« Home « Kết quả tìm kiếm

CÂU ĐIỀU KIỆN PHẢN THỰC TIẾNG VIỆT


Tóm tắt Xem thử

- Câu điều kiện phản thực là đối tượng nghiên cứu kinh điển của các nhà lôgic học, ngôn ngữ học và tâm lý học từ nhiều thế kỷ nay.
- Theo cách hiểu truyền thống, câu điều kiện phản thực là những câu mà mệnh đề đi trước của chúng được chính những người phát ngôn ra chúng coi là trái ngược với sự thật.
- Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ chú ý tới tính chất “trái ngược sự thật” của các câu phản thực.
- Với tình thái phản thực hữu, người nói bác bỏ tính chân thực của điều được nói trong phát ngôn.
- Ông cho rằng phần lớn các câu điều kiện thực dự báo rằng nếu một sự kiện nào đó xảy ra, thì sẽ có sự kiện khác xảy ra theo, cùng với chúng là một mối liên kết nhân quả theo kiểu nào đó giữa hai sự kiện.
- “không thể xảy ra” (impossible) hay “phản thực, trái với sự thực” (counterfactual) của các sự kiện trong hiện tại hay quá khứ..
- Ông khẳng định rằng theo hướng tiếp cận ngữ nghĩa – tri nhận thì không nhất thiết phải quan tâm trực tiếp đến những vấn đề có tính lôgic về câu điều kiện phản thực, mà quan trọng hơn là phải tìm hiểu xem các không gian phản thực được tạo lập nên như thế nào.
- Theo Fauconnier, phản thực là trường hợp xuất hiện sự không tương hợp (một cách bắt buộc) giữa hai không gian: không gian M 1 (Mental Space 1) không tương hợp với một không gian khác là M 2 (Mental Space 2) nếu quan hệ được xác định một cách hiển ngôn trong M 1 không thoả mãn với các yếu tố tương ứng trong M 2 (Fauconnier 1985:109).
- Với trường hợp các câu điều kiện phản thực, đây là sự không tương hợp giữa không gian điều kiện với không gian gốc của nó..
- Chúng tôi sẽ áp dụng quan điểm của Fauconnier để phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của các câu điều kiện phản thực tiếng Việt có hình thức Nếu A thì B..
- Trong câu điều kiện phản thực, mệnh đề điều kiện tạo lập nên không gian trái ngược với không gian gốc của nó:.
- Không gian gốc của các phát ngôn điều kiện trên là không gian thực tế, được người nghe nhận biết qua thực tế và ngữ cảnh (nhất là qua các phát ngôn trước đó).
- Không gian này thể hiện một sự tình tồn tại hoặc diễn ra trên thực tế, chẳng hạn ở ví dụ (1) là việc mẹ của người nói đã chết, ở (2) là việc ông già Mộc có mặt ở bản Mến và là người cởi mở, hay trò chuyện, còn ở (3) là việc người nói đã rời khỏi nhà bố và đi theo cô.
- Những sự tình này có tính chất “đóng”, vì chúng đã tồn tại hoặc diễn ra rồi.
- Do vậy, người nói không thể xây dựng hai không gian giả định tương phản từ không gian gốc như trong trường hợp các câu điều kiện dự báo, mà chỉ có thể xây dựng một không gian phản thực phản ánh sự tình trái ngược với sự tình trong không gian gốc - có nghĩa là giữa không gian gốc và không gian điều kiện không có sự tương hợp.
- Từ không gian phản thực hiển ngôn duy nhất, người nói xây dựng một không gian mới với tư cách là hệ quả của không gian phản thực, phản ánh những điều “đáng lẽ đã xảy ra/ không xảy ra” hoặc những điều “không thể xảy ra được”, tức là những giả định không có khả năng được hiện thực hoá..
- Mô hình dưới đây miêu tả sự liên kết giữa không gian gốc với không gian phản thực, giữa không gian phản thực với hệ quả phản thực trong ví dụ (1):.
- Không gian phản thực A Bố tốt.
- Giả định phản thực B Mẹ chẳng bị chết Không gian gốc G.
- Mối quan hệ giữa các mệnh đề trong câu điều kiện phản thực chính là quan hệ nhân quả.
- cảnh C)” thì điều đó hàm ý rằng chúng ta xác nhận “Nếu A đã không xuất hiện (trong chu cảnh C) thì B cũng không thể xuất hiện”.
- Nói cách khác, các câu điều kiện phản thực cũng cùng loại với các câu điều kiện dự báo nhưng tính chất giả định ở các câu phản thực cao hơn nhiều..
- Câu hỏi đặt ra: Vì sao người ta muốn giả định một hệ quả mà trên thực tế là không thể xảy ra? Người ta mất công tưởng tượng một không gian trái với không gian thực tế để làm gì? Trước hết, cũng giống như trường hợp câu điều kiện dự báo, việc người ta sử dụng câu điều kiện phản thực là nhằm thực hiện một quá trình suy luận từ cái đã biết, đã có trong thực tế tới những cái chưa biết, thông qua việc xây dựng những cấu trúc tinh thần.
- Tuy nhiên, nếu như những cái chưa biết trong các phát ngôn điều kiện dự báo giả định là có thể xảy ra, thì những cái chưa biết trong các phát ngôn điều kiện giả định phản thực là không thể xảy ra.
- Người nói biết chắc là chúng không khả thi trong thực tế, mà chỉ có thể tồn tại trong tưởng tượng, và thông qua sự tưởng tượng phản thực, người nói muốn khẳng định một sự tình, nhận xét, bình luận về sự tình đó hoặc biểu đạt nguyện vọng, mong muốn.
- của mình đối với sự tình đó.
- Mặt khác, người nói thông qua các phát ngôn phản thực còn muốn cho người nghe biết sự đánh giá chủ quan của người nói về sự tình đã xảy ra trên thực tế.
- Chẳng hạn, ở ví dụ (1) (“Nếu bố cháu tốt thì mẹ cháu cũng chẳng bị chết.
- người nói tỏ thái độ thương xót mẹ và khẳng định rằng bố không tốt, thông qua việc tạo dựng một không gian phản thực tích cực (bố cháu tốt) và một hệ quả tích cực (mẹ cháu không bị chết) đối lại với không gian thực tế tiêu cực (bố xấu) và hệ quả tiêu cực (mẹ bị chết).
- Còn ở ví dụ (4) dưới đây:.
- (NTNT, 48) người nói bộc lộ cảm giác nuối tiếc vì một tình huống xấu đáng lẽ có thể tránh được nếu sự tình diễn ra trái ngược với hiện thực.
- Trong trường hợp khác, người nói cảm thấy may mắn vì đã không bị vướng vào một tình huống xấu, và họ nhấn mạnh sự may mắn đó bằng cách tưởng tượng ra một không gian tiêu cực và một hệ quả tiêu cực đi theo, nhằm làm cho người nghe thấy được người nói đã may mắn như thế nào khi không gian đó không có thực.
- Để biểu hiện ý nghĩa phản thực, người nói có thể sử dụng từ phủ định không trong mệnh đề điều kiện, như trong các ví dụ sau:.
- Ở những phát ngôn này, mệnh đề điều kiện tạo nên một không gian điều kiện phủ định.
- Sở dĩ như vậy là vì câu điều kiện dự báo phản thực hướng đến những sự tình đã xảy ra trên thực tế, do đó cách đơn giản để tạo lập một không gian tương phản với không gian thực hữu là tưởng tượng một không gian trong đó sự tình ấy không tồn tại hoặc không xảy ra.
- Có thể mô hình hoá hướng phát triển những không gian phủ định phản thực như sau:.
- Không gian phản thực A không + sự tình thực hữu.
- Giả định phản thực B Không gian gốc G.
- Sự tình thực hữu.
- Hướng phát triển không gian giả định phản thực c ủa những câu điều kiện có từ phủ định “không” trong mệnh đề điều kiện.
- Câu điều kiện này có hình thức:.
- Đây là trường hợp các ví dụ (5), (6) đã dẫn.
- Ở kiểu câu này, sự tình được diễn tả trong câu đứng trước câu điều kiện, giống như một phần dẫn để người nói triển khai mạch tưởng tượng phản thực của mình.
- Đây cũng chính là không gian gốc để người nói lấy làm căn cứ triển khai không gian giả định phản thực phủ định không gian gốc đó.
- Chẳng hạn, ở ví dụ (5), không gian gốc là “tiếng con khóc.
- Một cách thức biểu hiện ý nghĩa phản thực khác là sử dụng từ đã trong mệnh đề chính của câu điều kiện, như trong các câu dưới đây:.
- (VTXH, 25) Phó từ đã trong những phát ngôn trên có vai trò đánh dấu tình thái phản thực của điều kiện giả định.
- chẳng hạn, với ví dụ (9), có thể lược bỏ từ đã đi để tạo thành câu (9'):.
- Đây là một câu mà người ta không phân biệt được nó thuộc kiểu câu dự báo hay kiểu câu phản thực.
- Lúc này, rõ ràng câu (9) là câu điều kiện giả định phản thực, còn (9.
- là câu điều kiện dự báo giả định..
- Chúng tôi cho rằng ý nghĩa căn bản của phó từ sẽ trong câu điều kiện dự báo và phó từ đã trong câu điều kiện phản thực không đơn thuần hàm chỉ thời gian, mà quan trọng hơn, chúng đánh dấu tính khả thi/ bất khả thi của sự tình được miêu tả trong mệnh đề chính.
- với phó từ sẽ, không gian giả định chỉ đơn thuần là giả định (tương đương với tình thái nhận thức trung tính theo quan điểm của Fillmore 1990), và người nói dự báo khả năng “bà dọn nhà vào Sài Gòn và lo cho con ăn học đến nơi đến chốn” là điều có thể xảy ra..
- Dựa vào đặc trưng thời gian của không gian gốc, có thể chia câu phản thực Nếu A thì B thành những nhóm nhỏ sau:.
- a) Câu điều kiện phản thực có không gian gốc toàn thời gian.
- Ở nhóm câu này, không gian gốc diễn tả những sự tình có tính chất bền vững, “xuyên thời gian”, kiểu như cá tính của một người nào đó, hoàn cảnh sống của một ai đó, hay là sự tồn tại của một cá nhân với bản ngã riêng của họ.
- những điều rất khó thay đổi, do đó câu điều kiện phản thực là lựa chọn thích hợp để người nói đưa ra những giả định “bất khả thi” về chúng.
- người nói tưởng tượng mình ở trong địa vị của người khác, mình “là một người khác”, ví dụ:.
- (NTNT, 61) Hoặc ngược lại, người nói tưởng tượng sự đổi vai của người đối thoại:.
- b) Câu điều kiện phản thực có không gian gốc phụ thuộc thời gian – Câu điều kiện phản thực có không gian gốc thuộc quá khứ.
- Không gian gốc trong các câu này diễn tả những sự tình đã xảy ra trong quá khứ, vì thế không thể dự báo gì về tương lai của những sự tình đã kết thúc này..
- Người nói chỉ có thể tưởng tượng ra không gian trái ngược với không gian gốc đó để giả định hệ quả đáng lẽ có thể xảy ra trái ngược với hệ quả mà thực tế đã xảy ra, chẳng hạn ví dụ (3) đã dẫn:.
- (DTH, HTNTA, 262) và những ví dụ sau:.
- Ở những câu này, không gian gốc của sự tình được biểu đạt trong mệnh đề điều kiện không phải là không gian thực hữu hiện tại, mà là không gian thực hữu trong quá khứ, ở thời điểm mà sự tình đó diễn ra.
- Chẳng hạn, không gian gốc ở.
- câu (3) là việc cô của người nói đưa người nói đi khỏi nhà của ông bố.
- ở câu (17) là việc người nghe đã không có mặt ở cuộc họp mà người nói tham dự.
- Mô hình sau miêu tả sự liên kết không gian của câu điều kiện phản thực có không gian gốc thuộc quá khứ (ví dụ [18]):.
- Không gian phản thực A Bà không ngã cầu thang.
- Giả định phản thực B Bà sống đến trăm truổi Không gian gốc G (quá khứ).
- Câu điều kiện phản thực có không gian gốc phi quá khứ.
- Không gian gốc của nhóm câu này diễn tả những sự tình diễn ra ở thời điểm phát ngôn.
- Chúng ở thời hiện tại, nhưng là những sự tình “đóng”, người nói biết rằng không thể thay đổi được hiện thực.
- Xem lại ví dụ (4):.
- Không gian phản thực A Bố ở nhà.
- Giả định phản thực B Tôi đâu đến nỗi này Không gian gốc G (hiện tại).
- Tính chất “đóng” của sự tình trong không gian gốc có thể coi là đặc điểm quan trọng nhất tạo ra tính chất “phản thực”, “trái ngược với sự thực” của không gian điều kiện trong các câu điều kiện phản thực Nếu A thì B.
- Do tính chất phản thực này, mà quan hệ nhân quả giả định giữa hai mệnh đề trong kiểu câu điều kiện phản thực tuy vẫn nối kết hai sự tình thuộc thế giới thực, nhưng tỏ ra kém tường minh hơn, mang tính chủ quan nhiều hơn so với một số kiểu câu điều kiện khác, chẳng hạn như câu điều kiện dự báo.