« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN: TRƯỜNG HỢP CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN:.
- TRƯỜNG HỢP CỦA SINH VIÊN KHOA KINH TẾ &.
- Sử dụng 2 giờ tự học, tự học, sinh viên tự học, thời gian tự học, Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Keywords:.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh được thực hiện dựa trên bộ dữ liệu khảo sát từ 523 sinh viên vào tháng 4/2014.
- Kết quả thống kê cho thấy, sinh viên sử dụng 2,45 tiết tự học cho 1 tiết lên (50 phút).
- Tuy nhiên, có sự biến thiên lớn giữa các sinh viên trong việc dành thời gian tự học, từ tiết tự học/1 tiết lên lớp.
- Kết quả phân tích hàm hồi quy đa biến cho thấy, các yếu tố như điểm đầu vào đại học, điểm trung bình tích lũy trong thời gian học đại học, bài tập nhóm có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng thời gian tự học của sinh viên.
- trong khi đó, các yếu tố như số lượng tín chỉ đăng ký học, đi làm thêm, học vượt tiến độ làm cho thời gian tự học của sinh viên sẽ ít đi.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện, sinh viên chưa khai thác tốt các cơ sở vật chất hỗ trợ tự học (máy tính cá nhân, internet) cho tự học.
- Các giải pháp được đề xuất bao gồm: phát huy tích cực vai trò của cố vấn học nhằm nâng cao chất lượng tư vấn cho sinh viên.
- phát huy tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm của giảng viên trong cải tiến phương pháp đánh giá học phần sẽ giúp sinh viên sử dụng nhiều thời gian cho tự học hơn..
- Chương trình đào tạo phải được tổ chức sao cho mỗi sinh viên có thể tìm được một cách học phù hợp nhất với mình, học chế tín chỉ đã đáp ứng được yêu cầu này và đã được nhiều trường đại học trên toàn thế giới áp dụng.
- Một đặc điểm quan trọng của học chế tín chỉ là để chuẩn bị cho một giờ học trên lớp, sinh viên phải có ít nhất 2 giờ tự học ở ngoài lớp.
- Thời lượng của các học phần trong học chế tín chỉ thường được cắt nhỏ, do đó thời gian trình bày kiến thức bị hạn chế, việc tự học của sinh viên trở nên vô cùng quan trọng..
- Trong lịch sử giáo dục ở Việt Nam, yếu tố tự học luôn được đề cao và khuyến khích.
- Quy mô giáo dục được mở rộng khi có phong trào toàn dân tự học”.
- Nghị quyết Hội nghị lần hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục Đào tạo… bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học.
- Có nhiều cách hiểu khác nhau về tự học..
- Nguyễn Cảnh Toàn và ctv (2002) cho rằng “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Tuy nhiên, ngoài giờ lên lớp, sinh viên có rất nhiều hoạt động khác nhau ngoài tự học như hoạt động chính trị xã hội, hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động thể dục thể thao, hoạt động vui chơi giải trí và hoạt động tạo thu nhập.
- sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên..
- còn các yếu tố khách quan bao gồm điều kiện cơ sở vật chất, môi trường, mục tiêu đào tạo của trường đại học, quy định của nhà trường về việc đánh giá kết quả làm việc ngoài giờ của sinh viên.
- Đối với hoạt động tự học, có sự khác biệt rõ ràng giữa những sinh viên các trường khác nhau, ở các nơi cư trú, giới tính trong việc sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp cho việc tự học..
- Theo Gettinger (1985), kiến thức và kỹ năng của sinh viên trước khi vào trường đại học có tác động tích cực đến năng lực tự học và khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên.
- Glaser (1991, việc thiết kế chương trình đào tạo theo hướng tối thiểu hóa thời gian dạy trên lớp có tác dụng tối ưu hóa quá trình tự học của sinh viên.
- Nghiên cứu của Walberg và Tsai (1984), thời gian sinh viên dành cho tự học có tương quan nghịch với thời gian dự học trên lớp.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu của Vossensteyn (2009), sinh viên có thời gian đi làm thêm càng nhiều thì thời gian dành cho học tập càng ít và kết quả học tập của sinh viên càng kém và thậm chí bỏ học..
- Hoạt động tự học của sinh viên nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng bộ và Chính quyền các cấp của nhà Trường trong nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá thực trạng về sử dụng thời gian tự học của sinh viên.
- phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên.
- và đề xuất các giải pháp nhằm tạo điều kiện, khai thác hợp lý thời gian tự học của sinh viên..
- Số liệu bao gồm 523 quan sát được điều tra vào tháng 4/2014 bằng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp sinh viên chính quy của Khoa Kinh tế &.
- Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Cần Thơ, bao gồm các sinh viên đang học năm thứ nhất đến năm thứ.
- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo các lớp học phần của sinh viên năm thứ 2 – 4, có giờ học trong tuần cuối tháng 4.
- Dựa trên các nghiên cứu của Walberg và Tsai (1984), Gettinger (1985), Glaser (1991) và (Vossensteyn, 2009), các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên được tổng hợp từ 3 nhóm yếu tố bao gồm năng lực và điều kiện cá nhân của sinh viên, hoạt động đào tạo và cơ sở vật chất hỗ trợ tự học.
