« Home « Kết quả tìm kiếm

Đa dạng các loài cá và tác động làm thay đổi cấu trúc thành phần cũng như nguồn lợi cá các thủy vực thuộc tỉnh Sơn La


Tóm tắt Xem thử

- Đa dạng các loài cá và tác động làm thay đổi cấu trúc thành phần cũng như nguồn lợi cá các thủy vực thuộc tỉnh Sơn La.
- Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m 3 chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là: Sông Đà (đoạn chảy qua Sơn La dài 250 km).
- Bên cạnh 2 sông chính, tỉnh Sơn La còn có 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước.
- Thành phần loài cá trong hệ thống sông suối, hồ ao tỉnh Sơn La rất đa dạng và phong phú với khoảng có 157 loài thuộc 23 họ, 10 bộ.
- Do khai thác tài nguyên thủy sản quá mức, do các sông suối bị ngăn cách bởi các đập thủy điện lớn nhỏ, tác động của biến đổi khi hậu làm thay đổi mực nước các sông, suối mà các loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế ngày một ít, giảm về số lượng cũng như kích cỡ cá thể.
- Các loài cá tự nhiên ưa nước chảy bị thay thế bởi các loài cá nuôi và cá ưa nước chảy chậm hoặc nước tĩnh..
- Thành phần loài cá trong hệ thống sông suối, hồ ao trong tỉnh rất đa dạng và phong phú..
- Tuy nhiên, việc nghiên cứu khu hệ cá ở đây cũng như phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) và khai thác thủy sản (KTTS) còn rất hạn chế, ngay cả hồ Sơn la và hồ Hòa Bình thuộc địa phận Sơn La cũng chưa phát triển.
- cũng như các chuyến khảo sát tháng 8/2011 và tháng 11/2012 qua tỉnh Hòa Bình, các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La, Sông Mã, Sốp Cộp, Tp.Sơn La, Mộc Châu tỉnh Sơn La.
- Thành phần khu hệ cá ở các thủy vực thuộc tỉnh Sơn La III.1.1.
- Hệ thống sông ngòi tỉnh Sơn La.
- Tài nguyên nước mặt của toàn tỉnh Sơn La hàng năm vào khoảng 19 tỷ m 3 chủ yếu từ nguồn nước mưa tích trữ vào hai hệ thống sông chính là: Sông Đà bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam Trung Quốc có lưu vực ở thuộc tỉnh Sơn La là 9.844 km 2 , đoạn chảy qua Sơn La dài 250 km, tổng lượng nước đến công trình thủy điện Sơn La là 47,6.10 9 m 3 .
- Đoạn chảy qua Sơn La dài 93 km, có diện tích lưu vực 3.978 km 2 .
- Bên cạnh 2 hệ thống sông chính tỉnh Sơn La còn có 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước.
- Tỉnh Sơn là còn có tiềm năng về thủy điện vừa và nhỏ, tạo ra các hồ chứa với diện tích mặt nước trung bình và nhỏ.
- Theo số liệu tính toán của Viện Năng lượng, tại Sơn La có thể xây dựng 103 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ.
- Khu hệ cá sông suối, ao hồ tỉnh Sơn La.
- 28 loài cá suối ở vùng gần đập thủy điện Hòa Bình (thử đánh giá hậu quả sinh thái hồ sông Đà, báo cáo năm 1985).
- Vùng lòng hồ Hòa Bình sau khi tích nước chỉ thu thập được 25 loài cá trong thời gian 1989-1990.
- Người dân cho biết là vào mùa đẻ, loài cá Chiên ngược dòng nước lên các suối để đẻ trứng.
- Trong chuyến khảo sát tháng 8/2011 và tháng 11/2012 thì vùng chân đập hồ Hòa Bình người dân khu vực đánh bắt được chủ yếu là các loài cá Chép (Cyprinus carpio) và cá Rô phi (Oreochromis mossambicus).
- Đã ghi nhận có 80 loài cá ở lưu vực sông Đà xuống đến đập Hòa Bình trước khi ngập nước (1985), và 25 loài cá ở lòng hồ Hòa Bình sau khi tích nước vào năm Nguyễn Kiêm Sơn, 1991).
- 174 loài ở các nhánh sông suối thuộc hai tỉnh Sơn La và Lai Châu (Nguyễn Hữu Dực và nnk, 2001).
