« Home « Kết quả tìm kiếm

Đa dạng thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp


Tóm tắt Xem thử

- ĐA DẠNG THỰC VẬT LỚP NGỌC LAN (Magnoliopsida).
- Ở KHU DI TÍCH XẺO QUÝT, HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP Phạm Thị Thanh Mai.
- Đa dạng, Khu di tích Xẻo Quýt, lớp Ngọc lan, thực vật Keywords:.
- Nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp qua các chuyến đi thực địa và thu mẫu tại 40 ô tiêu chuẩn trên 10 sinh cảnh điển hình.
- phân tích, đánh giá sự đa dạng về thành phần loài và dạng thân các loài thực vật.
- Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 264 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) thuộc 176 chi, 65 họ, 37 bộ và 7 phân lớp.
- Hệ thực vật nơi đây có 5 dạng thân chính: Cây thân gỗ, cây thân thảo, cây thân bụi, dây leo và cây ký sinh, trong đó, dạng cây thân thảo chiếm ưu thế với 122 loài.
- Giá trị sử dụng của thực vật được chia làm 10 nhóm chính, trong đó có 105 loài cây làm cảnh và 94 loài cây làm thuốc..
- Khu di tích có 2 loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng là Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) cấp VU - Sẽ nguy cấp, Mù u (Callophyllum inophyllum L.) cấp LR - Ít nguy cấp và có 6 loài thực vật ngoại lai xâm hại là Mai dương (Mimosa pigra L.
- Cũng trong nghiên cứu này, 160 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) được bổ sung vào Danh lục các loài thực vật Khu di tích Xẻo Quýt..
- Đa dạng thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Khu di tích Xẻo Quýt thuộc hai xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, có tổng diện tích tự nhiên 43,17 ha, được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào năm 1992..
- Ngoài chức năng phát huy giá trị lịch sử - một căn cứ địa cách mạng (từ năm của cơ quan Tỉnh ủy Đồng Tháp, Khu di tích Xẻo Quýt còn có giá trị về văn hóa - là nơi gìn giữ và tái hiện các truyền thống văn hóa của người dân vùng Đồng Tháp Mười, đồng thời cũng mang giá trị về du lịch sinh thái, khoa học, nguồn tài nguyên thiên nhiên....
- Khu di tích Xẻo Quýt là vùng đất thấp trũng, ngập nước sâu vào mùa mưa lũ, nhiễm phèn nặng vào mùa khô, có hệ sinh thái đất ngập nước nội địa đặc trưng với hệ rừng kín lá rộng thường xanh và là một trong các địa điểm quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước của tỉnh Đồng Tháp..
- Trong những năm qua, địa danh Xẻo Quýt đã lan tỏa khắp mọi miền đất nước với cảnh quan đất ngập nước đặc sắc và sự đi lại thuận tiện, nơi đây không những thu hút khách thập phương đến du lịch sinh thái, tham quan về nguồn… mà còn là địa chỉ được nhiều nhà khoa học đến học tập, nghiên cứu tôn tạo, bảo tồn và phát triển Khu di tích này..
- Theo kết quả điều tra năm 1999 của Phân Viện Điều tra quy hoạch Rừng II, Khu di tích Xẻo Quýt có 170 loài thực vật, trong đó có 104 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) nhưng nghiên cứu chưa thực hiện đánh giá sự đa dạng về các bậc taxon, giá trị sử dụng, nguồn gen quý hiếm, thực vật ngoại lai… ở Khu di tích này..
- Những năm gần đây, những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất ngập nước, làm thay đổi thành phần hệ thực vật nơi đây.
- Do đó, nghiên cứu “Đa dạng thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” nhằm bổ sung danh lục thành phần loài, góp phần trong công tác khai thác bền vững, bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật của địa phương, cũng như duy trì và cân bằng khí hậu vùng..
- 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- 2.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp..
- 2.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thu thập và kế thừa có chọn lọc các tài liệu, các công trình khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để tổng hợp thông tin, vận dụng vào việc phân tích, biện luận các kết quả đạt được..
- 2.1.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên.
- Bảng 1: Số ô tiêu chuẩn khảo sát ở các sinh cảnh của Khu di tích Xẻo Quýt.
