« Home « Kết quả tìm kiếm

CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NHỜ VÀO SINH VIÊN TRỢ GIẢNG


Tóm tắt Xem thử

- CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NHỜ VÀO SINH VIÊN TRỢ GIẢNG Trần Thị Mỹ Dung 1 , Nguyễn Minh Luân 1 và Đoàn Thị Trúc Linh 1.
- Phương pháp giảng dạy, sinh viên trợ giảng, cải tiến Keywords:.
- Sinh viên trợ giảng (SVTG) có nhiều đóng góp tích cực trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy theo định hướng lấy người học làm trung tâm.
- Ở các trường đại học có nền giáo dục phát triển trên thế giới, mô hình này đã được áp dụng rộng rãi.
- Tuy nhiên, mô hình sinh viên trợ giảng tại các trường đại học tại Việt Nam còn rất mờ nhạt và chưa được quan tâm đúng mức.
- Bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề cần quan tâm trong việc tuyển chọn, tập huấn và quản lý sinh viên trợ giảng.
- Thêm vào đó, bài báo cũng đề cập đến lợi ích của công tác trợ giảng đối với giảng viên, bản thân sinh viên trợ giảng và sinh viên tham gia học phần có áp dụng sinh viên trợ giảng.
- và một số ý kiến đóng góp xung quanh việc áp dụng mô hình sinh viên trợ giảng tại Trường Đại học Cần Thơ..
- Trong những năm gần đây, nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các ngành kỹ thuật gia tăng một cách rõ rệt ở các khu công nghiệp, đặc biệt là các công ty liên doanh và các công ty nước ngoài..
- Để chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập, sinh viên cần được trang bị tốt không chỉ về học thuật mà còn về các kỹ năng xã hội hay các kỹ năng mềm..
- Để nâng cao chất lượng dạy và học, chúng ta có thể thực hiện một số phương pháp như sử dụng trợ giảng trong lớp học, áp dụng các phương pháp giảng dạy và học tập tích cực (Sargent, L.
- Ví dụ, một số trường đại học không đủ lớn và không có đào tạo sau đại học nên việc tuyển các sinh viên sau đại học làm công tác trợ giảng là không thể (Weidert, J.
- M., 2012), thiếu nguồn tài chính hỗ trợ cho giảng viên/cán bộ trợ giảng (Nguyễn Phương Nam, 2013.
- Một trong những phương pháp phù hợp nhất với điều kiện của chúng tôi hiện nay là tuyển dụng sinh viên của ngành mình đang dạy làm công tác trợ giảng..
- Thật vậy, ở các trường đại học có nền giáo dục phát triển trên thế giới, mô hình SVTG đã và đang được áp dụng rộng rãi.
- (2010), những thuận lợi do mô hình đem lại cho chính bản thân SVTG như nâng cao kỹ năng giao tiếp, hiểu biết sâu hơn về môn trợ giảng.
- thuận lợi cho các giảng viên trong quá trình áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực.
- thuận lợi cho các sinh viên được hỗ trợ cả trong và ngoài lớp học.
- đặc biệt với những học phần có sĩ số sinh viên lớn (Roberts, E., 1995;.
- Thêm vào đó, một nghiên cứu dựa trên việc khảo sát trên mạng từ 70 người tham dự đã từng là SVTG, trợ giảng hay cả hai từ các nơi khác nhau của Mỹ đã cho kết quả cao đối với sự thuận lợi của SVTG (Weidert, J.
- (2013), SVTG sẽ thân thiện nhiều hơn với sinh viên so với giảng viên hay cán bộ trợ giảng, SVTG cũng hỗ trợ sinh viên ngoài lớp học trong việc tư vấn ngành nghề và SVTG cũng là một nguồn để đáp ứng nhiều câu hỏi trong lớp học..
- tiếp theo là phần áp dụng mô hình SVTG.
- 2 ÁP DỤNG MÔ HÌNH SINH VIÊN TRỢ GIẢNG.
- Để việc áp dụng mô hình một cách hiệu quả, cần thiết phải tiến hành các bước thực hiện một cách khoa học và hợp lý (Joy Hendrick, 2012;.
- 2.1 Quá trình lựa chọn sinh viên trợ giảng Kế hoạch tuyển chọn được thực hiện khoảng một tháng trước khi bắt đầu học kỳ.
- Yêu cầu ứng viên điền vào phiếu đăng ký bao gồm các thông tin về các hoạt động ngoại khóa mà họ đang tham gia, các môn học đã đăng ký trong học kỳ để đảm bảo rằng ứng viên có đủ thời gian và sẵn sàng cho công tác trợ giảng.
- Dựa vào một số tiêu chí, giảng viên thực hiện việc sơ tuyển trên hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp ứng viên.
- từ 3.0 trở lên và phải hoàn thành môn học dự định làm trợ giảng đạt điểm A).
- Đủ kiến thức củng cố lại bài giảng cho sinh viên đã học, giúp sinh viên giải quyết các vấn đề cụ thể Có kinh nghiệm liên quan đến giảng dạy (Ưu tiên các.
- Trợ giảng cũng là một tấm gương cho các sinh viên học tập cả về đạo đức và chuyên môn, đồng thời có sở thích và khả năng truyền đạt..
- Để nâng cao hiệu quả của công tác trợ giảng, ngay từ đầu khi ký hợp đồng hay cam kết, SVTG sẽ được xem và thảo luận một cách rõ ràng về trách nhiệm liên quan đến người trợ giảng (James C., 2013.
- Nhập điểm, lưu trữ và cung cấp các thông tin liên quan về điểm đến giảng viên..
- Hỗ trợ giảng viên trong thời gian lên lớp..
- Trực phòng trong giờ hành chánh, gặp sinh viên theo lịch hẹn và giúp họ thông qua điện thoại hoặc email.
- Trợ giảng phải có ít nhất 1 giờ trực/tuần..
- Phản hồi cho sinh viên về bài tập về nhà, bài tập ngắn tại lớp, bài kiểm tra..
- Coi thi cùng với cán bộ phụ trách học phần..
- Nhìn chung, tất cả công việc của TA sẽ được giám sát bởi giảng viên phụ trách học phần và việc lên điểm sẽ được kiểm tra..
- Giảng viên nên thảo luận với SVTG về một số tình huống sư phạm như trợ giảng nên ứng phó với câu hỏi của sinh viên như thế nào? Tất cả các câu hỏi của sinh viên đều nên tham khảo ý kiến của giảng viên không? Những câu hỏi nào của SV mà trợ giảng có thể trả lời trực tiếp hay gián tiếp thông qua giảng viên? Hơn nữa, SVTG cũng cần biết các việc không được phép làm trong giờ học hay giờ kiểm tra như tán ngẫu, gọi điện thoại, kiểm tra hộp thư điện tử hay đọc sách..
- Trong lớp học có sĩ số lớn, việc triển khai các phương pháp học tập tích cực có thể không đạt hiệu quả như mong muốn vì giảng viên không thể kiểm soát hết các hoạt động của sinh viên.
- Trong khi đó, với sự trợ giúp của SVTG sẽ thuận lợi hơn nhằm mục tiêu làm chất xúc tác thu hút sinh viên tập trung thảo luận và tham gia vào các hoạt động nhóm.
- Việc chuẩn bị sẵn sàng tài liệu, máy chiếu hoặc các phương tiện hỗ trợ giảng dạy vào đầu buổi học cũng giúp cho giảng viên tiết kiệm được thời gian và mang lại tinh thần thoải mái, giúp sinh viên ý thức lên lớp đúng giờ..
- 2.2 Tập huấn sinh viên trợ giảng.
- Sinh viên khi mới được tuyển dụng còn rất bỡ ngỡ và thậm chí không biết công việc sắp tới mình sẽ làm gì và làm như thế nào.
- Chính vì vậy, việc tổ chức các buổi tập huấn cho sinh viên trước khi bước vào học kỳ thật sự cần thiết và quan trọng..
- Bước kế tiếp, đảm bảo SVTG được trang bị các kỹ năng cần thiết trong công tác giảng dạy: (1) phát triển kỹ năng để truyền đạt bài giảng một cách hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tập trung thảo luận trên lớp và quản lý các hoạt động nhóm, (2) phát triển kỹ năng giải quyết các vấn đề có khả năng phát sinh trong quá trình tương tác giữa giảng viên và sinh viên..
- Bên cạnh các vấn đề được nêu trên, SVTG cũng cần được hướng dẫn để nhận biết các biểu hiện liên quan đến đạo đức như việc bảo mật của SVTG đối với sinh viên, việc đạo văn và gian lận của sinh viên.
- 2.3 Đánh giá sinh viên trợ giảng.
- Sinh viên tham gia học phần sẽ nhận phiếu khảo sát về thái độ, tinh thần, tác phong, trình độ chuyên môn cũng như điểm mạnh và các điểm cần được cải thiện của SVTG.
- Qua đó, giảng viên sẽ có những điều chỉnh kịp thời để công tác trợ giảng đáp ứng được nhu cầu tối đa cho sinh viên.
- Bên cạnh đó, giảng viên cũng có thể điều chỉnh lại những kỳ vọng vào SVTG cho phù hợp với khả năng vốn có của họ..
- Mô hình SVTG hứa hẹn mang lại nhiều thuận lợi rõ rệt đối với giảng viên, sinh viên trợ giảng và sinh viên tham gia học phần có SVTG..
- Bên cạnh đó, quá trình áp dụng mô hình này có thể gặp phải một vài khó khăn.
- 3.1 Những lợi ích của việc áp dụng mô hình sinh viên trợ giảng.
- 3.1.1 Đối với giảng viên.
- Giảng viên nhận được nhiều ý kiến đóng góp và đề nghị cách cải thiện các bài tập, gợi ý làm thế nào để các từ ngữ trong bài tập được rõ ràng hơn, ghi chú hoặc giảng chi tiết hơn các vấn đề sinh viên thường không hiểu rõ, chọn ví dụ minh họa..
- SVTG sẽ giúp cho cán bộ phụ trách học phần biết được sinh viên tham gia học phần đang học như thế nào bằng cách cung cấp cho giảng viên những lỗi phổ biến trong bài làm của sinh viên..
- Giảng viên có nhiều thời gian hơn cho việc tư vấn, biên soạn giáo trình và nghiên cứu khoa học..
- 3.1.2 Đối với sinh viên trợ giảng.
- Cuối học kỳ, SVTG nhận được thư giới thiệu nói về việc họ được chọn vào công tác trợ giảng như thế nào và các công việc họ đã thực hiện của một trợ giảng.
- Cụ thể, các thư giới thiệu được sử dụng khi sinh viên thực tập ngoài trường tại các công ty hoặc bổ sung vào hồ sơ xin học bổng/tuyển dụng sau khi tốt nghiệp..
- 3.1.3 Đối với SV tham gia học phần có SVTG.
- Đem lại sự tiện lợi cho sinh viên.
- Sinh viên cảm thấy thoải mái hơn khi hỏi các vấn đề liên quan đến bài giảng tại lớp học hoặc theo lịch hẹn hàng tuần.
- Ngoài ra sinh viên xem SVTG như là người anh/chị sẵn sàng chia sẻ những thông tin và vướng mắc trong quá trình học..
- Quan tâm đến việc trở thành trợ giảng sau này..
- Sinh viên dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động trong và ngoài lớp học được hỗ trợ bởi trợ giảng, sự hiện diện của SVTG trong lớp học có tác động đến việc khuyến khích sinh viên phát huy tinh thần học tập chủ động..
- Thu hẹp khoảng cách giữa giảng viên và sinh viên.
- Thật vậy, sinh viên học với SVTG có nhiều trao đổi với giảng viên hơn so với các học phần không có SVTG..
- 3.1.4 Đối với đơn vị phụ trách học phần Được hỗ trợ với chi phí thấp.
- SVTG giúp các sinh viên mới vào hiểu về văn hóa của trường, khoa và bộ môn.
- Đơn vị có được những trợ giảng đầy nhiệt huyết, quan tâm, được tập huấn tốt và am hiểu về chương trình đào tạo cũng như định hướng ngành học..
- Thứ nhất, áp lực thời gian là vấn đề quan trọng đòi hỏi SVTG cân nhắc trước khi quyết định tình nguyện tham gia trợ giảng.
- Việc tham gia nhiều môn học và phụ trách trợ giảng trong cùng một học kỳ sẽ làm SVTG bận rộn hơn bởi vì thông thường các bài thuyết trình, bài tập, hoặc thi cuối kỳ thường diễn ra trong cùng một khoảng thời gian..
- Các sinh viên được sự hướng dẫn của SVTG ở môn học này có thể là bạn cùng lớp ở môn học khác.
- Chính vì vậy, SVTG cần phải có khả năng giữ được vai trò vừa là bạn cùng lớp vừa là người trợ giảng.
- Mặt khác, cán bộ phụ trách học phần vẫn gặp phải khó khăn về thời gian trong việc tập huấn và giám sát.
- Giảng viên cần tìm hiểu các mối quan hệ của SVTG với bạn cùng khóa nhằm bảo đảm tính khách quan và bình đẳng..
- Để năng cao hiệu quả của việc áp dụng mô hình sinh viên trợ giảng và nhằm phục vụ tốt quá trình dạy và học, chúng ta rất cần được sự ủng hộ từ nhiều phía như nhà trường, khoa và giảng viên.
- Vì vậy, trong bài viết này các tác giả đưa ra một số đề xuất dựa trên việc tổng hợp các ý kiến của giảng viên phụ trách học phần và những SVTG..
- Xem xét các khóa học phù hợp cho việc áp dụng SVTG..
- Hòa giải những mâu thuẫn phát sinh giữa SVTG và giảng viên phụ trách nếu có..
- 3.3.2 Đối với giảng viên.
- Khi thực hiện chính sách và hướng dẫn của bộ môn hay khoa, phần lớn trách nhiệm thuộc về giảng viên sử dụng SVTG.
- Giảng viên cần quan tâm đến các khía cạnh sau:.
- Nắm rõ kỹ năng và kiến thức chung của sinh viên bên cạnh thành tích học tập của SVTG bằng cách tham khảo ý kiến của các cán bộ trong bộ môn..
- Bảo đảm SVTG được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để thức hiện tốt công việc trợ giảng..
- Yêu cầu SVTG ký vào bản cam kết về trách nhiệm trợ giảng..
- Nên điều chỉnh kỳ vọng đối với SVTG một cách kịp thời thông qua ý kiến phản hồi từ sinh viên..
- Mô hình sinh viên trợ giảng mang lại nhiều lợi ích cho cả sinh viên, giảng viên và nhà trường..
- Trong điều kiện thực tế hiện nay, việc tuyển chọn, tập huấn và quản lý sinh viên trợ giảng có thể khó thực hiện được một cách đầy đủ, tuy nhiên chúng tôi đã cố gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên để có thể trở thành một trợ giảng tốt.
- Một số giảng viên Trường Đại học Cần Thơ đã áp dụng SVTG trong một vài học phần, chủ yếu là hỗ trợ phòng thí nghiệm.
- Với sự hỗ trợ tích cực từ phía các giảng viên đồng nghiệp, chúng tôi đã mạnh dạn tuyển dụng một số sinh viên tình nguyện trợ giảng trong các học phần lý thuyết.
- Mặc dù chưa thực hiện việc đánh giá tính hiệu quả dựa trên các con số thống kê cụ thể, chúng tôi đã lấy ý kiến sơ bộ của sinh viên ở các môn học có trợ giảng.
- Các ý kiến phản hồi này đánh giá rất tích cực về khả năng của SVTG, mối liên kết giữa giảng viên và sinh viên thông qua SVTG, thu hút được các bạn vốn luôn thụ động tham gia đóng góp xây dựng bài học..
- Thời gian đầu chúng tôi mất khá nhiều thời gian giúp SVTG hiểu được vai trò và trang bị một số kỹ năng cần thiết, sau một khoảng thời gian SVTG có thể hỗ trợ chúng tôi triển khai các phương pháp học tập tích cực và quản lý tốt các lớp học có số lượng sinh viên lớn.
- Tuy nhiên, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ của Khoa và Trường để mô hình này được áp dụng rộng rãi và thật sự mang lại hiệu quả..
- Chân thành cảm ơn các em sinh viên đã tình nguyện đăng ký tham gia công tác SVTG, các bạn SVTG của các ngành khác đã chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến về việc áp dụng mô hình trợ giảng dành cho sinh viên..
- Mô hình trợ giảng tại trường UEF một bước đi đúng hướng.
- Trợ giảng người tạo xúc tác học tập cho sinh viên UEF