« Home « Kết quả tìm kiếm

Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế: Khảo sát lý luận tổng quan


Tóm tắt Xem thử

- Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế:.
- Bài viết này sẽ cố gắng khảo sát một cách tổng quan nhất mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
- Tiếp theo bài viết sẽ trình bày tóm tắt các mô hình lý thuyết được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
- Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
- 2.1 Cơ sở lý thuyết kinh tế về chi tiêu chính phủ.
- 2.2 Một số mô hình lý thuyết về chi tiêu chính phủ.
- Trong hơn hai thập kỉ qua đã có nhiều nghiên cứu kinh tế, cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, tập trung xem xét vai trò của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước trên thế giới..
- Các nhà kinh tế cũng như các nhà hoạch định chính sách đôi khi không thống nhất với nhau về việc liệu chi tiêu chính phủ có vai trò thúc đẩy hay làm chậm tăng trưởng kinh tế.
- Những người ủng hộ quy mô chi tiêu chính phủ lớn cho rằng, các chương trình chi tiêu của chính phủ giúp cung cấp các hàng hoá công cộng quan trọng như cơ sở hạ tầng và giáo dục.
- Họ cũng cho rằng sự gia tăng chi tiêu chính phủ có thể đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế thông qua việc làm tăng sức mua của người dân..
- Tuy nhiên, những người ủng hộ quy mô chi tiêu chính phủ nhỏ lại có quan điểm ngược lại..
- Họ giải thích rằng chi tiêu chính phủ quá lớn và sự gia tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế, bởi vì nó sẽ chuyển dịch nguồn lực từ khu vực sản xuất hiệu quả trong nền kinh tế sang khu vực chính phủ kém hiệu quả.
- Lý thuyết kinh tế thường không chỉ ra một cách rõ ràng về tác động của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế.
- Tuy nhiên hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất với nhau rằng, trong một số trường hợp sự cắt giảm quy mô chi tiêu chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và trong một số trường hợp khác sự gia tăng chi tiêu chính phủ lại có lợi cho tăng trưởng kinh tế.
- Cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ rõ ra rằng nếu chi tiêu chính phủ bằng không sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế rất thấp, bởi vì việc thực thi các hợp đồng kinh tế, bảo vệ quyền sở hữu tài sản, phát triển cơ sở hạ tầng… sẽ rất khó khăn nếu không có chính phủ.
- Nói cách khác, một số khoản chi tiêu của chính phủ là cần thiết để đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế..
- Tuy nhiên, chi tiêu chính phủ - một khi đã vượt quá ngưỡng cần thiết nói trên - sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra sự phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả.
- Đường cong phản ánh mối quan hệ giữa quy mô chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế đã được xây dựng bởi nhà kinh tế Richard Rahn (1986), và được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu vai trò của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế.
- Đường cong Rahn hàm ý tăng trưởng sẽ đạt tối đa khi chi tiêu chính phủ là vừa phải và được phân bổ hết cho những hàng hoá công cộng cơ bản như cơ sở hạ tầng, bảo vệ luật pháp và quyền sở hữu.
- Tuy nhiên chi tiêu chính phủ sẽ có hại đối với tăng trưởng kinh tế khi nó vượt quá mức giới hạn này..
- Tuy các nhà kinh tế còn bất đồng về con số chính xác nhưng về cơ bản họ thống nhất với nhau rằng, mức chi tiêu chính phủ tối ưu tối với tăng trưởng kinh tế dao động trong khoảng từ 15 đến 25% GDP..
- Bảng 1 cho thấy Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Ấn Độ là những nước châu Á có quy mô chi tiêu chính phủ nhỏ nhất, chỉ chiếm khoảng xấp xỉ 15% GDP.
- Tuy nhiên đây là một con số đáng ngại đối với tính hiệu quả và mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng của các khoản chi tiêu công ở Việt Nam..
- Chi tiêu chính phủ theo phần trăm GDP.
- Quy mô tối ưu Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Bảng 1: Quy mô chi tiêu chính phủ ở một số nước châu Á.
- Cho tới tận những năm 1970 các nhà kinh tế theo trường phái Keynes vẫn tin rằng chi tiêu chính phủ - đặc biệt là các khoản chi tiêu thông qua vay nợ - có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhờ làm tăng sức mua (tổng cầu) của nền kinh tế.
- Một số nhà nghiên cứu đã ước lượng được mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa chi tiêu chính phủ và mức sản lượng của nền.
- Những phương pháp ước lượng phức tạp hơn đã chỉ ra rằng, chi tiêu chính phủ không thể thúc đẩy tăng trưởng.
- Nếu Keynes còn sống, chắc hẳn ông sẽ rất ngạc nhiên với cách vận dụng lý thuyết của ông để ủng hộ cho sự gia tăng chi tiêu chính phủ.
- Vào những năm 1940 trong một cuộc trao đổi kinh tế, ông đã cho rằng quy mô chi tiêu chính phủ không nên vượt quá 25% GDP, nếu không tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng xấu.
- 1 Ngày nay, mặc dù lý thuyết của Keynes về chi tiêu chính phủ không còn được các nhà kinh tế trọng dụng nhưng nó vẫn được các chính trị gia và các nhà báo thường xuyên nhắc đến như là động lực để thúc đẩy tăng trưởng..
- Họ lập luận rằng cắt giảm chi tiêu chính phủ và do vậy là cắt giảm thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm lãi suất, tăng đầu tư, tăng năng suất và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng.
- Các nhà kinh tế theo trường phái Keynes thường liên quan đến quy mô chi tiêu chính phủ lớn nhưng họ cũng không có phản đối gì với quy mô chi tiêu chính phủ nhỏ, miễn là chi tiêu chính phủ có thể được tăng khi cần thiết để đưa nền kinh tế thoát khoải tình trạng trì trệ.
- Trong khi đó các nhà kinh tế tin vào mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, lãi suất, đầu tư và tăng trưởng, như đã phân tích ở trên, cũng không có phản đối gì đối với quy mô chi tiêu chính phủ lớn miễn là nó được tài trợ bằng thuế thay vì vay nợ.
- Các lý thuyết khác nhau sử dụng những lập luận khác nhau và do vậy chúng không đưa ra được câu trả lời rõ ràng về mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
- Hầu hết các nhà kinh tế đồng ý rằng có những trường hợp nhất định việc cắt giảm chi tiêu chính phủ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và cũng có những trường hợp sự gia tăng chi tiêu chính phủ là có lợi cho tăng trưởng.
- Chi tiêu chính phủ cần có những nguồn tài trợ nhất định.
- Chính phủ không thể thực hiện chi tiêu mà không lấy tiền của một người nào đó trong nền kinh tế.
- Mọi lựa chọn biện pháp tài trợ chi tiêu đều gây ra những hậu quả tiêu cực.
- Mỗi đồng chi tiêu tăng thêm của chính phủ đồng nghĩa với một đồng chi tiêu bị cắt giảm của khu vực sản xuất tư nhân trong nền kinh tế.
- Điều này làm giảm tăng trưởng kinh tế bởi vì các lực lượng kinh tế định hướng cho sự phân bổ nguồn lực của khu vực tư nhân, trong khi đó các lực lượng chính trị lại chi phối các quyết định chi tiêu của chính phủ.
- Mặc dù một số khoản chi tiêu của chính phủ như chi cho sự vận hành tốt của hệ thống pháp luật có thể có lợi ích lớn, tuy nhiên nhìn chung chính phủ thường không sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả như khu vực tư nhân.
- Một số khoản chi tiêu chính phủ khuyến khích việc lựa chọn những hành vi tiêu cực..
- Các chương trình bảo hiểm thiên tai có thể khuyến khích người dân làm nhà ở những vùng hay có thiên tai… Những ví dụ này cho thấy các chương trình chi tiêu của chính phủ có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế và làm giảm sản lượng quốc gia bởi vì chúng thúc đẩy sự phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách sai lầm..
- Một số khoản chi tiêu chính phủ không khuyến khích các hành vi có lợi cho sản xuất..
- Một số chương trình chi tiêu chính phủ không dẫn đến các quyết định có lợi về mặt kinh tế.
- Chi tiêu chính phủ bóp méo việc phân bổ nguồn lực.
- Những người hưởng lợi từ các chương trình chi tiêu của chính phủ có thể ít quan tâm đến tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực mà họ nhận được từ chính phủ.
- Chi tiêu chính phủ cản trở những phát minh mới.
- Tuy nhiên, các chương trình chi tiêu chính phủ lại thiếu linh hoạt bởi tính tập trung và quan liêu, và đôi khi làm giảm tính cạnh tranh của khu vực tư nhân..
- Trong phần này chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt một số mô hình tăng trưởng tân cổ điển được sử dụng phổ biến bởi các nhà kinh tế trên thế giới khi xem xét mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế..
- Trước Barro (1990) cũng đã có nhiều nghiên cứu về chi tiêu chính phủ, tuy nhiên vai trò của chi tiêu chính phủ và thuế đối với tăng trưởng kinh tế chỉ được xem xét một cách có hệ thống dựa trên các hành vi tối đa hoá lợi ích của các tác nhân trong nền kinh tế kể từ khi xuất hiện bài báo “Government Spending in a Simple Model of Endogenous Growth” của Barro vào năm 1990.
- Khu vực sản xuất: Barro (1990) giả định chi tiêu chính phủ đối với hàng hoá và dịch vụ công cộng, ví dụ chi xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ quyền sở hữu…, có ảnh hưởng tích cực đến sản xuất của khu vực tư nhân.
- 1 , L , K và Y lần lượt là lao động, tư bản, và sản lượng của nền kinh tế, và G là tổng chi tiêu chính phủ.
- Khu vực chính phủ: Do mô hình không nhằm phân tích tác động của các loại thuế suất khác nhau đến tăng trưởng kinh tế nên để đơn giản, Barro (1990) giả định rằng chính phủ tài trợ cho chi tiêu của mình nhờ áp dụng một mức thuế suất cố định.
- Tốc độ tăng trưởng: Tổng thu nhập trong nền kinh tế được phân bổ cho tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu chính phủ, do vậy phương trình tích luỹ cơ bản có thể được viết như sau:.
- Ảnh hưởng của chính phủ đối với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có thể được thực hiện theo hai kênh như sau:.
- Thứ nhất, chi tiêu chính phủ phải được tài trợ bằng thuế do chính phủ luôn thực hiện cán cân ngân sách cân bằng.
- Tuy nhiên, việc tăng thuế cũng đồng nghĩa với tăng chi tiêu chính phủ cho các hàng hoá và dịch vụ công cộng như cầu cống, đường xá, hệ thống luật pháp… Những những hàng hoá và dịch vụ công cộng này làm tăng sản phẩm biên và sản lượng của khu vực tư nhân như thể hiện trong hàm sản xuất (1.1).
- Đây chính là mức thuế suất tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế.
- Điều kiệm này hàm ý việc tăng chi tiêu chính phủ hay tăng thuế chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi tác động tích cực của việc tăng chi tiêu lớn hơn tác động tiêu cực của việc tăng thuế, hay nói cách khác khi thuế suất nhỏ hơn hiệu suất biên của khoản chi tiêu chính phủ đối với tổng sản lượng của nền kinh tế.
- Devarajan, Swaroop, và Zou (1996) đã dựa trên mô hình của Barro (1990) và một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm khác để xây dựng một mô hình nghiên cứu vai trò của các thành phần chi tiêu chính phủ khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế.
- Cụ thể, mô hình của họ cố gắng xác định thành phần chi tiêu nào là hiệu quả, thành phần chi tiêu nào là không hiệu quả và sự chuyển dịch giữa các thành phần chi tiêu có tác động như thế nào đối với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
- Mỗi loại chi tiêu được giả định là có tác động khác nhau đến tổng sản lượng của nền kinh tế.
- Khu vực chính phủ: Tương tự như trong Barro (1990), các tác giả giả định rằng chính phủ tài trợ cho chi tiêu của mình nhờ áp dụng một mức thuế suất cố định.
- trong đó  là tỷ trọng của thành phần chi tiêu g 1 trong tổng chi tiêu chính phủ.
- (2.3) ta có thể biểu diễn mối quan hệ giữa tổng sản lượng của nền kinh tế với tỷ trọng của các loại chi tiêu chính phủ như sau:.
- Phương trình (2.7) biểu diễn mối liên hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng của các loại chi tiêu chính phủ đóng vai trò trung tâm trong mô hình.
- Từ phương trình này chúng ta có thể xác định được liệu việc gia tăng tỷ trọng chi tiêu cho thành phần g 1 hay g 2 có làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế hay không.
- Điều kiện này hàm ý rằng sự chuyển dịch cơ cấu chi tiêu giữa hai thành phần chi tiêu chính phủ g 1 và g 2 làm tăng hay giảm tốc độ tốc độ tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào hiệu suất.
- đang quá nhỏ) thì việc chính phủ chuyển dịch cơ cấu chi tiêu theo hướng tăng chi tiêu cho thành phần g 1 bằng cách giảm chi tiêu cho thành phần g 2 , có thể không làm tăng tốc độ tăng trưởng ngay cả khi thành phần chi tiêu g 1 có hiệu suất đối với tổng sản lượng y lớn hơn so với thành phần chi tiêu g 2 (tức là ngay cả khi.
- có thể được hiểu là tổng hiệu suất của các khoản chi tiêu chính phủ đối với sản lượng.
- Mô hình này có thể được mở rộng để xem xét vai trò và so sánh tính hiệu quả tương đối của nhiều thành phần chi tiêu chính phủ khác nhau đối với tăng trưởng kinh tế (xem Phạm, 2008)..
- Mức độ phân cấp trong việc thực thi chính sách tài khoá được xác định theo tỉ phần chi tại các cấp địa phương so với tổng chi tiêu chính phủ.
- Giống như trong Barro (1990), Davoodi và Zou (1998) sử dụng hàm sản xuất với hai đầu vào là tư bản tư nhân và chi tiêu chính phủ.
- Chi tiêu chính phủ được chia thành ba cấp: trung ương, bang, và địa phương.
- Nếu kí hiệu k là lượng tư bản tư nhân, g là tổng chi tiêu chính phủ, f là chi ở cấp chính quyền trung ương, s là chi ở cấp chính quyền bang, và l là chi ở cấp chính quyền địa phương (tất cả các biến đều được đo lường dưới dạng bình quân đầu người), mô hình của họ có thể được tóm tắt qua một số phương trình sau:.
- Chi tiêu chính phủ:.
- Sự phân bổ tổng chi tiêu chính phủ cho các cấp được thực hiện như sau:.
- Do vậy  f chính là tỉ trọng chi tiêu của chính quyền trung ương trong tổng chi tiêu.
- s là tỉ trọng chi tiêu của chính quyền bang trong tổng chi tiêu, và  l là tỉ trọng chi tiêu của chính quyền địa phương.
- Tổng chi tiêu chính phủ được tài trợ bởi một mức thuế thu nhập cố định.
- Phương trình này chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế là một hàm của thuế suất và các tỉ trọng chi tiêu chính phủ ở các cấp.
- Từ phương trình này chúng ta có thể thiết lập và nghiên cứu mối quan quan hệ về mặt thực nghiệm giữa sự phân cấp trong chi tiêu tài khoá và tăng trưởng kinh tế.
- Lưu ý rằng, với tổng chi tiêu cố định, sự thay đổi tỉ trọng chi giữa các cấp có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nếu sự phân bổ hiện tại chưa đạt tối ưu.
- Trạng thái phân bổ chi tiêu chính phủ tối ưu đối với tăng trưởng kinh tế có thể tìm được bằng cách lấy đạo hàm của  theo các tỉ trọng chi tiêu.
- Kết quả chúng ta có được các tỉ trọng chi tiêu tối ưu như sau:.
- Do vậy, miễn là các tỉ trọng chi tiêu hiện tại của chính phủ khác với các giá trị tối ưu này, thì việc thay đổi phân bổ chi tiêu giữa các cấp có thể thúc đẩy tăng trưởng mà không cần phải tăng tỉ trọng chi tiêu chính phủ trong GDP..
- Trước Mankiw, Romer và Weil (1992) thực ra đã có nhiều nghiên cố gắng xác định những nhân tố, trong đó có chi tiêu chính phủ, tương quan với tăng trưởng.
- Những nghiên cứu này sử dụng các phương pháp phân tích hồi số liệu chéo đơn giản và các phương pháp kiểm định thống kê để khảo sát vai trò của chi tiêu chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế.
- Những biến được dự đoán có tác động đến tăng trưởng kinh tế có thể bao gồm các biến kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỉ trọng xuất khẩu/GDP, tỉ trọng đầu tư/GDP, các biến chi tiêu chính phủ phản ánh chính sách tài khoá, tiêu dùng chính phủ, các biến phản ánh sự khác nhau về thể chế kinh tế và chính trị giữa các nước, các biến phản ánh mức độ bảo vệ quyền sở hữu,… Kết quả nghiên cứu của Kormendi và Meguire (1985) chỉ ra rằng tiêu dùng chính phủ không hề có tác động, trong khi đó kết quả nghiên cứu của Barro (1991) cho thấy tiêu dùng chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế..
- Liệu chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hay tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến chi tiêu chính phủ? Levine và Renelt (1992), Easterly và Rebelo (1993), Levine và Zervos (1993) nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc lựa chọn các biến giải thích trong việc ảnh hưởng đến các kết quả nghiên cứu.
- Một số nghiên cứu cho rằng tăng trưởng kinh tế và chi tiêu công cộng và thuế khoá có mối tương quan thống kê âm, như Grier và Tullock (1989), Barro Hansson và Henrekson (1994.
- Lý thuyết phân tích hồi quy truyền thống đòi hỏi các biến giải thích như chi tiêu chính phủ hay tiêu dùng chính phủ phải độc lập với tăng trưởng kinh tế.
- Tuy nhiên trong thực tế thì tăng trưởng kinh tế có những ảnh hưởng nhất định đến quy mô chi tiêu của chính phủ.
- Các nhà kinh tế gần đây không chỉ xem xét mối quan hệ giữa tổng chi tiêu chính phủ mà còn xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu chi tiêu chính phủ và tăng trưởng.
- Những nghiên cứu này sử dụng các thước đo phân cấp tài khoá khá khác nhau, ví dụ như Davoodi và Zhou (1998) sử dụng tỉ trọng chi tiêu chính phủ trong khi Zhang và Zhou sử dụng tỉ trọng chi tiêu chính phủ theo cơ cấu các ngành ở các cấp địa phương.
- Trong các nghiên cứu trên, thước đo phân cấp tài khoá chỉ dựa trên cách phân chia chi tiêu hoặc tổng thu của chính phủ theo các cấp chính quyền địa phương, có thể là chi tiết theo các ngành.
- Bài viết này có mục đích nhằm tổng kết lại thực trạng và kết quả nghiên cứu chính, cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm, phản ánh mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ với tăng trưởng kinh tế