« Home « Kết quả tìm kiếm

Cải cách giáo dục mang tính bền vững trong điều kiện của toàn cầu hóa và vấn đề đổi mới hoạt động dạy-học trong đào tạo giáo viên


Tóm tắt Xem thử

- Nachhaltige Bildungsreformen unter Globalisierungsbedingungen und die Erneuerung von Lehr- und Lernmethoden in der Lehrerausbi Cải cách giáo dục mang tính bền vững trong điều kiện của toàn cầu hóa và vấn đề đổi mới hoạt động dạy-học trong đào tạo giáo viên PGS.TS.
- Toàn cầu hóa với những yêu cầu đặt ra cho giáo dục.
- Năng lực hiểu biết khoa học hiện đại và năng lực tự tiếp tục phát triển nó chính là một điều kiện rất cơ bản cho sự hiện đại hóa xã hội [1].
- Bất kể trình độ phát triển hiện tại thế nào, tất cả các quốc gia đều phải đi theo mô hình phát triển này.
- Đối với tất cả các quốc gia, thời gian để thích nghi với mô hình phát triển này đã trở nên rất ngắn, và đặc biệt, các nước đang phát triển lại càng phải lo chuẩn bị cho các bước cải cách nhanh chóng nhưng lại với những hiệu quả bền vững.
- Một điều hiển nhiên rằng, đối với các nước đang phát triển thì việc đầu tư giáo dục cho sự phát triển nguồn vốn xã hội với tư cách là „nguyên liệu cơ bản“ của nền kinh tế tri thức trong những thách thức của toàn cầu hóa lại càng trở nên có ý nghĩa.
- Do áp lực của toàn cầu hóa, sẽ không còn đủ thời gian cho việc áp dụng mô hình truyền thống cho sự phát triển giáo dục (tức bắt đầu tuần tự từ việc xoá nạn mù chữ rồi sau đó lần lượt xây dựng từng cấp bậc đào tạo cao hơn).
- Trong khoảng thời gian có thể nói là rất ngắn, các quốc gia đang phát triển phải đạt được một trình độ giáo dục chung trên toàn cầu, để càng nhanh càng tốt có thể góp phần làm nên sự tiến bộ xã hội cho quốc gia mình.
- Bởi thế, các nước đang phát triển nếu muốn hiện đại hóa bắt buộc phải xây dựng cũng như phát triển một hệ thống khoa học cho riêng mình, nhờ đó mới có thể tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế.
- Phát triển khoa học, do đó, là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục đại học..
- Các yêu cầu đặt ra cho cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam Hiện nay, trong so sánh với các nước trong khu vực, hệ thống giáo dục Việt Nam đang có bước phát triển nhanh đáng chú ý, như biểu đồ dưới đây, dựa trên các số liệu của Ngân hàng thế giới [2], đã chỉ ra:.
- Kế hoạch phát triển đối với giáo dục đại học ở Việt Nam đã đưa ra những mục đích phấn đấu rất cao, cụ thể là đến năm 2010 việc cải tiến giáo dục đại học phải đạt được một kết quả đáng kể về chất lượng cũng như số lượng như sau.
- Thời gian, các điều kiện đầu vào và các mục đích đặt ra cho các cấp bậc của hệ thống giáo dục đại học cần phải được thống nhất lại.
- Phấn đấu đưa hệ thống giáo dục đại học Việt Nam xích lại gần với chuẩn quốc tế..
- Việc phát triển chất lượng theo chuẩn thống nhất cần phải được cải tiến một cách cơ bản và toàn diện ở tất cả các mặt: trang thiết bị cho các trường đại học, các chương trình học, các phương pháp dạy học, đánh giá, hợp tác với các trường đại học nước ngoài.
- Coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với việc cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học.
- Việc áp dụng các nghiên cứu khoa học và việc chuyển giao tri thức và công nghệ cần phải được đầu tư thích đáng.
- Về số lượng, đến năm 2010 cần phải đạt được số sinh viên tăng từ lên 200 trên 10.000 dân, số thạc sĩ tăng lên thành nghiên cứu sinh, số lượng giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ tăng thành .
- Cải cách giáo dục bền vững thông qua Nghiên cứu Hành động Có thể nói, những yếu kém, hạn chế của hệ thống giáo dục Việt Nam thể hiện rất rõ ở tất cả các cấp bậc đào tạo.
- Trong các cơ sở đào tạo ở Việt Nam vẫn chưa có được một văn hóa học mới, hay còn có thể gọi là văn hóa học định hướng tương lai, phù hợp với trình độ phát triển hiện nay của khoa học kĩ thuật cũng như yêu cầu của thời đại mới.
- Trước hết phải khẳng định rằng văn hóa học truyền thống tồn tại phổ biến xưa nay trong nhà trường Việt Nam từ phổ thông đến đại học, với hai đặc trưng nổi bật là tính hàn lâm, kinh viện và hầu như chỉ phục vụ mục đích thi cử, chính là yếu tố cản trở việc thực hiện những nỗ lực cải cách đang được thực hiện khá toàn diện và phong phú trong nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt ở cấp bậc đào tạo đại học.
- Chừng nào còn chưa có sự thay đổi văn hóa học, đặc biệt là văn hóa học ở các cơ sở đào tạo đại học thì chừng đó mọi nỗ lực cải cách khó mà mang lại được hiệu quả như ý muốn.
- Hơn nữa, thành tích của hệ thống giáo dục rõ ràng là chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển của xã hội trong các điều kiện toàn cầu hóa.
- Giáo dục Việt Nam hoàn toàn không thiếu các sáng kiến cải cách hợp thời và định hướng tương lai.
- Trong các mục đích, yêu cầu của mình, các sáng kiến cải cách hầu hết đáp ứng được yêu cầu về những thay đổi mang tính bền vững.
- Vì trong các điều kiện phát triển hiện thời của quốc gia và dưới các áp lực của toàn cầu hóa đã nói đến ở trên, mọi cuộc cải cách mang tính nền tảng đều phải có tác dụng và mang lại hiệu quả rất nhanh chóng.
- Bởi thế, sẽ là không đủ nếu chỉ đặt ra các mục đích cải cách một cách hợp lí và cần thiết và chờ đợi sự hiện thực hóa từ từ, dần dần qua các thế hệ đang trưởng thành.
- Mà hơn thế, cần phải đặc biệt tích cực trong việc hiện thực hóa các mục đích cải cách.
- Điều đó có nghĩa là, các cuộc cải cách cần phải được thực hiện trước hết ở những nơi mà nó vấp phải những lề thói, cung cách ứng xử truyền thống mang tính trì trệ cố hữu, và ở những nơi có cơ hội có thể mang lại những kinh nghiệm cải cách mới, có hiệu quả mang tính bền vững.
- Quan trọng hơn cả là phải khuyến khích được càng nhiều càng tốt các thành viên làm việc tại cơ sở đào tạo có được sự thay đổi về thái độ, hành vi với mục đích làm cho các nỗ lực thay đổi mang tính chuyên biệt cho các lĩnh vực hoạt động cụ thể trở nên có hiệu quả.
- Như vậy, chẳng hạn, nếu muốn tiến hành một cách có hiệu quả những cải cách bền vững đối với một lĩnh vực trung tâm trong giáo dục đại học là hoạt động „học tập một cách khoa học các nội dung khoa học“, cần có những chương trình, đề án trước tiên đáp ứng được các điều kiện sau đây.
- Các cuộc cải cách này cần phải được thực hiện tại những nơi chốn cụ thể (trường, khoa, bộ môn) và chỉ ra cho tất cả mọi thành viên tham gia thấy được những phương án hành động rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhận biết.
- Các cuộc cải cách phải có thể thực hiện được với những nguồn nhân lực và phương tiện vật chất đang có.
- Các dự án cải cách phải hướng trực tiếp vào các vấn đề mà hầu như tất cả các thành viên liên quan cảm thấy có nhiều lúng túng, vướng mắc nhất.
- Một lý thuyết ngày càng có ảnh hưởng đối với các cải cách mang tính bền vững, lý thuyết mà có thể thỏa mãn các tiêu chí vừa được nói đến, chính là Nghiên cứu hành động (Action Research).
- Khái niệm này có nguồn gốc từ nhà Tâm lý học xã hội người Đức-Mĩ Kurt Lewin người đã phát triển lý thuyết này vào những năm 40 của thế kỉ trước nhằm đạt được các giải pháp mang tính bền vững cho các vấn đề gặp phải từ các mối liên quan trực tiếp giữa nghiên cứu khoa học xã hội và cải cách xã hội.
- Lý thuyết này gắn nguyên tắc học tập thông qua kinh nghiệm (hay học tập bằng kinh nghiệm) [7], do John Dewey xây dựng và sau đó được khoa học giáo dục công nhận, với một mô hình hoạt động xã hội có kế hoạch.
