« Home « Kết quả tìm kiếm

Cách tiếp cận tích hợp trong thiết kế học phần


Tóm tắt Xem thử

- CÁCH TIẾP CẬN TÍCH HỢP TRONG THIẾT KẾ HỌC PHẦN Nguyễn Thị Hồng Nam.
- Dạy và học, đánh giá, kết quả đầu ra, mô hình tích hợp, năng lực.
- Câu hỏi đặt ra là thiết kế chương trình và cùng với thiết kế học phần như thế nào để có thể hình thành và phát triển năng lực cho sinh viên, đáp ứng yêu cầu của xã hội và nghề nghiệp tương lai? Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ trình bày (1) quan niệm về chuẩn đầu ra của ngành đào tạo và mục tiêu học phần hay còn gọi là kết quả đầu ra dự kiến.
- (2) năng lực.
- (3) mô hình tích hợp trong thiết kế học phần, gồm 3 thành tố gắn kết với nhau: kết quả đầu ra – đánh giá – hoạt động dạy và học (Biggs and Tang, 2011).
- Sử dụng mô hình này trong thiết kế học phần sẽ góp phần trả lời câu hỏi đã nêu trong phần trên..
- Cách tiếp cận tích hợp trong thiết kế học phần.
- Chương trình từng ngành phải thể hiện được chuẩn đầu ra của ngành và nhiệm vụ của trường đào tạo ngành đó.
- Thiết kế nội dung HP cũng phải đáp ứng được các yêu cầu đã.
- Mô hình liên kết kết quả đầu ra– đánh giá – các hoạt động dạy và học là một mô hình hữu ích khi thiết kế HP..
- 2 CHUẨN ĐẦU RA CỦA NGÀNH VÀ KẾT QUẢ ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC.
- 2.1 Chuẩn đầu ra của ngành và kết quả đầu ra của học phần.
- Hai khái niệm có liên quan chặt chẽ với nhau trong thiết kế CT là chuẩn đầu ra của ngành đào tạo và mục tiêu HP hay còn gọi là kết quả đầu ra của HP..
- “Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn.
- “Kết quả đầu ra (Learning outcomes) miêu tả những gì SV có thể biết, làm tại thời điểm kết thúc một học phần, một chương trình học” (Lindholm, 2009, tr.
- ALIGNMENT – CÁCH TIẾP CẬN TÍCH HỢP TRONG THIẾT KẾ HỌC PHẦN.
- Biggs and Tang (2011) đề xuất mô hình Constructive alignment trong thiết kế CT và thiết kế HP, đây là cách tiếp cận tích hợp khi thiết kế CT và HP dựa trên ba thành tố:.
- Kết quả đầu ra dự kiến của mỗi HP được thể hiện bằng những động từ mô tả hoạt động học tập của SV và danh từ thể mô tả nội dung học tập..
- Các bài tập đánh giá, cái cho phép SV thể hiện mức độ học được / kết quả đầu ra của HP..
- Các hoạt động dạy và học được thiết kế để trợ giúp việc học của SV trong suốt quá trình học để đạt được kết quả đầu ra dự kiến..
- 3.1 Kết quả đầu ra dự kiến của học phần và thang Bloom chỉnh sửa (2101).
- Hiện nay, đang có sự chuyển hướng từ việc dùng thuật ngữ mục tiêu dạy học (educational objectives) sang dùng thuật ngữ kết quả đầu ra (learning outcomes) bởi vì kết quả đầu ra thể hiện những gì SV có thể làm được sau khi kết thúc HP hơn là nội dung kiến thức GV cần dạy cho SV (Biggs and Tang, 2011, tr.
- Khi thiết kế kết quả đầu ra của HP, chúng ta thường sử dụng thang nhận thức Bloom điều chỉnh của Anderson and Krathwohl (2001), gồm 6 bậc tư duy từ thấp đến cao: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.
- Vận dụng: vận dụng, thay đổi, tính toán, xây dựng, minh họa, khám phá, vận hành, điều chỉnh, tạo ra, liên hệ, chỉ ra, giải quyết, sử dụng, thiết kế..
- Một số GV khi thiết kế mục tiêu HP thường dùng các động từ hiểu, nắm vững, biết, chấp nhận, học được, thấy được, có kiến thức về, nhận ra, làm quen với,… Những động từ này thể hiện sự thụ động tiếp nhận kiến thức của SV và rất khó có thể quan sát, đo lường SV có đạt những mục tiêu đó hay không (Potter and Kustra, 2012)..
- Kết quả đầu ra là chìa khóa của cách tiếp cận tích hợp khi thiết kế HP, bao gồm 3 thành tố:.
- Hai ví dụ về sử dụng những động từ thể hiện hành động để thiết kế KQĐR/ kết quả đầu ra của HP là:.
- Phân tích các hiện tượng liên quan đến hoạt động của vi sinh vật;.
- Kiểm soát hoặc khai thác các quá trình liên quan đến hoạt động của vi sinh vật;.
- Tìm kiếm, tham khảo tài liệu chuyên môn, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin;.
- Nhận thức được vai trò của vi sinh vật trong sản xuất và đời sống, có ý thức trách nhiệm về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động của vi sinh vật;.
- Ví dụ 2: Kết quả đầu ra của chuyên đề “Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh” (chuyên đề tập huấn GV một số trường phổ thông trung học) do một GV Khoa Sư phạm thiết kế:.
- Thiết kế được một hoạt động trải nghiệm cho HS;.
- Các kết quả đầu ra trên được thiết kế theo kiểu năng lực (bao hàm kiến thức, kỹ năng, thái độ) và sử dụng những động từ trong thang SOLO (Biggs and Tang, 2011)..
- Potter and Kustra (2012) đề nghị GV khi sử dụng KQĐR/ kết quả đầu ra để thiết kế HP nên tự trả lời những câu hỏi sau:.
- Kết quả đầu ra có thể quan sát được không?.
- Làm thế nào để GV và SV biết rằng họ đã đạt được KQĐR/ kết quả đầu ra của HP?.
- Những minh chứng nào mà GV mong muốn thu nhận để thể hiện việc từng SV đã đạt được kết quả đầu ra?.
- Những hành vi hoặc hành động nào thể hiện SV đã đạt được / kết quả đầu ra?.
- 3.2 Đánh giá hoạt động học của SV.
- Vì thế, khi thiết kế kết quả đầu ra của HP, người thiết kế cần trả lời câu hỏi:.
- SV sẽ được đánh giá như thế nào để thể hiện họ đã đạt được kết quả đầu ra sau khi kết thúc HP?, điều này có nghĩa là các bài tập, nhiệm vụ học tập mà GV sử dụng cần thể hiện các động từ đã được thể hiện trong kết quả đầu ra của HP..
- Những mục tiêu chính của đánh giá là: (1) nâng cao chất lượng dạy học của GV và thành tích học tập của SV, chẩn đoán những khó khăn mà SV có thể gặp trong quá trình học (đánh giá thường xuyên) để GV có sự trợ giúp kịp thời.
- (2) đánh giá mức độ hoàn thành kết quả đầu ra của SV.
- Đánh giá thường xuyên xảy ra trước và trong quá trình dạy học với các hình thức phong phú: quan sát của GV, SV thực hiện thí nghiệm, giải quyết tình huống, trình bày một vấn đề, tự đánh giá của SV, suy ngẫm, chiêm nghiệm về những gì đã học của SV,… Đánh giá thường xuyên giúp GV và SV nhận ra những gì cần để điều chỉnh hoạt động dạy và học..
- Đánh giá tổng kết được thực hiện khi kết thúc HP, bao gồm bài thi, bài thực hành, sản phẩm cuối khóa, các bài tập trong suốt học kỳ của SV..
- Đánh giá phải tuân thủ các nguyên tắc sau:.
- Tập trung vào “đầu ra”: thể hiện những chứng cứ rõ ràng về năng lực thực hiện hành động của người học, đáp ứng từng tiêu chí;.
- Đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ trong một bối cảnh làm việc (workplace context) gần với thực tế..
- Các bài tập đánh giá thường xuyên và định kỳ đều phải “đo được mức độ hoàn thành kết quả đầu ra của SV và đánh giá xác thực (authentic.
- Điều này là chìa khóa đảm bảo sự thành công của việc tích hợp kết quả đầu ra - đánh giá - dạy học của một HP..
- Nhằm đảm bảo tính xác thực của đánh giá, GV cần thiết kế tiêu chí đánh giá (criteria), bao gồm các minh chứng, thể hiện năng lực thực hiện nhiệm vụ của SV, từ đó giúp GV có những nhận xét chính xác về năng lực của SV..
- Kiểu thứ nhất, GV so sánh thành tích của các SV và xếp hạng, việc này chủ yếu được thực hiện trong đánh giá cuối kỳ qua bài thi và cũng có thể được sử dụng để so sánh thành tích mà SV đạt được ở hai thời điểm: giữa kỳ và cuối kỳ.
- Đánh giá dựa trên chuẩn là kiểu đánh giá xác định SV đã đạt được chuẩn đầu ra (kết quả đầu ra) ở mức nào?, nó xảy ra trong suốt tiến trình học hoặc tại những thời điểm quan trọng trong tiến trình học và có thể bao gồm bài thi cuối kỳ, cách giá này đòi hỏi GV phải thiết kế các bài tập/nhiệm vụ học tập để có thể đo lường mức độ SV đạt kết quả đầu ra..
- Đánh giá dựa trên chuẩn sử dụng phiếu hướng dẫn đánh giá (rubrics).
- Phiếu cần thể hiện những yêu cầu mà SV cần đạt khi thực hiện một nhiệm vụ và được GV sử dụng để đánh giá SV cũng như SV sử dụng để đánh giá lẫn nhau hoặc tự đánh giá..
- Hai ví dụ về thiết kế bài tập để đánh giá mức độ hoàn thành kết quả đầu ra của HP như sau:.
- Thực hiện bài tập này sẽ góp phần giúp SV đạt được các kết quả đầu ra:.
- Kiểm soát các quá trình liên quan đến hoạt động của vi sinh vật.
- Đặt câu hỏi, thảo luận, nêu nhận xét, lập luận, đánh giá.
- Khả năng thực hiện bài tập trên của SV được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau.
- Bảng 1: Hướng dẫn đánh giá khả năng thực hiện thí nghiệm.
- Đề xuất giải pháp (20% điểm) Cụ thể, rõ ràng, khả thi Ví dụ 2: Chuyên đề “Tổ chức hoạt động trải.
- Để giúp các học viên đạt được KQĐR/ kết quả đầu ra của chuyên đề, GV đã yêu cầu mỗi nhóm HV cùng chuyên môn thiết kế một hoạt động trải nghiệm theo hướng dẫn sau:.
- Tên bài/cụm bài/chương trong sách giáo khoa sẽ được thiết kế hoạt động trải nghiệm?.
- Tên hoạt động trải nghiệm?.
- Mục tiêu cần đạt của hoạt động?.
- Cách thức tổ chức hoạt động?.
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm?.
- Bài tập này giúp học viên đạt được kết quả đầu ra “Thiết kế được một hoạt động trải nghiệm cho HS” và được đánh giá dựa trên các yêu cầu sau:.
- Tính thực tế của hoạt động trải nghiệm (gắn với vấn đề của lớp học, nhà trường, địa phương, phù hợp với môn học): 0,5 điểm;.
- Tính khả thi của hoạt động trải nghiệm (có thể thực hiện được trong điều kiện thực tế của trường, địa phương.
- Xác định được mục tiêu phù hợp với hoạt động trải nghiệm (những năng lực chung và năng lực chuyên môn mà học sinh có thể đạt được khi thực hiện hoạt động trải nghiệm): 1 điểm;.
- Tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS đầy đủ, khoa học: 2 điểm;.
- Thiết kế được những câu hỏi sâu sắc để giúp HS phân tích, lý giải, suy ngẫm về những gì đã làm khi HS trình bày sản phẩm: 1 điểm..
- 3.3 Hoạt động dạy và học nhằm giúp SV đạt kết quả đầu ra.
- Dạy học là một hoạt động đa dạng và phức tạp nhằm giúp SV học tốt hơn.
- Vì vậy, để có các biện pháp phù hợp trợ giúp hoạt động học của SV thì GV cần xem xét ba yếu tố quan trọng: đặc điểm của người học, nội dung dạy học và không gian, nơi hoạt động học xảy ra..
- Vì vậy, khi thiết kế kết quả đầu ra, GV cần trả lời hai câu hỏi: HP này có mối liên hệ thế nào với CT đào tạo của ngành? và Tôi muốn SV học được gì từ HP này?.
- Về nội dung dạy học: GV đối mặt với những thử thách như cần quyết định những kiến thức, kỹ năng nào là then chốt nhất mà SV cần được học, những yêu cầu của xã hội, của nghề nghiệp tương lai đối với ngành này, HP này là gì để từ đó xác định kết quả đầu ra phù hợp.
- Thiết kế những không gian phù hợp cho hoạt động học là nhân tố thứ ba góp phần làm nên hiệu quả của hoạt động dạy và học.
- Đối với cách tiếp cận tích hợp kết quả đầu ra - Đánh giá - Dạy học thì các hoạt động dạy học phải giúp SV đạt được kết quả đầu ra dự kiến (xem sơ đồ 2)..
- Sơ đồ 2: Mối liên hệ giữa kết quả đầu ra -Đánh giá – Hoạt động dạy – học Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực là GV.
- cần tạo cơ hội cho SV tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, qua đó, tự kiến tạo kiến thức về môn học và thực hành dựa trên kiến thức nền của bản thân và tương tác với các SV khác.
- GV thiết kế các nhiệm vụ học tập để SV có cơ hội giải quyết vấn đề, nảy sinh câu hỏi, thu thập, phân tích các chứng cứ, rút ra các kết luận và suy ngẫm, chiêm nghiệm về những gì đã học;.
- Điều này có nghĩa là SV phải được học thông qua trải nghiệm, thông qua các hoạt động tư duy và chân tay, như đọc, tóm tắt tài liệu, thuyết trình, vẽ sơ đồ, bản đồ, thực hiện dự án, thí nghiệm, thực hành, thiết kế,….
- Ví dụ như khi dạy chuyên đề “Tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh”, để giúp học viên đạt được kết quả đầu ra là “Thiết kế được một hoạt động trải nghiệm cho HS”, GV đã tổ chức các hoạt động dạy học sau đây:.
- Giới thiệu một số ví dụ về hoạt động trải nghiệm cho HS trong các môn học (hình ảnh, clip.
- qua hoạt động trên, HS có cơ hội trải nghiệm những gì? Học được kiến thức và kỹ năng gì? GV cần làm gì để hướng dẫn HS thực hiện hoạt động trải nghiệm?.
- Giao nhiệm vụ cho nhóm các GV cùng chuyên môn lập kế hoạch tổ chức một hoạt động trải nghiệm phù hợp với môn học bằng cách điền vào mẫu “Kế hoạch hoạt động trải nghiệm” (xem mục 4.2)..
- GV nêu các câu hỏi hướng dẫn các nhóm học viên nhận xét về bản kế hoạch của nhóm và các nhóm khác, cụ thể là: hoạt động trải nghiệm có tính thực tế, tính khả thi, có xác định được mục tiêu phù hợp, những hướng dẫn của GV có cụ thể để giúp HS có thể thực hiện được nhiệm vụ được giao?.
- Nhìn vào việc thiết kế chương trình học của Trường Đại học Cần Thơ hiện nay, chúng ta thấy một số ưu điểm như: (1) tiến trình thiết kế chương trình được bắt đầu từ việc thiết kế chuẩn đầu ra của ngành.
- (2) các học phần được yêu cầu thiết kế dựa trên chuẩn đầu ra của ngành.
- những hạn chế sau: (1) không thể hiện rõ sự liên kết giữa mục tiêu, hoạt động dạy học và hoạt động đánh giá của học phần.
- Mô hình tích hợp trong thiết kế HP là một mô hình giúp GV liên kết các thành tố của dạy học (kết quả đầu ra - đánh giá - hoạt động dạy học) thành một hệ thống, trong đó kết quả đầu ra là thành tố then chốt, trên cơ sở đó, GV thiết kế các hoạt động đánh giá và hoạt động dạy học sao cho SV có thể đạt được kết quả đầu ra.
- Mô hình này giúp cả người dạy lẫn người học định hướng được hoạt động dạy và học của bản thân..
- CT giáo dục phổ thông hiện nay là CT được thiết kế theo hướng phát triển năng lực cho HS, vì thế, CT đào tạo GV cũng cần được thiết kế để có thể hình thành và phát triển được năng lực cho người GV tương lai.
- Để làm được điều này, toàn bộ hoạt động dạy học phải được thiết kế sao cho SV có cơ hội học bằng cách làm (learning by doing), bằng cách khám phá (learning by discovering), học bằng cách trải nghiệm (experiential learning), từ đó tự kiến tạo kiến thức cho bản thân và hình thành được năng lực nghề nghiệp tương lai..
- Vận dụng mô hình liên kết vào thiết kế học phần không chỉ góp phần khắc phục những hạn chế mà nhiều giảng viên mắc phải trong quá trình thiết kế học phần mà còn làm tăng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho các trường Đại học..
- Số: 2196/BGDĐT- GDĐH V/v: hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo, ngày 22/4/2010 về việc “Hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo”