« Home « Kết quả tìm kiếm

Công ti vô hiệu


Tóm tắt Xem thử

- Công ti vô hiệu.
- Abstract: Phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật về giao dịch thành lập công ti vô hiệu.
- Phân tích, làm rõ những vấn đề lí luận về công ti vô hiệu, về trách nhiệm tài sản của thành viên, cổ đông sáng lập của công ti trong trường hợp giao dịch thành lập công ti bị vô hiệu, về mối liên hệ giữa các quy định những trường hợp hạn chế quy chế được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn của cổ đông, thành viên sáng lập công ti với sự hiện hữu tư cách pháp nhân của công ti và xử lý công ti vô hiệu trong trường hợp tổng quát và nghĩa vụ tài sản của công ti vô hiệu phát sinh từ các giao dịch đã, đang thực hiện với bên thứ ba.
- Đề xuất quan điểm định hướng và những giải pháp về xây dựng quy định chế định công ti vô hiệu trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay..
- Pháp luật Việt Nam.
- Nội dung của pháp luật được xác định bởi các điều kiện chính trị, kinh tế trong xã hội.
- Pháp luật một mặt phụ thuộc vào kinh tế, mặt khác lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế.
- Pháp luật luôn luôn phản ảnh trình độ phát triển của chế độ kinh tế, không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó.
- Với sự thay đổi căn bản trong chính sách quản lý của Nhà nước khi chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế tập trung, bao cấp, mệnh lệnh hành chính sang cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu đối với tư liệu sản xuất, chịu sự chi phối của những quy luật khách quan mà hoạt động kinh doanh và các hành vi thương mại khác được thừa nhận là những hoạt động hợp pháp, có hành lang pháp lí phù hợp điều chỉnh và Luật công ti là một phương tiện hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế đó..
- Quy định về quyền tự do kinh doanh, bình đẳng của các thành phần kinh tế và sự cam kết bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức kinh doanh là những nội dung quan trọng của những văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam về công ti.
- Trong thời kỳ này, pháp luật về công ti được xây dựng và ban.
- Cùng với thành quả của chính sách đổi mới, phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, sự phát triển về quy mô và đa dạng về loại hình tổ chức kinh doanh cũng như trước yêu cầu cấp bách về cải cách thể chế, thủ tục hành chính mà pháp luật về công ti đã có những bước phát triển nhất định cả về kỹ thuật lập pháp và gia tăng nhanh chóng về số lượng cũng như về hình thức văn bản pháp luật..
- Riêng đối với phần quy định về xử lý vi phạm quy định tại Luật doanh nghiệp này đã có sự sửa đổi, bổ sung thêm các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cụ thể là bổ sung trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo và trường hợp doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập.
- Sự bổ sung này dựa trên yêu cầu cần khắc phục những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện Luật doanh nghiệp năm 1999 và đồng thời thể hiện yêu cầu đối với các chủ thể kinh doanh cần phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật công ti một cách nghiêm túc ngay từ khi thành lập.
- Tuy vậy, Luật doanh nghiệp năm 2005 chưa đạt được sự hoàn thiện về nội dung đến mức không cần thiết phải sửa đổi, bổ sung bởi thực tiễn vẫn còn nhiều quan hệ tranh chấp phát sinh liên quan tới hành vi vi phạm pháp luật công ti ngay từ khi thành lập mà trong nhiều trường hợp các chủ thể có nghĩa vụ chấp hành phán quyết của Tòa chưa có sự nhất quán về áp dụng luật nội dung trong quá trình thi hành phán xử giải quyết hậu quả pháp lí của những tranh chấp đó hoặc để xử lý các hành vi vi phạm đó Tòa án lại thực hiện biện pháp kiến nghị với cơ quan hành chính chuyên môn xử lý.
- Vấn đề áp dụng quy định chung của pháp luật dân sự đối với giao dịch thành lập công ti , Tòa án hay cơ quan hành chính chuyên môn chủ thể nào có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật công ti trong phạm vi vụ việc đang do Tòa án giải quyết và cũng đã xác định được các hành vi phạm quy định của pháp luật công ti theo tác giả cần được quy định rõ hơn trong Luật doanh nghiệp hiện hành.
- Giải quyết nội dung của quan hệ tranh chấp liên quan tới công ti không những cần xác định tính hợp pháp của giao dịch thành lập công ti mà còn đòi hỏi xem xét về tính hợp pháp của tư cách pháp nhân công ti hay tư cách này có bị hạn chế trong những trường hợp xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bên ngoài công ti.
- Để xây dựng biện pháp xử lý vi phạm pháp luật công ti có sự khoa học về tính hệ thống, tính thống nhất, từ quá trình nghiên cứu pháp luật công ti của nhiều nước trên thế giới có quy.
- giả thấy rằng Luật công ti (Luật doanh nghiệp) rất cần thiết bổ sung thêm quy định về bản chất pháp lí của công ti và các quy định về công ti vô hiệu.
- Xung quanh vấn đề quy định bản chất pháp lí của công ti là một giao dịch dân sự, có nhiều ý kiến khác nhau trong cả giới nghiên cứu và lập pháp.
- Bên cạnh những ý kiến ủng hộ quan điểm xây dựng quy định bản chất pháp lí của công ti là một hợp đồng, vẫn có quan điểm chưa đồng tình với quy định bản chất của công ti là giao dịch dân sự, thậm chí có quan điểm phản đối bản chất pháp lí của công ti là hành vi pháp lí đơn phương.
- Trong Luật doanh nghiệp không có quy định nào đề cập đến công ti vô hiệu nhưng đây là vấn đề được pháp luật nhiều nước đã quy định từ rất lâu và được giới nghiên cứu khoa học pháp lí quan tâm trong thời gian gần đây.
- Bản chất pháp lí của công ti là giao dịch dân sự và công ti vô hiệu là những nội dung cần được nghiên cứu sâu rộng hơn để xây dựng luận cứ khoa học góp phần hoàn thiện pháp luật công ti.
- Hơn nữa nếu chúng ta có những quy định pháp luật về vấn đề này hay có cơ sở pháp lí để xem xét tính hợp pháp của tư cách pháp nhân của công ti như là có quy định về tuyên bố và xử lý công ti vô hiệu trong quá trình Tòa án giải quyết tính hợp pháp của giao dịch thành lập công ti thì vấn đề áp dụng luật và chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật công ti sẽ rõ ràng và đảm bảo tính thống nhất của luật pháp hơn.
- Tranh chấp kinh doanh thương mại ngày càng trở nên phổ biến và không thể phủ nhận là giá trị pháp lí của tư cách pháp nhân của công ti cũng như tính hợp pháp của giao dịch thành lập công ti cũng cần được xem xét như một trong các yêu cầu bắt buộc của quá trình giải quyết vụ việc.
- Nhưng pháp luật hiện tại chưa có quy định về bản chất pháp lí của công ti và các quy định về công ti vô hiệu nên mặc dù nội dung của tranh chấp kinh doanh thương mại có phần về giao dịch thành lập công ti đã được phán xử nhưng còn phần về tư cách pháp nhân của công ti hay vấn đề quan hệ về trách nhiệm tài sản của công ti và các thành viên, cổ đông của mình với chủ thể bên ngoài công ti đã không thể xem xét đến.
- Và hệ lụy tiếp theo là ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động thi hành án cũng như các chủ thể có nghĩa vụ phải chấp hành phán quyết của Tòa án đã vận dụng quy định Luật để giải thích cho việc không có cơ sở cho việc chấp hành đó.
- Trong điều kiện như vậy, việc xây dựng luận cứ khoa học để hoàn thiện pháp luật công ti với đề xuất định hướng xây dựng chế định công ti vô hiệu và lựa chọn đề tài “CÔNG TI VÔ HIỆU” để nghiên cứu làm đề tài tốt nghiệp trình độ Thạc sĩ, tác giả thấy đây là nhiệm vụ cần thiết, có ý nghĩa sâu sắc cả về lí luận và thực tiễn..
- Trong thời gian gần đây, vấn đề giao dịch thành lập công ti vô hiệu, công ti vô hiệu đã được một số tác giả nghiên cứu đề cập ở các góc độ khác nhau, có thể kể đến như:.
- 1- Đề tài Luận án tiến sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về các loại hình công ty trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2002) của tác giả Trần Ngọc Liêm..
- Trong những công trình này, các tác giả đã luận giải vấn đề lí luận về bản chất pháp lí của công ti và đề cập đến công ti vô hiệu.
- Với đề tài “Công ti vô hiệu”, tác giả có sự quan tâm rất lớn về mối liên hệ giữa về vấn đề tính hợp pháp của giao dịch thành lập công ti có ảnh hưởng như thế nào tới tư cách pháp nhân của công ti, hay tư cách pháp nhân của công ti có phải là tuyệt đối không bị hạn chế vì bất cứ lý do nào? Và quy định của pháp luật về giao dịch dân sự bị vô hiệu được áp dụng cho giao dịch thành lập công ti thì đối với thành viên, cổ đông của công ti họ sẽ phải thực hiện như thế nào và việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ti có đồng thời là một phán xét về sự không cho phép tồn tại của công ti có gì khác biệt với việc tuyên bố công ti vô hiệu như pháp luật của một số nước khác.
- Trước thực trạng khiếm khuyết của luật thực định, những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động bảo vệ pháp luật, yêu cầu nghiên cứu khoa học pháp lí hoàn thiện pháp luật công ti, theo tác giả rất cần được chú trọng trong hiện tại và cả tương lai..
- Từ việc đánh giá tình hình nghiên cứu pháp luật về công ti vô hiệu, việc nghiên cứu về một đề tài riêng về công ti vô hiệu cho phép khẳng định, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện.
- Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc định hướng kiến nghị xây dựng chế định công ti vô hiệu để góp phần hoàn thiện pháp luật về công ti ở Việt Nam..
- Phân tích, làm rõ những vấn đề lí luận về bản chất pháp lí công ti;.
- Phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật về điều kiện của hành vi pháp lí.
- Phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật về giao dịch thành lập công ti vô hiệu;.
- Phân tích, làm rõ những vấn đề lí luận về công ti vô hiệu, về trách nhiệm tài sản của thành viên, cổ đông sáng lập của công ti trong trường hợp giao dịch thành lập công ti bị vô hiệu, về mối liên hệ giữa các quy định những trường hợp hạn chế quy chế được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn của cổ đông, thành viên sáng lập công ti với sự hiện tư cách pháp nhân của công ti và xử lý công ti vô hiệu trong trường hợp tổng quát và nghĩa vụ tài sản của công ti vô hiệu phát sinh từ các giao dịch đã, đang thực hiện với bên thứ ba..
- trên cơ sở các quan điểm, đường lối về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của Đảng, pháp luật do Nhà nước ban hành và so sánh pháp luật về tổ chức công ti của Việt Nam với pháp luật một số nước điển hình trên thế giới..
- Nêu lên những bất cập, sự mâu thuẫn từ thực trạng thiếu những quy phạm pháp luật căn bản, tương đối quan trọng là quy định bản chất pháp lí của công ti và công ti vô hiệu của Luật doanh nghiệp.
- Do vậy, khi xử lý các vi phạm trong quá trình giải quyết các tranh chấp phát sinh có gắn với vi phạm pháp luật công ti ngay từ khi đăng ký kinh doanh và việc thực hiện, chấp hành các bản án, quyết định của Tòa án giải quyết các tranh chấp đó chưa có sự thống nhất về luật áp dụng..
- Đề xuất xây dựng quy phạm quy định về bản chất pháp lí của công ti là giao dịch dân sự.
- Sự vô hiệu của giao dịch thành lập công ti làm công ti bị vô hiệu theo.
- Trong trường hợp không sửa chữa khắc phục sự vô hiệu hoặc không thể sửa chữa được thì công ti bị vô hiệu tuyệt đối và bị thanh lý như trường hợp giải thể.
- Sự vô hiệu công ti không có hiệu lực hồi tố mà chỉ có hiệu lực cho tương lai tính từ thời điểm bị tuyên vô hiệu..
- Đề xuất xây dựng quy phạm quy định về hệ quả pháp lí của công ti vô hiệu và quy định về mối quan hệ giữa thành viên, cổ đông sáng lập và hiện hữu của công ti với công ti trong trường hợp công ti bị tuyên bố vô hiệu..
- Chế định công ti vô hiệu sẽ góp phần làm hoàn thiện về những nội dung pháp lí cần thiết và kiện toàn tính thống nhất của hệ thống pháp luật về công ti, đồng thời đảm bảo sự vận hành và thực thi pháp luật có hiệu quả..
- Chính phủ (2007), Nghị định số 53/NĐ-CP ngày 04/04 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Hà Nội..
- Chính phủ (2008), Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 16/01 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, Hà Nội..
- Corinne Renault - Brahinsky (2002), Đại cương về pháp luật hợp đồng”, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội..
- Ngô Huy Cương (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay, NxbTư pháp, Hà Nội..
- Bùi Ngọc Cường (2004), “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội..
- Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học một số vấn đề của Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn áp dụng, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2005), Bộ luật dân sự Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Lê Thị Bích Thọ (2002), Hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của nó, Hà Nội..
- Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2005), Tuyển tập các văn bản pháp luật cơ bản về thương mại của Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Văn phòng Dự án UNDP - Bộ Tư Pháp (1998), Báo cáo kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế tại Việt Nam, Kỷ yếu của Dự án VIE/94/003, Hà.
- Nguyễn Thị Thu Vân (1998), Một số vấn đề công ty và hoàn thiện pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Phạm Thái Việt (1993), Pháp luật về dân sự, thương mại và gia đình của các nước tư bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.