- 2.1.3 Phương pháp nghiên cứu phòng thí nghiệm.
- Xác định tên khoa học của các loài thực vật bằng phương pháp so sánh hình thái dựa vào các tài liệu chính như: Cây cỏ Việt Nam, quyển 1, 2, 3, Phạm Hoàng Hộ .
- Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, 2, Võ Văn Chi .
- Phương pháp xây dựng danh lục: Danh lục thành phần loài lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) được sắp xếp theo hệ thống phân loại của Takhtajan (2009)..
- Phương pháp đánh giá đa dạng về phân loại:.
- Thống kê số loài, chi, họ, bộ, thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), trên cơ sở dựa vào bảng danh lục.
- thực vật đã xây dựng, tính tỷ lệ % của các taxon để từ đó thấy được mức độ đa dạng của chúng..
- Phương pháp đánh giá đa dạng về dạng thân: Hệ thực vật được chia thành 5 dạng thân chính: Cây thân gỗ, cây thân thảo hay cây thân cỏ, cây thân bụi, dây leo (gồm các dạng cây có thân leo, bò) và cây ký sinh.
- Từ số liệu thống kê các dạng thân chính trong bảng danh lục thực vật ở khu nghiên cứu, tính tỷ lệ % số loài thuộc mỗi dạng thân đó so với tổng số loài thực vật..
- Phương pháp đánh giá đa dạng về giá trị sử dụng:.
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Viện Dược Liệu (2016).
- Dựa vào số liệu thống kê công dụng của các loài xác định được trong bảng danh lục thực vật, tính.
- tỷ lệ % số loài thuộc các nhóm cây so với tổng số loài thực vật..
- Phương pháp đánh giá nguồn gen quý hiếm: Dựa vào Sách đỏ Việt Nam (2007) và Sách đỏ Thế giới IUCN để xác định các loài thực vật có giá trị bảo tồn ở Khu di tích Xẻo Quýt..
- Phương pháp đánh giá thực vật ngoại lai xâm hại: Dựa vào Danh mục các loài ngoại lai xâm hại của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013) để thống kê và đánh giá mức độ xâm hại của các loài thực vật ngoại lai đối với hệ thực vật nơi đây..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đa dạng về phân loại.
- Nghiên cứu về đa dạng thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) tại Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã xác định được 264 loài, 176 chi, 65 họ, 37 bộ thuộc 7 phân lớp, số liệu được trình bày ở Hình 1..
- Trong số 264 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ghi nhận được 162 loài mọc hoang tự nhiên và 102 loài được trồng (cây nông nghiệp, cây cảnh), tạo nên hệ sinh thái đa dạng và đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, góp phần quan trọng.
- trong việc hình thành các kiểu thảm thực vật tiêu biểu cho vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, tham gia trực tiếp vào việc điều hòa khí hậu, cân bằng sinh thái, xử lý nguồn nước ô nhiễm, chống xói lở, chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng và đặc biệt là đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho địa phương qua phát triển du lịch sinh thái..
- 3.2 Đa dạng về dạng thân.
- Thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt có 5 dạng thân chính: Cây thân gỗ, cây thân thảo, cây thân bụi, dây leo và cây ký sinh, số liệu ghi nhận được trình bày ở Hình 2..
- Hình 2: Tỷ lệ dạng thân các loài Thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt Hình 2 cho thấy dạng thân có nhiều loài nhất,.
- chiếm ưu thế nhất là dạng cây thân thảo chiếm 46,21%, trong đó có 82 loài thảo một năm (31,06.
- kế đến là dạng cây thân gỗ chiếm 27,65% với 70 gỗ đứng (26,51.
- thứ ba dạng cây thân bụi chiếm 13,64%.
- Trong đó, 2 loài thực vật ký sinh là Tơ hồng nam (Cuscuta australis R.
- Br.) và Tầm gửi (Scurrula parasitica L.) đang sinh trưởng mạnh trên các cây thân gỗ nơi đây như Gừa (Ficus microcarpa L.f.
- Tơ hồng nam và Tầm gửi ngày càng lấn át và cản trở sự phát triển tự nhiên của các cây thân gỗ này..
- 3.3 Đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật 3.3.1 Đa dạng về giá trị sử dụng.
