« Home « Kết quả tìm kiếm

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CỦA VƯƠNG QUỐC BỈ


Tóm tắt Xem thử

- CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP CỦA VƯƠNG QUỐC BỈ.
- Sự hình thành nên hệ thống bảo hiểm xã hội là một trong những thành tựu nổi bậc của xã hội dân chủ.
- Hệ thống bảo hiểm xã hội rất hay khi huy động được sự đóng góp của nền kinh tế thị trường cạnh tranh để góp phần đảm bảo về kinh tế cho người lao động khi họ gặp các rủi ro như thất nghiệp, tử tuất, bệnh tật, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hoặc khi về già..
- Nước ta đang trong quá trình xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, do đó việc nghiên cứu chế độ bảo hiểm thất nghiệp của nước Bỉ - một trong những hệ thống bảo hiểm xã hội rộng rãi nhất trong thể giới theo Báo cáo Lao động thể giới năm 2000 - để học hỏi những quy định hay có thể áp dụng được vào hoàn cảnh của nước ta là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay..
- Từ khóa: Kinh tế thị trường cạnh tranh, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật lao động nước ta được Quốc hội thông qua ngày 02/4/2002 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003.
- Theo Luật này thì kể từ ngày Bảo hiểm xã hội nước ta có thêm chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
- Tuy nhiên, cho đến hiện nay (tháng 3/2005) Luật bảo hiểm xã hội vẫn còn trong quá trình soạn thảo, vì thế chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta vẫn chưa được hình thành trên thực tế..
- Nhằm giúp đọc giả hiểu rõ hơn về chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở các nước công nghiệp phát triển, trong giới hạn của phạm vi bài viết này, người viết sẽ trình bày về chế độ bảo hiểm thất nghiệp của Vương quốc Bỉ - một trong những nước có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp rộng rãi nhất thế giới hiện nay (theo the World Labour Report 2000, những nước có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp rộng rãi nhất trên thế giới là Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Iceland, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ)..
- 2 KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP.
- Thuật ngữ “Bảo hiểm xã hội” lần đầu tiên chính thức được sử dụng làm tiêu đề cho một văn bản pháp luật vào năm 1935 (Luật Bảo hiểm xã hội năm 1935 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - the Social Security Act of 1935).
- Tổ chức Lao động quốc tế (ILO - International Labour Organization) nhanh chóng chấp nhận thuật ngữ “bảo hiểm xã hội”, đây là mốc quan trọng ghi nhận giá trị của thuật ngữ này, một thuật ngữ diễn đạt đơn giản nhưng phản ánh được nguyện vọng sâu sắc nhất của nhân dân lao động trên toàn thế giới..
- Thuật ngữ “bảo hiểm xã hội” được hiểu không giống nhau giữa các nước về mức độ phạm vi rộng hẹp của nó.
- đồng thời cung cấp về dịch vụ y tế, trợ cấp gia đình có con nhỏ..
- Về khái niệm “trợ cấp thất nghiệp” (trợ cấp thất nghiệp - một trong các chế độ trợ cấp của bảo hiểm xã hội), theo Toà án tư pháp Châu Âu trợ cấp thất nghiệp là khoản trợ cấp bù đắp cho tiền lương bị mất do thất nghiệp.
- Mục đích của việc trợ cấp này là cung cấp một khoản thu nhập cho người lao động sống trong thời gian tìm việc làm mới, cũng như trong thời gian học nghề mới..
- 3 ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở BỈ 3.1 Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
- Về nguyên tắc chung, loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng đối với cả 3 đối tượng là:1) Người lao động làm công ăn lương theo hình thức hợp đồng lao đồng, 2) Người lao động hành nghề tự do, và 3) công chức Nhà nước..
- Tuy nhiên, riêng chế độ bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng đối với đối tượng thứ nhất là người lao động làm công ăn lương theo hình thức hợp đồng lao đồng..
- Việc không áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với công chức Nhà nước được giải thích rằng công chức Nhà nước được bổ nhiệm làm việc cho đến tuổi về hưu, do đó họ không thể bị thất nghiệp.
- Còn người lao động hành nghề tự do nếu bị thất nghiệp mà trước đó họ đã có thời gian làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, thì họ có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo những quy định riêng..
- Ngoài ra, chế độ bảo hiểm thất nghiệp cũng không áp dụng đối với người lao động giúp việc nhà mà thời gian làm việc không quá 4 giờ/ngày cho một gia đình, hoặc không quá 24 giờ/tuần cho một hoặc nhiều gia đình và không cư trú tại nhà người chủ..
- 3.2 Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Mức đóng bảo hiểm thất ngiệp hàng tháng đối với mỗi người lao động thuộc diện áp dụng chế độ bảo hiểm này cụ thể như sau:.
- (i) Người lao động đóng 0,87 % tổng tiền lương hàng tháng của mình;.
- (ii) Người sử dụng lao động đóng 1,46 % tổng tiền lương hàng tháng của người lao động..
- 4 ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP Ở BỈ.
- Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện được nêu dưới đây..
- 4.1 Về thời gian đã tham gia lao động của người lao động.
- Đối với điều kiện này, người lao động phải đáp ứng được yêu cầu về số ngày làm việc nhất định trong một khoản thời gian nhất định.
- Số ngày làm việc theo điều kiện này là số ngày đã làm việc trong một khoản thời gian cụ thể ngay trước khi người lao động bị thất nghiệp..
- Tuỳ thuộc vào độ tuổi khác nhau mà yêu cầu về thời gian đã tham gia quan hệ lao động của người lao động cũng khác nhau, cụ thể như sau:.
- Tuổi Tổng số ngày đã tham gia lao động/ Tổng thời gian trước khi bị thất nghiệp.
- Như vậy, theo quy định này người lao động dưới 36 tuổi bị thất nghiệp chỉ được trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động đó đã tham gia lao động ít nhất là 312 ngày trong giai đoạn 18 tháng ngay trước khi người lao động yêu cầu trợ cấp thất nghiệp.
- Tương tự như vậy, người lao động từ 36 tuổi đến dưới 50 tuổi bị thất nghiệp chỉ được trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động đó đã tham gia lao động ít nhất là 468 ngày trong giai đoạn 27 tháng ngay trước khi người lao động yêu cầu trợ cấp thất nghiệp, và người lao động từ 50 tuổi trở lên bị thất nghiệp chỉ được trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động đó đã tham gia lao động ít nhất là 624 ngày trong giai đoạn 36 tháng ngay trước khi người lao động yêu cầu trợ cấp thất nghiệp..
- 4.2 Người lao động không còn bất kỳ một nguồn thu nhập nào từ người sử dụng lao động cũ hoặc từ Nhà nước.
- Ở đây nên hiểu là người lao động hiện tại không còn nhận bất kỳ một khoản tiền lương hay trợ cấp nào từ người sử dụng lao động hoặc từ Nhà nước.
- Nếu người lao động hiện tại vẫn còn đang trong thời gian nhận tiền bồi thường, hay tiền thù lao từ người chủ cũ thì người lao động chưa được trợ cấp thất nghiệp..
- 4.3 Việc dẫn đến tình trạng bị thất nghiệp không phải do ý muốn chủ quan của người lao động.
- Điều này có nghĩa là người lao động không tự ý xin nghỉ việc, hoặc không cố ý vi phạm nội quy lao động hay vi phạm pháp luật để bị mất việc..
- 4.4 Người lao động đang ở trong tình trạng hoàn toàn bị thất nghiệp.
- Ở đây nên hiểu là người lao động hiện tại không làm việc bán thời gian, không làm thuê cho người khác, và cũng không đang trong thời gian hành nghề tự do..
- 4.5 Người lao động có đủ sức khỏe để làm việc.
- Người lao động không bị bệnh hoạn hay tàn tật.
- Bởi vì nếu người lao động bị bệnh hay bị tàn tật, thì người lao động đã được hưởng chế độ trợ cấp dành cho người tàn tật hoặc người bị bệnh, và trong trường hợp đó người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp..
- Nói tóm lại, hiện tại người lao động có sức khỏe tốt để làm việc..
- 4.6 Người lao động đã và đang trong quá trình tìm việc làm mới.
- Điều kiện chứng minh người lao động đã và đang trong quá trình tìm việc làm mới là sự kiện người lao động đã đến một trong các trung tâm giới thiệu việc làm để đăng ký tìm việc hay chưa.
- Theo quy định của pháp luật nước Bỉ, người lao động phải đến đăng ký tìm việc tại một trong các trung tâm giới thiệu việc làm là the VDAB (ở vùng Flemish), the FOREM (ở vùng Walloon) hoặc the BGDA-ORBEM (ở vùng Brussels.
- Hơn nữa, người lao động sẽ phải đồng ý nhận bất kỳ công việc nào mà trung tâm giới thiệu, nếu công việc đó phù hợp với khả năng của người lao động..
- 4.7 Người lao động phải đến trình diện tại Phòng quản lý thất nghiệp thành phố Người lao động phải đến trình diện tại Phòng quản lý thất nghiệp thành phố nơi người lao động cư ngụ mỗi tháng 2 lần, vào ngày mùng 3 và ngày 26 hàng tháng.
- Riêng đối với những người từ 50 tuổi trở lên thì chỉ đến trình diện tại Phòng quản lý thất nghiệp thành phố mỗi tháng 1 lần, hoặc có thể được miễn đến trình diện..
- 4.8 Người lao động hiện đang sống tại Bỉ.
- Nếu người lao động chuyển đến sống ở một nước nào khác, thì người lao động đó không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa..
- 4.9 Người lao động chưa đến tuổi về hưu.
- Bởi vì nếu người lao động đã đến tuổi hưu trí thì họ sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí (lương hưu), hoặc được hưởng trợ cấp dành cho người già, và như vậy, họ sẽ không được trợ cấp thất nghiệp - (chú thích: ở Bỉ, bất kỳ người lao động nào khi đến tuổi hưu nếu không đủ điều kiện để được hưởng trợ cấp hưu trí, thì được hưởng trợ cấp tuổi già)..
- 5 MỨC TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP.
- Mức trợ cấp phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình, độ dài thời gian bị thất nghiệp, và tiền lương trung bình hàng ngày kiếm được trước khi bị thất nghiệp..
- (i) Người lao động có người phụ thuộc.
- Nghĩa là người lao động có người phụ thuộc họ về mặt tài chính, người phụ thuộc này có thể là con cái, hay là người thân khác của họ.
- Việc người lao động bị mất việc làm dẫn đến mất nguồn thu nhập duy nhất của gia đình..
- (ii) Người lao động độc thân.
- Trường hợp này người lao động cũng mất nguồn thu nhập duy nhất của gia đình, nhưng họ không có người phụ thuộc họ về mặt tài chính..
- Trong trường hợp này, người lao động bị mất nguồn thu nhập của mình, nhưng vợ (hoặc chồng) của họ còn nguồn thu nhập..
- Biểu đồ dưới đây sẽ chỉ rõ các mức trợ cấp cụ thể (tính trên cơ sở số tiền lương trung bình hàng ngày kiếm được trước khi bị thất nghiệp) dành cho từng loại đối tượng có hoàn cảnh gia đình khác nhau và trong các giai đoạn thất nghiệp khác nhau..
- Hoàn cảnh gia đình Thất nghiệp giai đoạn 1(*).
- Thất nghiệp giai đoạn 2.
- Thất nghiệp giai đoạn 3.
- Người lao động có người phụ thuộc.
- 60 % 60 % (không có giai đoạn 3) Người lao động độc thân không có giai đoạn 3) Người lao động có vợ (hoặc.
- 55 % 35 % trợ cấp cố định.