- Trong số 174 loài ghi nhận được, 99 loài sống ở sông, 102 loài sống ở suối, nhưng chỉ có 29 loài sống ở cả sông lẫn suối, vì thế thực chất chỉ có 75 loài cá chỉ sống trong suối và 70 loài chỉ sống ngoài sông.
- Đến năm 2011, Nguyễn Thị Hoa đưa ra danh sách 242 loài cá trên lưu vực sông Đà, thống kê riêng các thủy vực thuộc tỉnh Sơn La có 116 loài..
- Cá vùng này chủ yếu là cá thuộc khu hệ cá sông Đà, mà hiện nay thuộc lòng hồ Hòa Bình, hồ Sơn La bao gồm một số loài như cá Trôi, cá Chép, cá Diếc, cá Cháo, cá Xảm, cá Mương, cá Thiểu gù (cá Ngão), cá Dầu sông gai dài, cá Chày mắt đỏ, cá Hỏa, cá Dầm xanh, cá Đo, cá Sứt môi, cá Lun, cá Mọm, cá Sỉnh, cá Đát, cá Chát, cá Cấy, cá Bỗng, cá Rai, cá Đục đanh chấm hải nam, cá Chiên, cá Lăng, cá Huốt, cá Chốt, cá Ngạnh, cá Chạch bùn, cá Chạch hoa, cá Chạch suối, cá Chạch đá sa pa, cá Bám đá có khuyết, cá Chạch sông, cá Bống.
- Ngoài các loài cá sông, cá suối còn có các loài cá nuôi như cá Trắm cỏ, cá Trê, cá Trê lai, cá Trôi ấn mrigal, rohu, cá Mè trắng, cá Mè hoa, cá Rô phi vằn, cá Chim trắng nước ngọt.
- Toàn vùng Nậm Mu phần phía trên Huội Quảng (Khoen On) có 50 loài cá..
- Sau khi tích nước, trong thời gian từ 1989 đến 1991 chỉ bắt gặp có 25 loài cá trong tổng số 94 loài cá thuộc khu vực sông Đà thống kê được trước khi xây dựng đập thủy điện, nhưng 3 loài chỉ ghi nhận được ở phần dưới chân đập thủy điện Hòa Bình, nên hiện tại chỉ tính 91 loài..
- Điều này cũng diễn ra tương tự đối với hồ chứa nhân tạo thủy điện Sơn La sau khi tích nước.
- Đó là các loài cá Chép (Cyprinus carpio), Cá Măng (Elopichthys bambusa) cá Sỉnh gai (Onychostoma laticeps), cá Anh vũ (Semilabeo obscurus), cá Dầm xanh (Bangana lemassoni), cá Bỗng (Spinibarbichthys denticulatus), cá Chát (Poropuntius krempfi), cá Măng nhồng (Luciobrama macrocephalus), cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus), cá Chày (Squaliobarbus.
- Trên vùng lòng hồ Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai sau khi nhập nước bắt gặp chủ yếu là các loài cá nổi như cá Tép dầu sông gai dài, cá Thiểu gù (cá Ngão), cá Mương, cá Tép dầu với số lượng lớn.
- Sự sụt giảm nguồn lợi cá ở hồ Hòa Bình, cũng như hồ Sơn La có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do khai thác quá mức và xây dựng các bậc thang thủy điện trên thượng nguồn, làm mất đi đường di cư, ngăn chặn quá trình sinh sản hoặc mất các bãi kiếm ăn và bãi đẻ.
- Vào mùa lũ lớn, nước sông Đà đặc quánh bùn đất, lại chảy như thác, khiến các loài cá yếu cứ trương bụng nổi lều phều vì sặc, thế là người dân Liệp Tè chỉ việc mang vợt ra đón lõng ở bờ sông để xúc.
- Những loài cá quý ở khúc sông này như nhồng, quất, dầm xanh, lăng, chiên nhiều vô kể..
- Như vậy khu hệ cá sống trong các thủy vực sông, suối, ao, hồ của tỉnh Sơn La có 157 loài thuộc 23 họ, 10 bộ (bảng 1).
- Số loài cá kinh tế có khoảng 36 loài, nhưng số lượng và sản lượng giảm đi đáng kể.
- Khu hệ cá các thủy vực thuộc tỉnh Sơn La.
- Pope, 1927) 11 Cá Chạch đá Schistura fasciolata (Nichols và Pope, 1927) 12 Cá Chạch sa pa Schistura chapaensis (Rendahl, 1944) 13 Cá Chạch đá spilo Schistura spiloptera (Valenciennes, 1846) 14 Cá Chạch trần sơn la Oreias sonlaensis Nguyen T.H, Nguyen V.H,.
