« Home « Kết quả tìm kiếm

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên đại học ngành Phát triển nông thôn của Trường Đại học Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
- Các số liệu của đề tài nghiên cứu được thu thập từ 120 sinh viên đại học ngành PTNT tại Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (Viện PTĐB) và khoa PTNT của Trường ĐHCT thông qua bảng câu hỏi đã được soạn sẵn.
- Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, có 4 biến ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên ngành PTNT đó là giới tính, số giờ tự học, số buổi nghỉ học và tài liệu giảng viên cung cấp, trong đó 2 biến số giờ tự học và tài liệu giảng viên cung cấp có tương quan thuận với biến phụ thuộc KQHT của sinh viên, còn 2 biến giới tính và số buổi nghỉ học có tương quan nghịch với biến phụ thuộc KQHT của sinh viên..
- Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều hạn chế trong việc giảng dạy của đội ngũ giảng viên và học tập của sinh viên, trong đó phương pháp học tập của sinh viên là quan trọng nhất để đạt được kết quả cao.
- Do ngành đào tạo mới nên việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên là cần thiết và cấp bách, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học ngành PTNT của Trường ĐHCT, đặc biệt đảm bảo chuẩn đầu ra ngày càng đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao để phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng ĐBSCL..
- quy Logistic: Phương pháp này được sử dụng để xác định ảnh hưởng của một số yếu tố đến kết quả học tập (KQHT) của sinh viên ngành PTNT.
- KQHT của sinh viên được sử dụng là KQHT trong học kỳ II năm học 2013- 2014.
- (iii) theo nhận xét của sinh viên, giảng viên, KQHT của sinh viên thường có biến động lớn ở học kỳ 2.
- Do vậy, nhóm nghiên cứu sử dụng KQHT của học kỳ 2 trong mô hình nhằm giải thích một cách đầy đủ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên ngành PTNT.
- Khi Y = 1 khi sinh viên có KQHT cao.
- Y = 0 khi sinh viên có KQHT thấp.
- Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu và tài liệu có liên quan, có thể liệt kê như Lê Xuân Thái (2012), Nguyễn Hồ Anh Khoa (2007), Châu Mỹ Duyên (2013), Huỳnh Thị Thanh Thùy (2013), Bùi Lan Anh (2014) và kết hợp với khảo sát thực tế 120 sinh viên.
- Mô hình tổng quát xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên ngành PTNT như sau:.
- Trong đó: Y là biến KQHT của sinh viên, nhận giá trị 1 nếu sinh viên có KQHT cao và nhận giá trị 0 nếu sinh viên có KQHT thấp.
- Trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên (Huỳnh Thị Thanh Thùy, 2013) và của một số nghiên cứu trước có liên quan đã được đề cập ở trên gồm các biến cụ thể như sau: giới tính, làm thêm, tham gia hoạt động ngoại khóa, số giờ tự học, tham gia học nhóm, số buổi nghỉ học, chuẩn bị bài, tài liệu cung cấp của giảng viên, tiền trợ cấp từ gia đình (Bảng 1)..
- cấp X 8 Tài liệu giảng viên cung cấp cho sinh viên trong học kỳ II cho mỗi học phần.
- Không đầy đủ, ít = 0 + Tiền trợ cấp từ gia đình X 9 Số tiền mà gia đình gửi cho sinh viên sinh hoạt trong học kỳ II,.
- Các số liệu sử dụng được thu thập từ sinh viên 3 khóa gồm khóa 37, 38 và 39 ngành PTNT tại Viện PTĐB và Khoa PTNT trong năm học 2013- 2014.
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ bộ phận đào tạo của Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (Viện PTĐB), của Khoa PTNT, Phòng Công tác Sinh viên của Trường ĐHCT.
- Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), trong đó sử dụng công cụ: thảo luận nhóm sinh viên, phỏng vấn cán bộ am hiểu (KIP) trong lĩnh vực đào tạo để thu thập thông tin và đồng thời kết hợp với việc khảo sát bằng bảng câu hỏi trực tiếp từ 120 sinh viên.
- 3.1 Thực trạng tình hình học tập và rèn luyện của sinh viên ngành PTNT.
- 3.1.1 Thông tin về mẫu điều tra sinh viên Theo dữ liệu từ mẫu điều tra thực tế 120 sinh viên đại học ngành PTNT tại Viện PTĐB và Khoa PTNT.
- Trong đó, có 100 sinh viên của Viện PTĐB, chiếm tỉ lệ 83,3% và 20 sinh viên của Khoa PTNT, chiếm 16,7%.
- Nguồn: Kết quả khảo sát 120 sinh viên, 2014 Từ kết quả điều tra thực tế, sinh viên ngành PTNT hiện nay hầu hết là sinh viên đến từ khu vực nông thôn, chiếm 94,2%.
- sinh viên đến từ khu vực thành thị chiếm tỷ lệ rất ít chỉ 5,8%.
- Điều này phù hợp đối với ngành PTNT, vì sinh viên đến từ nông thôn với điều kiện sống và lớn lên gần gũi nông.
- Trong 120 sinh viên được phỏng vấn có 64 sinh viên nam chiếm 53,3% và số sinh viên nữ là 56 sinh viên chiếm 46,7%, cho thấy không có sự.
- chênh lệch lớn giữa giới tính sinh viên tham gia học tập ngành PTNT, tuy nhiên số lượng nam vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn..
- 3.1.2 Kết quả học tập của sinh viên ngành PTNT Hiện nay, sinh viên ngành PTNT được đánh giá có KQHT khá cao..
- Bảng 3: Kết quả học tập của sinh viên ngành PTNT học kỳ I và II năm học 2013-2014.
- Số lượng sinh viên.
- Trong học kỳ I, số lượng sinh viên đạt KQHT Xuất sắc và Giỏi (KQHT cao) có 32 sinh viên, chiếm tỷ lệ 26,7%.
- đa số sinh viên đạt KQHT Khá và Trung bình (KQHT thấp), với số sinh viên đạt loại Khá lớn nhất 75 sinh viên, chiếm 62,5%.
- loại Trung bình có 13 sinh viên chiếm 10,8%.
- Không có trường hợp sinh viên đạt KQHT loại Yếu, Kém..
- Do thích nghi dần với chương trình đào tạo của đại học, cộng với sự nỗ lực của sinh viên trong học tập nên ở học kỳ 2 năm học 2013-2014 sinh viên đạt KQHT cao hơn KQHT ở học kỳ I năm học 2013-2014.
- Trong học kỳ II, số lượng sinh viên đạt KQHT cao có 40 sinh viên, chiếm tỷ lệ 33,3.
- sinh viên đạt loại Khá cũng có số lượng lớn nhất, tuy nhiên đã giảm xuống còn 73 sinh viên, chiếm 60,8%.
- Không có trường hợp sinh viên đạt KQHT.
- 3.1.3 Điểm rèn luyện của sinh viên ngành PTNT Bên cạnh việc trao dồi kiến thức chuyên môn, học tập để nâng cao KQHT, sinh viên hiện nay cũng cần phải rèn luyện đạo đức của mình.
- Thông qua kết quả điểm rèn luyện (ĐRL) trong từng học kỳ mà nhà trường xác định được mức độ tham gia các hoạt động xã hội, ngoại khóa của sinh viên, sinh viên có vi phạm các quy định trong và ngoài nhà trường hay không.
- Bên cạnh đó, ĐRL cũng quyết định đến KQHT sinh viên, sinh viên đạt KQHT cao, nhất thiết ĐRL cũng phải tương đương hoặc cao hơn.
- Ngoài ra, hiện nay xã hội nói chung và các công ty sản xuất kinh doanh nói riêng cũng đánh giá cao tầm quan trọng về ĐRL của sinh viên trong học tập.
- Nhìn chung, hiện nay ĐRL của sinh viên ngành PTNT khá tốt.
- Bảng 4: Kết quả rèn luyện của sinh viên ngành PTNT trong học kỳ I và học kỳ II .
- Ở học kỳ I, số sinh viên xếp loại Xuất sắc là 35 sinh viên, chiếm 29,2%.
- sinh viên xếp loại Tốt là 55 sinh viên, chiếm 45,8%.
- sinh viên xếp loại Khá là 28 sinh viên, chiếm 23,3%.
- và chỉ có 2 sinh viên xếp loại Trung bình, chiếm 1,7%..
- Ở học kỳ II, số sinh viên xếp loại Xuất sắc có 44 sinh viên, chiếm 36,7%.
- sinh viên xếp loại tốt có 52 sinh viên chiếm, 43,3%.
- sinh viên xếp loại Khá có 22 sinh viên, chiếm 18,3%.
- Các sinh viên này cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, đặc biệt ở các sinh viên có điểm rèn luyện thuộc loại khá và trung bình, để đạt được kết quả rèn luyện (KQRL) cao hơn trong những học kỳ tiếp theo, bằng cách tích cực hơn trong việc tham gia hội đoàn, các hoạt động xã hội,....
- 3.1.4 Thuận lợi và khó khăn của sinh viên ngành PTNT trong học tập và rèn luyện.
- Thông qua kết quả phỏng vấn nhóm sinh viên ngành PTNT, phỏng vấn KIP và điều tra trực.
- Sinh viên được sự hướng dẫn và giảng dạy tận tình từ ban lãnh đạo, cố vấn học tập, giảng viên của Viện PTĐB và khoa PTNT.
- Giảng viên có kiến thức và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học từ đó cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế và hữu ích nhất trong quá trình học tập.
- Các cơ sở vật chất phục vụ cho việc học của sinh viên ngày càng được chú trọng.
- Bên cạnh đó, Viện PTĐB còn tổ chức các buổi sinh hoạt học thuật thu hút sự quan tâm của sinh viên..
- Viện PTĐB và khoa PTNT luôn quan tâm đến việc rèn luyện thể chất cũng như rèn luyện đạo đức của sinh viên, thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào giải trí lành mạnh cho sinh viên tham gia như: hội thao truyên thống, lễ hội chào đón tân sinh viên, các chương trình văn nghệ truyền thống.
- Cơ sở vật chất hỗ trợ sinh viên tốt như phòng máy tính, thư viện và quỹ Khuyến học PTNT..
- Sinh viên gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức từ các học phần do ngành PTNT có tính chất rộng, nhiều học phần liên quan đến các lĩnh vực chuyên sâu về Kinh tế - Xã hội, kỹ thuật, chính sách và môi trường..
- Phương pháp học tập của sinh viên ngành PTNT còn nhiều hạn chế, chưa phát huy tinh thần tự học theo quy chế tín chỉ hiện hành.
- Theo kết quả điều tra có tới 67,5% sinh viên ngành PTNT chỉ.
- Phương pháp giảng dạy của giảng viên vẫn còn hạn chế, cụ thể có tới 56,7% ý kiến cho rằng nội dung giảng dạy của giảng viên hiện nay vẫn chưa rõ ràng và dễ hiểu, gây khó khăn cho việc tiếp thu kiến thức cho sinh viên..
- Theo đánh giá của sinh viên và giảng viên, hiện nay Viện PTĐB thiếu khu vui chơi và giải trí cho sinh viên, điều này gây khó khăn cho việc tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh cho sinh viên sau giờ học..
- Hầu hết 94,2 % sinh viên ngành PTNT đến từ vùng nông thôn có điều kiện kinh tế còn khó khăn, điều kiện kinh tế gia đình của sinh viên có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và học tập của sinh viên..
- Có khoảng 28,3 % sinh viên ngành PTNT có đi làm thêm, việc đi làm thêm tuy có thể giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập phụ giúp chi tiêu sinh hoạt và có thêm nhiều kiến thức thực tế bên ngoài xã hội, tuy nhiên nếu không có được công việc phù hợp thì có thể ảnh hưởng xấu đến KQHT thậm chỉ bỏ bê việc học..
- 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên ngành PTNT.
- Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên ngành PTNT là căn cứ quan trọng để đề xuất giải pháp nâng cao KQHT của sinh viên ngành PTNT tại Viện PTĐB cũng như tại Khoa PTNT của trường ĐHCT.
- Từ kết quả phân tích (Bảng 6), phương trình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên ngành PTNT như sau:.
- 10%) thì biến X 4 (số giờ tự học) và D 8 (tài liệu giảng viên cung cấp) có mối tương quan thuận với biến Y (KQHT của sinh viên), do đó khi số giờ tự học của sinh viên tăng lên và tài liệu được giảng viên cung cấp đầy đủ thì KQHT của sinh viên được nâng cao hơn, trong thực tế cũng cho thấy điều này là đúng.
- KQHT của sinh cao hơn khi sinh viên dành nhiều thời gian tự học để hoàn thiện kiến thức của bản thân.
- Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi D 8 tăng một giá trị 0,929 trong log-odds của KQHT của sinh viên, xác suất KQHT của sinh viên đạt được kết quả cao tăng 2,5 lần.
- tăng một giá trị 0,003 trong log-odds của KQHT của sinh viên, xác suất KQHT của sinh viên đạt được kết quả cao tăng 1,0 lần, cụ thể hơn, nếu thời gian tự học trong 1 học kỳ của sinh viên tăng lên 1 đơn vị (giờ) thì xác suất để sinh viên có KQHT cao tăng 1,0 lần, cũng có nghĩa số giờ tự học mỗi ngày càng tăng, khả năng sinh viên đạt được KQHT cao càng lớn.
- Tức là, số lượng sinh viên nam và số buổi nghỉ học của sinh viên trong 1 học kỳ tăng lên thì KQHT của sinh viên đạt được kết quả cao giảm xuống (tức là KQHT thấp)..
