« Home « Kết quả tìm kiếm

CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI XÃ CHIỀNG CỌ, THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA


Tóm tắt Xem thử

- TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
- CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG VÀ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG:.
- Nên họ đã khai thác không hợp lý, làm cho tài nguyên rừng ngày càng cạn kệt và suy giảm nghiêm trọng, các chính sách quản lý rừng chưa tốt nếu không nói đến sai lầm trong việc coi tài nguyên rừng như những sản phẩm sinh lợi cho nền kinh tế, do vậy nhiều chương trình, chính sách ra đời nhằm cải thiện môi trường rừng như chương trình 661,327, giao đất giao rừng và nay là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES)..
- PFES là một trong những chính sách đáp ứng được cơ chế kinh tế nhằm bù đắp cho bên bảo vệ và duy trì dịch vụ hệ sinh thái.
- Từ khi có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, ý thức của người dân đã được nâng cao trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá một cách cụ thể về những tác động của chính sách mang lại cho sinh kế của cộng đồng như thế nào? vì vậy, nghiên cứu “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và sinh kế cộng đồng: trường hợp nghiên cứu tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La” sẽ được thực hiện tại tỉnh Sơn La nhằm mục đích tìm hiểu những vấn đề sau:.
- 1 Tìm hiểu hiện trạng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La;.
- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La được thực hiện như thế nào?.
- Việc chi trả dịch vụ môi trường đã tác động như thế nào đến 5 nguồn lực sinh kế cộng đồng xã Chiềng Cọ?.
- Những tác động tới năm nguồn lực sinh kế có ý nghĩa đóng góp cho việc hoàn thiện chính sách PFES như thế nào?.
- Nghiên cứu tập trung tìm hiểu tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tới năm nguồn lực sinh kế cộng đồng..
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chi trả dịch vụ môi trường và sinh kế cộng đồng Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG VÀ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG.
- Dịch vụ môi trường và chi trả dịch vụ môi trường.
- Dịch vụ môi trường.
- Dịch vụ môi trường hay dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà con người hưởng thụ từ các chức năng của hệ sinh thái.
- Dịch vụ môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế và sức khỏe cho cộng động trên thế giới..
- Chi trả dịch vụ môi trường.
- Khái niệm đưa ra năm 2005: Chi trả dịch vụ môi trường là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó dịch vụ môi trường được xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo có được dịch vụ này) đang được người mua (tối thiểu một người mua) mua của người bán (tối thiểu một người bán) khi và chỉ khi người cung cấp dịch vụ môi trường đảm bảo được việc cung cấp dịch vụ môi trường này..
- Ở Việt Nam chi trả dịch vụ môi trường (PES) được đưa ra trong quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với quy định chi tiết hơn về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng cho hoạt động trồng rừng.
- Theo đó, chi trả dịch vụ môi trường là quan hệ kinh tế giữa người sử dụng các dịch vụ môi trường trả tiền cho người cung ứng dịch vụ môi trường.
- Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được quy định trong quyết định này..
- Dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Dịch vụ môi trường rừng.
- Dịch vụ môi trường rừng (Forest Environmental Services - FES) là những dịch vụ và chức năng được cung cấp bởi hệ sinh thái rừng có những giá trị nhất định về kinh tế..
- Theo (Điều 4 chương I, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 4 năm 2008), Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng của môi trường rừng như điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ, ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học, cung cấp bãi đẻ….
- khoản 2, Điều 4 - Nghị định số 99/2010/NĐ- CP thì dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân..
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) “là một giao dịch tự nguyện đối với một loại dịch vụ môi trường cụ thể.
- giữa ít nhất một bên sử dụng dịch vụ môi trường và một bên cung ứng dịch vụ môi trường khi và chỉ khi bên cung ứng dịch vụ môi trường có khả năng cung cấp dịch vụ (trong những điều kiện cụ thể)..
- Theo nghị định 99/2010/NĐ-CP, PFES là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định..
- Cộng đồng.
- Sinh kế.
- Trong khuôn khổ của nghiên cứu này tác giả sẽ vận dụng khái niệm sinh kế của DFID để phân tích những thay đổi các nguồn lực sinh kế dưới tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại cộng đồng xã Chiềng Cọ tỉnh Sơn La..
- Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Nguyên tắc của chi trả dịch vụ môi trường là tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cung cấp các dịch vụ môi trường.
- chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ.
- Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường là chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp, chi trả trực tiếp là chi trả tận tay người cung cấp dịch vụ, chi trả gián tiếp là chi trả thông qua ủy thác trung gian..
- Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả, trước đây quan điểm người gây ô nhiễm phải trả nhưng theo quan điểm của chính sách chi trả dịch vụ môi trường thì người được hưởng lợi sẽ phải trả tiền cho việc thụ hưởng lợi đó..
- Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng <.
- Mức lợi ích nhà máy thuỷ điện nhận được từ dịch vụ môi trường rừng..
- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La đã có những hiệu quả đáng kể..
- Không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế cho người cung cấp và người chi trả các dịch vụ môi trường, mà PES còn mang lại hiệu quả trong bảo vệ môi trường và hiệu quả trong giảm bớt các gánh nặng xã hội.
- Như tác động của chính sách lên môi trường, kinh tế, xã hội tại địa phương..
- Nhưng chưa có nghiên cứu nào chi tiết hóa về sự tác động của chính sách PFES đến nguồn lực sinh kế cụ thể tại cộng đồng địa phương ở tỉnh Sơn La..
- Qua tổng quan cho thấy có rất nhiều vấn đề liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường nói chung và chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Công tác giao đất, giao rừng tại xã Chiềng Cọ cơ bản đã hoàn thành, được giao và khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng và hộ dân theo nghị định 02/CP và Nghị định 163/NĐ-CP năm 2001 và được rà soát lại vào năm 2008 do chi cục Kiểm Lâm thực hiện nhằm chuẩn bị cho thực hiện thí điểm chính sách chi trả dịch vụ Môi trường rừng theo quyết định 380/QĐ-TTg của thủ tưởng chính phủ.
- Trong nghiên cứu này tác giả lập luận rằng việc chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ tác động đến việc cải thiện sinh kế của cộng đồng.
- Đó là sự tác động qua lại giữa bên được hưởng các dịch vụ môi trường và bên cung cấp dịch vụ môi trường.
- Sơ đồ mỗi quan hệ liên quan đến chính sách PFES.
- Sử dụng khung sinh kế bền vững để phân tích các tác động của chính sách chi trả dich vụ môi trường rừng đến sinh kế cộng đồng..
- Tác giả đã tham khảo các bài báo, báo cáo khoa học, các luận văn, luận án, chuyên đề trong và ngoài nước liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường, bao gồm những thông.
- tin cơ bản, loại hình, các chính sách liên quan, mối liên hệ giữa PES và nghèo đói, số liệu về kinh tế, xã hội, tình hình áp dụng thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng của khu vực nghiên cứu.
- Tác giả đã sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn một số thông tin viên chủ chốt liên quan đến thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại cộng đồng địa phương đang nghiên cứu, bao gồm người dân, cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ chi cục Kiểm lâm, cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La, và các chuyên gia PES tại bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn..
- Để đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường đến các nguồn lực sinh kế cộng đồng, tác giả đã tổ chức thảo luận nhóm tại cộng đồng.
- Mức độ tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tác động đến nguồn lực nào.
- Hiện trạng thực hiện chính sách PFES tại xã Chiềng Cọ.
- Lịch sử hình thành chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Giao đoạn 3: 1996- nay tăng cường quản lý và bảo vệ rừng bằng nhiều chính sách trong đó có chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ra đời.
- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường là cơ chế kinh tế nhằm bù đắp bằng tài chính cho nhưng chủ rừng, những nhà cung cấp dịch vụ môi trường.
- Bước đầu chính sách đã thu được những thành công nhất định, như nâng cao sự hiểu biết cho các chủ rừng về vai trò của các dịch vụ hệ sinh thái, các kỹ năng trong bảo vệ và phát triển rừng, tăng sự mạnh dạn trong cộng đồng, đã thúc đẩy các tổ chức xã hội gần với cộng đồng hơn...
- Tóm lại: chính sách chi trả dịch vụ môi trường đã nâng lên một tầm mới hơn so với các chính sách quản lý và phát triển rừng trước đây trong việc hướng tới tác động đến sinh kế bền vững cho cộng đồng và người dân..
- Cơ cấu tổ chức quản lý chi trả dịch vụ môi trường.
- Một tổ chức riêng biệt mới được thành lập vừa quản lý nguồn tiền do bên sử dụng dịch vụ chi trả, vừa đảm nhiệm chức năng thực hiện chi trả tiền cho bên cung cấp dịch vụ mà không chịu sự tác động của các cơ quan khác.
- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường thực hiện theo cơ chế quản lý ngành dọc từ trung ương tới địa phương, không liên quan nhiều đến các ban ngành khác, vì vậy việc thực hiện có thể nhanh hơn, và dễ dàng quản lý hơn.
- Nhưng cũng có những mặt hạn chế, chưa liên kết được với ban ngành khác trong việc áp dụng hệ số k cho chi trả dịch vụ hệ sinh thái còn chưa đúng mục đích, gây nên tác động ngược với mong muốn của chính sách..
- Quỹ ủy thác được thu tiền từ các bên sử dụng dịch vụ từ các nhà máy thủy điện nhỏ.
- Phương thức chi trả.
- Tổng số tiền chi trả cho người được chi trả dịch vụ MTR trong năm (đ).
- Diện tích rừng do người được chi trả dịch vụ MTR quản lý, sử dụng (ha).
- Kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Tại Sơn La từ năm 2009 đến năm 2013 quỹ bảo vệ và phát triển rừng thực hiện theo Quyết định số 710/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2010 phê duyệt kế hoạch thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2009 cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La đã thu được tổng số tiền là 273,073 tỷ đồng, năm 2009-2010 thu được từ các cơ sở chỉ trả 62 tỷ đồng, từ năm 2011-2013 quỹ đã thu được 211,073 tỷ đồng..
- Kết quả thu chi của chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại xã Chiềng Cọ.
- Số tiền được chi trả (đồng).
- Những tác động của chính sách PFES đến nguồn lực con người.
- Những tác động của chính sách PFES đến nguồn lục con người.
- Tóm lại: Theo ý kiến thảo luận của cả hai bản thì đều có ý kiến trùng hợp, tuy tài nguyên rừng là loại tài nguyên có giá trị cao trong việc cung cấp các dịch vụ môi trường rừng..
- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường nhằm quản lý bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn thông qua cơ chế tài chính đề bù đắp cho những người cung cấp dịch vụ để hướng tới cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư bền vững hơn, nhưng trên thực tế chính sách này đã không đạt được như những gì người dân đang mong đợi..
- Tác động của chính sách PFES đến nguồn lực vật chất.
- Tóm lại: Cả hai bản cùng đều được hưởng tiền từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường, tuy số tiền có khác nhau nhưng thể hiện rõ một điều.
- Những tác động của chính sách PFES đến nguồn lực tài chính.
- Tác động của chính sách PFES đến nguồn lực xã hội.
- Tác động của chính sách PFES đến 5 nguồn lực sinh kế.
- Sự tác động của chính sách PFES đến năm nguồn lực sinh kế.
- Tóm lại: qua các tiêu chí đánh giá ta thấy, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng có ít nhiều tác động đến các nguồn lực sinh kế cộng đồng, tác động đến những vùng gần rừng hơn và xa trung tâm hơn thì được tác động nhiều hơn, còn lý do tại sao thì tác giả cũng chưa lý giải được vì thời gian nghiên cứu chưa đủ để tác giả thu thập được những luận cứ chính xác hơn để có thể giải thích được một cách cặn kẽ hơn, điều này cần có một nghiên cứu dài hơn..
- Nhìn chung chính sách tác động đến cải thiện và nâng cao giá trị dịch vụ tài nguyên rừng là rất thấp.
- vì vậy về mặt mục tiêu của chính sách PFES là cải thiện sinh kế qua cơ chế tài chính và nâng cao giá trị dịch vụ hệ sinh thái rừng nhưng qua kết quả nghiên cứu tại hai bản cho thấy, chính các nguồn lực tự nhiện lại được tác động thấp nhất điều này cho thấy chính sách PFES chưa đạt được những thàng công như mong đợi..
- Như chúng ta đã biết hầu hết những người cung cấp dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam nói chung đều ở vùng cao và là những hộ nghèo và nguồn thu nhập chính chủ yếu từ rừng..
- Có các chính sách hỗ trợ ưu tiên để cộng đồng vùng sâu, xa cũng có cơ hội được tiếp cận thông tin và cơ hội tham gia vào giao dịch mua bán dịch vụ môi trường và được giao dịch tự nguyện trong khuôn khổ của pháp luật.
- Xây dựng quy định đánh giá, giám sát việc thực hiện PFES, có tiếng nói của cộng đồng, để từ đó khuyến khích các chủ rừng cung cấp dịch vụ môi trường ngày càng tốt hơn..
- Hiện tại cơ cấu tổ chức quản lý quỹ chi trả dịch vụ môi trưởng đang được phân cấp quản lý theo ngành dọc, các cấp thực hiện còn mỏng, các cán bộ của quỹ mới được tuyển dụng, kinh nghiệm còn ít.
- Vì vậy, để sinh kế cộng đồng bền vững thì chính sách PFES cần chủ trọng cải thiện nguồn lực tài chính và nguồn lực tự nhiên..
- Hoạt động này là một phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích thêm nhiều người tham gia cung cấp dịch vụ môi trường.
- Chính sách chi trả dịch vụ môi trường là một chính sách tiếp chuỗi các chính sách quản lý và phát triển rừng như chính sách 661, 327, giao đất giao rừng.
- Chính sách PFES đã nâng được một tầm cao hơn so với các chính sách trước trong việc tạo cơ chế kinh tế bù đắp và chi trả cho bên cung cấp dịch vụ nhằm bảo vệ và duy trì dịch vụ được tốt hơn..
- Kết quả thực hiện chính sách PFES tuy đã góp được phần nào vào nâng cao ý thức, trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc cung ứng dịch vụ môi trường rừng thông qua bảo vệ.
- Số tiền chi trả cho người người cung cấp dịch vụ môi trường đang quá ít không đủ để cải thiện cuộc sống trước mắc, nên họ đã chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang trồng công nghiệp để nâng cao cuộc sống của họ, vì thế tài nguyên rừng ngày càng suy giảm cả về số lượng và chất lượng..
- Mục đích của chính sách PFES là nâng cao chất lượng dịch vụ hệ sinh thái rừng, cải thiện sinh kế cộng đồng, thế nhưng qua đánh giá mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương xã Chiềng Cọ cho thấy, nguồn lực tự nhiên không được tác động, những vùng xa trung tâm thì được tác động ít hơn.
- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá trên phạm vi rộng hơn về việc áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng trong bối cảnh hiện nay;.
- …ngoài việc áp dụng đối với chi trả dịch vụ môi trường rừng;.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PES để đối tượng cung cấp dịch vụ môi trường và đối tượng chi trả dịch vụ môi trường hiểu và thực hiện tốt chính sách PES mà nhà nước đã ban hành;