« Home « Kết quả tìm kiếm

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Thông qua số liệu điều tra trực tiếp từ 150 hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh, 90 hộ Chăm ở tỉnh An Giang và áp dụng mô hình phân tích hồi qui tuyến tính cho thấy, các nhân tố tác động đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập của hộ, độ tuổi của lao động trong hộ và tiếp cận với các chính sách hỗ trợ.
- Trong đó, nhân tố số nhân khẩu và độ tuổi của lao động trong hộ tỷ lệ nghịch với thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc, nhân tố số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ có tác động mạnh nhất đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc thiểu số ở ĐBSCL..
- Từ khóa: sinh kế, nguồn lực, dân tộc thiểu số, thu nhập bình quân.
- Do những điều kiện khách quan lẫn chủ quan nên đời sống kinh tế xã hội của người Chăm và người Khmer thường không ổn định.
- của hộ dân tộc Chăm và Khmer, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/người của hộ dân tộc từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người Chăm và người Khmer.
- Mô hình hồi qui tuyến tính được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/người/tháng của người Khmer ở Trà Vinh và người Chăm ở An Giang.
- Trong đó: Biến phụ thuộc Y là thu nhập bình quân/người/tháng.
- Số hoạt động tạo thu nhập, nhận giá trị tương ứng với số hoạt động tạo ra thu nhập của hộ.
- (trình độ học vấn trung bình của lao động trong hộ) để so sánh, kiểm chứng mức độ tác động của trình độ học vấn đến thu nhập bình quân/người/tháng của hộ dân tộc thiểu số..
- 3.1 Phân tích nguồn lực của người Chăm và người Khmer 3.1.1 Về nguồn nhân lực.
- Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế cho người dân tộc thiểu số bởi lẽ trong bất kì loại hình sản xuất nào thì yếu tố con người luôn là sự quan tâm hàng đầu.
- Qua số liệu điều tra cho thấy, độ tuổi trung bình của chủ hộ người Chăm là 53 tuổi, độ tuổi trung bình của người lao động trong hộ là 32 tuổi.
- Với kết cấu độ tuổi như vậy thì người trụ cột trong gia đình sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý và lựa chọn sinh kế cho cả gia đình, còn người lao động trong hộ ở giai đoạn này có nhiều sáng tạo hơn trong lao động và có sức khỏe tốt hơn, đây chính là độ tuổi thích hợp cho người lao động tạo ra thu nhập cho gia đình.
- Nếu xét về lao động tạo ra thu nhập cho gia đình thì tuổi trung bình là 35.
- Ở độ tuổi này, đối với những hộ không có đất sản xuất thì lao động rất khó tìm việc trong những doanh nghiệp mà chỉ thích hợp với những công việc làm thuê thời vụ ở địa phương hoặc nơi khác để tạo ra thu nhập cho gia đình..
- Bảng 2: Trình độ học vấn của chủ hộ và người lao động.
- Trình độ học vấn Người Chăm Người Khmer.
- Thực tế điều tra ở các hộ dân tộc Chăm cho thấy, tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp 1 là 46,7%, tỷ lệ chủ hộ không biết chữ là rất cao (31,7.
- Trình độ học vấn của người Khmer ở Trà Vinh cũng còn rất hạn chế, tỷ lệ chủ hộ có trình độ cấp 1 chiếm cao nhất (45,8.
- Xét về trình độ học vấn của lao động trong hộ cho thấy, tỷ lệ lao động của hộ Khmer có trình độ học vấn cao hơn hộ Chăm, một điều quan trọng cần lưu ý là tỷ lệ không biết chữ của lao động trong hộ Chăm (22,6%) và hộ Khmer (13,3%) khá cao, bên cạnh đó tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng/đại học của cả người Chăm và người Khmer đều rất thấp, đây là một nhân tố cản trở rất lớn đến tiếp cận việc làm, tạo thu nhập của người lao động.
- Tóm lại, trình độ họ vấn ở người Chăm và người Khmer vẫn còn thấp rất thấp.
- Xét về tiêu chí số nhân khẩu trong gia đình người Chăm cho thấy, tỷ lệ hộ có số nhân khẩu từ 4 đến 5 người chiếm rất cao (50.
- tỷ lệ hộ có từ 6 người trở lên chiếm đến 40%, từ đó cho thấy gia đình của người Chăm khá đông nhân khẩu.
- Người Chăm Người Khmer.
- Hình 1: Tỷ lệ vay vốn của hộ gia đình người dân tộc phân theo nguồn vay.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy, có khoảng 50% hộ dân tộc Khmer và dân tộc Chăm thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, điều này được thể hiện ở tỷ lệ vay vốn của người Chăm là 50%, còn tỷ lệ vay vốn của người Khmer là 51%..
