« Home « Kết quả tìm kiếm

Chương trình đào tạo Việt Nam học ở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Cho tới nay, cải cách giáo dục, đổi mới về chương trình và sách giáo khoa phổ thông nhằm phù hợp với xu hướng thời đại mới, nâng tầm giáo dục Việt Nam ngang với khu vực và thế giới, đã có những thành tựu không thể phủ nhận được, song vẫn còn khá nhiều vấn đề bức xúc về chương trình và sách giáo khoa được toàn xã hội quan tâm..
- độ quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 có một đại học Việt Nam xếp hạng trong 200 trường đại học hàng đầu của thế giới và một số trường đại học trong tốp 500”..
- Cùng với nhu cầu tìm hiểu về Việt Nam của thế giới, ngành Việt Nam học ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong gần mười năm qua, có nhiều cuộc hội thảo về Việt Nam, thu hút được sự quan tâm của hàng trăm nhà khoa học thế giới và Việt Nam.
- Có gần 60 trường đại học và cao đẳng, từ Bắc vào Nam, mở ngành đào tạo Việt Nam học, chưa kể rất nhiều trung tâm nghiên cứu về Việt Nam có mặt ở trong nước và nhiều nước trên thế giới.
- Tuy nhiên, Việt Nam học là một ngành khoa học không mới với thế giới, nhưng mới được xác lập để nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam.
- Nhìn vào công tác đào tạo ngành Việt Nam học ở các trường đại học và cao đẳng, chúng ta có thể thấy, mặc dù số lượng các trường mở ngành có đông lên theo từng năm, nhưng về chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập.
- Điều này có nguyên nhân không nhỏ từ việc thực hiện khung chương trình chuẩn Việt Nam học, cũng như việc thực hiện mục đích đào tạo giữa các trường hiện nay.
- Vì vậy, khi xem xét chương trình ngành Việt Nam học, trước hết phải xuất phát từ thực tiễn và đặt nó trong hệ thống chương trình các chuyên ngành khác, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với những ưu và nhược điểm như xã hội đề cập tới.
- Mặt khác, ngành Việt Nam học là một ngành học đặc thù, cho nên chương trình cũng có những cái riêng, đòi hỏi phải quan tâm đến những yếu tố đặc thù và tất nhiên cũng có những cái mạnh, cái thuận lợi và cái chưa mạnh, cái khó khăn của ngành.
- Vậy nên, trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới một số quan niệm về chương trình chung, thực tiễn chương trình Việt Nam học ở Việt Nam và những kiến nghị..
- Một số quan niệm về Chương trình và chương trình Việt Nam học - Khu vực học 2.1.
- Chương trình: là một hệ thống về nội dung học vấn nhất định ở dạng đề cương, phù hợp với các mục tiêu của nhà trường.
- Chương trình ngành học, hay môn học hiện đại ở các nước thường được biên soạn theo mấy hướng sau:.
- Tập trung vào người học: chương trình cần xác định mục tiêu và kết quả đạt được trong cả một quá trình học tập.
- Chương trình được “quản lý mở” với tính chất định hướng là chính, không mang tính pháp lệnh.
- “Chương trình mở” được thể hiện ở các góc độ sau:.
- Cần có các cấp quản lý từ chương trình thiết kế ban đầu đến các phiên bản chương trình khác nhau.
- Cải cách giáo dục ở Việt Nam trong mấy thập niên vừa qua luôn đặt mục tiêu hình thành nhân cách cho người học với phẩm chất và cả năng lực nhằm đáp ứng các đòi hỏi của thời đại văn minh trí tuệ luôn biến động, trong đó tính sáng tạo là năng lực hàng đầu.
- Mục tiêu trên đòi hỏi phải có một chương trình tương ứng, thích hợp và khoa học để triển khai sự nghiệp giáo dục một cách hiệu quả nhất.