- Thất nghiệp giai đoạn 1: bắt đầu từ khi bị thất nghiệp cho đến hết năm thất nghiệp thứ nhất..
- Thất nghiệp giai đoạn 2: bắt đầu sau khi kết thúc giai đoạn 1.
- Nói cách khác, giai đoạn 2 bắt đầu sau khi năm thất nghiệp thứ nhất trôi qua và bắt đầu năm thứ hai của thất nghiệp...
- Lưu ý: giai đoạn 2 không kết thúc đối với đối tượng thất nghiệp là người lao động có người phụ thuộc và người lao động độc thân..
- Thất nghiệp giai đoạn 3: giai đoạn này chỉ áp dụng đối với người lao động có vợ (hoặc chồng) sống chung với nhau..
- Sau giai đoạn này, người lao động thất nghiệp sẽ được chuyển sang giai đoạn thất nghiệp thứ 3.
- Ở giai đoạn 3, người lao động thất nghiệp được trợ cấp với mức tiền cố định là 502 BEF mỗi ngày..
- 6 CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP.
- Theo pháp luật của Vương quốc Bỉ, người lao động thất nghiệp nhưng rơi vào một trong ba trường hợp dưới đây sẽ không được trợ cấp thất nghiệp..
- 6.1 Thứ nhất, người lao động cố ý làm cho mình rơi vào tình trạng bị thất nghiệp Các trường hợp sau đây bị coi là tự cố ý làm cho mình rơi vào tình trạng thất nghiệp:.
- Không tham gia lao động mà không có lý do chính đáng;.
- Không tham gia phỏng vấn trong buổi phỏng vấn tuyển lao động, hoặc từ chối nhận việc làm theo sự giới thiệu của trung tâm giới thiệu việc làm mà công việc đó phù hợp với khả năng của người lao động..
- 6.2 Thứ hai, thất nghiệp thường xuyên.
- Người lao động thất nghiệp dưới 50 tuổi mà thuộc đối tượng có vợ (hoặc chồng) sống chung với nhau (đối tượng thứ 3 theo biểu đồ trên) có thể bị cắt trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động vượt quá độ dài thời gian thất nghiệp cho phép.
- Độ dài thời gian thất nghiệp cho phép cụ thể ở mỗi địa phương sẽ do Phòng quản lý thất nghiệp địa phương quy định trên cơ sở xem xét giới tính, độ tuổi và tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương..
- 6.3 Thứ ba, sử dụng giấy tờ, hồ sơ giả, hoặc dữ liệu khai báo không chính xác Nếu người lao động sử dụng giấy tờ, hồ sơ giả, hoặc dữ liệu khai báo để hưởng trợ cấp thất nghiệp không chính xác thì có thể bị thu hồi trợ cấp và không cho hưởng trợ cấp trong một thời gian nhất định..
- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Bỉ qua thực tiễn áp dụng đã chứng tỏ sự phù hợp và cơ bản đã giúp người lao động ổn định đời sống trong thời gian nghỉ việc không có thu nhập và tìm kiếm việc làm mới.
- Với quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp hợp lý đã giúp Bỉ ổn định về xã hội, giúp người lao động bị thất nghiệp vượt qua được những giai đoạn khó.
- Sự hình thành và phát triển của chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Bỉ gắn liền với sự phát triển của ngành luật lao động, luật bảo hiểm xã hội và sự phát triển của đất nước qua từng giai đoạn..
- Việc xây dựng pháp luật về bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ bảo hiểm thất nghiệp nói riêng phải phù hợp với quy luật phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng được các yêu cầu của xã hội.
- Vì vậy, chế độ bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hình thành trong tương lai gần ở nước ta nên tiếp thu những mặt tốt đẹp của những quy định về trợ cấp thất nghiệp của các nước trong đó có chế độ bảo hiểm thất nghiệp của Bỉ, đồng thời vận dụng, phát triển thêm cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước..
- Bộ luật Lao động Việt Nam năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002).