- Trên cơ sở lý thuyết này có thể bắt đầu tiến hành vố số các phương án nghiên cứu mà có thể giúp thay đổi một cách trực tiếp các hoạt động xã hội và hơn nữa lại có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội [8].
- Trong khi ở các nước phương Tây lý thuyết Nghiên cứu Hành động được áp dụng rất không đồng đều (được áp dụng đặc biệt nhiều ở Anh, Úc) thì ở các nước đang phát triển lý thuyết này đã tỏ ra là rất có hiệu quả trong khi tiến hành các dự án cải cách [9].
- Điểm đặc biệt của lý thuyết này giúp phân biệt nó với các nghiên cứu xã hội thực nghiệm mang tính truyền thống là đối tượng nghiên cứu của nó không phải là các khách thể bị động bên ngoài mà là chính là các chủ thể của hoạt động, họ nghiên cứu chính bản thân hoạt động của riêng mình.
- Nói vắn tắt một cách dễ hiểu: chủ thể nghiên cứu sẽ nghiên cứu một cách hệ thống những hoạt động của chính bản thân mình.
- Hay nói cách khác, đối tượng nghiên cứu sẽ chính là những hoạt động của chủ thể tiến hành nghiên cứu đó, nhằm thay đổi một cách bền vững chính bản thân mình và các hệ thống hoạt động, mà trong đó các chủ thể tham gia, theo các mục đích mong muốn.
- Sơ đồ cơ bản mô tả chu trình thực hiện nghiên cứu dựa trên lý thuyết Nghiên cứu Hành động theo đường xoáy trôn ốc mà ở mỗi cấp bao gồm 6 bước với nội dung như sau [10]: 1.
- Một tình huống hay thực trạng, mà đòi hỏi phải thay đổi, được những người liên quan (hay còn có thể gọi là „người trong cuộc“) nghiên cứu và một vấn đề then chốt được phát biểu một cách chính xác.
- Tiến hành thu thập thông tin để có thể mô tả được kĩ lưỡng yếu tố cốt lõi của vấn đề cần nghiên cứu.
- Thảo luận về các phương án giải quyết vấn đề đã đặt ra và xây dựng các công cụ giúp xem xét, nghiên cứu một cách có hệ thống các bước giải quyết vấn đề đó.
- Quá trình Nghiên cứu Hành động diễn ra liên tục như vậy.
- Thủ thuật ở đây tương đối đơn giản: không phải người nghiên cứu tìm hiểu hành động của khách thể nghiên cứu là những con người khác để sau đó căn cứ vào kết quả nghiên cứu mà giải thích, làm sáng tỏ cho họ (khách thể nghiên cứu) xem họ cần làm cái gì và không nên làm cái gì.
- Thay vào đó, những người trong cuộc tự nghiên cứu các vấn đề riêng của mình cùng các bước giải quyết các vấn đề đó và học cách hoàn thiện các hành động riêng trong các chiến lược riêng, chuyên biệt của mình, không theo đường vòng, không cần đến quyết định hay tác động từ bên ngoài.
- Ở đâu đáp ứng được những điều kiện trên thì sẽ đảm bảo được tất cả các tiêu chí của cải cách bền vững - tất nhiên chỉ ở trên các bình diện hay trong các lĩnh vực mà các kinh nghiệm cụ thể được đúc rút ra.
- Đây đồng thời cũng chính là vấn đề của lý thuyết Nghiên cứu hành động, nó trước hết chỉ có tác dụng mang tính cục bộ.
- Thực ra, chúng ta cũng không hề phủ nhận chiến lược cải cách „đi từ trên xuống“ (top-down-strategy), bởi kinh nghiệm thu được từ những cuộc cải cách được thực hiện do sự áp đặt, khởi xướng từ trên xuống đã chỉ cho thấy chúng thực ra có thể dẫn đến sự thay đổi các cấu trúc, thậm chí cũng có thể dẫn đến cả những thay đổi rộng lớn cả về mặt thái độ, hành vi.
- Bởi vậy, trong những trường hợp như thế không có các cơ hội và điều kiện cho việc thực hành „Học thông qua hoạt động“, như cơ sở của Lý thuyết Nghiên cứu Hành động đã chỉ rõ.
- Cả hai phương hướng cải cách („đi từ trên xuống“ và „đi từ dưới lên“) thực ra không đối lập nhau, loại trừ nhau, mà phải bổ sung cho nhau một cách hiệu quả, nhằm làm cho các cải cách có thể phát huy tác dụng và được nhân rộng hơn nữa.
- Thêm vào đó, các chiến lược cải cách „đi từ dưới lên“, như lý thuyết Nghiên cứu Hành động, cần phải có các điều kiện phù hợp về mặt cơ cấu tổ chức (sự tự chủ của các bộ phận, các điều kiện và khả năng tiếp cận thông tin, các điều kiện tiến hành các thực nghiệm cải cách mà không bị rơi vào các rủi ro không có lợi.
- để hoàn toàn có thể tự phát triển mình.
- Rõ ràng là cả hai yếu tố cơ bản của Nghiên cứu Hành động, học tập một cách hệ thống thông qua nghiên cứu hành động của mình, được thực hiện ở ngay chính những nơi lí tưởng nhất, nơi mà hành động được thể chế hóa một cách chính xác nhất: ở các cơ sở đào tạo nói chung và ở các nhà trường đại học nói riêng.
- Rốt cuộc, vấn đề thực sự ở đây chính là học và dạy theo những phương pháp khoc học nghiêm ngặt, nơi mà giảng viên cũng phải thường xuyên học, bằng cách họ nghiên cứu và các sinh viên cũng thế, bằng cách được tham gia vào các nghiên cứu [11].
- Những gì họ học được trong nhà trường đại học sẽ được họ trực tiếp tiếp tục áp dụng và nhân rộng trong các cơ sở đào tạo mà họ làm việc sau khi ra trường, đối với các học sinh, sinh viên của họ.
- Bởi vậy, việc đào tạo giáo viên một cách khoa học được xem xét ở vị trí trung tâm.
- Ở Việt Nam, có một thực tế tồn tại khá phổ biến và gây nhiều chú ý, đó là chính các nhà trường, với tư cách là các cơ sở cần phải bồi dưỡng nâng cao hơn hết về chất lượng dạy và học, lại thường là các cơ sở có nhiều hạn chế về chính khả năng học tập.
- Có nhiều cơ sở đào tạo giáo viên đã tự mình không làm được chính những điều mà họ đòi hỏi ở những học sinh và sinh viên của họ: dựa trên trình độ hiện thời về nhận thức khoa học và thực tiễn, thực hành những phương pháp hiệu quả để tự phát triển mình một cách tối ưu.
- Ngược lại, nhiều cơ sở đào tạo giáo viên ở Việt Nam đã và đang vẽ nên một bức tranh khá ảm đạm: giảng dạy phần nào còn theo những chương trình và giáo trình hoàn toàn lạc hậu và quá tải, các phương pháp dạy học còn thiên nhiều về truyền thống, chủ yếu là rèn luyện khả năng ghi nhớ của các sinh viên, thay vì tích cực hóa tư duy và trang bị cho họ những năng lực hướng tới, phục vụ cho thực tiễn dạy học hiện đại.
- việc nâng cao trình độ khoa học và thực tiễn nghiên cứu của nhiều giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo và năng lực chuyên môn khoa học của họ hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ khoa học.
- Chính đối với các cơ sở đào tạo giáo viên thì trình độ nghiên cứu và giảng dạy lý luận dạy học chuyên ngành, là công việc quan trọng giúp cho việc tổ chức quá trình dạy học chuyên ngành một cách có hiệu quả nhất, đáng tiếc nhìn chung vẫn còn ở trình độ thấp.
- Cơ sở hạ tầng của nghiên cứu và giảng dạy, lãnh đạo, hành chính và dịch vụ thường cũng không đầy đủ và không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Có thể dễ dàng liệt kê thêm rất nhiều những hạn chế, khó khăn, thế nhưng tất thảy đều dẫn đến một kết quả như nhau: trong nhiều cơ sở đào tạo giáo viên có tồn tại một khoảng cách, một sự khác biệt rất lớn giữa một bên là Nhiệm vụ và Yêu cầu với một bên là Thực trạng bên trong và Khả năng của các cơ sở này.
- Có thể nói là hầu hết các cơ sở đào tạo chưa hoàn thành tốt được các nhiệm vụ cũng như yêu cầu đặt ra cho mình.
- Bởi thế, một yêu cầu tất yếu đặt ra cho tất cả các cơ sở đào tạo giáo viên ở Việt Nam là các cơ sở này phải nâng cao nhanh chóng các năng lực học tập của mình ở tất cả các bộ phận (các phương pháp học tập, nghiên cứu, quản lý/lãnh đạo, hành chính, dịch vụ.
