« Home « Kết quả tìm kiếm

Chuyên nghiệp hóa nghề Giáo viên Tiểu học tại Maroc : triển khai, đánh giá và theo dõi quy trình


Tóm tắt Xem thử

- COLLOQUE INTERNATIONAL-DIXIEME ANNIVERSAIRE DE LA FACULTE DES SCIENCES DE L’EDUCATION-UNIVERSITE NATIONALE DU VIET NAM Chuyên nghiệp hóa nghề Giáo viên Tiểu học tại Maroc : triển khai, đánh giá và theo dõi quy trình Chính sách Giáo viên và các nhà Quản lí Giáo dục trong đổi mới Giáo dục.
- Chuyên nghiệp hóa nghề Giáo viên Tiểu học tại Maroc : triển khai, đánh giá và theo dõi quy trình JEBBAH hassan.
- Giảng viên khoa các Khoa học Giáo dục - Rabat / Điều phối viên Trung tâm Đào tạo Giáo viên Tiểu học / Bộ Giáo dục Quốc Gia - MAROC.
- Giáo viên Thạc sĩ / Điều phối viên Trung tâm Đào tạo Giáo viên Tiểu học / Bộ Giáo dục Quốc Gia - MAROC.
- Giáo sư Đại học / Giám đốc Trung tâm Đào tạo cán bộ / Bộ Giáo dục Quốc Gia - MAROC.
- Khoa các khoa học Giáo dục – Đại học Mohamed V Souissi - MAROC.
- Hệ thống giáo dục Maroc đã bắt tay vào quá trình cải cách theo các khuyến nghị của Hiến chương Quốc gia Giáo dục và Đào tạo từ năm 2000 (tài liệu tham chiếu này nhận được một sự đồng thuận chung và đã được triển khai bởi Ủy ban đặc biệt về Giáo dục và Đào tạo (COSEF).
- Ủy ban có nhiệm vụ là phát triển dự án cải cách của Trường Maroc trong thập kỷ 2000-2010).
- Định nghĩa của nghề giáo viên cũng như việc đổi mới đào tạo giáo viên rút ra từ các khuyến nghị trên đóng vai trò trung tâm của cuộc cải cách này (Hiến chương, Báo cáo của CSE trong năm 2008, Chương trình Cấp thiết 2009-2012).
- Vì vậy, trong bối cảnh hiện tại của Ma-rốc, các xu hướng mới trong việc chuyên nghiệp hóa giáo viên đã và đang được xem xét một cách chính thức.
- Như vậy vai trò trung tâm của giáo viên trong hệ thống giáo dục nói chung, và trong việc tiến hành cải cách nói riêng, đã được nhắc đến trong cải cách này.
- Ngoài ra, tầm quan trọng của các năng lực cần thiết để có thể đảm đương hiệu quả vai trò này đã được nhấn mạnh.
- Bối cảnh nghiên cứu Dựa trên kết quả nghiên cứu và các xu hướng quốc tế hiện nay về chuyên nghiệp hóa nghề giáo viên (Altet, Paquay & Perrenoud trong năm 2008 một hệ thống mới về đào tạo giáo viên tiểu học, được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu mới của thể chế tuân theo các quy định mới của Nghị định về việc tổ chức đào tạo ban đầu tại các Trung tâm Đào tạo giáo viên của Tiểu học (CFPEP) của Ma-rốc.
- Nhu cầu này của thể chế đòi hỏi một hệ thống đào tạo ứng với một đối tượng mới (sinh viên tốt nghiệp đại học thay vì chỉ tốt nghiệp trường trung học) và tập trung hơn về thực hành và phát triển các năng lực chuyên môn của các giáo viên tương lai..
- Mô tả tóm tắt về hình thức đào tạo mới (DDF).
- Nền móng lí thuyết của DDF Các cơ sở lý thuyết tạo nên DDF chủ yếu dựa trên mô hình của sư phạm hội nhập được khởi xướng bởi De Ketele và phát triển bởi Roegiers và mô hình trong đó Paquay (1994) xác định sáu phương diện của giáo viên, cụ thể là: giáo viên hướng dẫn, kỹ thuật viên, người thực hành-nghệ nhân (các mô hình mang tính chuyên nghiệp truyền thống), mở rộng tới phương diện mới của người thực hành-suy ngẫm, tác nhân xã hội và giáo viên-cá nhân.
- Những mô hình này đã hướng dẫn phần lớn quá trình xây dựng bảng tham chiếu nghề của giáo viên tiểu học ở Maroc, cũng như bảng tham chiếu năng lực đào tạo và của chương trình đào tạo..
- Các đặc trưng cơ bản của DDF Cách tiếp cận theo năng lực (APC) Việc sử dụng APC (mô hình của sư phạm hội nhập) đặt các giáo sinh vào trung tâm của hệ thống đào tạo.
