« Home « Kết quả tìm kiếm

CÂU HỎI VÀ VIỆC SỬ DỤNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC


Tóm tắt Xem thử

- Chúng ta đã nói rất nhiều về việc thay đổi phương pháp dạy học, song một phương tiện đắc lực được sử dụng trong dạy học, đặc biệt là trong các phương pháp dạy học tích cực vẫn chưa được đề cập đúng mức, đó là câu hỏi và vấn đề sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học.
- Trong dạy học, câu hỏi dùng để giao tiếp thầy – trò, trò – trò, câu hỏi dùng để đánh giá kết quả học tập, câu hỏi dùng để khai thác kiến thức, phát triển tư duy cho người học…cũng như các chiến lược sử dụng câu hỏi là những vấn đề không được nhiều người quan tâm.
- Từ khóa: Loại câu hỏi, ý nghĩa lý luận dạy học, sử dụng câu hỏi.
- Câu hỏi trong đời thường biểu hiện sự mong muốn tìm tòi, hiểu biết của con người từ thuở mới bắt đầu tập nói.
- Con người phát triển trí tuệ của mình theo tuổi tác, điều đó cũng được thể hiện qua khả năng cấu trúc câu hỏi của họ: từ đơn giản (lúc nhỏ) đến phức tạp (khi trưởng thành), kể cả hình thức câu hỏi lẫn nội dung cần trả lời.
- Những loại câu hỏi như vậy cũng là nguồn gốc để có kho tàng tri thức của nhân loại ngày nay..
- Vì vậy, trong quá trình dạy học, người giáo viên phải dùng câu hỏi một cách gương mẫu và có khoa học, vừa để tổ chức dạy học tốt, vừa để dạy cho học sinh cách sử dụng câu hỏi cho việc nhận thức tự nhiên và xã hội.
- Có thể coi câu hỏi là một “vũ khí” sắc bén cho cả thầy lẫn trò trong quá trình dạy học.
- Với ý nghĩa đó, bài viết sẽ nêu một số quan niệm về việc phân loại câu hỏi và một số cách sử dụng câu hỏi thường thấy trong dạy học tích cực..
- Nhiều nhà nghiên cứu câu hỏi ở các lĩnh vực khác nhau (giáo dục, ngôn ngữ, nghiên cứu khoa học, khoa học hình sự.
- có cách phân loại câu hỏi khác nhau dựa trên những cơ sở phân loại riêng cho các lĩnh vực ấy.
- 1.1 Phân loại câu hỏi theo mục tiêu lý luận dạy học của bài học 1.1.1 Các câu hỏi cho mục tiêu khai thác kiến thức.
- (a) Câu hỏi để học sinh cùng xây dựng bài giảng:.
- Các câu hỏi này thường đặt xen kẽ bài giảng, theo mạch phát triển của bài giảng để học sinh tự khai thác nội dung tiếp theo, thay vì thầy có thể giảng hoặc trình bày tất cả, như:.
- Nếu có một hệ thống câu hỏi cho mục đích này thì đó là phương pháp dạy học đàm thoại gợi mở (xem mục 2.3)..
- (b) Câu hỏi để học sinh thảo luận:.
- Các câu hỏi này có thể coi là phương tiện để học sinh làm việc nhóm, yêu cầu học sinh đánh giá một qui trình làm việc, phân loại, so sánh.
- (c) Câu hỏi để học sinh khám phá:.
- Các câu hỏi này là những tình huống, yêu cầu học sinh trao đổi, khám phá trong một thời gian ngắn 2-3 phút (Lê Phước Lộc, 2000).
- Câu hỏi khám phá (hay nhiệm vụ khám phá) cần chuẩn bị trước trong giáo án, có cấu trúc sao cho chứa đựng tình huống buộc học sinh phải cùng trao đổi ngắn để có lời giải ( Lê Phước Lộc, 2004).
- 1.1.2 Các câu hỏi dùng để kiểm tra kiến thức, kĩ năng.
- Thông thường, những câu hỏi này dùng để kiểm tra bài cũ hoặc kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh ở nhà (kiểm tra đầu giờ).
- 1.1.3 Câu hỏi là phương tiện giao tiếp chủ yếu giữa thầy và trò.
- 1.1.4 Câu hỏi nhằm thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học.
- Dùng loại câu hỏi này chứng tỏ giáo viên đã có nghệ thuật dạy học cao.
- Khi cần nhắc nhở để lôi kéo học sinh vào bài giảng (khi học sinh đã mệt mỏi, mất tập trung), thay vì dùng mệnh lệnh (hãy chú ý.
- giáo viên đưa ra nhưng yêu cầu buộc học sinh phải chú ý tiến trình của bài giảng mới có thể hoàn thành nhiệm vụ..
- 1.2 Phân loại câu hỏi theo mức độ phát triển trí tuệ.
- Trong dạy học tích cực, chúng ta cần khai thác tối đa sự đóng góp vào bài giảng của học sinh.
- Vì vậy, cần thiết kế nhiều loại câu hỏi ứng với các mức độ về năng lực trí tuệ của học sinh để sử dụng cho từng đối tượng cụ thể.
- Học sinh kém trả lời được câu hỏi của thầy sẽ tăng thêm lòng tự tin cũng như có thêm động cơ học tập.
- Khi thiết kế bài kiểm tra tự luận cũng cần phối hợp các loại câu hỏi sao cho không có học sinh nào bỏ giấy trắng đồng thời có thể phát hiện được học sinh giỏi, xuất sắc.
- Những bài kiểm tra như vậy có thể dùng để phân loại học sinh khá chính xác (xem 2.2)..
- 1.2.1 Câu hỏi bình thường.
- Tuy nhiên, trong các câu hỏi này cần có chỉ dẫn hoặc giới hạn yêu cầu của giáo viên để học sinh dễ định hướng, không bị hoang mang..
- Câu hỏi chỉ để kiểm tra trí nhớ (biết và lặp lại):.
- Câu hỏi này có giới hạn rõ cho người trả lời..
- 1.2.2 Câu hỏi tình huống.
- Các câu hỏi tình huống là những câu hỏi có chứa đựng một trở ngại trong nhận thức: giữa biết và chưa biết, giữa biết chưa chính xác với biết chính xác, một sự giải thích, một sự tìm kiếm ví dụ trong thực tế, một phán đoán cái mới..)..
- 1.2.3 Câu hỏi mở.
- Trong quá trình dạy học, người giáo viên cũng cần khai thác sự đóng góp tùy theo năng lực của học sinh, nghĩa là cần có những câu hỏi để các em trả lời theo sự hiểu hiết của cá nhân.
- Đôi khi giáo viên dùng câu hỏi loại này ở mức độ khó để học sinh suy nghĩ mà chưa có câu trả lời nào đúng, thậm chí không có câu trả lời nào.
- Câu hỏi như vậy gọi là câu hỏi “treo”, nhằm nêu tình huống, tập trung sự chú ý của học sinh vào bài giảng mới hoặc đoạn bài giảng tiếp theo..
- Câu hỏi được đặt ra: “Trước tình hình đó, Đảng ta đã làm gì để tiếp tục đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng?” (Câu hỏi treo để mở đầu bài giảng).
- 1.3 Phân loại câu hỏi theo kiến thức trả lời và mức độ tư duy Cơ sở để phân loại câu hỏi là:.
- Kiến thức mà học sinh phải trả lời: mức độ khó dễ và dung lượng nhiều ít..
- Mức độ truy xuất các hoạt động tư duy của học sinh để trả lời câu hỏi..
- Theo kiểu phân loại này, có 4 loại câu hỏi..
- 1.3.1 Câu hỏi loại “ phát biểu” (loại 1).
- Mẫu câu hỏi:.
- Mềm hoá câu hỏi: Em cho biết.
- 1.3.2 Câu hỏi loại “ trình bày” (loại 2).
- 1.3.3 Câu hỏi loại “ giải thích” (loại 3.
- Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm cách trả lời, trong câu hỏi này có ngầm chứa một sự gợi ý.
- Có hai cách đặt câu hỏi:.
- (a) Cách đặt câu hỏi có dùng từ hỏi trực tiếp:.
- (b) Cách đặt câu hỏi dùng từ mệnh lệnh:.
- Những cụm từ gạch dưới là để ngầm gợi ý cho học sinh..
- 1.3.4 Câu hỏi loại “ luận chứng” (loại 4.
- Câu hỏi loại này đòi hỏi học sinh có năng lực tư duy cao.
- (a) Loại câu hỏi có một phương án tối ưu:.
- (b) Loại câu hỏi có nhiều phương án giải quyết:.
- Cách phân 4 loại câu hỏi này là tổng hợp hai cách phân loại trên.
- Giáo viên có thể xuất phát từ nội dung cần có (câu trả lời của học sinh) để cấu trúc câu hỏi..
- Tạo điều kiện cho giáo viên khi có ý đồ phát triển tư duy học sinh..
- Tạo điều kiện cho giáo viên có mẫu câu hỏi cho đối tượng cụ thể nhằm tạo động lực trong học tập của học sinh, nhất là các học sinh yếu kém, đảm bảo nguyên tắc về tính vừa sức trong dạy học..
- 1.4 Những lưu ý khi cấu trúc câu hỏi.
- Dù là loại nào, khi cấu trúc câu hỏi cũng cần phải hết sức cẩn trọng để học sinh không hiểu sai câu hỏi:.
- Đối với câu hỏi cho kiểm tra viết càng phải nghiêm ngặt hơn trong vấn đề này..
- (c) Hệ thống câu hỏi trong phương pháp đàm thoại cần có hướng mục đích rõ ràng và có dẫn dắt từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp..
- (d) Hành văn đơn giản, đúng ngữ pháp, chú ý đến tính logic của câu hỏi để câu hỏi được trong sáng, đơn trị..
- Cần phân biệt: Nếu là câu hỏi vấn đáp trong giờ học thì câu hỏi này vẫn thường dùng..
- Học sinh có thể phát biểu một hay nhiều “phong tục” thì không có vấn đề gì.
- Song nếu dùng câu hỏi này để kiểm tra viết thì khó có thể định thang điểm cho bài làm..
- Ý nghĩa lý luận dạy học của câu hỏi là việc sử dụng chúng như thế nào trong quá trình dạy học.
- Một phần ý nghĩa ấy xuất phát từ cách lựa chọn câu hỏi và cấu trúc câu hỏi như.
- Trong phần này, chúng tôi sẽ đề nghị một số kiểu sử dụng câu hỏi trong dạy học mà chúng tôi gọi là chiến lược sử dụng câu hỏi..
- 2.1 Sử dụng câu hỏi phù hợp đối tượng học sinh.
- Rõ ràng là, một học sinh kém không thể trả lời câu hỏi loại “giải thích” và “luận chứng” (loại 3 và loại 4), trong khi, ở các phương pháp dạy học tích cực, người giáo viên cần sự đối thoại với mọi học sinh nhằm kích thích , đặc biệt là đối với học sinh có học lực yếu, nhút nhát để tạo động lực trong học tập cho các em này.
- Câu hỏi loại “phát biểu” và “trình bày”(loại 1 và 2) rất cần trong đối thoại hoặc trong kiểm tra đầu giờ đối với những loại học sinh này.
- Câu hỏi loại 3 và 4 nên dành cho học sinh khá giỏi trong đối thoại, kiểm tra đầu giờ hoặc sử dụng trong kiểm tra viết (sẽ nói đến ở mục 2.2.)..
- (a) Để kiểm tra học sinh về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ, có thể hỏi:.
- (Học sinh trung bình có thể làm được việc này.
- (b) Để nói về điều kiện phát sinh ra loài người, có thể ra một số câu hỏi:.
- (c) Về định luật I Newton nhưng có nhiều cách đặt câu hỏi:.
- 2.2 Sử dụng câu hỏi chứa đựng hệ thống đánh giá Bloom V ề hệ thống đánh giá Bloom, chúng tôi đã trình.
- Trong các bài kiểm tra viết bình thường (15 phút – 1 tiết), yêu cầu đánh giá học sinh ở 3 bậc đầu tiên (biết, hiểu và vận dụng) phù hợp với các câu hỏi loại 1,2 và 3..
- Có thể dùng 3 câu hỏi riêng biệt (như 2.1) để đánh giá và phân loại học sinh, song người ra đề thường ra kết hợp 3 yêu cầu trong một câu..
- 2.3 Sử dụng hệ thống câu hỏi cho phương pháp dạy học đàm thoại gợi mở (Chiến lược này chỉ dùng trong giảng dạy).
- 2.3.1 Hệ thống câu hỏi xây dựng bài theo kiểu giải thích cụm từ.
- 2.3.2 Hệ thống câu hỏi xây dựng bài theo kiểu diễn dịch.
- Trong ví dụ dưới đây, câu hỏi 1 là câu khái quát một đoạn bài học.
- Để các em có thể làm được như vậy, phải tập cho các em theo chiến lược như ở sơ đồ hình 3 với một hệ thống câu hỏi diễn dịch tiếp theo (những sự kiện cụ thể).
- Cuối cùng, lặp lại câu hỏi 1 dưới hình thức câu 1’ có gợi ý rõ hơn (Hình 3)..
- 2.3.3 Hệ thống câu hỏi xây dựng bài theo kiểu diễn tiến.
- Hệ thống câu hỏi này dùng cho việc khai thác kiến thức trong giờ học (xem sơ đồ hình 5)..
- Học sinh vẽ các lực tác dụng vào xe – hình 4-b).
- Học sinh: không còn lực nào khác, F ht = P + Q.
- Việc cấu trúc và sử dụng câu hỏi trong dạy học vẫn còn là một vấn đề phải trao đổi thêm nghiêm túc, trên đây chỉ là những kinh nghiệm đúc rút từ thực tế giảng dạy mà chúng tôi có được..
- Đặt câu hỏi tốt không những có tác dụng trong dạy học mà còn là những kiểu mẫu cho học sinh học tập để họ mang vào cuộc sống khi họ giao tiếp hoặc tiếp tục khai thác tri thức cho mình