- Trong thành phần cá các thủy vực tỉnh Sơn La, thống kê có 9 loài cá quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt nam năm 2007 và danh lục đỏ của IUCN năm 2009.
- Khả năng khai thác, nuôi trồng và bảo vệ đa dạng thành phần loài cá của tỉnh Sơn La.
- Sơn La có trên 3 vạn ha mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó hồ Hòa Bình là gần 9.000 ha, hồ chứa thủy điện Sơn La 22.400 ha, hồ thủy điện Huội Quảng 870 ha… Đất sông suối, mặt nước chuyên dụng là 20.747 ha..
- Nhiều loài cá có mặt tại hồ như cá Chép, cá Trắm cỏ, cá Trắm đen, cá Trôi, cá Mè..
- Tại đây có các loài cá tự nhiên như cá Chép, cá Mương, cá Quả, cá Trê, cá Diếc và nhiều loài tôm, cua, ếch..
- Sơn La đã phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) từ nhiều năm nay, nhưng đối tượng chủ yếu vẫn là một số loài thủy sản nước ấm thông thường như cá Mè, cá Trôi, cá Trắm, cá Chép, cá Rô phi.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Sơn La đạt 2.420 ha (đất nuôi trồng thủy sản 2.589 ha) với sản lượng nuôi trồng và đánh bắt năm 2011 đạt 5.343 tấn, tăng 1,7% so với năm 2010.
- Hiện nay, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Việt Nam (VASEP) đánh giá, rằng hồ thủy điện Sơn La có điều kiện tốt nhất Việt Nam để phát triển cá nước lạnh và các loại cá đặc hữu phục vụ cho xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cá Tầm.
- Hiện nay, đã có 2 đơn vị đầu tư nuôi cá Tầm trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đó là : HTX Hạnh Lợi đầu tư 24 lồng, diện tích 18m 2 /lồng, nuôi gần 3.000 con cá Tầm, ở khu vực gần cầu Pá Uôn, sau gần 1 năm, trọng lượng bình quân đạt từ 2 đến 2,5kg/con và Công ty cổ phần đầu tư phát triển Lai Châu đã thả 10 lồng cá diện tích 177m 2 /lồng, bước đầu thả gần 2.000 cá Tầm giống.
- Dự kiến trong năm 2012, Công ty sẽ đầu tư tiếp 200 lồng tròn trên hồ thủy điện Sơn La khu vực gần đập thủy điện Sơn La.
- Cùng với sự hình thành hồ thuỷ điện Sơn La, chính quyền huyện Quỳnh Nhai và các địa phương khác của Sơn La đã hướng dẫn người dân nuôi cá lồng để tăng thu nhập.
- Ngoài tổ chức nuôi một số loài cá bản địa có giá trị rất cao như cá Lăng, cá Nheo, cá Chiên, cá Anh vũ.
- Các loài cá phát triển NTTS lại chủ yếu là các loài cá nhập nội như như cá Trắm cỏ, cá Trôi mrigal và rohu, cá Mè trắng và cá Mè hoa, cá Rô phi Đài Loan, cá Trê phi Trường Giang, cá Chim trắng nước ngọt, cá Tầm, cá Hồi.
- Chúng ta quên mất việc phát triển nuôi các loài cá bản địa như cá Trôi, cá Chép, cá Trắm đen, cá Mè trắng việt nam, cũng như phát triển thuần hóa nuôi các loài cá khác như cá Chiên, cá Lăng….
- Các tác đông làm suy thoái đa dạng thành phần loài cá tỉnh Sơn La.
- Nguyên nhân làm suy thoái đa dạng thành phần loài cá nói riêng và thủy sinh vật nói chung có thể tóm tắt như sau:.
- Hiện nay theo kết quả điều tra cho thấy nhân dân sử dung lưới kích thước mắt nhỏ để khai thác kể cả các loài có kích thước nhỏ..
- Khai thác, đánh bắt không theo mùa vụ với nhiều loài cá di cư tìm bãi đẻ làm gia tăng suy giảm nguồn lợi.
- Phá hoại rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ là điều rõ nét nhất, gây ra mưa lũ tăng nguy cơ xói mòn, đảo lộn các dịch vụ hệ sinh thái, gây tổn thất lớn cho các loài thủy sinh vật nước ngọt..