- Để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố này với thời gian tự học của sinh viên, nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy đa biến..
- Y là biến phụ thuộc - thời gian tự học của sinh viên, được đo lường bằng hệ số tiết tự học trên một tiết lên lớp (50 phút).
- Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng số thời gian bình quân dành cho hoạt động tự học trong một tuần chia tổng số thời gian lên lớp trong tuần.
- Thời gian tự học bao gồm thời gian làm bài tập nhóm, thời gian xem bài trước và sau khi lên lớp, thời gian tìm kiếm tài liệu, học tập từ internet, thư viện..
- 13) là biến độc lập – các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên bao gồm các yếu tố về đặc điểm cá nhân và năng lực của sinh viên (giới tính, nơi ở, loại sinh viên, điểm đậu đại học, điểm trung bình tích lũy, thâm niên học tập tại trường, làm thêm ngoài giờ).
- và các yếu tố về cơ sở vật chất hỗ trợ tự học (máy tính cá nhân, internet).
- Sinh viên chính quy = 1.
- sinh viên khác = 0 (liên thông chính quy, bằng 2).
- Nếu nhà ở của sinh viên có internet = 1.
- 3.1 Đặc điểm, quá trình học tập và cơ sở vật chất phục vụ tự học của sinh viên.
- Kết quả phân tích thống kê về các đặc điểm cá nhân, quá trình học tập và cơ sở vật chất phục vụ tự học của sinh viên được mô tả ở Bảng 2..
- Trong 523 sinh viên được khảo sát, sinh viên nữ chiếm 74%, các sinh viên được khảo sát chủ.
- yếu đang học năm thứ 2 và năm 3, trong đó sinh viên chính quy chiếm 84%, còn lại là các sinh viên liên thông chính quy và bằng 2.
- Điểm trung bình tích lũy đến thời điểm khảo sát của sinh viên là 2,92/4,0.
- sinh viên ở trọ trong ký túc xá của Trường chiếm 17%, ngoài trường chiếm 83%.
- Bên cạnh đó, có khoảng 21% sinh viên được khảo sát có đi làm thêm, phần lớn các sinh viên thuộc về sinh viên liên thông chính quy.
- Số sinh viên được khảo sát có máy tính cá nhân chiếm 85%, đồng.
- thời có 84% sinh viên ở trọ tại nơi có kết nối internet.
- học và điều kiện tiếp cận thông tin từ internet của sinh viên là khá tốt..
- Bảng 2: Đặc điểm, quá trình học tập và cơ sở vật chất hỗ trợ tự học của sinh viên được khảo sát năm 2014.
- Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có 70% sinh viên xây dựng kế hoạch học tập dưới 8 học kỳ chính của chương trình đào tạo 4 năm (120 tín chỉ), đa số sinh viên dự kiến hoàn chỉnh chương trình học trong thời gian 3,5 năm, trong khi đó chỉ có 2% sinh viên xây dựng kế hoạch học tập kéo dài trên 4 năm.
- Tại học kỳ đang học (học kỳ 2 năm học sinh viên đăng ký học trung bình là 17,47 tín chỉ, một số sinh viên đang học học kỳ cuối có số tín đăng ký tới mức tối đa theo quy định là 25 tín chỉ.
- Trong các học phần sinh viên đang học, có 57% số học phần có yêu cầu làm bài tập.
- 3.2 Thời gian tự học của sinh viên.
- Thời gian tự học của sinh viên là quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp được sinh viên sử dụng cho các hoạt động ngoài lớp học như làm bài tập nhóm, thu thập dữ liệu, đọc tài liệu trước và sau khi lên lớp, đọc tài liệu từ internet, thư viện,… Kết quả khảo sát về thời gian tự học trung bình của sinh viên được trình bày ở Bảng 3..
- Bảng 3: Hệ số số tiết tự học trên số tiết lên lớp của sinh viên được khảo sát năm 2014.
- ĐVT: số tiết tự học/1 tiết lên lớp.
- Hoạt động tự học.
- Kết quả phân tích thống kê cho thấy, sinh viên giành 2,45 tiết để tự học cho 1 tiết lên lớp.
- Như vậy, thời gian tự học của sinh viên đạt yêu cầu của hệ thống đào tạo theo tín chỉ (1 giờ lên lớp, 2 giờ tự học).
- Tuy nhiên, xét về cơ cấu thời gian dành cho các hoạt động tự học thì có tiết).
- thời gian tự học của sinh viên dành cho làm bài tập nhóm và xem lại bài sau khi lên lớp.
- Phát hiện này cho thấy, hoạt động tự học của sinh viên chủ yếu gắn liền với các hoạt động đánh giá học phần.
- Thời gian sinh viên dành cho xem tài liệu trước giờ lên lớp chỉ chiếm 10% thời gian tự học.
- cho thấy, hoạt động học tập của sinh viên khá thụ động, chủ yếu học những gì sau khi được dạy, được hướng dẫn..
