« Home « Kết quả tìm kiếm

CĂN NGUYÊN TRỞ THÀNH THEN TRONG XÃ HỘI TÀY - MỘT VÀI BIỆN GIẢI TỪ GÓC ĐỘ TÂM SINH LÝ CỦA “NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN”


Tóm tắt Xem thử

- XÃ HỘI TÀY - MỘT VÀI BIỆN GIẢI TỪ GÓC ĐỘ TÂM SINH LÝ CỦA “NGƯỜI ĐƯỢC CHỌN”.
- Ths Nguyễn Thị Huệ Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, ĐHQGHN.
- Trong rất nhiều thập kỷ Then được các nhà nghiên cứu xem như một loại hình dân ca trữ tình của người Tày.
- Các công trình những năm đầu thế kỷ XX chủ yếu nghiên cứu trên góc độ ca từ, làn điệu hay loại hình diễn xướng Then.
- Phải đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Then Tày mới bắt đầu được xem xét như một hiện tượng tôn giáo - tín ngưỡng thuộc dòng Shaman giáo.
- Các hiện tượng xuất hồn, nhập hồn của các thầy Then để lên mường Trời mời các thần linh, Ngọc Hoàng về dự lễ và cầu mong thần linh ban tài lộc, sức khỏe cho những người cúng lễ được miêu tả, lý giải khá đầy đủ trong một vài công trình.
- Cuốn “Then Tày” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Yên là một trong những công trình khá dày dặn đã phản ánh đúng bản chất của Then thông qua khảo sát nghi lễ Then cấp sắc - một nghi lễ tiêu biểu nhất trong Then Tày.
- Tuy nhiên, hiện nay việc đi sâu nghiên cứu về đời sống những người làm Then, lý giải các hiện tượng xuất - nhập hồn trong Then, căn nguyên nào khiến một người bình thường bỗng nhiên bị “bắt Then” phải ra hầu Thánh,… vẫn còn là một khoảng trống để tạo nên một cái nhìn đầy đủ, chính xác về bản chất của loại hình tôn giáo - tín ngưỡng này.
- Do vậy, trong bài viết này chúng tôi muốn hướng nghiên cứu của mình đến việc lý giải.
- một vài vấn đề trong tín ngưỡng Then Tày dưới góc độ tâm sinh lý của những người làm Then..
- Then và hiện tượng xuất - nhập hồn.
- Khái niệm về Then hiện nay cũng chưa thực sự là một khái niệm thống nhất mà thiên theo từng hướng nghiên cứu mà mỗi nhà nghiên cứu có một quan niệm riêng.
- Bởi theo quan niệm của người Tày, thế giới có 3 tầng: Thiên đình - Trần gian - Âm phủ và mường Trời hay Thiên đình là nơi mà họ vô cùng tôn kính, đó là nơi trú ngụ của các thần linh, những người thuộc thế giới siêu nhiên, những người có khả năng nghe được lời cầu nguyện của họ, ban cho họ sức khỏe, tài lộc, may mắn,… Có lẽ vậy mà Then trong quan niệm của người Tày Nùng để chỉ một thế giới thần thánh, siêu linh..
- Tiên là những người ở trên mường Trời - lực lượng siêu nhiên, thần thánh, những người giữ vai trò thông linh giữa thế giới trần tục với các thần linh..
- Nghiên cứu về Then trong cuốn “Then Tày”, Nguyễn Thị Yên đã liệt kê ra 9 cách viết khác nhau của Then dựa theo tài liệu về Nôm Tày của nhà nghiên cứu Triều Ân.
- Xét về ngữ nghĩa, chữ 天 (Thiên - Then) là từ mượn ý của chữ Hán chỉ trời đấng thần linh tối cao mà các cư dân Tày - Thái nói chung đều thờ phụng..
- Từ hiện tượng như trên có thể giải thích tên gọi Then là bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ trời (phạ) của cư dân Tày - Thái nói chung.