- Làm mất đi một số loài ưa nước chảy, nước nông dẫn đến thành phần loài giảm nhất là một số loài cá có ý nghĩa kinh tế.
- Làm mất bãi đẻ một số loài cá kinh tế di cư lên thượng nguồn.
- Các loài thủy sinh vật lạ nhập nội đang tác động lên hệ sinh thái thủy vực của Việt Nam nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng.
- Các loài động vật thủy sinh lạ nhập nội vào Việt Nam đáng quan tâm nhất là tôm He chân trắng, ốc Bươu vàng, cá Mrigan, cá Trắm cỏ, cá Mè trắng trung quốc, cá Rô hu, cá Trê phi, cá Chim trắng nước ngọt bụng đỏ, cá Rô phi đen, cá Rô phi vằn....
- loài thuỷ sinh vật lạ, trong đó có 17 loài cá nước ngọt, 10 loài cá nước lợ – nước mặn, 40 loài cá cảnh, 3 loài tôm nước ngọt, 5 loài tôm biển và Artemia, 4 loài lưỡng cư, 4 loài nhuyễn thể, 14 loài thực vật phù du nước ngọt, 15 loài thực vật phù du nước mặn, 2 loài động vật phù du nước mặn.
- Các loài thủy sản nhập nội này cũng gây ra nhiều vấn đề tranh luận, vì trong đó một số loài đã góp phần làm tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt như cá Mè trắng trung quốc, cá Mè hoa, cá Trắm cỏ, cá Mrigan, cá Rô hu, cá Chép các dòng khác nhau, cá Rô phi vằn, cá Rô phi đơn tính đực dòng GIFT (Phạm Anh Tuấn (2002), Nguyễn Công Dân và nnk (2005)..
- Một số loài gây nhức nhối vì bị coi là xâm hại, phá vỡ hệ sinh thái (HST), gây sức ép lên nơi sống đối với các loài thuỷ sinh vật bản địa như ốc Bươu vàng, cá Rô phi thường, cá Chim trắng bụng đỏ, cá Piranha, cá Tỳ bà, tôm Thẻ chân trắng, được đánh giá ở mức “đen”.
- Việc nhập nội các loài động vật thủy sinh lạ thời gian qua đã có biểu hiện gây ra một số ảnh hưởng bất lợi đối với đa dạng sinh học (ĐDSH) trong các thủy vực.
- Một số loài bản địa trở nên khan hiếm do khả năng cạnh tranh thức ăn và nơi ở kém hơn các loài nhập nội như cá Mè trắng việt nam, cá Trôi, cá Chép.
- Đây là loài cá có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon (Nam Mỹ), thuộc loài ăn thịt, hung dữ.
- Nhiều nước đã có quy định nghiêm ngặt đối với việc nhập loài cá này.
- PTNT đã có chỉ thị nghiêm cấm nhập khẩu, phát triển loài cá này.
- Mới đây, loài cá Tỳ bà (hay còn gọi là cá dọn bể hay cá lau kính) Hypostomus punctatus là loài cá cảnh, đang phát triển mạnh ngoài tự nhiên, cạnh tranh nguồn thức ăn và sinh cảnh của cá bản địa..
- Dự báo diễn thế đa dạng thành phần loài cá tỉnh Sơn La.
- Theo tốc độ phát triển kinh tế-xã hội như hiện nay, đặc biêt do yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiêp hóa đang diễn ra mạnh mẽ như ở Sơn La.
- Bởi vậy, xu thế diễn biến đa dạng sinh học ở Sơn La nói chung và đa dạng thành phần loài cá tỉnh Sơn La nói riêng phụ thuộc chủ yếu vào các áp lực môi trường (mức độ ô nhiễm môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa làm suy thoái, chia cắt hoặc mất đi nơi sinh cư của sinh vật) và mức độ khai thác sử dụng tài nguyên sinh vật.
- Sau năm 2025, xu thế biến đổi đa dạng sinh học của tỉnh Sơn La thể hiện là số lượng cá thể động, thực vật quý hiếm giảm đến mức nguy cấp.
- Số lượng các loài thuỷ sinh vật, đặc biệt các loài tôm, cá có giá trị kinh tế bị giảm sút nhanh chóng..
- Số lượng cá thể các loài cá nước ngọt tự nhiên quý hiếm, có giá trị kinh tế, các loài có tập tính di cư bị giảm sút, thậm chí một số loài như cá Anh vũ sẽ bị tuyệt chủng trong tự nhiên.