- Trong các đối tượng cho vay mà người Khmer và người Chăm có thể tiếp cận thì Hội nhóm, Câu lạc bộ là đối tượng được người Khmer và người Chăm chọn nhiều nhất, kế đến là vay vốn từ người quen, bà con và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tỷ lệ hộ chọn vay vốn đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội rất thấp, điều này cho thấy khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức của hộ dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế.
- Đối với người Chăm thì các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức là: trình độ học vấn của chủ hộ, số thành viên trong hộ, diện tích đất của hộ, loại hộ nghèo và tham gia sản xuất nông nghiệp..
- do người Khmer ở Trà Vinh chuyên sản xuất nông nghiệp và đây cũng là nghề mang lại thu nhập chính cho hộ.
- motuor (32%) khá cao, trong khi tỷ lệ này của hộ Chăm khá thấp..
- Các ngành nghề truyền thống được biết đến của người Chăm như dệt thổ cẩm và may, thêu, còn người Khmer thì làm nương làm rẩy… Người Chăm và người Khmer nếu có thể tận dụng nguồn lực này thì sẽ dễ dàng bắt kịp thông tin, hỗ trợ từ các Hội nhóm, Câu lạc bộ cùng giúp đỡ nhau làm kinh tế gia đình.
- Từ kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ người Chăm và người Khmer tham gia vào Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thành niên khá thấp.
- Hình 2: Tỷ lệ tham gia các Hội đoàn thể của người dân tộc.
- Nếu xét về nguồn lực tự nhiên thì đây cũng là yếu tố thuận lợi cho phát triển sinh kế của người Chăm và người Khmer.
- Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã có rất nhiều chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở những địa bàn có cộng đồng người dân tộc.
- Theo kết quả khảo sát thực tế, đa số hộ dân tộc nhận xét rằng, điều kiện đường nông thôn đáp ứng khá tốt đời sống sinh hoạt của hộ.
- Phương tiện đi lại đáp ứng tốt nhu cầu của hộ dân tộc.
- Việc tiếp cận với nguồn nước sạch của hộ dân tộc đã được cải thiện hơn trước rất nhiều.
- Hầu hết hộ dân tộc đánh giá hệ thống giáo dục đáp ứng khá tốt nhu cầu học tập của con em địa phương.
- Trạm y tế chỉ có ở cấp xã, đáp ứng tương đối tốt nhu cầu khám chữa bệnh cho cộng đồng người dân tộc địa phương.
- 3.2 Thực trạng đời sống của người Chăm và người Khmer.
- ngày như nhà cửa, phương tiện sinh hoạt, các thiết bị tiện nghi trong gia đình… Để đánh giá về chất lượng cuộc sống của cộng đồng người Chăm và người Khmer, nghiên cứu khảo sát các tiêu chí về loại nhà ở, các phương tiện sinh hoạt trong hộ và nhận định về cuộc sống..
- Với kết quả điều tra cho thấy, hầu hết người Chăm sinh sống trong nhà kiên cố và bán kiên cố chiếm 98%, nhà tre lá chỉ có 2%.
- Thực tế khảo sát còn cho thấy, hầu hết các hộ Chăm đều được nhà nước hay chính quyền địa phương trợ cấp cho mỗi hộ một ngôi nhà ở khu chung cư của người Chăm..
- Nếu như hộ dân tộc nào có nhiều và đa dạng phương tiện sinh hoạt thì chất lượng cuộc sống của hộ đó được nâng cao và ngược lại.
- Xét về phương tiện đi lại: người Chăm có số lượng phương tiện đi lại nhiều hơn so với người Khmer.
- Cụ thể, 78,3% người Chăm có xe gắn máy, trong khi chỉ có 39% người Khmer có xe gắn máy.
- Về xuồng máy có hơn 90% hộ Chăm và người Khmer không có.
- Nhìn chung, phương tiện đi lại chưa đáp ứng nhu cầu của người Khmer và người Chăm.
- Xét về phương tiện truyền thông: Tỷ lệ người Chăm có các phương tiện truyền thông đầy đủ hơn người Khmer.
- Nhìn chung, phương tiện sinh hoạt trong gia đình của người Khmer vẫn còn thiếu thốn hơn so với người Chăm.
- Ngoài ra, ta thấy tỷ lệ hộ có máy may ở người Chăm chiếm 40%, vì đây là phương tiện để các chị em phụ nữ người Chăm thực hiện may, thêu các loại thổ cẩm đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho hộ, thậm chí nó còn là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ..
- Bảng 3: Nhận định về cuộc sống tương lai của người Chăm và người Khmer Người Chăm Người Khmer Tần số (hộ) Tỷ lệ.
- Theo kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người Khmer và người Chăm đều nhận định về cuộc sống hiện tại tốt hơn so với trước, trong khi người Khmer nhận định về cuộc sống hiện tại khá hơn trước chiếm tỷ lệ khá cao (74%) thì người Chăm.