- Kết quả thống kê cũng cho thấy, giá trị độ lệch chuẩn của tất cả các chỉ tiêu đều rất lớn, gần bằng với giá trị trung bình, tức có sự biến thiên (độ lệch) về việc sử dụng thời gian cho các hoạt động tự học giữa các sinh viên là rất lớn, đặc biệt hoạt động tham gia làm bài tập nhóm có độ lệch chuẩn rất cao thể hiện hoạt động tham gia làm bài tập nhóm giữa các thành viên trong nhóm chưa đồng đều, có sinh viên sử dụng đến 3,3 tiết làm bài tập nhóm cho 1 tiết lên lớp trong khi có sinh viên không dành.
- 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên.
- Dữ liệu đã được kiểm tra và khắc phục các hiện tượng tự tương quan (autocorrelation), đa cộng tuyến (multicolinearity) và phương sai thay đổi (heteroskedasticity) trước khi đưa vào phân tích bởi Stata 13, kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên được trình bày ở Bảng 4..
- Bảng 4: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên.
- Kết quả phân tích ở Bảng 3 cho thấy, các yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân và hoạt động đào tạo có ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên.
- Bên cạnh đó, các biến trong nhóm yếu tố về phương tiện hỗ trợ tự học đều không có ý nghĩa thống kê..
- Phát hiện này cho thấy, sinh viên chưa khai thác tốt các phương tiện hỗ trợ tự học (máy tính cá nhân, internet) cho các hoạt động tự học..
- Biến giới tính cho thấy, sinh viên nam có thời gian tự học ít hơn sinh viên nữ.
- Bên cạnh đó, sinh viên ở ký túc xá của nhà trường giành nhiều thời gian tự học hơn sinh viên ở nơi khác.
- Kết quả này thể hiện môi trường học tập và phong trào học tập của sinh viên ở ký túc xá sôi động hơn các nơi khác.
- Với hệ số dương của biến điểm đầu vào đại học cho thấy những sinh viên có điểm thi đại học.
- đầu vào càng cao thì khả năng tự học càng lớn.
- Kết quả này hàm ý rằng chất lượng đầu vào thể hiện năng lực tự học của sinh viên.
- Phát hiện này được khẳng định thêm khi biến điểm trung bình tích lũy cũng có hệ số tương quan thuận với thời gian tự học, nghĩa là các sinh viên càng giỏi, càng dành nhiều thời gian tự học hơn.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện những sinh viên có tỷ lệ học phần được yêu cầu làm bài tập nhóm càng nhiều thì dành nhiều thời gian tự học hơn sinh viên khác..
- Ngược lại, việc đi làm thêm giờ đã ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên, những sinh viên có đi làm thêm, thời gian tự học ít hơn sinh viên không đi làm thêm.
- Bên canh đó, những sinh viên lập kế hoạch tập nhanh, có số tín.
- chỉ đăng ký học càng nhiều thì thời gian tự học sẽ càng ít..
- Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên cho thấy hoạt động tự học của sinh viên phụ thuộc vào năng lực cá nhân của sinh viên, chất lượng đầu vào, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá học phần, tiến độ học tập của sinh viên.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện, sinh viên chưa khai thác tốt các sở vật chất hỗ trợ hoạt động tự học, tự làm giàu kiến thức cho mình..
- Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tự học của sinh viên Khoa Kinh tế &.
- Quản trị Kinh doanh được thực hiện dựa trên bộ dữ liệu khảo sát từ 523 sinh viên.
- Kết quả thống kê cho thấy, hoạt động tự học của sinh viên đảm bảo tốt yêu cầu của hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ (2 tiết tự học cho 1 tiết lên lớp).
- Kết quả phân tích hàm hồi quy đa biến cho thấy, thời gian tự học của sinh viên phụ thuộc vào năng lực cá nhân của sinh viên, chất lượng đầu vào, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá học phần, tiến độ học tập của sinh viên.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện, sinh viên chưa khai thác tốt các sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động tự học, tự làm giàu thêm kiến thức cho mình.
- Nghiên cứu khuyến nghị, cố vấn học tập cần đánh giá sâu sát năng lực học tập của sinh viên trước khi cho sinh viên xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập để học vượt tiến độ của chương trình.
- Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá học phần là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tự học của sinh viên, giáo viên cần hướng dẫn cho sinh viên tự học phần kiến thức bổ sung có liên quan đến học phần giảng dạy và có phương pháp đánh giá thích hợp cho hoạt động tự học này.
- Bên cạnh đó, cố vấn học tập và các đoàn thể cần tăng cường hướng dẫn sinh viên sử dụng cơ sở vật chất phục vụ tự học (máy tính cá nhân, internet).
- Sự tham gia tích cực của cố vấn học tập và tinh thần nhiệt huyết của giảng viên là nền tảng căn bản giúp sinh viên cải thiện chất lượng tự học, tự nâng cao, mở rộng kiến thức của mình để đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động ngày càng cao của xã hội..
- Lê Công Triêm (2001), Bồi dưỡng thời gian tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên đại học, Tạp chí Giáo dục, số 8, tr 30 – 35.