- Chương trình này được viết lại theo phương diện các nguồn lực, năng lực bộ môn cơ bản, năng lực khi kết thúc đào tạo, năng lực vĩ mô và đó là cũng là mục tiêu cuối hội nhập (OTI).
- Vấn đề là xây dựng và phát triển ở người được đào tạo các năng lực có thể huy động được trong các tình huống thực tế trong giảng dạy chứ không đơn thuần chỉ làm cho họ lĩnh hội các kiến thức mà được coi rằng có thể áp dụng trong các tình huống nghiệp vụ..
- Bản tham chiếu năng lực.
- Bản tham chiếu năng lực của DDF bao gồm một OTI (Mục tiêu kết thúc của hội nhập) và 9 năng lực mới (Bảng 1), lấy từ các khu vực khác nhau của bảng tham chiếu nghề giáo viên tiểu học (đào tạo chung và xây dựng danh tính nghề nghiệp, lập kế hoạch học tập, quản lý học tập, đánh giá, hỗ trợ)..
- Bảng 1 : 9 năng lực trong bảng tham chiếu đào tạo.
- Năng lực 1.
- Lập kế hoạch học tập bằng cách xác định các năng lực nhắm đến, nguồn lực liên kết với các năng lực này và điều kiện để phát triển chúng, điều này tuân theo các định hướng chính thức và các chương trình, chương trình khung giảng dạy hiện hành.
- Xây dựng các tình huống dạy học hướng tới người học trong khuôn khổ của cách tiếp cận theo năng lực, trong các môn học khác nhau của giáo dục tiểu học.
- Xây dựng các phần dạy học tích hợp công nghệ mới và thông tin truyền thông trong khuôn khổ cách tiếp cận theo năng lực.
- Xây dựng các tình huống và các công cụ đánh giá theo các hình thức và dạng khác nhau : chẩn đoán, quá trình, chứng nhận,.
- Đánh giá sản phẩm của người học.
- Phát triển các hỗ trợ và khắc phục hậu quả dựa trên phân tích các kết quả đánh giá.
- Phân tích thực tiễn của bản thân để có thể đánh giá mức độ thành thạo cần thiết cho nghề nghiệp và xác định nhu cầu đào tạo riêng của bản thân..
- Nguyên tắc luân phiên Đây là đào tạo dựa trên nguyên tắc luân phiên kết hợp « học tập từ các kinh nghiệm trong khi làm việc (học bởi làm) với học tập chính thức trong các tình huống giảng dạy (học bằng giảng dạy).
- Ở giữa hai hình thức này, một phương pháp trung gian là tập trung vào năng lực chuyên môn » (Sallaberry & Geay, 1999)..
- Thực hành chuyên môn trong lĩnh vực này được coi là một cơ hội để hội nhập dần dần của các nguồn lực và năng lực cơ bản của chuyên ngành đã được lĩnh hội, điều này là một trong các mục đích phát triển các năng lực đặc thù của nghề giáo viên tiểu học.
- Các MSP và các công cụ hỗ trợ phân tích sự thực hành giảng dạy, đã được chuẩn bị trước đó ở CFPEP, nơi mà sau đó các phân tích các thực hành này và đánh giá chúng được tiến hành.
- Việc đào tạo đã được tổ chức lại thành mô-đun giáo dục tập trung vào việc lĩnh hội các năng lực.
- Chương trình đào tạo dành một vị trí quan trọng cho sự tham gia của học viên trong việc đào tạo của họ (tự đào tạo) và khuyến khíc họ nêu các nhận xét của mình về các thực hành của chính mình (phân tích thực hành, dự án nghề nghiệp...).
- Đề án đào tạo mới đã được thiết kế để đáp ứng các quy định mới của Nghị định về việc tổ chức đào tạo tại CFPEP Ma-rốc.
- Nghị định này khuyến khích nâng cao các chuẩn bằng cấp đã có để có thể tham gia học tại CFPEP (Bằng Tú tài + 2 thay vì chỉ có bằng Tú tài) và cũng khuyến khích việc đào tạo tập trung vào phát triển thực hành và chuyên môn của học viên..
- Để thực hiện điều này, các đơn vị Đào tạo cán bộ thuộc Bộ Giáo dục Quốc Gia đã chỉ đạo Ban Điều phối các CFPEP hợp tác với Hiệp hội các quốc gia giảng viên của các trung tâm để xây dựng một mô hình đào tạo mới (DDF).
- Hơn 300 giảng viên đã đóng góp vào việc xây dựng DDF qua một số cuộc họp và hội thảo trong năm học 2007.
- DDF này đã được thực nghiệm trong năm 2008.
- Trên cơ sở các đề xuất và kiến nghị từ giảng viên nhiều sự thay đổi và cải tiến DDF đã được tiến hành trong giai đoạn thử nghiệm 2007/2008.
- Được thiết kế để có thể mở rộng, các DDF vẫn tiếp nhận các gợi ý và các thay đổi nếu chúng được đánh giá là thích hợp để đảm bảo tính hiệu quả và tính hiệu năng.
- CÔNG CỤ ĐƯỢC THIẾT LẬP ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ THEO DÕI DDF a.
- Trước các yêu cầu của DDF mới, các giảng viên phải vượt qua vô số những thách thức, nhất là việc chuyển từ sư phạm theo cách tiếp cận mục tiêu sang sự phạm theo cách tiếp cận năng lực, việc áp dụng các mô đun đào tạo, hướng dẫn các dự án nghề nghiệp, theo dõi các học viên theo hình thức luân phiên.
- Nhiều đề xuất điều tra, phân tích và giải thích các quan niệm của giảng viên CFPEP đối với DDF mới đã được tiến hành (Jebbah et al, 2008)..
- Để đánh giá ảnh hưởng của DDF mới đối với quan niệm của giảng viên, một Q-sort (Q-sắp xếp .
- Chất lượng – sắp xếp: phân loại định tính) và phỏng vân bán định hướng đã được phát triển..
- Q-sort đã đề xuất cho các đối tượng trong điều tra của chúng tôi bao gồm 20 câu (theo các kết quả nghiên cứu (Lang, 2002) và theo các mô hình được sử dụng bởi các DDF mới) bao hàm các khía cạnh của quan niệm về nghề giảng viên đào tạo.
- Quan niệm hướng tới các giáo sinh (mô thức học tập) và tới việc phát triển các năng lực chuyên môn.
- Quan niệm hướng tới các giảng viên và tới kinh nghiệm mang tính chuyên gia của họ (mô thức giảng dạy)..
- Các đề xuất đã được trộn lẫn một cách ngẫu nhiên, việc phân loại chúng cho phép chúng tôi đánh giá được tầm quan trọng mà giảng viên dành cho các khẳng định nằm trong mô thức học tập, và khuyến khích sự phát triển các năng lực của các giáo sinh trong bối cảnh của DDF..
- Phác thảo hướng dẫn phỏng vấn bao gồm 13 câu hỏi được xây dựng để thu thập các bình luận, nhận xét nhằm để xác định các quan niệm của các giảng viên mà bộ Q-sort không đề cập đến và cũng để xác định những khó khăn gặp phải trong việc thực hiện DDF..
-  Cuộc khảo sát được tiến hành trong một mẫu gồm 95 giảng viên trên tổng số 717 giảng viên CFPEP của Ma-rốc (chiếm 13.
- Các phân tích và giải thích kết quả của cuộc khảo sát này đã cho phép xác định các yếu tố sau:.
- Hiện nay, các giảng viên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo chuyên môn nhắm đến việc lĩnh hội và phát triển các kỹ năng của giáo sinh.
- Do đó, việc triển khai DDF mới đã có thể có một tác động đến việc thay đổi quan niệm của giảng viên..
- Việc phỏng vấn bán định hướng cho thấy rằng gần một nửa của những người được khảo sát không được trang bị và thiếu sự hỗ trợ trong việc thực hiện các DDF mới, họ đã thích nghi các hoạt động đào tạo của mình bằng cách dựa chủ yếu vào kiến thức kinh nghiệm trước đây.
- Ngoài ra, việc triển khai hệ thống mới đã không tận dụng các hoạt động nghiên cứu và sự giao lưu giữa các giảng viên như mong đợi.
- các giảng viên đều nhất trí rằng họ luôn chờ đợi các khóa đào tạo và bồi dưỡng.
- Phân tích nhu cầu đào tạo của các giảng viên đào tạo giáo viên.
- Mục đích của cuộc khảo sát này, thực hiện trong năm 2009, nhằm đánh giá các nhu cầu đào tạo liên tục của các giảng viên CFPEP tùy theo những vấn đề còn tồn tại sau khi dẫn nhập các cải cách liên quan đến đào tạo ban đầu .
- và sau đó nhằm chuẩn bị một kế hoạch đào tạo cho các giảng viên CFPEP..
- Tuy nhiên, bất kỳ mọi phân tích nhu cầu, có thể tham gia vào việc phát triển các kế hoạch đào tạo trong việc tính đến các yếu tố thực tế.
- Nó cũng có thể là một phương tiện đánh giá các phương pháp sư phạm được sử dụng trong thực tế..
- Tuy nhiên, chúng tôi hầu như không nhắm đến việc đánh giá thực tế giảng dạy cũng như không nhắm đến việc tìm các các giảng viên có chuyên môn tốt hay không tốt.
- Như vậy, do lo ngại rằng các phương pháp tiếp cận của chúng tôi có thể được xem như một mẹo để đánh giá thực tiễn giảng dạy của các giảng viên, chúng tôi đã lựa chọn các phương pháp phân tích nhu cầu đơn chiều (chỉ trên mức độ yêu cầu thể hiện bởi giảng viên mà không phải là phương pháp « khoảng cách.
- Phương pháp đa chiều này cũng tính đến mức độ làm chủ ở thời điểm hiện tại của các chủ đề trong đào tạo)..
- Đặc trưng của bảng hỏi là khái niệm « độ lớn » của nhu cầu cảm nhận bởi người trả lời: từng câu hỏi hay chủ đề được đo trên một thang Likert bằng năm bậc.
- Giảng viên được yêu cầu để cho biết tầm quan trọng mà bản thân gán cho chủ đề tùy theo nhu cầu mà mình cảm thấy và và mong muốn mà mình muốn hoàn thành..
- Các câu hỏi được soạn thảo, trao đổi và hợp thức hóa, đã được đưa cho 208 giảng viên trên tổng số 717 giảng viên của 17 CFPEP (29.
- khác nhau của các vùng của Ma-rốc, để tiến hành phân tích và cho ra các nhu cầu cấp thiết nhất.
- Trong phần chủ đề của bảng hỏi có 15 nhóm chủ đề có nhiều khả năng cần đào tạo.
- Giảng viên được yêu cầu chỉ ra trên một thang bậc theo mẫu Likert (Bảng 2) theo 5 bậc về tầm quan trọng mà mình cảm thấy đối chủ đề trong đào tạo.
- 5 Nhu cầu rất lớn.
- 4 Nhu cầu lớn.
- 3 Nhu cầu ít nhiều quan trọng.
- 2 Nhu cầu không quan trọng.
- 1 Không có nhu cầu.
- Bảng này cho thấy điểm trung bình gán cho tất cả các chủ đề được đề xuất cho việc đào tạo là 3.352.
- Điều này cho thấy tất cả các giảng viên cho rằng các chủ đề được đề xuất là quan trọng đối với việc giảng dạy và đối với sự phát triển các hoạt động giảng dạy và đào tạo của họ.
- Trong thang bậc Likert đã chọn điều này tương ứng mức độ "quan trọng" và " ít nhiều quan trọng." Bảng 3 : Thiết lập mức độ ưu tiên thống kê nhu cầu các giảng viên đào tạo CFPEP (N= 208) Tên mục đào tạo N.
- Lập kế hoạch, quản lí và đánh giá việc học tập theo cách tiếp cận APC.
- Phân tích các thực hành nghề.
- Chuyên nghiệp hóa và tiếp cận năng lực.
- Sư phạm hội nhập và đào tạo ban đầu.
- Đặt vào tình huống nghề nghiệp và đào tạo ban đầu.
- Hướng dẫn các nghiên cứu giáo dục.
- Có thể kết luận rằng các giảng viên CFPEP, những người tham gia cuộc khảo sát này, đã cảm thấy một nhu cầu khá lớn cần phải đào tạo để đáp ứng các yêu cầu của DDF mới, một hình thức chuyên nghiệp hơn.
- Phát hiện này cho phép chúng tôi khẳng định các mong muốn về nhu cầu đào tạo thu nhận được qua các phỏng vấn bán định hướng được thực hiện trước cuộc khảo sát phân tích nhu cầu đào tạo này.
- Ảnh hưởng của DDF đối với sự phát triển năng lực nghề nghiệp của các giáo sinh.
- Để đánh giá mức độ lĩnh hội các năng chuyên môn của giáo sinh, một bảng hỏi đã được xây dựng và hợp thức.
- Bảng hỏi này được thiết kế dành cho giáo sinh trong qúa trình đào tạo tại CFPEP (Cohort 2009).
- Chúng tôi đề nghị sự tham gia của giáo sinh bằng cách mời họ viết nhận thức về mức độ phát triển các kỹ năng của mình (trong 9 nhóm năng lực của bảng tham chiếu đào tạo).
- Sự triển khai năng động mô hình chuyên nghiệp hóa quy trình đào tạo ban đầu thông qua quá trình thực hiện và đánh giá nằm trong khuôn khổ cuộc cải cách hệ thống giáo dục như đã được nêu trong Báo cáo của Hội đồng Giáo dục cấp cao (2008, tập 4).
- Đối với đào tạo chủ yếu sẽ là.
- Xem xét lại sự lĩnh hội các năng lực liên quan đến nội dung đào tạo ban đầu và chiến lược đào tạo liên tục.
- Xem xét sự chuyên nghiệp hóa các tác nhân giáo dục như một nhân tố chính..
- Quá trình thực hiện cần được tiếp tục và mở rộng tới các tác nhân khác trong giáo dục.