- Chương trình giảng dạy và sách giáo khoa chỉ là sự thể hiện trong thực tế các mục tiêu giáo dục..
- Chương trình và chương trình khung chuẩn.
- Chương trình phải là sự thể hiện mục tiêu giáo dục.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo một chương trình chung thống nhất, có nội dung “cứng”.
- Ở Mỹ thường dùng hai khái niệm về chương trình: một là “Chương trình”.
- Nhìn chung, nội dung chương trình giáo dục của Mỹ hiện nay có tính mềm dẻo và “mở”.
- Chương trình cấp quốc gia là chương trình khung.
- Từ chương trình khung, có thể có nhiều phương án sách giáo khoa khác nhau.
- Chương trình này, do vậy, là chương trình cấp quốc gia không chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
- Mặc dù đã có nhiều rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho khoa học và phù hợp hơn với người dạy và học, song hiện nay, khó có thể nói chương trình giáo dục đã được coi là ổn định.
- cho nên cần có một chương trình chuẩn quốc gia là cần thiết..
- Việc triển khai chương trình và thực trạng đào tạo Việt Nam học ở Việt Nam hiện nay.
- Mã ngành đào tạo đại học Việt Nam học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua năm 1997 và sau đó là Khu vực học, trong đó có Việt Nam học (2003)..
- Chương trình khung về Việt Nam học cũng đã được Bộ chỉ đạo xây dựng.
- Tuy nhiên, có một thực tiễn là chương trình đào tạo Việt Nam học ở nhiều cơ sở đào tạo chưa được thống nhất và có nhiều bất cập ở một số phương diện sau:.
- Đầu tiên phải kể tới cùng một mã ngành Việt Nam học mà khác nhau về mục tiêu và chương trình đào tạo.
- Mã ngành Việt Nam học (Văn hoá du lịch, Hướng dẫn du lịch,…)..
- Nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam có rất nhiều vấn đề, du lịch cũng chỉ là một trong cả trăm ngàn vấn đề của Việt Nam.
- mã ngành Việt Nam học thì dễ có những hiểu lầm về khái niệm Việt Nam học.
- Có thể hiểu Việt Nam học là ngành du lịch, hay ngành du lịch là Việt nam học.
- Ở trên là mã ngành Việt Nam học, nhưng dạy theo chương trình ngành du lịch, hướng dẫn viên du lịch, ngoại ngữ du lịch.
- Còn ở trong ngành du lịch, thì Việt Nam học và Khu vực học được coi như một môn bổ trợ..
- Nhiệm vụ đầu tiên của mã ngành Việt Nam học là trang bị những kiến thức toàn diện về đất nước, con người Việt Nam cho người học, thông qua những hiểu biết về địa lý, lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng.
- Liệu các trường nấp dưới mã ngành Việt Nam học lại đào tạo du lịch, ngôn ngữ du lịch, có đáp ứng được yêu cầu trên không? Chắc chắn là không, vì một chuyên ngành du lịch không thể nào trang bị được toàn diện kiến thức về đất nước và con người Việt Nam.
- Rõ ràng ở đây, mã ngành Việt Nam học chỉ là chiếc áo khoác đẹp cho ngành du lịch đang là “món hàng thời thượng” hiện nay..
- Việt Nam học là ngành học mới, trong một thời gian ngắn, gần 10 năm (chỉ tính từ khi có mã ngành chính thức, không kể những cơ sở manh nha có tính chất tieefn đề Việt Nam học), đã có gần 60 trường mở mã ngành Việt Nam học, phần lớn là đào tạo trình độ đại học và cao đẳng, một cơ sở đào tạo sau đại học Việt Nam học ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Sự “phát triển nóng” này cho thấy, rõ ràng ngành Việt Nam học ra đời như một nhu cầu tất yếu và có tính cấp thiết đối với đòi hỏi của cả trong nước và quốc tế.
- Song, cũng vì sự “phát triển nóng” này mà có những nhận thức chưa đầy đủ về ngành Việt Nam học.
- Trước hết là chủ thể nhà trường, cơ sở đào tạo, dù chưa nắm được khoa học về Việt Nam, nhưng cũng cứ mở vì mấy lý do: có trường do yêu cầu mở rộng quy mô nên mở mã ngành Việt Nam học để có thể chiêu sinh.
- cũng có trường để tồn tại vì có một số ngành cũ không hấp dẫn sinh viên, có xu hướng giảm dần, nên chạy xin mã ngành mới là Việt Nam học, mặc dù cũng chẳng nghiên cứu gì nhiều.
- Số trường này phần đông sẽ là Việt Nam học du lịch.
- Có một số trường cho rằng trường khác mở thì trường ta cũng mở ngành Việt Nam học.
- Điều này dẫn đến sự không thuần nhất về mục tiêu, chương trình đào tạo, sẽ dẫn đến hai hệ quả:.
- Một là, mặc dù có một số trường cố gắng trao đổi chương trình cho nhau, song không thể không thấy có sự tuỳ tiện trong việc hoạch định chương trình Việt Nam học trong mỗi trường.
- Do Việt Nam học là ngành học mới, nhận thức về nó chưa đầy đủ cũng là tất nhiên.
- Thêm nữa, người được trao nhiệm vụ làm chương trình cũng không được đào tạo từ ngành Việt Nam học, mà chỉ là những nhà khoa học của các chuyên ngành như văn, sử, địa, ngôn ngữ,… do say mê Việt Nam học.
- Cho nên, ai mạnh về ngôn ngữ thì sẽ có chương trình Việt Nam học nặng về ngôn ngữ, ai chuyên về sử sẽ làm ra Việt Nam học nặng về sử, ai thích về du lịch sẽ sinh ra chương trình Việt Nam học toàn là du lịch, lại có chương trình Việt Nam học chuyên để dạy cho người nước ngoài, học rất nhiều Việt ngữ, được đem áp dụng cho sinh viên Việt Nam, trong khi họ cần học nhiều ngoại ngữ hơn là học tiếng Việt.
- Vị trí mỗi môn học trong chương trình cũng có nhiều quan niệm khác nhau về cả nội dung lẫn phân bố thời lượng.
- Có trường mở được mã ngành Việt Nam học, nhưng chưa đủ điều kiện vật chất và đội ngũ giảng dạy để có thể thành khoa, nên lúc đầu thường phải ghép với các khoa xã hội và nhân văn như gửi vào khoa Văn, khoa Đông Phương học, khoa Du lịch.
- vì vậy, Việt Nam học sẽ không tránh khỏi những nhận thức coi nhẹ ngành học như một bộ phận của các khoa và tất nhiên sự đối xử cũng không bình đẳng, dễ mất quyền chủ động trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, không phát huy được tính năng động và sáng tạo của người làm Việt Nam học..
- Vì Việt Nam học là ngành mới mở và quy mô phát triển nhanh, nên số lượng giáo viên ở các cơ sở đào tạo rất thiếu.
- Đây là vấn đề bức xúc của của nhiều ngành trong nhiều trường đại học và cao đẳng, không riêng gì ngành Việt Nam học.
- Tuy nhiên, ở ngành Việt Nam học thì trầm trọng hơn, nên việc thường xuyên phải hợp tác, mời giảng viên ngoài trường là không tránh khỏi.
- Điều này tạo ra không ít khó khăn, bị động trong việc điều hành chương trình Việt Nam học ở mỗi cơ sở đào tạo.
- Các giáo viên Việt Nam học thường là từ các chuyên ngành khác nhau được tập hợp về khoa, kiến thức được trang bị là kiến thức các chuyên ngành hẹp như văn, sử, địa, du lịch,…chưa từng được đào tạo về Việt Nam học.
- Nhưng, cũng có không ít giáo viên cũng chưa kịp nghiên cứu về Việt Nam học, chưa hiểu thấu đáo về ngành này, dễ dẫn đến ngộ nhận Việt Nam học là phép tính cộng của một ít văn, một ít sử, một ít địa, một ít văn hoá,…thậm chí chủ quan, đơn giản hoá, không cần nghiên cứu gì thêm vẫn dạy được.
- người quản lý ngành Việt Nam học ở một số nơi cũng còn chưa hiểu Việt Nam học, nói gì đến người học.
- Điều này ảnh hưởng trước hết đến việc triển khai chương trình đào tạo, đến chất lượng đào tạo, đến định hướng đầu ra cho sinh viên ngành Việt Nam học và xa hơn là chưa làm cho xã hội, các cơ quan công sở các vụ, viện, nơi sẽ tiếp nhận sinh viên ngành Việt Nam học, hiểu rõ bản chất mô hình ngành học, thấy rõ được vai trò chức năng của ngành học để có thể hưởng ứng, đặt hàng, tiếp nhận thành quả đào tạo và sử dụng có hiệu quả nhất….
- Thứ nhất, bản thân nội hàm khái niệm Việt Nam học, Khu vực học còn tương đối mới mẻ với Việt Nam và là một khái niệm mở, vậy nên có những cách hiểu chưa thống nhất, tất nhiên sẽ dẫn đến việc chỉ đạo chương trình khác nhau..
- Thứ hai, bản thân khái niệm Việt Nam học cũng rất rộng, bao gồm địa lý, lịch sử, ngôn ngữ, văn hoá, du lịch,… nói tóm lại là nghiên cứu toàn diện về đất nước, con người Việt Nam.
- Vì vậy, có cơ sở đào tạo cử nhân với chương trình tương đối hoàn chỉnh, phân bố khá cân đối các môn cơ sở, cơ bản và tự chọn thuộc khoa học xã hội và nhân văn.
- Có không ít cơ sở dưới mã ngành Việt Nam học, nhưng chỉ đào tạo một ngành học đang được ưa chuộng đó là ngành Du lịch, hoặc chuyển đổi từ giảng dạy tiếng Việt thành Việt Nam học,.....
- Ngành Việt Nam học là ngành học tổng hợp các chuyên ngành khác nhau của khoa học xã hội và nhân văn, vì vậy chương trình cũng cần toàn diện, chưa kể có những môn mới được đưa vào như “Khu vực học” yêu cầu số lượng giáo viên cũng đa dạng hơn, cho nên có những cơ sở cố gắng đưa vào nhiều môn, thành ra chương trình quá tải.
- Thứ tư, bản thân ngành Việt Nam học còn rất trẻ, cũng chưa tích cực làm cho xã hội nói chung, các cơ quan vụ, viện, kể cả phụ huynh học sinh,… hiểu về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của ngành học để có thể nhận được sự chỉ đạo, định hướng, chia sẻ, hỗ trợ, tiếp nhận sinh viên đi thực tập và vào làm việc.
- Sở dĩ sinh viên Việt Nam học ở Trường.
- Thực trạng này cũng không ngoài những vấn đề bức xúc về chương trình và sách giáo khoa mà lâu nay được xã hội quan tâm.
- Vì vậy, ngành Việt Nam học cũng cần thống nhất quan niệm về chương trình khung chuẩn cấp quốc gia, xác lập vị trí, vai trò của nó trong hệ thống giáo dục, trong quan hệ với mục tiêu đào tạo và với sách giáo khoa..
- Về quản lý nhà nước đối với chương trình.
- Xu hướng chung của giáo dục thế giới là Nhà nước (cấp trung ương) chỉ quản lý thống nhất “chương trình khung chuẩn”.
- Còn tuỳ thực tiễn địa phương, nhà trường, đối tượng học tập, giáo viên có thể lựa chọn chương trình thích hợp..
- Trước thực tiễn đào tạo Việt Nam học còn nhiều bất cập như hiện nay, việc đầu tiên là Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xây dựng một chương trình khung chuẩn có tính bắt buộc cho mã ngành Việt Nam học trong cả nước.
- Hiện tại, chương trình Việt Nam học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là khá hoàn chỉnh, đã được thực tiễn chứng minh qua 4 khoá sinh viên Việt Nam học ra trường được các cơ quan tiếp nhận hầu hết.
- Sự công nhận của xã hội đối với những sinh viên ngành Việt Nam học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một bằng chứng tốt nhất đánh giá về chất lượng của kết quả đào tạo, trong đó có sự định hướng đúng đắn và khoa học của chương trình Việt Nam học ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội..
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần rà soát lại chương trình của các cở sở đào tạo, trong đó có ngành Việt Nam học, không nên để tình trạng lộn xộn một mã ngành Việt Nam học mà có nhiều chương trình khác nhau về nội dung.
- Không nên để việc đào tạo “Hướng dẫn viên du lịch”, “Văn hoá du lịch” khoác áo Việt Nam học, trong khi đó Việt Nam học không chỉ dừng lại ở việc đào tạo du lịch..
- Hãy để cho mã ngành Việt Nam học tồn tại và phát triển đúng với bản chất của chính nó, chứ không phải chỉ là “nhãn hiệu” đơn thuần có thể dán vào ngành nào cũng được..
- Đây cũng là phần chờ đợi và bức xúc của xã hội khi chưa hiểu gì nhiều về Việt Nam học, nhất là khi cho con em theo học ngành này.
- Đối tượng nghiên cứu của Việt Nam học rất rộng, vì vậy chương trình không nên dàn trải, mà nên tập trung vào những vấn đề lớn, những chủ đề chính nhằm làm nổi bật diện mạo của đất nước, con người Việt Nam, để có thể khu biệt với các khu vực xung quanh.
- Cần có chương trình và kế hoạch đào tạo bồi dưỡng thường xuyên những người làm công nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học ở các cơ sở đào tạo, thông qua các lớp tập huấn, các chương trình trao đổi học thuật, hội thảo khoa học,… Bởi vì họ là nguồn lực trực tiếp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng.
- Một mặt trang bị cho họ những kiến thức về Việt Nam học và khu vực học, mà phần lớn những người làm công tác giảng dạy Việt Nam học chưa từng được trang bị.
- mặt khác loại bỏ được những nhận thức chưa toàn diện, thậm chí sai lệch, thiên kiến chủ quan về Việt Nam học đang tồn tại lâu nay.
- Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, cần trang bị cho họ những kiến thức ngoại ngữ để có thể tiếp cận những kiến thức và phương pháp về khoa học xã hội và nhân văn nói chung và Việt Nam học nói riêng ở nước ngoài.
- Có như vậy họ mới có thể thực hiện sáng tạo chương trình môn học mà mình được phân công..
- Cần có trung tâm nghiên cứu về chương trình nói chung và chương trình Việt Nam học và khu vực học nói riêng để có thể định hướng, tư vấn điều chỉnh cho phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của thông tin và xu thế toàn cầu hoá..
- Bên cạnh đó, cần xây dựng mạng lưới nghiên cứu về Việt Nam học, trong đó có chương trình Việt Nam học..
- Cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, thường xuyên trao đổi những thành quả nghiên cứu về Việt Nam học, trong đó có trao đổi về chương trình, sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn, giáo trình giảng dạy.
- Cần có chương trình in ấn tài liệu, sách giáo khoa, một mặt phục vụ học tập cho sinh viên, mặt khác để trao đổi thông tin cần thiết và cập nhật giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam học..
- Trần Lê Bảo, Khu vực học và nhập môn Việt Nam học, NXB Giáo dục, 2008..
- Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất, NXB Thế giới, Hà Nội, 1998 (6 tập)..
- Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập: truyền thống và hiện đại.
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ hai, Tp