng dẫn việc xử lý một số khía cạnh liên quan đến các tội phạm này như Nghị quyết số 04/HĐTP ngày của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1985.
- Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có một văn bản pháp lý nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết về các tội phạm khác về chức vụ.
- Ngoài ra, Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều và 289 Bộ luật hình sự năm 1999 để áp dụng thống nhất các khung hình phạt trong các tội phạm này (trong đó có tội đưa hối lộ).
- Sau đó, ngày Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự cũng có một số sửa đổi, bổ sung liên quan đến ba tội trong nhóm các tội phạm khác về chức vụ là tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều 290) và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291) bằng việc tăng mức định lượng tài sản để truy cứu trách nhiệm hình sự từ năm trăm nghìn đồng lên hai triệu đồng, đồng thời bỏ hình phạt tử hình đối với tội đưa hối lộ (Điều 289 Bộ luật hình sự)..
- Dưới góc độ khoa học pháp lý hình sự, việc nghiên cứu các tội phạm khác về chức vụ chưa được quan tâm nghiên cứu, mà mới chỉ đề cập, bình luận từng tội phạm cụ thể trong trong hệ thống giáo trình dành cho hệ đại học của các cơ sở đào tạo luật học như: 1) PGS.
- Trần Văn Độ, Chương XIII - Các tội phạm về chức vụ, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), GS.
- Võ Khánh Vinh, Chương XII - Các tội phạm về chức vụ, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB.
- Phạm Văn Beo, Bài 12 - Các tội phạm về chức vụ, Trong sách:.
- Luật hình sự Việt Nam (Quyển 2 - Phần các tội phạm), NXB.
- Cao Thị Oanh, Chương 12 - Các tội phạm về chức vụ, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB.
- Ngoài ra, các tội phạm nói chung, các tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội nói riêng là nhóm tội phạm và là hành vi có tính nhạy cảm cao, phức tạp, nguy hiểm cho xã hội đã được một số nhà luật học trong nước quan tâm nghiên cứu.
- trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ”, NXB.
- Đinh Văn Quế về “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm.
- Tập VI - “Các tội phạm về chức vụ”, NXB.
- Dưới góc độ đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ luật học: Tương tự, cũng chưa có công trình khoa học nào đề cập đến các tội phạm khác về chức vụ.
- Gần đây nhất, chỉ có luận văn thạc sĩ luật học đề cập riêng rẽ một tội trong nhóm tội phạm này với đề tài: “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Đinh Thị Kiều My, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012..
- Dưới góc độ bài viết trên các tạp chí khoa học, cũng chỉ có một số bài viết đơn lẻ đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhóm các tội phạm khác về chức vụ, chẳng hạn: 1) Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đưa hối lộ và thực tiễn qua hai vụ án, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2005.
- 2) Nghiên cứu so sánh các quy định về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ trong luật hình sự Việt Nam và Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17, 18 (tháng của TS.
- “người có chức vụ” và “lợi dụng chức vụ để phạm tội” trong luật hình sự Việt Nam, Http://www.hvcsnd.vn của ThS.
- 4) Hoàn thiện quy định về các tội phạm về hối lộ, Tạp chí Luật học, số 3/2009 của TS.
- 5) Các tội phạm hối lộ từ góc độ luật pháp quốc tế, Tạp chí Luật học, số 2/2011 của TS.
- Như vậy, dưới góc độ một luận văn thạc sĩ luật học, cho đến nay chưa có công trình nào đề cập riêng rẽ đến các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam, cũng như nghiên cứu thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)..
- Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam dưới góc độ pháp lý hình sự, khái quát lịch sử hình thành và phát triển về các tội phạm này từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, phân tích.
- thực tiễn xét xử trong thời gian 05 năm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời có so sánh với Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, qua đó nhằm giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu..
- Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống về mặt lý luận những nội dung cơ bản về các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó rút ra những tồn tại, bất cập để đề xuất việc hoàn thiện các tội phạm này trong Bộ luật hình sự, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội phạm khác về chức vụ nói riêng ở nước ta hiện nay..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Về lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu chính sách hình sự của Nhà nước về các tội phạm khác về chức vụ, phân tích khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự, nội dung và điều kiện áp dụng, lịch sử hình thành và phát triển của các tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, cũng như so sánh với Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, qua đó làm sáng tỏ bản chất pháp lý và những nội dung cơ bản của các tội phạm khác về chức vụ..
- Về thực tiễn: Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng quy phạm pháp luật hình sự các tội phạm khác về chức vụ trong thực tiễn xét xử trong thời gian 05 năm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời phân tích những tồn tại xung quanh việc áp dụng pháp luật và trong lập pháp hình sự, từ đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này..
- Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đấu tranh phòng và chống tội phạm, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý như: lịch sử pháp luật, lý luận về Nhà nước và pháp luật, luật hình sự, tội phạm học và luật tố tụng hình sự, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật hình sự Việt Nam và nước ngoài..
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp xã hội học như thống kê, định lượng, định tính… để phân tích, tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn..
- Luận văn nghiên cứu, giải quyết một cách tương đối có hệ thống và đầy đủ về những vấn đề lý luận và thực tiễn của các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam và đánh giá thực tiễn xét xử trong thời gian 05 năm trên một địa bàn cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời so sánh với Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các tội phạm này trong Bộ luật hình sự Việt Nam..
- Do đó, luận văn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo lý luận cần thiết cho các nhà khoa học - luật gia, cán bộ thực tiễn và các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tư pháp hình sự, cũng như góp phần phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội ở nước ta hiện nay..
- Thông qua việc phân tích các dấu hiệu pháp lý hình sự, luận văn góp phần vào việc xác định đúng đắn những điều kiện cụ thể của các trường hợp phạm tội trong nhóm các tội phạm khác về chức vụ trong thực tiễn xét xử, đồng thời đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về nhóm tội phạm này ở khía cạnh lập pháp, cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, các tội phạm khác về chức vụ nói riêng ở nước ta hiện nay..
- Chương 1: Những vấn đề chung về các tội phạm khác về chức vụ theo luật hình sự Việt Nam..
- Chương 2: Các tội phạm khác về chức vụ theo Bộ luật hình sự Việt Nam và Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới..
- Chương 3: Thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và những kiến nghị hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm khác về chức vụ..
- Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu về Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Trần Văn Độ Chương V - Trách nhiệm hình sự", Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tr.
- Hệ thống văn bản pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự (1998), tr.
- Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Trần Thị Hiền (2011), Bộ luật hình sự Nhật Bản, tr.
- Nguyễn Ngọc Hòa (2006), Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Đinh Thế Hưng, Trần Văn Biên (2011), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội..
- Trần Minh Hưởng (chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (được sửa đổi bổ sung năm 2009, có hiệu lực từ NXB Lao động Xã hội, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tr.
- Đinh Thị Kiều My (2012), Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Tập V - Các tội phạm về chức vụ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh..
- Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Tập 3 - Các tội phạm về chức vụ, các tội phạm về ma túy, tr.
- Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội..
- Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, tr.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Đức, tr.
- Kiều Đình Thụ (1998), Tìm hiểu Luật hình sự Việt Nam, NXB Đồng Nai..
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (2001), Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999..
- Đào Trí Úc (chủ biên) (1994), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1970), Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, Hà Nội..
- Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (1995), Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Võ Khánh Vinh (1994), Nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- Võ Khánh Vinh (1996), Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ, tr.
- Trịnh Tiến Việt (2010), Chế định miễn trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam, tr.
- Trịnh Tiến Việt (2011), “Nghiên cứu so sánh các quy định về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ trong Luật hình sự Việt Nam và Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17, 18 (tháng 8, 9), tr.
- Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, tr