- Do ảnh hưởng 1 Nguyễn Thị Yên (2006), Then Tày, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- bởi sự giao lưu văn hóa Hán - Tày - Kinh nên người Tày không còn giữ được nhiều yếu tố bản địa như người Thái Tây Bắc nhưng Then vẫn được họ lưu giữ lại để chỉ một hoạt động văn hóa tín ngưỡng liên quan đến tục thờ trời mang tính bản địa của cộng đồng.
- Then được giữ lại để chỉ những người thầy cúng có khả năng làm môi giới liên hệ giữa cõi đất và cõi trời, giữa cõi trần tục và cõi siêu nhiên.
- Then chính là một thầy Shaman do vậy cũng như trình tự công việc của các thầy pháp Shaman, trình tự công việc giao tiếp với thần linh của Then có hai cách là Then dùng tiếng đàn, hát, xóc nhạc để đưa hồn mình (xuất hồn) chu du lên xứ sở thần tiên cầu xin Ngọc Hoàng Thượng đế, các thánh thần ban lộc.
- cách thứ hai là thỉnh cầu thần linh nhập vào mình..
- Xuất hồn: là quá trình hồn của các thầy Shaman (thầy Then) thoát khỏi thân xác để đi giao tiếp với thần linh hay linh hồn của những người đã chết.
- Nhập hồn: là quá trình linh hồn của thần linh nhập vào các thầy Shaman, hiện diện trước người trần và thỏa mãn những cầu xin của người trần..
- Trong Shaman giáo của người Tày hội tụ cả hai yếu tố xuất hồn và nhập hồn, biểu hiện ở những khía cạnh sau:.
- Xuất hồn mình để nhập siêu linh khác, hiện tượng này chủ yếu có ở các lễ hội do những người không chuyên thực hiện.
- Trong chu trình này, người ngồi đồng được tác động để xuất hồn mình ra để nhập hồn siêu linh;.
- kết thúc trò chơi hoặc lễ hội sẽ có hiện tượng xuất hồn siêu linh để nhập lại hồn người ngồi đồng..
- Xuất nhập hồn tổ sư đi hành lễ..
- Tự động xuất nhập hồn mình, hiện tượng này phổ biến ở các thầy Then 2 .
- Như vậy, có thể xem Then là một loại hình tín ngưỡng dân gian của người Tày thuộc dòng Shaman giáo mà ở đó những người làm Then thông qua hiện tượng xuất hồn và nhập hồn để giao tiếp với thế giới thần linh, cầu mong thần linh đáp ứng nguyện vọng của mình và những người tham dự lễ..
- Then cũng giống như các hiện tượng Shaman khác của một số tộc người ở Việt Nam (Lên đồng của người Việt.
- Một của người Thái, Mỡi của 1 Võ Quang Trọng (2004), Bước đầu so sánh nghi lễ hầu đồng của người Việt và nghi lễ Then của người Tày, in trong Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- hay các dân tộc khác trên thế giới (Kut của người Hàn Quốc, Vu thuật của Trung Hoa và hiện tượng Shaman của các tộc người vùng Siberi.
- Các hiện tượng này không thuần túy là một hiện tượng văn hóa - tín ngưỡng mà khi xem xét đời sống của các thầy Shaman chúng tôi nhận thấy nó có liên quan mật thiết tới chuyển biến tâm sinh lý và nhận thức của họ - những người được chọn.
- Trong Then Tày, khi một người bình thường trở thành người được chọn sẽ có những biểu hiện về căn số, các biểu hiện của bệnh ma Then hành hay các biểu hiện rối loạn về mặt tâm lý, không kiểm soát được hành động của bản thân,… Những biểu hiện này là các phân đoạn của biểu hiện tâm sinh lý trong trường đoạn dài đến với nghề Then.
- và trên thực tế những người làm Then cũng như toàn thể cộng đồng, thậm chí cả những người nghiên cứu nhiều khi miễn cưỡng thừa nhận chúng như những mệnh đề đã được chứng minh qua các lý giải từ dân gian mang tính tiên nghiệm.
- Trong bài viết này chúng tôi không phủ nhận những phỏng đoán hay các kinh nghiệm dân gian bởi cho đến hiện nay nó vẫn là căn cứ chính để xác định một người trở thành Then, mà muốn thử đưa ra một vài biện giải về một số khía cạnh của Then (căn số, những rối loạn tâm lý và bệnh ma Then hành) dưới góc độ tâm sinh lý bằng phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa văn hóa học với tâm sinh lý cá nhân và tâm sinh lý xã hội..
- Trong những điều tra thực tế của chúng tôi tại Văn Quan, Lạng Sơn và Hòa An, Cao Bằng cho thấy, những người làm Then cũng như cư dân trong cộng đồng Tày đều cho rằng căn nguyên dẫn tới việc ai đó trở thành người được chọn là do họ có căn Then và vốn Then.
- Và căn, vốn mà họ có được chủ yếu từ ba nguồn chính: Thứ nhất do yếu tố di truyền - tức những người làm Then được truyền nghề theo trục chính phả hệ kiểu.
- Thứ hai là những người đột nhiên bị bắt Then một cách bất ngờ - tức ở họ có một thứ nội lực đặc biệt để làm nghề Then như khả năng đàn hát, vía mỏng, dễ bị ốp Then khi tham gia các lễ Then, thậm chí có người vía mỏng - nhẹ vía chỉ cần đi ngang qua miếu thờ hay các nơi thờ cúng có ma Then cũng có thể.
- bị bắt Then… Ngoài hai nguồn này nhiều đối tượng trở thành Then còn do cả hai yếu tố: di truyền và tự nhiên, như trường hợp người phụ nữ đi lấy chồng và kế nghiệp Then nhà chồng như trường hợp Then Bình ở Văn Quan, Lạng Sơn mà chúng tôi đã nghiên cứu..
- Trong xã hội Tày, các yếu tố này được gọi là vốn Then.
- Theo điều tra của chúng tôi tại thực địa thì đa phần người được chọn có vốn Then từ nguồn 2 là rất ít và khả năng làm nghề của họ không lâu.
- chủ yếu những người làm Then xuất phát từ nguồn thứ nhất - do tổ tiên truyền nghề, hoặc nguồn thứ ba có sự kết hợp của cả hai yếu tố di truyền và tự nhiên..
- Mặc dù vậy, việc ra nhập thế giới Then là một việc “vạn bất đắc dĩ”.
- Nếu bản thân Người được chọn không phải chịu những biến động to lớn hay những đau đớn không thể giải quyết theo lối thông thường thì họ sẽ không dễ dàng đi tới quyết định quan trọng này..
- Cùng với vốn Then, điều kiện để một người bình thường trở thành Người được chọn là căn Then (mỉng bang) để chỉ những người có số phận phải ra làm Then, giúp việc thần linh cứu giúp cộng đồng.
- Những người được cho là có mỉng bang thường phải có mỉng nẩu - vía nhẹ, vía mỏng, những người này dễ bị xúc động, dễ sợ hãi, hay bị ma nhập, nhạy cảm với âm nhạc và các màu sắc sinh động (đỏ, vàng.
- Song những biểu hiện căn số này chưa đủ để cấu thành một người có căn Then mà trong dân gian còn tồn tại cách giải thích dựa theo tử vi, ngày thàng năm sinh của những người đó.
- đồng thời ngày tháng năm sinh cũng là yếu tố quyết định anh ta, chị ta thuộc cung nào trong 6 cung (Tâm đầu.
- Những người đi xem mà rơi vào hai cung là Hắc diện và Ly sư thì không 1 Ghi chép từ kinh nghiệm của thầy Mo Hoàng Văn Bảo..
- có căn số làm Then.
- Có thể nhận thấy ngày tháng năm sinh giữ một vai trò quan trọng để xem xét một người có căn số làm nghề hay không..
- Những điều tra của chúng tôi cũng cho ra một kết luận đa phần những người trước khi ra nhập thế giới Then họ đều phải trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn - giai đoạn cơ đày hay bị ma Then hành.
- Như vậy, xét về tâm lý của Người được chọn hầu hết là không có sự tự nguyện xuống Then mà họ tìm đến Then để giải thoát bản thân khỏi những đau đớn, bất hạnh hiện tại tin tưởng và kỳ vọng vào một phép màu sẽ xảy đến với mình..
- Rối loạn tâm sinh lý và căn bệnh ma Then hành.
- Những người bị ốp nghề đều có chung đặc điểm tương tự nhau với những biểu hiện về tình trạng sức khỏe và tình trạng thần kinh đặc biệt khác thường..
- Theo quan niệm của một số đồng bào Tày cũng như hệ thống giải thích bệnh của tín ngưỡng Then chia bệnh ra làm hai loại: bệnh âm và bệnh trần.
- Bệnh trần là những bệnh do các yếu tố tự nhiên (khí huyết, cơ địa.
- có thể đến bệnh viện là phát hiện ra và điều trị theo y học hiện đại có thể khỏi được.
- Căn cứ theo những nghiên cứu về đời sống của những người làm Then, có thể rút ra một số biểu hiện do ma Then hành thành những nhóm sau:.
- Bị ốm: một số Người được chọn bị những căn bệnh kỳ lạ, đi bệnh viện hay uống thuốc cũng không khỏi thậm chí còn nặng thêm, nam giới hay bị lở loét chân tay, chữa không khỏi.
- Bị điên: một số người trong giai đoạn cơ đày có những biểu hiện như người bị thần kinh, thường xuyên đi lang thang.
- luôn ở trong trạng thái nửa mơ, nửa tỉnh, lúc nào cũng như người mộng du.
- bỏ nhà đi tắm suối (đắm nặm) giữa trời mùa đông rét mướt… Theo nhiều nghiên cứu, đắm nặm là một trong những biểu hiện vào nghề Then mà bất kỳ Then nào cũng phải trải qua trong giai đoạn cơ đày..
- Công việc không thuận lợi: Trong giai đoạn này công việc của bản thân họ và những người trong gia đình gặp nhiều khó khăn: các vật nuôi trong nhà bỗng nhiên bị ốm, chết.
- Gia đình gặp nhiều biến cố lớn: Cùng với những bệnh tật mà bản thân Then mắc phải trong giai đoạn này gia đình họ cũng gặp không ít bất hạnh.
- Có thể tự nhiên vợ chồng bất hòa lục đục.
- Nhìn chung những biểu hiện của bệnh ma hành trong giai đoạn cơ đày rất phong phú, có người bị nhẹ, có người bị nặng.
- Song đều có một đáp án chung những bệnh tật hay biến cố ấy đều mang đến cho họ những khủng hoảng, bất an về mặt tâm lý, đôi khi còn đẩy họ vào trạng thái không lối thoát.
- Như chúng tôi đã từng khẳng định, hầu hết Người được chọn đến với Then không phải do tinh thần tự nguyện mà họ bị đẩy vào tình trạng không thể làm khác.
- Họ mong muốn một cuộc sống bình thường như bao người khác.
- họ đi chữa trị (đi bệnh viện, uống thuốc) nhưng vô hiệu, họ cố gắng cẩn thận trong mọi việc nhưng tất cả đều không thành… Và đến lúc này họ chỉ còn một lựa chọn duy nhất - dù đó là một chọn lựa không hề dễ dàng, là trở thành Then để có thể tái hòa nhập cộng đồng, mang họ về với cuộc sống bình thường như bao người bình thường khác..
- Qua những hiện tượng này, căn cứ theo sự phân loại bệnh tật của Trần Mạnh Cường trong luận văn Thạc sĩ: Nhận xét đặc điểm biến đổi ý thức của trạng thái lên đồng ở các lễ hội vùng Nam Định, có thể thấy những căn bệnh của Người được chọn trong thời điểm thiên sứ thuộc một trong những trạng thái biến đổi ý thức đặc biệt do ám thị và tự ám thị gây ra 2 .
- Tức người được chọn với những áp lực về mặt tinh thần cùng những chất xúc tác từ môi trường xung quanh đẩy họ vào trạng thái tự kỷ ám thị.
- Và rõ ràng có thể nhận thấy trạng thái bệnh lý của những người có căn Then không hoàn toàn là một trạng thái bệnh theo nghĩa thông thường mà nó chứa đựng trong mình một cơ chế văn hóa đặc biệt, theo như Nguyễn Kim Hiền trong bài nghiên cứu “Lên đồng ở Việt Nam một sinh hoạt văn hóa tâm linh mang tính trị liệu”, có 1 Nguyễn Thị Yên (2006), Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà.
- 2 Trần Mạnh Cường (1999), Nhận xét đặc điểm biến đổi ý thức của trạng thái lên đồng ở các lễ hội vùng Nam Định, luận văn thạc sĩ chuyên ngành tâm thần học.
- Khi giải thích cơ chế chuyển đổi này trên khía cạnh tâm lý cho thấy một bên là hệ thống chứa đựng trạng thái nhiễu tâm và một bên là hệ thống hóa giải được trạng thái này;.
- còn khi xét trên bình diện xã hội đó là hệ thống bị cạn kiệt sức sống do sự thu hẹp khả năng kết dính xã hội (socialbilite) và một hệ thống khác có đầy sức mạnh do độ bao trùm rộng lớn hơn.
- Trạng thái rối nhiễu tinh thần mà người được chọn trải qua là một chặng đường bắt buộc, một giai đoạn nhập môn không tự nguyện, khiến cho họ rơi vào trạng thái tâm thần rối loạn để rồi khi chuyển hóa sang một cơ chế khác họ thoát ra trong một trạng thái tinh thần mới, nhìn nhận xã hội bằng một nhãn quan mới và dần dần chấm dứt giai đoạn nhiễu tâm ban đầu, chuyển hóa từ trạng thái lệch chuẩn sang trạng thái nhập chuẩn (tức bắt đầu tái hòa nhập xã hội)..
- Những giải thích trên cho thấy trong quá trình trở thành Then của người Tày tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa những quan niệm dân gian về căn số và những biện giải khoa học theo tâm sinh lý của người được chọn..
- Theo chúng tôi, căn cứ quan trọng nhất cho việc một người bình thường trở thành Then là vấn đề tâm bệnh với trạng thái tâm lý và sinh lý không bình thường.
- Ngoài ra, yếu tố xã hội: những mối quan hệ, áp lực và những dồn nén xã hội cũng là những tác nhân quan trọng để đưa họ đến với quyết định ra nhập thế giới Then..
- Trần Mạnh Cường (1999), Nhận xét đặc điểm biến đổi ý thức của trạng thái lên đồng ở các lễ hội vùng Nam Định, luận văn thạc sĩ chuyên ngành tâm thần học..
- Nguyễn Kim Hiền (2004), Lên đồng ở Việt Nam một sinh hoạt văn hóa tâm linh mang tính trị liệu, in trong Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- 1 Nguyễn Kim Hiền (2004), Lên đồng ở Việt Nam một sinh hoạt văn hóa tâm linh mang tính trị liệu, in trong Đạo Mẫu và các hình thức shaman trong các tộc người ở Việt Nam và châu Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Ngô Đức Thịnh (2004), Then - một hình thức Shaman của dân tộc Tày ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Ngô Đức Thịnh (2010), Lên đồng hành trình của thần linh và thân phận, Nxb Thế giới, Hà Nội..
- Đoàn Thị Tuyến (1999), Đạo then trong đời sống tâm linh của người Tày - Nùng, Lạng Sơn, Khóa luận Tốt nghiệp, Tư liệu Khoa lịch sử, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội..
- Nguyễn Thị Yên (2006), Tín ngưỡng dân gian Tày, Nùng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.