- 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người Chăm và người Khmer Qua điều tra thực tế cho thấy, tỷ lệ hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo ra thu nhập của người Khmer lớn hơn so người Chăm.
- Cụ thể, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của người Chăm chiếm 20% thu nhập, còn người Khmer thì thu nhập từ nông nghiệp chiếm đến 46,7%.
- Điều này là do người Khmer Trà Vinh có đất sản xuất nông nghiệp nhiều hơn người Chăm An Giang.
- Còn trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ thì tỷ lệ người Chăm tham gia rất cao (51,7.
- Điều này có thể lý giải thực tế là tỷ lệ người Chăm tham gia các hoạt động dệt thổ cẩm, may mặc truyền thống, mua bán nhỏ,… rất cao.
- Đối với công việc nhận lương hàng tháng thì tỷ lệ người Khmer và người Chăm tham gia rất ít, trung bình là 15,2%.
- Ngoài ra, nhiều hộ Khmer và Chăm còn tham gia các hoạt động khác để tạo ra thu nhập cho gia đình, chẳng hạn như: làm thuê, sửa xe, mua ve chai, bán vé số,… Những hoạt động này rất bấp bênh, thu nhập khá thấp và thường không ổn định.
- Cũng theo kết quả điều tra cho thấy, thu nhập bình quân/người/tháng của hộ Khmer là khoảng 740.000 đồng, trong khi thu nhập bình quân/người/tháng của hộ Chăm là 550.000 đồng.
- Tuy nhiên, vẫn có một số hộ Chăm và Khmer có mức thu nhập/người/tháng khá cao, khoảng 5.000.000 đồng..
- Việc xác định các nhân tố tác động đến thu nhập/người/tháng của hộ Chăm và hộ Khmer là căn cứ quan trọng để đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người Chăm và người Khmer.
- Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập/người/tháng của hộ Chăm và hộ Khmer.
- Hệ số R 2 hiệu chỉnh của 2 mô hình khoảng 60% có nghĩa là 60% sự biến thiên của thu nhập/người/tháng được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào trong từng mô hình..
- 10%) thì có 3 biến tác động cùng chiều với biến thu nhập/người/tháng của hộ và 2 biến tác động nghịch chiều.
- Cụ thể: trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập, tiếp cận chính sách hỗ trợ tương quan thuận với thu nhập/người/tháng của hộ Chăm và hộ Khmer, hay nói cách khác là trình độ học vấn của chủ hộ và trình độ học vấn của lao động trong hộ cao hơn, hộ có nhiều hoạt động tạo thu nhập, hộ được sự hỗ trợ của nhà nước hay chính quyền địa phương thì thu nhập/người/tháng của hộ dân tộc sẽ tốt hơn.
- Ngược lại, số nhân khẩu của hộ và độ tuổi của lao động trong hộ có tác động nghịch chiều với thu nhập của hộ hay nói cách khác, nếu số nhân khẩu của hộ càng tăng và độ tuổi của lao động trong hộ càng cao thì thu nhập/người/tháng của hộ dân tộc sẽ càng giảm, điều này được giải thích thực tế là do hầu hết người Khmer và người Chăm tham gia các hoạt động tạo thu nhập là các việc làm “chân tay” chủ yếu sử dụng sức khỏe để tạo thu nhập.
- Vì thế, nếu tuổi lao động càng cao thì sức khỏe giảm dần từ đó thu nhập sẽ hạn chế so với lúc sức khỏe còn tốt.
- Bên cạnh đó, thực tế nghiên cứu cho thấy, số người phụ thuộc trong hộ dân tộc thiểu số là khá cao nên trực tiếp làm giảm thu nhập bình quân/người/tháng của hộ..
- Nếu so sánh kết quả phân tích giữa 2 mô hình cho thấy, trình độ học vấn trung bình của lao động trong hộ có tác động đến thu nhập bình quân/người/tháng mạnh hơn trình độ học vấn của chủ hộ.
- Điều này được thể hiện ở hệ số Beta của X cao thứ hai (sau biến tiếp cận chính sách hỗ trợ) trong mô hình 2, chứng tỏ biến trình độ học vấn của lao động trong hộ tác động mạnh đến thu nhập bình quân/người/tháng của hộ.
- Trong khi ở mô hình 1, số hoạt động tạo thu nhập có hệ số Beta = 0,201, đây là biến có mức ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập/người/tháng của hộ dân tộc.
- Nhìn chung, cả 2 biến trình độ học vấn của 2 mô hình đều có ý nghĩa thống kê, điều này chứng tỏ trình độ học vấn của cả chủ hộ và lao động trong hộ điều rất quan trọng đối với việc nâng cao thu nhập/người/tháng của hộ dân tộc..