- Trong điều kiện các biến khác không đổi, khi số lượng sinh viên nam tăng một giá trị 0,885 trong log-odds của KQHT của sinh viên, có nghĩa là xác suất KQHT của sinh viên đạt kết quả cao đã giảm 0,4 lần, cũng có thể hiểu sinh viên nam có KQHT chưa tốt so với nữ.
- Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận ra việc nghỉ học thường xuyên có ảnh hưởng xấu đến KQHT, khi số buổi nghỉ học trong 1 học kỳ tăng, KQHT của sinh viên sẽ giảm..
- Tương tự, trong điều kiện các biến khác không đổi, khi số buổi nghỉ học của sinh viên tăng một giá trị 0,207 trong log-odds của KQHT của sinh viên, xác suất KQHT của sinh viên đạt được kết quả cao sẽ giảm 0,8 lần.
- Thực tế cũng cho thấy, việc đi học đầy đủ hay không cũng ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên trong 1 học kỳ, nếu sinh viên nghỉ học quá nhiều, lượng kiến thức sinh viên bỏ qua càng nhiều từ đó dẫn đến KQHT của sinh viên bị giảm sút đáng kể..
- Ngoài các yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt đến KQHT của sinh viên ngành PTNT, các yếu tố khác đã được nêu trên thực tế cũng có ảnh hưởng, tuy nhiên chưa rõ rệt và không có ý nghĩa thống kê (Sig.
- 15%) sẽ có ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên theo chiều nghịch và khi các biến khác không đổi, nếu tăng một giá trị 0,846 trong log-odds của KQHT của sinh viên, xác xuất KQHT của sinh viên đạt kết quả cao sẽ giảm 0,4 lần, cũng đồng nghĩa khi sinh viên đi làm thêm thì xác suất KQHT đạt kết quả cao sẽ thấp..
- 3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên bậc đại học ngành PTNT của Trường Đại học Cần Thơ.
- Kết quả phân tích của mô hình hồi quy Binary Logistic đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên ngành PTNT đó là giới tính, thời gian tự học, số buổi nghỉ học trong học kỳ và tài liệu giảng viên cung cấp cho sinh viên có đầy đủ hay không.
- Kết hợp kết quả từ mô hình Binary Logistic và thực trạng tình hình học tập hiện nay của sinh viên PTNT, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:.
- Đối với sinh viên:.
- Sinh viên ngành PTNT cần dành nhiều thời gian hơn cho việc tự học, đặc biệt là đối với các sinh viên nam, do đặc thù các sinh viên nam ít dành thời gian và chú tâm đến việc học tập hơn sinh viên nữ.
- Sinh viên phải hạn chế tối đa việc nghỉ học, bỏ tiết.
- Sinh viên cần tích cực chủ động học tập và rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như các kỹ năng, kiến thức khác cần thiết cho học tập và công việc sau này..
- Giảng viên cần cung cấp đầy đủ các nguồn tài liệu học tập chính thức, cũng như các nguồn tài liệu có liên quan cho sinh viên.
- Đây là điều kiện để sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu đầy đủ các kiến thức của môn học, bên cạnh việc lắng nghe trên lớp, sinh viên có thể tự học tại nhà dễ hơn..
- Sinh viên ngành PTNT có KQHT khá tốt với khoảng 90% sinh viên đạt KQHT từ khá trở lên..
- Không có sinh viên nào có KQHT yếu, kém.
- Các sinh viên ngành PTNT có ĐRL rất cao, trong cả 2 học kỳ của năm học 2013-2014 chỉ có 1,7% sinh viên có ĐRL trung bình, trong đó ĐRL xếp loại khá chiếm tỉ lệ cao nhất khoảng 45%..
- Các yếu tố giới tính, thời gian tự học, số buổi nghỉ học và nguồn tài liệu giảng viên cung cấp có ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên ngành PTNT với mức ý nghĩa 10%.
- Các yếu tố khác như làm thêm, các hoạt động ngoại khóa, việc học nhóm, tìm hiểu nội dung và mục tiêu học phần môn học hay số tiền trợ cấp từ gia đình của sinh viên có ảnh hưởng chưa rõ đến KQHT của sinh viên ngành PTNT..
- Sinh viên ngành PTNT cần thực hiện các giải pháp đã nêu trên để có thể đạt được KQHT cao góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học của ngành PTNT.
- Đồng thời, giảng viên các Khoa/Viện có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của đề tài và vận dụng trong đào tạo và giảng dạy cho sinh viên ngành PTNT và các chuyên ngành khác..
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Khu Hòa An – Trường Đại học Cần Thơ.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của việc sử dụng quỹ thời gian đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế – Quản trị Kinh doanh, ĐHCT