- Thế nhưng, có một câu hỏi được đặt ra: nên bắt đầu từ đâu và từ các chương trình cải cách nào có thể mang lại các hiệu hiệu quả tốt như ý muốn? Tiếp nữa, các cơ sở đào tạo giáo viên phải trau dồi năng lực khoa học của mình.
- Khó khăn gặp phải ở đây chính là những hạn chế rất lớn trong kinh nghiệm, trong trang thiết bị và các nguồn lực mà các cơ sở đào tạo có, trong liên kết hợp tác trong nước và quốc tế.
- Điều các cơ sở này cần đến trước hết chính là một chương trình học hỏi mà có thể áp dụng được trong phạm vi các điều kiện học tập bị hạn hẹp như thế này và có thể đồng thời cùng phục vụ càng nhiều càng tốt các nhiệm vụ trung tâm của các cơ sở đào tạo.
- Vì vấn đề liên quan đến cơ sở đào tạo khoa học, nên câu trả lời không phải là khó tìm thấy: đó chính là tự thực hành, áp dụng khoa học.
- Đây chính là chiến lược học tập thành công nhất, chiến lược nhìn chung đã phát triển nền văn minh loài người.
- Chương trình khung cho một cuộc cải cách hoạt động dạy và học trong đào tạo giáo viên Dạy và học là hoạt động trung tâm trong các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo giáo viên, việc tiến hành cải cách nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học đang là mối quan tâm hiện nay trong các nhà trường nói chung, đại học nói riêng.
- Phương thức tiếp cận đã phác họa ở trên của lý thuyết Nghiên cứu Hành động đem lại một chiến lược khá cụ thể cho các cuộc cải cách bền vững các cơ sở đào tạo giáo viên trong nhiệm vụ then chốt của nó, ví dụ như cải cách các phương pháp dạy - học đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu chính bản thân quá trình cải cách đó.
- Chính cách làm như vậy giúp các cơ sở đào tạo học hỏi được phương thức cải cách mang tính cách học tập khoa học một cách bền vững..
- Do đó, đối tượng nghiên cứu không phải là một vấn đề đến từ bên ngoài mà chính là những hành động của các chủ thể hoạt động trong nhà trường.
- Thứ tự các bước cần thiết của một dự án như thế tuân theo các bước đã được trình bày ngắn gọn của các dự án Nghiên cứu Hành động: 1.
- Các phương pháp dạy-học mới có thể được áp dụng một cách cụ thể như thế nào, các kinh nghiệm đạt được trong việc áp dụng các phương pháp dạy-học mới đó có thể được phân tích như thế nào trên cơ sở nghiên cứu đi kèm (tất nhiên có sự tham gia của các sinh viên)? 3.
- Dự án cải cách được thực hiện đi kèm với việc nghiên cứu một cách khoa học về chính bản thân quá trình tiến hành dự án, từ các điều kiện thực hiện, đến tiến trình cũng như các kết quả liên quan đến những hoạt động cải cách này.
- Các kết quả của dự án được đánh giá ở hai phương diện: a) các kinh nghiệm và các nhận thức nào đã thu nhận được xét về phương diện cải tiến các phương pháp dạy-học? b) Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm phản ánh đúng tiến trình dự án đã thực hiện? có sự khác biệt giữa các kết quả đạt được với vấn đề nêu ra? có phần nào còn chưa được nghiên cứu? 5.
- Trong những kết quả đã đạt được thì những điều gì đã phù hợp với các mục đích đặt ra ban đầu? việc nghiên cứu đi kèm quá trình cải cách có thể được cải tiến như thế nào trong việc đặt vấn đề nghiên cứu và sử dụng các công cụ nghiên cứu? dự án tiếp theo sẽ là gì? Như đã giới thiệu chung một cách ngắn gọn về các dự án Nghiên cứu Hành động, các dự án như thế ở các cơ sở đào tạo đại học tất nhiên cũng cần một số các điều kiện để có thể thực hiện được thành công.
- các công cụ để tiến hành nghiên cứu mang tính thực nghiệm khoa học trong tiến trình dự án.
- Chỉ sau một thời gian ngắn, các kinh nghiệm về việc vận dụng các phương pháp, các công cụ và qui trình thực hiện dự án sẽ được áp dụng rộng ra trong các bộ phận khác của cùng cơ sở đào tạo cũng như ở các cơ sở đào tạo khác.
- Và như vậy, so với những công sức bỏ ra cho việc thực hiện những dự án kiểu như thế này thì những lợi ích nó mang lại là rất lớn, giúp các bộ phận trong cơ sở đào tạo nói chung, đào tạo giáo viên nói riêng hình thành và phát triển năng lực tự học hỏi không ngừng.
- Trở thành một tổ chức có khả năng học hỏi (learning institution), ở tất cả các bộ phận, chính là mục đích mà mỗi cơ sở đào tạo phải hướng tới vì đó chính là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của những cải cách mang tính bền vững.
- Một lần nữa muốn được nhấn mạnh lại những điểm cơ bản cần lưu ý khi thực hiện để làm sao có được các cải cách mang tính bền vững trong lĩnh vực đào tạo đại học ở Việt Nam nói chung, đào tạo giáo viên nói riêng.
- Các dự án cải cách mang tính tự học hỏi một cách khoa học như thế có thể áp dụng được dưới các điều kiện hạn chế về mặt vật chất và nhân sự đang tồn tại khá phổ biến tại các cơ sở đào tạo giáo viên tại Việt Nam.
- Do hạn chế về các điều kiện nguồn lực, đối với với các dự án nghiên cứu này không thể ngay lập tức đòi hỏi phải có được các kết quả lớn về mặt khoa học, mà con đường thực hiện mới chính là mục đích cần theo đuổi.
- Bởi các quá trình cải cách như thế luôn được phản ánh, thể hiện rất cụ thể trong các nghiên cứu khoa học đi kèm theo nó, nên các quá trình này chú ý đến toàn bộ các đặc điểm của những điều kiện hiện tại của dự án và những người tham gia dự án, tránh sự tiếp nhận sử dụng bất kì một công thức (recipe) cứng nhắc nào vì các công thức đó dù sao cũng chỉ có giá trị trong một thời gian ngắn.
- Các dự án cũng mang lại những hiệu quả phụ mang tính tích cực: nếu thực hiện tốt, các chương trình cải cách như vậy sẽ có tác dụng gắn kết sinh viên, giảng viên, ban lãnh đạo nhà trường và các bộ phận phục vụ lại với nhau trong sự hợp tác một cách bền vững nhằm đạt các mục đích chung.
- Và điều cuối cùng muốn được nhấn mạnh ở đây là: mục đích của các cuộc cải cách như đã đề cập ở trên không phải là tạo ra được một cơ sở đào tạo giáo viên đã được „cải cách xong“ mà phải tạo ra được một cơ sở đào tạo có khả năng học tập ngày một tốt hơn và thông qua đó mà có được khả năng không ngừng tự cải cách mình.
- Muszynski trong cuốn „Con đường nâng cao chất lượng cải cách các cơ sở đào tạo giáo viên.
- Các cơ sở lý luận và giải pháp thực tiễn“.
- NXB ĐHSP, Hà Nội 2004 TÓM TẮT Cải cách giáo dục mang tính bền vững trong điều kiện của toàn cầu hóa và vấn đề đổi mới hoạt động dạy-học trong đào tạo giáo viên Kinh nghiệm về cải cách giáo dục ở các nước trên thế giới cho thấy nhiều cuộc cải cách đã được tiến hành rất tốn kém cả về nhân lực lẫn tài chính, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn hầu như không còn có tác dụng.
- Vấn đề đặt ra là phải lựa chọn một chiến lược cải cách để không dẫn đến việc quay trở lại cung cách làm việc bảo thủ cố hữu làm gia tăng mức độ trầm trọng của những vấn đề cũ.
- Mục đích của cải cách không phải là để tạo ra các cơ sở giáo dục „đã được cải cách xong“ mà là tạo ra được các cơ sở giáo dục có khả năng không ngừng tự phát triển và hoàn thiện.
- Từ quan điểm cho rằng không chỉ từng cá nhân mà toàn bộ cơ sở giáo dục đều phải thường xuyên học tập đã tạo ra một phương hướng phát triển giáo dục mới (được thực hiện khá thành công ở nhiều nước), khuyến khích sự phát triển học tập một cách hệ thống của các cơ sở giáo dục (learning institutions), thông qua việc thực hiện những cải cách ngay tại các cơ sở giáo dục và đồng thời nghiên cứu một cách khoa học tất cả mọi điều kiện, quá trình cũng như các kết quả có liên quan đến chúng.
- Báo cáo đã chỉ ra cách áp dụng lý thuyết cải cách này vào việc thực hiện cải cách, đổi mới hoạt động dạy học trong các cơ sở đào tạo giáo viên, nơi mà các kinh nghiệm về cải cách như thế sẽ có sức lan tỏa nhanh chóng sang các cơ sở đào tạo khác trong hệ thống giáo dục.