« Home « Kết quả tìm kiếm

Cau hoi cau khien trong Tieng Han hien dai


Tóm tắt Xem thử

- Nguyễn Hoàng Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ Câu hỏi cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại.
- Thông qua một số tác phẩm văn học khảo sát hiện tượng câu hỏi cầu khiến trong tiếng Hán hiện đại.
- Phân tích vai trò ngữ cảnh trong việc xác định ý nghĩa cầu khiến của câu hỏi cầu khiến - Kết quả khảo sát tiếng Hán có thể dùng để đối chiếu với hiện tượng ngôn ngữ tương đương trong tiếng Việt, từ đó có khả năng vận dụng hữu hiệu trong giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam..
- Có thể lấy ví dụ về câu hỏi trong tiếng Hán để minh chứng cho điều này.
- Câu hỏi trong tiếng Hán là một trong những loại câu có khả năng biểu đạt hết sức phong phú.
- Dùng câu hỏi để nhấn mạnh ý nghĩa trần thuật.
- Dùng câu hỏi để biểu thị ý nghĩa cầu khiến.
- Dùng câu hỏi để biểu thị ý nghĩa cảm thán.
- Các loại biểu thức hỏi trong tiếng Hán Để khảo sát câu hỏi cầu khiến, trước hết chúng tôi xin giới thiệu về các dạng biểu thức hỏi trong tiếng Hán.
- Khi phân loại câu hỏi trong tiếng Hán, các nhà ngữ pháp học có thể căn cứ vào mục đích phân loại khác nhau để chia câu hỏi thành những tiểu hệ thống khác nhau.
- Câu hỏi đúng sai: là loại câu hỏi dùng ngữ khí hỏi hoặc trợ từ nghi vấn nhằm xác định đúng sai.
- Hình thức biểu đạt của câu hỏi này thường là: “Câu trần thuật + trợ từ nghi vấn 吗/吧 hoặc ngữ điệu nghi vấn”.
- Câu hỏi chỉ định: là loại câu hỏi dùng đại từ nghi vấn để xác định nội dung cần hỏi.
- Loại câu hỏi này thường dùng để hỏi về người, vật, sự vật, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, tính chất, cách thức, số lượng, thứ tự.
- Câu hỏi lựa chọn: là loại câu hỏi dùng hình thức câu phức lựa chọn với sự xuất hiện của liên từ để đưa ra hai hoặc nhiều lựa chọn nhằm xác định cái duy nhất.
- Liên từ thường được dùng trong câu hỏi này là “还是” (hay là).
- Câu hỏi chính phản: là loại câu hỏi mà thành phần vị ngữ của nó dùng liền hai hình thức khẳng định và phủ định để đề nghị đối phương xác định thông tin chính xác.
- Loại câu hỏi này có thể coi là một dạng đặc biệt của câu hỏi lựa chọn.
- Câu hỏi đưa ra hai thông tin trái ngược nhau dưới hai hình thức khẳng định và phủ định.
- Như vậy giữa các loại câu hỏi nêu trên, dấu hiệu hình thức của biểu thức hỏi, sự xuất hiện của các ngữ khí từ và phương thức trả lời đều có sự khác biệt nhất định.
- Có thể tổng kết sự khác biệt giữa các loại câu hỏi về mặt dấu hiệu hình thức như sau:.
- Loại câu hỏi.
- Phương thức trả lời Câu hỏi đúng sai.
- Dùng “是/对/不/没有” trước câu trả lời đầy đủ Câu hỏi chỉ định.
- Trả lời vào đúng thành phần hỏi Câu hỏi lựa chọn.
- Lựa chọn một phương án duy nhất để trả lời Câu hỏi chính phản.
- Rõ ràng là, khi các câu hỏi trên dùng với mục đích chính danh thì thường phải có những câu trả lời hợp thức để hoàn thành một chu kỳ giao tiếp.
- Tuy nhiên, nếu sau các câu hỏi không phải là những câu trả lời hợp thức thì câu hỏi đó thường là những câu hỏi gián tiếp, nhằm đạt một mục đích giao tiếp khác.
- Khảo sát câu hỏi cầu khiến trong tiếng Hán Thực tế khảo sát cho thấy, trong tiếng Hán loại câu hỏi cầu khiến có số lượng khá lớn, đặc biệt ở trong các văn bản mang phong cách khẩu ngữ.
- Tuy nhiên với khoảng 150 câu hỏi cầu khiến từ các nguồn ngữ liệu khác nhau mà chúng tôi sưu tầm được, thì không thấy xuất hiện biểu thức hỏi lựa chọn.
- Phần lớn tập trung ở kiểu câu hỏi đúng sai và câu hỏi chỉ định.
- Ngoài ra còn có xuất hiện dạng câu hỏi phụ mang tính chất trưng cầu ý kiến..
- Câu hỏi đúng sai Câu hỏi đúng sai khi được dùng gián tiếp để biểu thị ý nghĩa cầu khiến thường là những câu hỏi dạng phản vấn.
- Anh nên đến thăm đứa con tội nghiệp của mình) Cấu trúc của câu hỏi cầu khiến dạng đúng sai này như sau: (Trong đó S là chủ ngữ.
- “yếu tố phản vấn” có thể là các phó từ hoặc ngữ khí từ, thường xuất hiện ở sau chủ ngữ, cũng đôi khi xuất hiện ở trước chủ ngữ hoặc có thể chỉ là ngữ điệu phản vấn bao chùm lên toàn bộ câu hỏi.
- Câu hỏi chỉ định Trong các câu hỏi chỉ định biểu thị ý nghĩa cầu khiến, hầu hết các đại từ nghi vấn như 什么/为什么/干吗/怎么/谁/何必/何况 … đều được sử dụng.
- Tuy nhiên tần số sử dụng cao hơn cả là đại từ nghi vấn 什么/干吗/怎么/何必/何况 và câu hỏi cũng mang sắc thái phản vấn.
- Tuy nhiên trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy cụm từ “做什么” rất hiếm xuất hiện trong câu hỏi cầu khiến.
- Ngược lại cụm từ “干吗/干啥” lại xuất hiện trong câu hỏi cầu khiến với tần số tương đối cao.
- Chính vì vậy trong câu hỏi cầu khiến, “干吗/干啥” được lựa chọn nhiều hơn là “做什么”.
- Câu hỏi chính phản Câu hỏi chính phản với cấu trúc là hai hình thức khẳng định và phủ định đặt liền nhau, khi được dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến thường thuộc loại một đề nghị hay một yêu cầu tế nhị..
- Cấu trúc khái quát của loại câu hỏi cầu khiến này như sau: (Trong đó A là hình dung từ hoặc cụm hình dung từ) 3.4.
- Câu hỏi trưng cầu ý kiến.
- Câu hỏi trưng cầu ý kiến là loại câu hỏi được cấu trúc bởi một lời đề nghị và thêm thành phần trưng cầu ý kiến.
- Hay nói cách khác, ngay trong câu hỏi này có xuất hiện yếu tố cầu khiến.
- Thành phần trưng cầu ý kiến trong các câu hỏi này thường là :行吗, 好吗, 行不行, 好不好 (có được không.
- Nghĩa cầu khiến: Chúng ta nên đi hỏi nhà mẹ đẻ của chúng! Cấu trúc khái quát của loại câu hỏi này là: (Yếu tố cầu khiến ở đây có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện.
- thành tố trưng cầu ý kiến có thể đan xen vào cấu trúc câu, cũng có thể đứng tách thành một thành phần độc lập ở cuối câu, chính thành tố này làm nên nhân tố “hỏi” của câu.) Qua khảo sát, phân tích ở trên có thể nhận định rằng, câu hỏi cầu khiến được chứa đựng trong các dạng cấu trúc tương đối đa dạng.
- Sự xuất hiện yếu tố đối tượng tác động (O) của hành động V hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn cấu trúc ngữ nghĩa của V, hay nói cách khác O không phải là thành tố bắt buộc do câu hỏi cầu khiến quy định.
- Như vậy, có thể thấy ngoài các thành tố xuất hiện trong địa hạt cấu trúc câu, còn một thành tố cấu tạo hết sức quan trọng trong câu hỏi cầu khiến, thành tố đó là “ngữ cảnh”.
- Chính vì vậy, tiếp tục khảo sát và phân tích yếu tố ngữ cảnh của câu hỏi cầu khiến là một khâu quan trọng nhằm giải thích một cách tường minh quá trình chuyển di chức năng từ “hỏi” sang “cầu khiến” của loại câu này.
- Vai trò của ngữ cảnh trong việc xác định ý nghĩa cầu khiến của câu hỏi Để xác định được ý nghĩa cầu khiến ẩn chứa trong các câu hỏi, ngữ cảnh là một nhân tố vô cùng quan trọng.
- Trong đó ngữ cảnh ngôn ngữ được hiển thị ngay trong đoạn giao tiếp bằng lời xuất hiện trước hoặc sau câu hỏi cầu khiến cần khảo sát.
- Nội dung khảo sát chúng tôi cũng lần lượt đi từ các loại câu hỏi cầu khiến đã được xác định tại phần trên.
- Câu hỏi đúng sai được dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến.
- Trong ví dụ này để đạt mục đích cầu khiến của mình Chu Phác Viên đã sử dụng một câu hỏi cầu khiến kiểu đúng sai..
- Trong ví dụ trên, Chu Phác Viên đã dùng câu hỏi 还不脱了它 (衣服)?(còn chưa đi thay quần áo đi?) để biểu thị một đề nghị với Chu Phồn Y là nên đi thay quần áo.
- Sở dĩ câu hỏi trên mang ý nghĩa cầu khiến vì nhờ có câu nói trước đó “你的衣服都湿了” (áo quần của mợ ướt hết cả rồi).
- Câu hỏi mang ý nghĩa cầu khiến này càng được khẳng định với lý do mà Chu Phác Viên nêu ra ngay trong câu trước đó “外面下着大雨” (ngoài kia mưa to lắm con ạ).
- Tuy nhiên, để đạt mục đích ấy Phồn Y lại dùng một câu hỏi hàm ý trách móc 你就一点——就一点无动于哀么?(Bình không động lòng thương xót tôi tí nào ư) hòng làm Chu Bình động lòng trắc ẩn.
- Thiết nghĩ câu hỏi gián tiếp này không những đã diễn đạt chính xác được ý nghĩa cầu khiến nêu trên mà còn lột tả được sự phản kháng kịch liệt của Chu Phồn Y, một kẻ tuy bị coi là tâm thần nhưng cũng có thể nhận ra bộ mặt giả nhân giả nghĩa của Chu Bình..
- Có thể nói mặc dù là sự khẩn cầu không được nêu ra trực tiếp, nhưng ý nghĩa cầu khiến mà câu hỏi gián tiếp đó biểu thị thực sự đã đạt đến mức độ hoàn hảo..
- Câu hỏi chỉ định được dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến.
- Câu hỏi gián tiếp này đã thể hiện rõ hàm ý cầu khiến của Chu Xung rằng “cha không nên ép mợ uống thuốc tâm thần nữa!”.
- Lời đề nghị trực tiếp “你过来” (Bình lại đây) cùng với câu hỏi gián tiếp “你——你怕什么?” (Bình ơi, ...Bình sợ gì mà?) đều nhằm một mục đích chung là “hãy gần gũi an ủi bà một lần nữa, đừng bỏ rơi bà!”.
- Trong đoạn hội thoại trên Chu Phồn Y sử dụng dồn dập một loạt các câu hỏi chất vấn như “ 冲儿,你为什么不说话呀?” (sao mày không nói một câu gì cả hở Xung.
- Với ví dụ này, có thể nói một khi các câu hỏi cầu khiến được sử dụng liên tiếp dồn dập thì có khả năng đem lại cho người nghe một cảm giác hối thúc vô cùng mạnh mẽ mà chưa chắc các câu cầu khiến chính danh đã đạt được.
- Câu hỏi chính phản được dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến.
- Rõ ràng chỉ bằng một câu hỏi cộng với thái độ hung tợn của mình, Lỗ Đại Hải đã đạt được mục đích ra lệnh cho Lỗ Quý.
- Câu trả lời của Lỗ Quý “我的事用不着你管” (việc của cha không khiến con phải lo) đã xác nhận ý nghĩa cầu khiến trong câu hỏi của Tứ Phượng..
- Rõ ràng một câu hỏi gián tiếp kết hợp cả hình thức hỏi lựa chọn “脸不脸” (sĩ diện với chẳng không sĩ diện) với đại từ nghi vấn đã hư hóa¸ “什么” (cái nông nỗi gì) đã làm cho ý nghĩa cầu khiến “đừng có sĩ diện!” của câu được nổi bật..
- Câu hỏi trưng cầu ý kiến được dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến.
- Và để tăng thêm trọng lượng của sự cầu cứu, đồng thời giảm nhẹ ngữ khí mệnh lệnh, Chu Bình đã dùng thành phần trưng cầu ý kiến “好不好” (có được không), tạo ra câu hỏi mang nghĩa cầu khiến.
- Qua phân tích một loạt các ví dụ trên chúng tôi nhận thấy, để biết được một câu hỏi có chứa đựng ý nghĩa cầu khiến (tức để xác định một câu hỏi có thuộc lại câu hỏi gián tiếp - câu hỏi cầu khiến) hay không, cần phải căn cứ vào yếu tố ngữ cảnh, trong đó có cả ngữ cảnh ngôn ngữ và ngữ cảnh phi ngôn ngữ.
- Trong quá trình giao tiếp, cùng một câu hỏi nhưng khi ở ngữ cảnh này có thể đó là câu hỏi chính danh, nhưng với một ngữ cảnh khác có thể lại là câu hỏi cầu khiến.
- Xét về mặt ngữ pháp, trong tiếng Hán câu hỏi đều chứa đựng các yếu tố để hỏi, hay nói cách khác những yếu tố hỏi trong câu hỏi tiếng Hán đều được hình thức hoá.
- Căn cứ vào các yếu tố đó trước hết chúng ta có thể lựa chọn ra được loại câu hỏi.
- Tuy nhiên, câu hỏi trong tiếng Hán có thể là câu hỏi chính danh và cũng có thể là hỏi với nhiều mục đích khác.
- Để tiếp tục loại trừ các câu hỏi chính danh, chúng ta xem xét mặt ngữ nghĩa của câu.
- Như vậy các câu hỏi có xuất hiện đáp án (bằng lời hoặc phi lời) nhằm cung cấp thông tin hoặc khẳng định thông tin đều thuộc loại câu hỏi chính danh, các câu hỏi còn lại là câu hỏi không chính danh.
- Các câu hỏi không chính danh lại có thể được biểu đạt với nhiều mục đích khác nhau, trong đó muốn tìm ra câu hỏi cầu khiến thì phải xác định được yếu tố cầu khiến xuất hiện trong ngôn cảnh.
- do vậy câu hỏi “酒呢?” (rượu đâu?) rõ ràng nhằm mục đích đề nghị mang rượu tới.
- Có một vấn đề cần lưu ý là, tuy là câu hỏi nhưng khi nó mang ý nghĩa cầu khiến thì có thể có xuất hiện sự kết hợp một số nhân tố biểu thị phép lịch sự.
- Ngữ khí của loại câu hỏi khách khí này thường là nhẹ nhàng uyển chuyển nhưng mục đích cầu khiến thì vẫn rất rõ ràng..
- Ngoài ngữ cảnh ngôn ngữ ra thì ngữ cảnh phi ngôn ngữ như hoàn cảnh (thời gian, địa điểm giao tiếp), tri thức văn hoá xã hội, phong tục tập quán, tâm lý tri nhận… cũng là nhân tố quan trọng giúp chúng ta phán đoán câu hỏi cầu khiến.
- Trong bối cảnh giao tiếp như vậy chắc chắn câu hỏi của Đại Hải nhằm mục đích ra lệnh cho Lỗ Quý phải đi tìm Chu Bình ngay lập tức.
- Như vậy văn hoá lịch sự, tế nhị đã ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp ngôn ngữ, đặc biệt trong cách dùng câu hỏi cầu khiến thì phép lịch sự càng được phản ánh rõ nét.
- Đến đây chúng tôi có thể khái quát hoá cấu trúc ngữ nghĩa của loại câu hỏi cầu khiến trong tiếng Hán như sau.
- Đây cũng chính là mấu chốt của vấn đề nhận biết ý nghĩa cầu khiến trong câu hỏi của tiếng Hán..
- Các mức độ cầu khiến của câu hỏi cầu khiến Như chúng ta đã biết, câu cầu khiến căn cứ vào các mức độ cầu khiến khác nhau mà có thể chia thành câu mệnh lệnh, câu ngăn cấm, câu đề nghị và câu thỉnh cầu.
- Câu hỏi cầu khiến mà chúng tôi khảo sát được cũng có khả năng thể hiện đầy đủ các cung bậc cầu khiến kể trên.
- Trong đó câu hỏi chính phản như “你找不找?” (ông có tìm không thì bảo?) thường mang sắc thái mệnh lệnh, câu hỏi mang thành phần trưng cầu ý kiến như 行吗, 好吗, 行不行, 好不好 (có được không?) ,可以/能…吗, 能不能 (có thể … không?) thường thuộc loại câu thỉnh cầu vì trong đó có chứa đựng các yếu tố lịch sự.
- Đó chính là tác dụng tế nhị của cách dùng gián tiếp mà câu cầu khiến chính danh không có được, đồng thời cũng thể hiện giá trị của câu hỏi cầu khiến trong giao tiêp..
- Lời kết Trong tiếng Hán, câu hỏi là một trong những loại câu chức năng quan trọng.
- Câu hỏi mang chức năng cầu khiến chúng tôi gọi tắt là “câu hỏi cầu khiến”.
- Câu hỏi cầu khiến trong tiếng Hán chủ yếu tập trung vào dạng thức hỏi đúng sai và dạng thức hỏi chỉ định.
- Ngoài ra còn có thêm một loại câu hỏi phụ là câu hỏi trưng cầu ý kiến cũng được dùng để biểu thị ý nghĩa cầu khiến.
- Ngữ cảnh (bao gồm ngữ cảnh ngôn ngữ và ngữ cảnh phi ngôn ngữ) là yếu tố hết sức quan trọng để xác định lực ngôn trung trong các câu hỏi cầu khiến của tiếng Hán.
- Hiểu rõ cấu trúc, ý nghĩa của câu hỏi cầu khiến tiếng Hán, trên cơ sở đó có thể tiếp tục đối chiếu với câu hỏi cầu khiến tiếng Việt để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa chúng sẽ có khả năng góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Việt và tiếng Hán như một ngoại ngữ..
- S + V + O + (yếu tố cầu khiến