- 3.4 Một số giải pháp nâng cao thu nhập cho người Chăm và người Khmer Từ kết quả phân tích thực trạng nguồn lực sẵn có, đời sống và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập/người/tháng của hộ Chăm và hộ Khmer, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người Chăm và người Khmer như sau:.
- Trình độ học vấn của chủ hộ và lao động trong hộ dân tộc có tác động mạnh đến thu nhập của hộ chính vì thế phải nâng cao trình độ học vấn để góp phần tăng thu nhập cho hộ dân tộc, việc này được thực hiện: (1) Mở rộng mạng lưới các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông người nội trú ở cấp huyện và liên xã.
- thành lập quỹ khuyến học riêng nhằm hỗ trợ những con em người dân tộc có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.
- (2) Vận động người dân tộc tham gia phổ cập giáo dục nâng cao trình độ tri thức, thành lập các câu lạc bộ đọc sách, xây dựng thư viện, mở lớp giáo dục thường xuyên bồi dưỡng trình độ văn hóa cho người dân tộc, đặc biệt chú trọng đối tượng người Chăm và Khmer nghèo.
- huy động tối đa trẻ em người Khmer và người Chăm trong độ tuổi được đi học ở tất cả các bậc học, hạn chế tình trang bỏ học của học sinh Chăm và Khmer trong độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông..
- Thứ hai, giải pháp về hoạt động tạo thu nhập:.
- Yếu tố đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập sẽ làm tăng thu nhập cho người dân tộc.
- Vì thế, để tăng thu nhập, người Chăm và người Khmer cần đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập, để thực hiện được vấn đề này, cần phải có sự chung tay của người dân tộc và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương: (1) Người Chăm và người Khmer cần tích cực tham gia học nghề, tích cực tham gia và sáng tạo các hoạt động tạo thu nhập, đặc biệt là các hoạt động phi nông nghiệp nhằm phát huy các nguồn lực sẵn có của hộ.
- Có chính sách ưu đãi thỏa đáng đối với các đơn vị có sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số..
- Việc nhận được hỗ trợ từ nhà nước và chính quyền địa phương sẽ làm tăng thu nhập của hộ dân tộc.
- Vì thế, vấn đề tiếp cận chính sách hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương đối với người dân tộc là rất quan trọng.
- Để thuận lợi hơn trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ cho người dân tộc, cần thực hiện các vấn đề sau: (1) Vận động người dân tộc tích cực tham gia các hội đoàn thể của địa phương để được hỗ trợ về thông tin, chia sẽ các nguồn lực tài chính, kỹ thuật khi cần thiết;.
- (2) Cộng đồng người Chăm và người Khmer cần tích cực tham gia học tập, cập nhật thông tin của nhà nước và chính quyền địa phương để kịp thời tiếp cận với chính sách hỗ trợ..
- Từ kết quả phân tích cho thấy, biến vay vốn mặc dù không có ý nghĩa thống kê nhưng có tương quan thuận với thu nhập của người dân tộc, đồng thời tỷ lệ hộ dân tộc thiếu vốn để sản xuất kinh doanh là rất cao (50.
- Việc thiếu vốn đã làm hạn chế khả năng tham gia các hoạt động tạo thêm thu nhập cho người dân tộc vì.
- (2) Mở rộng hoạt động tín dụng cho hộ dân tộc nghèo, về số lượng tiền vay, thủ tục và thời hạn vay, phải gắn chặt với các đoàn thể, chính quyền địa phương và hệ thống khuyến nông, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của người dân tộc.
- Qua phân tích thực trạng nguồn lực, đời sống của người Chăm và người Khmer ở ĐBSCL cho thấy, bên cạnh nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội của người dân tộc khá dồi dào và phong phú thì nguồn nhân lực và nguồn tài chính vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là vấn đề trình độ học vấn và nguồn vốn sản xuất.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập/người/tháng của hộ Chăm và hộ Khmer là trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ học vấn của lao động trong hộ, số nhân khẩu trong hộ, số hoạt động tạo thu nhập, độ tuổi của lao động trong hộ, tiếp cận với các chính sách hỗ trợ.
- Với những giải pháp góp phần nâng cao thu nhập cho người dân tộc, tác giả kỳ vọng các cơ quan ban ngành hữu quan và các đối tượng có liên quan sẽ nghiên cứu và thực thi nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân tộc thiểu số ở vùng ĐBSCL trong thời gian tới..
- Phân tích tác động của dự án nâng cao đời sống đến thu nhập của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của các dân tộc thiểu số: nghiên cứu trường hợp người Khmer ở Trà Vinh và người Chăm ở An Giang..
- Thực trạng và giải pháp định hướng sinh kế cho các dân tộc thiểu số vùng ĐBSCL: trường hợp người Chăm ở An Giang và người Khmer ở Trà Vinh.
- Thực trạng đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