- Số lượng các loài nguy cấp tăng .Mặt khác, việc nổ lực thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học cũng có vai trò tác động tích cực đến chiều hướng diễn biến của đa dạng sinh học..
- Xu thế biến đổi đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái ở tỉnh Sơn La nếu tính đến khả năng nguyên nhân/áp lực môi trường, sẽ xảy ra theo hai kịch bản: Được bảo vệ và phát triển khi tài nguyên được sử dụng bền vững, tình trạng môi trường (đất, nước) được cải thiện và càng suy giảm khi năng lực quản lý yếu kém, tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm nặng nề hơn..
- Ngoài ra, trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Sơn La, vấn đề môi trường còn tác động tới môi trường tự nhiên, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và du lịch sinh thái.
- các chất dinh dưỡng (N, P) ở nồng độ cao có thể gây phú dưỡng nước sông, suối, ao hồ, dẫn đến ảnh hưởng xấu đến đời sống của các loài sinh vật thủy sinh..
- làm suy giảm chất lượng nước và các hệ sinh thái và ĐDSH..
- Tỉnh Sơn La đã quy hoạch, dự kiến thu hút đầu tư để xây dựng khoảng 54 dự án công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.
- Tỉnh phải tổ chức ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho khoảng trên 13.000 hộ dân thuộc diện tái định cư thuỷ điện Sơn La và các dự án khác triển khai trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
- Do qui mô của hệ thống các hồ chứa này nên các tác động mang tính toàn khu vực không chỉ của Sơn La mà cả các tỉnh khác ở phía Đông Bắc Bộ.
- Do khai thác quá mức, do ô nhiễm và các tác nhân khác như xây dựng các đập thủy điện trên dòng chính sông Đà mà hiện nay có tới 14 loài có nguy cơ tuyệt chủng và bị đe dọa ở các mức độ khác nhau, chiếm tới 8,97% tổng số loài cá ở khu vực này, nếu trừ 2 loài cá Tầm nhập nội, còn 12 loài chiếm 7,69%..
- Tỉnh Sơn La cũng không nằm ngoài các nguyên nhân dưới đây:.
- Các giải pháp và đề xuất bảo tồn, phát triển đa dạng thành phần loài cá tỉnh Sơn La Trên thế giới vẫn dùng 2 biện pháp chính là bảo vệ tại chỗ (in situ) và đưa đến một nơi nào khác để bảo vệ, bảo quản (ex-situ).
- Biện pháp quản lý các loài động vật thuỷ sinh lạ nhập nội, nên đánh giá và sắp xếp chúng vào các danh mục Trắng, Xám, Ðen (Trắng có nghĩa là động vật thuỷ sinh lạ đã đưa ra nuôi ở diện rộng, thời gian tương đối dài nhưng hầu như không có ảnh hưởng gì.
- Ðen là các loài động vật thuỷ sinh lạ cần có các biện pháp phòng ngừa chặt chẽ để huỷ bỏ, tiêu diệt, đồng thời áp dụng biện pháp phòng ngừa là cấm nhập).
- Thành phần loài cá trong các thủy vực thuộc tỉnh Sơn La có 157 loài thuộc 23 họ, 10 bộ.
- Trong đó có 9 loài cá quý hiếm kể cả 2 loài cá Tầm nhập nội..
- Dựa vào các cộng đồng để bảo vệ các KBTTN và thành lập mới khu bảo tồn vùng nước và đảo trên lòng hồ Hòa Bình, lòng hồ Sơn La....
- Nghiên cứu thuần dưỡng các loài động vật hoang dã để mở rộng đối tượng nuôi nhằm giảm áp lực lên nguồn lợi tự nhiên và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân..
- Hệ sinh thái hồ chứa nhân tạo Hòa Bình và quy hoạch sử dụng hợp lý (báo cáo)..
- Kết quả bước đầu khảo sát khu hệ cá sông Đà thuộc địa phận các tỉnh Lai Châu và Sơn La..
- Họ cá Chép (Cyprinidae).
- Các loài động vật thuỷ sinh lạ xâm nhập thuỷ vực Việt Nam.
- Hiện trạng và các giải pháp phát triển nguồn lợi cá tự nhiên ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam.
- Nuôi cá tầm - hướng mở cho vùng hồ thủy điện Sơn La (Nguồn: