« Home « Kết quả tìm kiếm

Các tội phạm môi trường theo Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Các tội phạm môi trường theo Luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn.
- Luật hình sự.
- Tố tụng hình sự.
- Tội phạm.
- Pháp luật Việt Nam.
- Bảo vệ môi trường là một điều kiện để phát triển bền vững, Đảng, Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo xây dựng thể chế, chính sách và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, kiện toàn bộ máy tổ chức các cơ quan chuyên trách về môi trường trong cả nước.
- Tích cực xử lý hành chính, xử lý hình sự để đưa ra xét xử các vụ án về môi trường đối với các nhóm hành vi xâm hại môi trường, đồng thời thực hiện các giải pháp kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn phát sinh tội phạm về môi trường mới [41]..
- Bên cạnh những thành tựu đạt được, một số hạn chế, tồn tại trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường còn thể hiện như: Kết quả bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đối với một số khu vực trọng điểm còn hạn chế.
- chất lượng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường còn thấp.
- tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường còn diễn ra phức tạp, phổ biến trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất nước..
- Đặc biệt, tình trạng môi trường trong mấy năm gần đây vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, nguyên nhân chính là do sự phát triển thiếu bền vững.
- Theo báo cáo tổng kết của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, từ năm 2008 đến năm 2013, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trên cả nước đã phát hiện và xử lý như sau: Năm 2008, lực lượng Cảnh sát môi trường trên toàn quốc đã phát hiện 998 vụ, 1424 tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nghiêm trọng.
- Phối hợp xử phạt vi phạm hành chính và truy thu phí môi trường trên 135 tỷ đồng.
- Năm 2009 phát hiện 4545 vụ, 1300 tổ chức, 3128 cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
- Năm 2010, phát hiện 5773 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm rõ 1955 doanh nghiệp, 3711 cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường.
- Năm 2011, phát hiện 7.868 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm rõ 3.355 tổ chức, 4.784 cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường.
- Năm 2012, phát hiện 9986 vụ, đối với 2530 tổ chức, 7882 cá nhân vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường.
- Xử phạt vi phạm hành chính 7747 vụ, phạt 131,215 tỷ đồng.
- Năm 2013 phát hiện 10792 vụ, đối với 10877 đối tượng vi phạm pháp luật.
- Xử phạt vi phạm hành chính số tiền 105,3 tỷ đồng [5].
- Như vậy, qua số liệu thống kê cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật môi trường trên thực tế diễn ra rất phức tạp, với số lượng phát hiện rất lớn.
- tội vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.
- tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.
- Việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường ngày một khó khăn hơn, thủ đoạn của loại tội phạm này ngày một tinh vi hơn.
- Việc xử lý vi phạm pháp luật về môi trường chưa có sự đồng đều, thống nhất và chưa thực sự nghiêm minh, có nguyên nhân là do quan điểm xử lý giữa các địa phương, một số bộ, ngành chưa thống nhất.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, còn nhiều lỗ hổng để các đối tượng “lách luật”.
- Lực lượng Cảnh sát môi trường mới thành lập mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kinh nghiệm còn có phần hạn chế [21]..
- Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 37/2009/QH12 ngày có hiệu lực thi hành từ ngày đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 12 đã có những sửa đổi, bổ sung tạo cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
- Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu pháp lý, khi tìm hiểu về những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường, chúng ta thấy rằng BLHS quy định về nhóm tội phạm này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
- Có những quy định không mang tính thực tế, đặc biệt có những quy định không thể áp dụng ngay cả khi hành vi vi phạm đó nguy hại đến mức phải truy cứu TNHS (trách nhiệm hình sự) như: Bất cập trong quy định của BLHS về chủ thể của tội phạm môi trường.
- quy định điều kiện truy cứu TNHS đối với các tội phạm về môi trường;.
- sự chưa thống nhất, đầy đủ giữa quy định của BLHS với các văn bản pháp luật khác.
- Do đó, xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ luật học..
- Bên cạnh những lợi ích to lớn đạt được như thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo vệ môi trường do tình trạng ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ngày càng gia tăng.
- Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường đang có những diễn biến phức tạp và ngày càng nghiên trọng trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
- lý môi trường đô thị.
- Phương thức thủ đoạn của tội phạm môi trường cũng ngày càng tinh vi nhằm che giấu và đối phó với các cơ quan chức năng..
- Tình hình nghiên cứu về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trong thời gian qua có thể phân chia thành các nội dung chủ yếu như sau:.
- Dưới góc độ đề tài nghiên cứu có một số công trình như: 1) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước năm 2004: “Tội phạm về môi trường - Giải pháp phòng, chống”.
- 2) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước năm 2006: “Những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và giải pháp phòng, chống” của GS.TS.
- 3) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2006 “Tội phạm về môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS.
- Dưới góc độ sách chuyên khảo, tham khảo có một số công trình như: 1) “Tội phạm về môi trường - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” do PGS.
- 2) “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự” do PGS.TS Trịnh Quốc Toản biên soạn, Nxb.
- 3) Các Chương “Các tội phạm về môi trường” trong những Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2007 và của Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010.
- Ngoài ra, còn có các bài viết đăng tải trên các tạp chí như: 1) “Lực lượng Công an nhân dân nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường” của Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an tháng 6 năm 2007).
- 2) “Công tác phòng, chống tội phạm về môi trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” của TS.
- Đại tá, Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (7/2007).
- “Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế” của Trung tướng Lê Thành, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát tháng 7/2007.
- Bên cạnh đó, còn nhiều công trình, báo cáo về vấn đề tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường được đăng tải khác như: 1) “Vấn đề tội phạm hóa một số hành vi xâm hại môi trường trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành” của GS.TSKH.
- 2) “Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không?” của PGS.TS.
- 3) “Những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tội phạm về môi trường trong BLHS năm 1999”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4 năm 2002.
- 4) “Tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự của một số nước Đông Nam Á”, Tạp chí Môi trường, số 8 năm 2009.
- 5) “Nhận thức chung đối với tội phạm vê môi trường và một số vấn đề liên quan”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 năm 2001 của TS.
- Trong các công trình nghiên cứu trên đây, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn có liên quan, các tác giả mới giới thiệu, phân tích, đánh giá ở một số khía cạnh, một số lĩnh vực về pháp luật bảo vệ môi trường chứ không đề cập tổng quan về thực trạng xét xử các tội phạm môi trường, cũng như chưa đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này..
- Do vậy, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề này nhằm cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn xét xử cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
- Như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội” càng trở nên cấp bách đáp ứng được tính lý luận và thực tiễn..
- Mục đích của luận văn là nghiên cứu hệ thống hóa một số nhận thức chung về tội phạm môi trường.
- nghiên cứu, phân tích thực tiễn áp dụng BLHS năm 1999 qua công tác xét xử các tội phạm về môi trường, qua đó xác định những ưu điểm, tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân của những quy phạm pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường trong BLHS năm.
- 1) Đánh giá tình hình vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi trường giai đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội;.
- 2) Đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, những tồn tại, vướng mắc và các nguyên nhân cơ bản;.
- 3) Phân tích pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới về các tội phạm về môi trường, trong đó chỉ ra khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam;.
- 4) Chỉ ra những chủ trương, định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi trường và hoàn thiện BLHS Việt Nam về các tội phạm về môi trường;.
- 5) Trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm về môi trường, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS nước ta về các tội phạm về môi trường..
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội..
- Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ đó chỉ ra những chủ trương, định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi trường và hoàn thiện BLHS Việt Nam về các tội phạm về môi trường, kiến nghị hoàn thiện, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS nước ta về các tội phạm này..
- Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật.
- quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và đấu tranh phòng, chống tội phạm..
- 1) Đánh giá bức tranh tình hình vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội;.
- 3) Phân tích pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới về các tội phạm về môi trường, trong đó chỉ ra khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tội phạm về môi trường;.
- 5) Trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm.
- về môi trường, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm này..
- Chương 1: Tình hình vi phạm pháp luật và thực tiễn xét xử tội phạm về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội..
- Chương 2: Pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới về các tội phạm về môi trường..
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về môi trường..
- Bình An, Thi hành Bộ luật Hình sự: Bất lực với tội phạm môi trường?, Trang thông tin của Bộ Tư pháp, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID..
- Dương Thanh An Các yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường theo BLHS năm Nhà nước và pháp luật, (5), tr.
- Vũ Hải Anh (2013), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của một số nước trên thế giới, Báo cáo Hội thảo khoa học, Khoa pháp luật hình sự, Đại học Luật Hà Nội..
- Báo cáo tổng kết công tác xét xử các tội phạm về môi trường của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (2012)..
- Báo cáo tổng kết phòng, chống tội phạm về môi trường của Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an (2012)..
- Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT- BCA-BTNMT ngày 6/02 hướng dẫn quan hệ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, Hà Nội..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quyết định số 26/2008/QĐ-BTNMT 31/12 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường, Hà Nội..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành bảo vệ môi trường từ năm 2004 đến năm 2009, Hà Nội..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11 về quy định tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, Hà Nội..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7/10 quy định chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN&PTNT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số tội phạm về môi trường, Hà Nội..
- Lê Văn Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn Nhà nước pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Chính phủ (2009), Nghị định 117/NĐ-CP ngày 31/12 về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Hà Nội..
- C49, Kết quả đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo ANTT Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Trang thông tin của cảnh sát môi trường – Bộ công an, http://www.canhsatmoitruong.gov.vn/default.aspx? tabid=439&ID=9662&CateID..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 11/5 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội..
- Trần Lê Hồng Nhận thức chung đối với tội phạm về môi trường và một số vấn đề liên quan", Khoa học pháp lý, tr.
- Phạm Văn Lợi Tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự của một số nước Đông Nam Á", Môi trường, (8), tr.
- Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và công tác thi hành án năm 2013.).
- Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Hà Nội..
- Trịnh Quốc Toản (2011), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, Hà Nội..
- Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Võ Khánh Vinh Những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tội phạm về môi trường trong Bộ luật Hình sự năm Nhà nước và pháp luật, (4), tr..
- Viện Nghiên cứu lập pháp (2009), Hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường: thực trạng và một số kiến nghị, Báo cáo chuyên đề tháng 4, Hà Nội..
- VnEconomy, Xử phạt vi phạm môi trường: “Hồi kết” khác biệt của Tung Kuang và Vedan.