« Home « Kết quả tìm kiếm

Cải cách đào tạo giáo viên như một công cụ để đổi mới hệ thống giáo dục. Cản trở và triển vọng : liệu văn hóa và năng lực có trở thành một cặp bất thành ?


Tóm tắt Xem thử

- La communication se propose de retracer les épisodes récents de transformation du système éducatif français en les articulant sur un changement de paradigme essentiel et fondateur, celui de l’approche par compétences, dans un premier temps Cải cách đào tạo giáo viên như một công cụ để đổi mới hệ thống giáo dục.
- Viện trưởng Viện đại học đào tạo giáo viên Montpellier, Phó Chủ tịch hiệp hội Viện trưởng các Viện đào tạo giáo viên tại Pháp Labo DIPRALANG, EA 739, Đại học Montpellier.
- Với kinh nghiệm đổi mới hệ thống giáo dục tại Pháp hiện nay, có thể đánh giá được tầm quan trọng của một cuộc cải tổ đào tạo giáo viên trong sự phát triển nói chung của hệ thống.
- Trong bài tham luận này, trước hết chúng tôi muốn giới thiệu những điểm cơ bản nhất của cuộc cải tổ hệ thống giáo dục, tiếp đó chúng tôi sẽ đề cập đến những cản trở nảy sinh trong quá trình thực hiện đổi mới này.
- Cuối cùng chúng tôi sẽ mô tả những điều kiện cần thiết để một cuộc cải tổ đào tạo giáo viên có tác động hỗ trợ cho sự đổi mới hệ thống giáo dục trong khuôn khổ các Viện đại học đào tạo giáo viên ở Pháp, và trong bối cảnh triển khai thực hiện đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành..
- 1- Hệ thống kỹ năng và việc đổi mới hệ thống giáo dục ở Pháp.
- Những thay đổi trong hệ thống giáo dục gần đây ở Pháp nhằm thiết kế lại hệ thống năng lực của giáo viên bổ sung hay thay thế các chương trình hiện hữu được xây dựng chủ yếu dựa trên kiến thức.
- Thay đổi theo tiếp cận năng lực được thể hiện rõ ở cả hai ví dụ có ý nghĩa sau : việc xác định khối kiến thức cở bản chung của năng lực và kiến thức cho dạy học tiểu học và đối với THCS đó là việc triển khai áp dụng cách tiếp cận hoạt động trong dạy học ngôn ngữ..
- Tiên phong trong vấn đề này phải kể đến các Viện công nghệ, các trường đào tạo kỹ sư và một số cở sở đào tạo đại học và đào tạo nghề khác ( ví dụ : các Học viện đại học đào tạo nghề.
- những cơ sở này đã tiến hành cải tổ việc xây dựng chương trình đào tạo với cách tiếp cận đào tạo kĩ năng.
- Dạy nghề ở bậc đại học hay không đại học, đặc biệt trong các trường trung học nghề lâu nay đã phải chuyển hướng đào tạo theo nhu cầu mong muốn của giới chủ, do vậy đối với họ tiếp cận kỹ năng không có gì mới mẻ.
- Tuy vậy cho đến nay thì cả hệ thống giáo dục Pháp đang chịu tác động của sự thay đổi này : tất cả các bậc học đều được yêu cầu chuyển chương trình đào tạo lâu nay dựa trên kiến thức sang chương trình đào tạo kĩ năng.
- Đây là một động thái đổi mới liên quan tới tất cả hệ thống nhà trường.
- Là yếu tố trọng tâm của bộ luật về hướng nghiệp và về chương trình giáo dục cho tương lai của nhà trường ra đời ngày phần nền chung được coi như tham chiếu cho việc xây dựng chương trình giáo dục tiểu học hay THCS.
- Phần nền cỏ bản bao gồm 6 năng lực cần phát triển.
- Mỗi một kỹ năng lớn ở trên được thiết kế trên cơ sở sự kết hợp giữa kiến thức cơ bản, năng lực áp dụng những kiến thức đó trong các tình huống đa dạng cũng như những thái độ cần thiết cho cuộc sống.
- Nếu kỹ năng là yếu tố quan trọng trong thiết kế chương trình và triển khai thực hiện chương trình thì chúng càng có ý nghĩa hơn đối với kiểm tra-đánh giá.
- Hoạt động thực hành trong lĩnh vực này đang mang tính tổng quát cần được phát triển theo một cách tiếp cận tích hợp và tiến bộ dần, đó là cách tiếp cận đang khá xa với những thói quen hiện nay của người dạy.
- Vấn đề dạy học ngôn ngữ với sự vận dụng khung tham chiếu Châu âu quay lại với một vấn đề đã được xử lí từ lâu nay trong lĩnh vực chuyên môn thông qua các kỹ năng khác nhau về ngôn ngữ, diễn ngôn hay giao tiếp nhằm hợp thức hoá trong thực tế tiếp cận hoạt động : trong bối cảnh Châu âu, các ngoại ngữ phải được giảng dạy theo 4 kỹ năng trong diễn đạt nói viết cũng như nghe hiểu nói, viết theo 3 cấp độ sơ cấp (A), đôc lập (B) và kinh nghiệm (C).
- Không còn phải thiết kế bài dạy và kiểm tra đánh giá theo các lô gích khép kín của việc lĩnh hội kiến thức, mà là xác định vị trí của mình trên các bậc thang thăng tiến, đặt người học trong sự năng động của sự phát triển các kỹ năng.
- Nếu phải rút ra những hệ quả của cách tiếp cận này về phương diện tổ chức dạy học, thì cần phải từ bỏ những phương thức dạy học theo trình độ và theo niên chế : học sinh học cùng lớp 8 THCS độ tuổi 13 cần phải được phân bổ tùy theo nhu cầu đa dạng của sự phát triển kỹ năng cùng với học sinh lớn tuổi hơn hoặc nhỏ tuổi hơn tùy trường hợp.
- Vì tầm quan trọng của việc biến đổi này về phương diện tổ chức đúng là vấn đề ở chỗ, không phân biệt đó là giảng dạy ngoại ngữ theo phương pháp hành động hay phần kiến thức cơ bản chung, vấn đề là phải cá thể hóa tiến trình học tập của mỗi người học, phải tạo cho mỗi tác nhân một vị trí trong một hệ thống được nhìn nhận một cách tổng thể.
- Nhiều nhà lãnh đạo giáo dục Pháp và nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nhấn mạnh vào các khía cạnh này.
- Một cuốn sách gần đây đã tổng kết tất cả những biến đổi đó xung quanh khối kiến thức đại cương, đồng thời đặt ra những câu hỏi trong từng chương mà đến nay chưa có lời giải đáp.
- những câu hỏi đó là : Kỹ năng ? Liệu đó có phải là sự kết thúc của các môn học ? (chương 2.
- Phải làm gì khi không đạt được các kỹ năng ? (chương 7.
- Làm thế nào để phối hợp giữa kỹ năng, khối kiến thức đại cương và chương trình ? (chương 8.
- Khối kiến thức chung liệu có dẫn đến việc phải phá bỏ tính sáng tạo và những thực hành nghệ thuật hay không ? (chương 12).
- Trong lời bạt cho cuốn sách, Philippe Perrenoud đề nghị cần phải suy nghĩ về khả năng biến chuyển của cuộc cải cách này dựa trên kỹ năng và thực hành xã hội bằng cách đưa ra định nghĩa như sau : khả năng biến đổi là nền tảng để chuẩn bị cho những thay đổi tất yếu cho những năm tới.
- Tiếp cận kỹ năng trong khuôn khổ của khối kiến thức chung và đặc biệt trong giảng dạy ngôn ngữ, dẫn đến một cuộc biến chuyển của toàn bộ hệ thống.
- Vấn đề được đặt ra mang tính công nghệ và liên quan đến chính sách giáo dục : có nghĩa là làm thế nào để thích ứng hệ thống giáo dục với cách tiếp cận mới này ? Hệ thống này liệu phải đối mặt với sự kháng cự nào khi phải thực hiện sự biến đổi này.
- Khái niệm này đối lập với những gì chúng ta được thừa hưởng từ nền văn hóa mang đậm tính nhân văn tạo lập nên những giá trị của hệ thống giáo dục Pháp.
- Ngoài cản trở có tính khái niệm ấy, các cản trở về thể chế và con người có thể đối lập với tiếp cận kỹ năng : giáo viên từng được đào tạo trong các lô gíc thể chể được xây dựng xung quanh sự phân chia kiến thức hàn lâm và hôm nay các thực hành dạy học của họ tỏ ra chống chọi mạnh mẽ với cách tiếp cận mới thông qua kỹ năng..
- Về điểm thứ nhất, phê phán thường tập trung vào khía cạnh thu hẹp và tính thực dụng của tiếp cận kỹ năng.
- Cách tiếp cận này không đơn giản khi được áp dụng vào môi trường học tập và tham chiếu khá hiển nhiên về môi trường lao động không mang đầy đủ ý nghĩa của nó.
- Những đánh giá quốc gia hiện nay được xây dựng cho bậc tiểu học và THCS, những công trình nghiên cứu về lí luận dạy học ngôn ngữ, các nghiên cứu về lí luận dạy học các bộ môn nói chung tập trung vào vấn đề này nhưng còn khá xa với thực tế của thực hành dạy học và kiểm tra-đánh giá của các tác nhân thuộc hệ thống giáo dục.
- Bên cạnh khó khăn nói trên, một khó khăn khác nảy sinh chính từ nền tảng và mục đích của hệ thống giáo dục Pháp, đó là cần phải đào tạo ra các công dân có khả năng bảo vệ những giá trị dân chủ của đất nước mình bằng khả năng độc lập về trí tuệ và đầu óc phê phán.
- Viễn cảnh này về phương diện lịch sử mà nói đã được sự hậu thuẫn của nền văn hoá nhân văn được lưu tồn qua hệ thống giáo dục.
- Vấn đề đặt ra hôm nay đó chính là liệu khái niệm kỹ năng có cùng tồn tại được với tầm quan trọng của văn hoá ? một nền văn hoá thường là toàn cầu do chính hệ thống giáo dục lưu tồn chuyển tải ? Những suy nghĩ này được củng cố trong các công trình về văn hoá và dạy học do nhà xã hội học người québec Fernand Dumont khởi xướng và sau đó gần đây được tiếp tục phát triển bởi Jean Claude Forquin.
- Nếu giữa kỹ năng và văn hoá trong dạy học có sự phối hợp.
- Chủ nghĩa hình thức mà tiếp cận kỹ năng mang lại làm lu mờ ý nghĩa của ý thức trách nhiệm và các ý tưởng sáng tạo của giáo viên .
- bởi trước mắt những tham vọng của tiếp cận này làm cho hệ thống giáo dục bị bó hẹp vào tính chức năng của các kỹ năng được hướng tới và thường là vào việc lĩnh hội các khả năng khá hạn chế..
- Do vậy có thể nói tiếp cận kỹ năng vẫn chưa thoát khỏi lý thuyết sư phạm mục tiêu và vẫn bị ảnh hưởng của lý thuyết hành vi trong dạy học.
- Quan điểm này cho đến nay vẫn chưa được phân tích kỹ càng bằng các nghiên cứu có hệ thống, tuy nhiên nó xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của các nhà quản lý đào tạo giáo viên và từ những suy nghĩ được cọ xát trong các cuộc hội thảo khác nhau.
- Dù giả thuyết đó có được khẳng định đến mức nào đi nữa thì một điều cần phải công nhận là sự chuyển đổi qua tiếp cận kỹ năng đã kéo theo sự thay đổi về bản sắc nghề nghiệp của giáo viên, đặc biệt là ở cấp học phổ thông (THCS và THPT, học sinh ở lứa tuổi từ 11-17) ở đó sự thâm nhập nghề được ăn sâu vào trong hoạt động thực hành của mỗi môn học : do vậy sẽ rất khó có thể trở thành một giáo viên đào tạo theo kỹ năng khi người ta đã tạo dựng nghề nghiệp trên cơ sở những kiến thức đặc thù..
- Chính vì vậy có thể nói rằng cuộc cải tổ hệ thống giáo dục trở nên khó khăn hơn bởi bên cạnh những cản trở khái niệm và khoa học luận thể hiện sự lệch pha giữa mục tiêu giáo dục của hệ thống với những công cụ mới được đưa ra, chúng ta còn chứng kiến những cản trở đến từ sự kháng cự của các tác nhân đang có nguy cơ bị lấy mất bản sắc nghề nghiệp của mình.
- Khía cạnh thể chế làm cho khó khăn trên càng lớn hơn : được bảo vệ bằng một đội ngũ thanh tra, công cuộc đổi mới làm cho nhiều giáo viên cảm thấy đây là một công việc nhằm chuẩn hóa tất cả mọi thực hành sư phạm.
- Ngay cả nếu như những nghiên cứu đổi mới liên quan trực tiếp đến thực tế sư phạm do nhiều giáo viên thực hiện không đối lập sự kháng cự với đổi mới được lập trình, mà còn tham gia vào việc phát triển những mục tiêu đó, những sự biến đổi thực sự trong hệ thống vẫn tỏ ra hạn chế.
- Sức nặng của quá trình đào tạo giáo viên vẫn còn có giá trị của nó : đó là yếu tố thay đổi đáng tin cậy nhất nhằm thực hiện cải tổ đó..
- 3-Vai trò của đào tạo giáo viên trong sự biến chuyển của hệ thống giáo dục Cần phải xem xét việc đổi mới trong đào tạo giáo viên như đòn bẩy cho mọi thay đổi thực hành dạy học.
- Từ nay, đào tạo giáo viên được đặt trong bối cảnh đại học đa ngành, cùng với việc mở đào tạo bậc Thạc sĩ, chúng ta có thể giả thuyết rằng vấn đề đào tạo kỹ năng được đặt ra cùng với triển khai nghiên cứu, với việc lĩnh hội các kiến thức cơ bản, lý luận và phương pháp dạy học .
- đào tạo kỹ năng theo phương thức xen kẽ thông qua phân tích thực hành nghề nghiệp.
- Động thái đầu tiên trong lĩnh vực này là sự ra đời của quyết định ngày JO du giới thiệu chương trình đào tạo giáo viên trong các Viện đào tạo đại học.
- Trong quyết định nói trên, Bộ giáo dục xác định hệ thống kỹ năng giáo viên cần phải đào tạo và trở thành tài liệu tham chiếu cho đào tạo trong các Viện đào tạo giáo viên (IUFM).
- Muời kỹ năng được đưa ra thực chất là những năng lực « nghề » hơn là những kỹ năng được thiết lập dựa trên kiến thức, năng lực và thái độ trên cở sở khối kiến thức cơ bản chung.
- Việc này kéo theo cuộc cải cách hệ thống giáo dục phổ thông và xác định khối kiến thức cơ bản chung được bắt đầu bởi luật 2005.
- Các kỹ năng được trải ra trên nhiều phương diện khác nhau .
- giáo viên là công chức, là nhà giáo dục, là chuyên gia về chuyên môn, là thành viên của một ê-kíp và trong một trường học, là kỹ thuật viên có khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp hiện đại : 1-Làm việc với tư cách là một công chức nhà nước, có đạo đức và trách nhiệm.
- 3-Nắm vững các môn học và có kiến thức văn hóa chung tốt .
- 5-Tổ chức hoạt động lớp học.
- 10-Tự đào tạo bồi dưỡng và đổi mới..
- Trong khuôn khổ triển khai áp dụng đào tạo theo tiếp cận kỹ năng, các Viện đại học đào tạo giáo viên đã hợp tác nhằm tìm ra những công cụ mới và những lô gíc đào tạo mới.
- Bộ giáo dục quốc gia là người sử dụng nhân lực tuyển dụng thông qua một hội đồng quyết định trên cở sở một hồ sơ về kỹ năng mà giáo sinh phải trình bày và sau khi qua cuộc phỏng vấn.
- Do vậy, Viện đào tạo giáo viên đề xuất một loạt các dự án (như thực hiện một dự án liên môn, phân tích bài làm của học sinh, thực hiện một bài giảng tích hợp kiến thức ngôn ngữ với những nội dung của các môn học khác, thực hiện một bài dạy với sự hỗ trợ của các công nghệ mới, dạy một bài thuộc bộ môn giảng dạy, tổ chức một hoạt động mang tính cộng tác, dự giờ của nhau.
- các dự án này là những yêu cầu đối với giáo sinh, cần chỉ ra được trong porfolio với một giáo viên đào tạo.
- Công việc này dưới dạng bài viết về nghề nghiệp hơn cả một khóa luận tốt nghiệp là một phần cơ bản của chương trình đào tạo, đặc biệt có tác động đối với hoạt động thực hành của giáo sinh : do vì qua đây chúng ta nhận thấy có sự tương đồng giữa hoạt động theo dõi giáo sinh (do giáo viện thực hiện đối với sự suy ngẫm về bài viết về nghiệp vụ) và sự theo dõi học sinh mà bản thân giáo sinh phải thực hiện trong tương lai.
- Trong cả hai trường hợp cả người giáo sinh lẫn học sinh cùng phải theo một lô gíc phát triển các kỹ năng thông qua sự phản hồi suy ngẫm về kinh nghiệm đã trải qua và thông qua việc cọ xát của những hoạt động thực hành nghề nghiệp..
- Những vấn đề liên quan đến thực tập sư phạm và hoạt động phân tích thực hành nghiệp vụ lại là một khía cạnh đầu tư mạnh mẽ khác trong việc xây dựng kỹ năng nghề.
- Nhiều giải pháp đã được đưa ra trong các Viện đào tạo giáo viên nhằm biến giáo sinh trở thành những nhà thực hành có khả năng suy ngẫm giải mã các tình huống sư phạm, định hướng cho một hoạt động, biết đưa ra quyết định sáng suốt, lựa chọn chiến lược phù hợp và huy động được những nguồn lực tốt.
- Khái niệm dự giờ dạy cũng được đưa vào trong chương trình đào tạo.
- Những công cụ này cho phép triển khai một chương trình đào tạo xen kẽ với các điều kiện mà cho đến năm 2006 mới hoàn toàn xác định được, cùng với việc xuất bản hệ thống kỹ năng bởi cấp quản lí liên quan.
- Thật vậy, nếu từ khi ra đời của các Viện đào tạo giáo viên năm 1991, hoạt động thực tập sư phạm đã được đưa vào chương trình, thì việc tổ chức đào tạo xen kẽ bằng tiếp cận kỹ năng mới chỉ được phát triển trong những năm gần đây.
- Cuối cùng, tiếp cận kỹ năng này không đối lập với mục tiêu văn hóa đặc thù của một chương trình đào tạo giáo viên.
- Đặc biệt Viện đào tạo giáo viên Montpellier đã đưa ra một chính sách về sáng kiến văn hóa cho phép mỗi một giáo viên tương lai được cọ xát trong các hoạt động văn hóa của mình.
- Các đợt thực tập ở nước ngoài, các hoạt động hợp tác với các cơ quan văn hóa, các hoạt động dành cho đối tượng khó khăn, việc lĩnh hội các kỹ năng mới đối với giáo viên cấp 3 được đánh giá bằng chứng chỉ bổ sung giảng dạy ngôn ngữ thứ hai hoặc giảng dạy các môn khác bằng ngoại ngữ, hoặc lịch sử nghệ thuật .
- những hoạt động trên đều được triển khai trong các chương trình đào tạo nhằm tăng tính tự chủ của giáo sinh và phát triển ở họ năng lực đóng vai trò tác nhân văn hóa trong nhà trường và trong những tình huống lân cận...
- Được phát triển trên cơ sở 3 yếu tố năng động, đó là bài viết nghiệp vụ, đào tạo xen kẽ và dự án văn hóa, đào tạo giáo viên đã góp phần thúc đẩy hệ thống giáo dục phát triển : những cách tiếp cận được đề xướng trên cơ sở khối kiến thức chung và tập trung vào phát triển kỹ năng không còn xa lạ gì đối với đội ngũ giáo viên.
- Bản thân những giáo viên này cũng đã được đào tạo trong lô gíc này và sự tương ứng giữa thực hành đào tạo giáo viên với thực hành dạy học của họ trong thực tế hình như cần phải được xác minh.
- Trong những năm tới đây cần phải thực hiện nhiều nghiên cứu một cách có hệ thống với các đối tượng là thế hệ giáo viên mới được đào tạo và về tác động của chúng đối với môi trường nghề nghiệp .
- Các chương trình master được xây dựng để đào tạo giáo viên trong một chương trình mới trong khuôn khổ các trường Đại học vẫn chưa đảm bảo chắc chắn cho việc triển khai đào tạo xen kẽ, cho phân tích thực hành, cho vai trò cúa những bài viết về nghiệp vụ.
- Những yếu tố đó cần được đưa vào trong chương trình đào tạo master đã được phát triển ở Pháp trong đào tạo giáo viên.
- Tuy vậy trong quá trình thực hiện đào tạo, chúng ta cũng đã thấy xuất hiện những căng thẳng giống như trong toàn bộ hệ thống giáo dục .
- nguồn gốc của xung đột là băn khoăn giữa tiếp cận kỹ năng được các Viện đào tạo đề cao và những yêu cầu văn hóa cao mà các trường Đại học chủ trương.
- Vấn đề chỉ sẽ được giải quyết khi chúng ta phát triển một quan niệm về kỹ năng không bị thu hẹp như đã đề cập ở trên.
- Nhận thức được khái niệm này trong viễn cảnh xã hội-kiến tạo trong mối quan hệ với các lí thuyết phức hợp có tính quyết định cho phép vượt qua được những xung đột, như xung đột giữa kỹ năng nghề với kiến thức cơ bản.
- Như vậy sẽ không có cặp đôi bất thành cản trở biến đổi của hệ thống giáo dục bởi văn hóa sẽ là bộ phận không thể thiếu của kỹ năng.
- Thậm chí nếu nhận xét này không có giá trị về niên đại, trước hết cần phải hoàn thiện các công cụ có khả năng tích hợp kiến thức với kỹ năng và cần phát triển một tiếp cận văn hóa về phương diện dạy học bao gồm những khía cạnh nghề nghiệp nhẩt..
- Đây là một thách thức lớn bởi thông qua đào tạo chuyên môn và nghiệp vụ đang có xu hướng phát triển hiện nay nó quyết định cho ngay cả bản sắc của giáo viên tương lai và như vậy cả những đường hướng lớn mà hệ thống giáo dục Pháp và khả năng đổi mới của nó dựa vào trong những năm tới..
- Nhiều số Tạp chí Cahiers pédagogiques đề cập vấn đề («Khối kiến thức cơ bản nào.
- Các bài viết đặc biệt tập trung vào những hệ quả về mặt thể chế của công cuộc cải cách có thể tìm thấy như : BOUVIER, Alain, REY, Bernard « Những thước đo mới cho kỹ năng.
- Khối kiến thức cơ bản, một bàn đạp.
- Khối kiến thức cơ bản : hệ quả nào cho công tác quản lí trong các EPLE.
- RACINE, Bruno, «Khối kiến thức cơ bản và kỹ năng : những thách thức mới ? Suy nghĩ trong viễn cảnh cá thể hóa quá trình học tập.
- Hoạt động theo kỹ năng và Khối kiến thức cơ bản , Collection "Repères pour agir", CRDP d’Amiens-Cahiers pédagogiques p.
- LE BOTERF, Guy, Xây dựng kỹ năng cá nhân và tập thể, NXB Tổ chức, 2000.
- DUMONT, Fernand, Địa điểm và con người, Québec, NXB Hurtubise (1968), Thư viện québec,(2005) FORQUIN, Jean-Claude, “Đào tạo cơ bản và văn hóa nhà trường”, in C.Gohier, S.
- Laurin, Giữa văn hóa, kỹ năng và nội dung.
- Đào tạo cơ bản, một vấn đề càn được xác định, Outremont, NXB Logiques (2001.
- Xây dựng các kỹ năng liệu có phải quay lưng với kiến thức.
- Hội thảoe « Văn hóa nhà trường và đào tạo giáo viên