« Home « Kết quả tìm kiếm

Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Chiến lược cải cách tư pháp với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;.
- Đào Trí Úc Năm bảo vệ: 2014.
- Đề tài “Chiến lược CCTP với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam”có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong việc giúp làm sáng tỏ khái niệm công lý, nội dung yêu cầu, mục tiêu bảo vệ công lý, các giải pháp thúc đẩy bảo vệ công lý theo Chiến lược CCTP đến năm 2020 tại Việt Nam..
- Cải cách tư pháp.
- Bảo vệ công lý.
- Pháp luật Việt Nam.
- Công lý là một khái niệm xuất hiện trong lĩnh vực triết học từ thời Hy Lạp cổ đại và được phát triển mạnh mẽ trong nền khoa học pháp lý ngày nay.
- Những tư tưởng, khát vọng về một nền công lý đích thực đã được Nguyễn Ái Quốc - người sáng lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà truyền bá về Việt Nam từ năm 1925 trong tác phẩm “Bản án Chế độ thực dân Pháp”(Chương VIII - Công lý).
- Với nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công lý, ngay sau khi thành lập nhà nước cách mạng nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến nhiệm vụ của chính quyền nhân dân trong việc bảo vệ và thực thi công lý.
- Điều 47 Sắc lệnh số 13 của Chủ tịch nước ngày 24 tháng 01 năm 1946 quy định cách tổ chức toà án và các ngạch thẩm phán trong nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã khẳng định “Các vị thẩm phán sẽ chỉ trọng pháp luật và công lý”.
- Điều 25 Sắc lệnh này quy định: Khi các Phụ thẩm nhậm chức, tại phiên toà đầu, ông Chánh án sẽ mời các Phụ thẩm tuyên thệ, nội dung lời tuyên thệ là “Tôi thề trước Công lý và nhân dân rằng tôi sẽ suy xét cẩn thận những án đem ra xử, không hề ăn hối lộ, vị nể, vì sợ hãi hay vì tư lợi hay thù oán riêng mà bênh vực hay làm hại một bị can nào.
- Có thể nói, công lý và bảo vệ công lý đã trở thành vũ khí tư tưởng, chính trị, pháp lý sắc bén ngay từ những ngày đầu của Nhà nước cách mạng nhân dân..
- Trong lĩnh vực chính trị, tiến trình dân chủ hoá đã được triển khai cả về bề rộng và chiều sâu, tính công khai, dân chủ, ý thức về công bằng xã hội đã được xây dựng và phát triển mạnh mẽ trong toàn xã hội.
- phát triển mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (NNPQ XHCN) với mục tiêu tạo dựng phương thức tổ chức quyền lực hợp lý, có điều kiện phát huy đầy đủ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng, có khả năng tạo môi trường và điều kiện cần thiết để người dân thực sự làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
- Mô hình nhà nước này được xây dựng trên cơ sở kế thừa những tư tưởng văn minh nhân loại về nhà nước pháp quyền và kinh nghiệm xây dựng Nhà nước cách mạng từ năm 1945 đến nay..
- Qua quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn sau 20 năm đổi mới, một trong những nội dung đặc trưng của NNPQ XHCN đã được Đảng và Nhà nước ta thừa nhận là yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
- Trên cơ sở đó, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp (CCTP) đến năm 2020 đã một phần hiện thực hoá nội dung đặc trưng nói trên với yêu cầu hệ thống tư pháp phải được hoàn thiện để hướng tới mục tiêu bảo vệ công lý, lẽ phải, lẽ công bằng.
- Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của người nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người: “Xây dựng nền tư pháp vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý…” [8].
- Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta (năm 2011) cũng đã tiếp tục khẳng định yêu cầu bảo vệ công lý trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” [13].
- Điều 102 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013) cũng đã hiến định những giá trị căn bản và phổ quát của công lý.
- Tòa án nhân dân (TAND) là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
- TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”[28].
- Như vậy, trước yêu cầu xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN, công lý và bảo vệ công lý đã trở thành một trong những mục tiêu cơ bản, xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta và là một giá trị tiến bộ xã hội nhân văn, bền vững được toàn xã hội thừa nhận và hướng tới..
- Sau nhiều năm đổi mới, công tác tư pháp ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng NNPQ XHCN.
- Tuy nhiên, công tác này cũng còn đang bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế như chính sách pháp luật trong tư pháp còn chậm được đổi mới, tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, một số sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử.
- Các giá trị của công lý và yêu cầu bảo vệ công lý còn chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo để góp phần xử lý các vấn đề mới phát sinh trong xã hội, từ đó làm giảm đi đáng kể tính công minh, tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động quản lý của chính quyền các cấp..
- Từ những nhận định, đánh giá và phân tích nói trên, việc lựa chọn đề tài “Chiến lược CCTP với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam” sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong việc giúp làm sáng tỏ khái niệm công lý và nội dung yêu cầu bảo vệ công lý trong Chiến lược CCTP đến năm 2020 tại Việt Nam..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Công tác nghiên cứu và phát triển lý luận khoa học trong lĩnh công lý, tiếp cận công lý và bảo vệ công lý chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức tại Việt Nam.
- Nguyên nhân một phần quan trọng là do nội hàm của khái niệm công lý có sự gắn bó chặt chẽ với truyền thống pháp luật tự nhiên - một học thuyết không được công nhận trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa do nó không công nhận chủ quyền tuyệt đối, tính độc quyền của Nhà nước trong công tác ban hành luật pháp.
- Nhà nước ta đẩy mạnh đấu tranh chống âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, lợi dụng chiêu bài “dân chủ” và “nhân quyền” xâm nhập, luồn lái trong các hoạt động quản lý của Nhà nước thì thái độ thận trọng, cảnh giác này là hết sức cần thiết..
- Đào Trí Úc, Cải cách tư pháp: ý nghĩa, mục đích và trọng tâm, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 năm 2000..
- Đào Trí Úc (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội;.
- Trần Huy Liệu (2003), Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh..
- Nguyễn Văn Quyền (2005), Đảng lãnh đạo các cơ quan tư pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Tạp chí Cộng sản số 12 tháng 6 năm 2005..
- Vũ Đình Hòe (2005), Công lý và Pháp lý theo tinh thần “Chí công vô tư” của Hồ Chí Minh” (Bộ Tư pháp: Ngành Tư pháp - 60 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành), Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2006), Chương trình KHXH cấp Nhà nước giai đoạn đề tài KX..
- 04.06: Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân”, Báo cáo kết quả tổng hợp nghiên cứu, do TS.Uông Chu Lưu chủ nhiệm đề tài..
- Trương Hòa Bình (2009), Tòa án giữ vai trò Trung tâm trong quá trình Cải cách tư pháp ở Việt Nam, Tạp chí Tòa án nhân dân số 22, tháng 11/2009..
- Đinh Thế Hưng (2011), Quyền tiếp cận công lý trong tố tụng hình sự, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 1/2011..
- Nguyễn Đăng Dung (2012), Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội..
- Viện Kiểm sát nhân dân (Lưu hành nội bộ năm 2012), Viện Kiểm sát nhân dân trong tiến trình Cải cách tư pháp, Hà Nội..
- PGS.TS.Nguyễn Đức Bình (2014), Quyền Tư pháp và thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/2014..
- Lê Văn Minh (2014) Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân theo quy định của Hiến pháp và đổi mới tổ chức hoạt động của Tòa án nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2 năm 2014..
- Trương Hòa Bình (2014), Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ “Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân số 7 năm 2014..
- Nguyễn Hữu Khiển (2014) Mối quan hệ giữa công lý, pháp luật và đạo đức, Tạp chí Luật sư Việt Nam số 4 năm 2014..
- Ngoài ra, trên các tạp chí khác như: Tạp chí Luật Học, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Dân chủ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Tạp chí Nghề luật… cũng có nhiều bài viết nghiên cứu làm rõ một số khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến cải cách tư pháp, công.
- lý và bảo vệ công lý ở Việt Nam.
- Có thể nói, công lý và yêu cầu bảo vệ công lý đã từng bước giành được sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là sau khi Chiến lược CCTP đến năm 2020 của Đảng ta được triển khai và đi vào thực tế cuộc sống.
- Tuy nhiên, những nghiên cứu như đã giới thiệu và phân tích ở trên còn khá ít ỏi về số lượng, về chất lượng còn chưa có trọng tâm, tính sâu sắc và toàn diện chưa cao, đặc biệt là trong hoạt động tư pháp.
- Công lý, tiếp cận công lý và bảo vệ công lý là những khái niệm, nguyên tắc, mục tiêu thường xuyên được nhắc đến trong nền khoa học chính trị - pháp lý thế giới với các tên tuổi như Plato, Aristotle, Cicero, David Hume, J.S.Mill, I.Kant, John Rawls;.
- Trong thời gian gần đây, trước yêu cầu nghiên cứu, phát triển lý luận về NNPQ XHCN, một số tài liệu nước ngoài đã được dịch và giới thiệu về Việt Nam như “Công lý: Đâu là việc đúng nên làm?”.
- Thống nhất nhận thức về công lý và yêu cầu, mục tiêu bảo vệ công lý trong Chiến lược CCTP đến năm 2020.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu bảo vệ công lý trong thực tiễn công tác tư pháp xét xử tại Việt Nam..
- Khái quát và phân tích quá trình hình thành và phát triển của khái niệm công lý và yêu cầu bảo vệ công lý trong nền khoa học pháp lý thế giới..
- Phân tích khái niệm công lý và yêu cầu bảo vệ công lý trong Chiến lược CCTP đến năm 2020 tại Việt Nam..
- Phân tích và đề xuất những giải pháp lý luận và thực tiễn cơ bản nhằm tăng cường thực hiện yêu cầu bảo vệ công lý tại Việt Nam..
- Giới hạn nghiên cứu của luận văn.
- Đề tài “Chiến lược CCTP với mục tiêu bảo vệ công lý ở Việt Nam” tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công lý, bảo vệ công lý, các giải pháp thúc đẩy bảo vệ công lý theo Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW.
- “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Chiến lược CCTP đến năm 2020 ban hành tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị..
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn.
- Vận dụng tổng hợp các quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử (mà hạt nhân là phép biện chứng giữa kinh tế và chính trị) của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình tiếp cận, làm rõ nhận thức và đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo vệ công lý..
- Theo dõi sát những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội thực tiễn của thế giới và của đất nước, lấy đó làm cơ sở và mục đích hướng tới của việc phân tích và tổng kết lý luận..
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
- Kết quả nghiên cứu của Đề tài cũng sẽ góp phần làm rõ một khía cạnh quan trọng của NNPQ XHCN là yêu cầu tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
- chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người với cách tiếp cận từ mục tiêu bảo vệ công lý trong Chiến lược CCTP của Đảng ta..
- a) Góp phần làm rõ và thống nhất nhận thức về công lý và bảo vệ công lý, những điểm mạnh, điểm yếu của một số học thuyết về công lý khi được du nhập vào Việt Nam..
- b) Làm rõ nội hàm khái niệm công lý và mục tiêu bảo vệ công lý trong Chiến lược CCTP Việt Nam đến năm 2020..
- c) Bước đầu đánh giá sự lan tỏa và tình hình thực thi công lý trong các hoạt động tư pháp d) Đề xuất những giải pháp lý luận và thực tiễn từ góc độ cải cách tư pháp nhằm tăng cường thực hiện yêu cầu bảo vệ công lý tại Việt Nam..
- Đinh Văn Ân, Võ Trí Thành (2002), Thể chế - cải cách thể chế và phát triển: Lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam, Nxb Thống kê..
- Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo chuyên đề về thực hiện chủ trương xã hội hóa một số hoạt động Bổ trợ tư pháp, Hà Nội..
- Ban cán sư Đảng bộ Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo về công tác quản lý nhà nước đối với luật sư, tổ chức luật sư và tình hình triển khai Chỉ thị 33- CT/TW của Ban bí thư, Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp giai đoạn 2012-2016..
- Ban cán sự Đảng Tòa án nhân tối cao (2013), Báo cáo Kết quả Tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020..
- Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Báo cáo kết quả tổng kết 08 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW..
- Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp (2014), Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020..
- Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020..
- Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới..
- Bộ Tư pháp (2006), Chương trình KX04.06: Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của tòa án trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì nhân dân, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu, tr.138-139, Hà Nội..
- Lê Cảm (2012), Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền (sách chuyên khảo), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Ngô Huy Cương (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Đoàn liên đoàn luật sư Việt Nam (2013), Báo cáo về tổ chức và hoạt động của liên đoàn luật sư Việt Nam..
- Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Dung (2012), Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Dung (2005), Thể chế tư pháp trong Nhà nước pháp quyền, Nxb.
- Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao (2012), Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến (Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài), Nxb Lao động – Xã hội..
- Vũ Đình Hòe (2005), Công lý và Pháp lý theo tinh thần “Chí công vô tư” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cuốn Ngành Tư pháp - 60 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (2005), Bàn về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Tòa án nhân dân tối cao (2014), Tham Luận Tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2014, Hà Nội..
- Trần Văn Nam (2010), Quá trình hình thành, phát triển và đổi mới Viện Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu Cải cách Tư pháp, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh..
- Nguyễn Ái Quốc (2008), Bản án Chế độ thực dân Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội nước cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Hiến pháp nước cộng xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi 2013, NxbTư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Tiến Sơn (2012), Luận án Tiến sĩ Luật học Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự Việt Nam..
- Nguyễn Anh Tuấn (2008), Khảo lược Bộ luật Hammurabi của Nhà nước lưỡng hà cổ đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đào Trí Úc (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.828..
- Montesquieu (1748), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Khoa Luật, Hà Nội, năm 1996..
- Trần Đình Nhã, Một số vấn đề về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp, kiểm sát hoạt động tư pháp, đăng tại http://www.tks.edu.vn/portal/detailtks Mot-so-van- de-ve-quyen-tu-phap,-hoat-dong-tu-phap,-co-quan-tu-phap,-kiem-sat-hoat-dong-tu-phap.html.