- Trên cơ sở bảng danh lục thành phần loài thực vật được xác định dựa vào các tài liệu: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi (2004).
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, Viện Dược Liệu (2016) và phỏng vấn nhanh người dân, nghiên cứu đã thống kê được 10 nhóm công dụng, kết quả được trình bày trong Hình 3..
- Hình 3: Tỷ lệ công dụng của Thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt.
- Đặc biệt, có 2 loài thực vật độc mọc hoang khắp nơi [Ngái (Ficus hispida L.
- và 2 loài cây có độc được trồng làm cảnh [Huỳnh anh (Allamanda cathartica L.) và Dầu lai sen hay Ngô đồng (Jatropha podagrica Hool)] cần được chú ý tiêu diệt, loại bỏ để phòng tránh nguy hiểm cho mọi người khi đến với Khu di tích..
- Trong tổng số 264 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) được ghi nhận ở Khu di tích Xẻo Quýt, 2 loài cần được bảo vệ và nhân giống để bảo tồn nguồn gen, đó là Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) được xếp vào danh mục loài cần được bảo tồn ở cấp độ “Sẽ nguy cấp - VU” theo Sách đỏ Việt Nam (2007.
- 3.4 Đánh giá thực vật ngoại lai xâm hại Dựa vào Danh mục các loài ngoại lai xâm hại được ban hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), nghiên cứu xác định được 6 loài thực vật ngoại lai là Mai dương (Mimosa pigra L.
- (Wedelia trilobata (L.) Hitch), trong đó, 4 loài được xếp vào danh mục những loài thực vật ngoại lai xâm hại có quy mô lớn là Mai dương, Trinh nữ móc, Trâm ổi, Cỏ lào.
- Hiện nay, những loài này là mối đe dọa cho các hệ sinh thái đất ngập nước nói riêng, môi trường sinh thái nói chung nên cần quan tâm tiêu diệt và phòng trừ trước khi chúng bùng phát mạnh, xâm hại hệ thực vật như nhiều nơi khác..
- chúng gây cản trở nghiêm trọng đến sự tái sinh tự nhiên của nhiều loài thực vật khác nên Khu di tích Xẻo Quýt, nên cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và cân nhắc có tiếp tục sử dụng chúng làm cây cảnh hay loại trừ 2 loài thực vật ngoại lai này..
- 3.5 Những loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) bổ sung cho Danh lục thành phần loài thực vật Khu di tích Xẻo Quýt.
- So sánh với số lượng 170 loài thực vật, trong đó có 104 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt do Phân Viện Điều tra Quy.
- cứu này đã cho thấy có 104 loài trùng khớp với số liệu năm 1999, đồng thời phát hiện và bổ sung 160 loài thực vật lớp Ngọc lan (với 100 loài được trồng, 60 loài mọc tự nhiên) chưa có trong danh lục thành phần loài nơi đây..
- 2 loài thực vật có độc [Ngái (Ficus hispida L.
- Bảng 2: So sánh số lượng loài trong các họ thực vật xác định năm 2018 và năm 1999 STT Tên họ thực vật lớp Ngọc.
- Số loài xác định năm 2018.
- Số loài mới xác định năm 2018 không có trong danh lục năm 1999.
- STT Tên họ thực vật lớp Ngọc.
- lan (Magnoliopsida) Số loài xác định.
- 3.6 Đa dạng về sự phân bố của thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt.
- Số liệu ghi nhận ở Bảng 3 cho thấy, sinh cảnh Đê nhân tạo có thành phần loài thực vật đa dạng nhất với 82 loài cây nông nghiệp, cây cảnh… được trồng như Mít, Mít tố nữ, Xoài, Trâm ổi, Cúc xuyến chi, Khế (Averrhoa carambola L.
- các loài Hoa giấy (chi Bougainvillea)… và 126 loài thực vật tự nhiên gồm Lá lốt, Màn màn tím, Nhãn lồng, Dền cơm, Rau dệu, Rau má, Rau muống, Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.
- Bảng 3: Sự phân bố của thực vật theo sinh cảnh.
- Kết quả nghiên cứu ghi nhận được 103 loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở khu vực đất ngập nước tự nhiên theo mùa trong Khu di tích Xẻo Quýt và có sự biến động khá lớn về thành phần loài giữa mùa lũ (từ tháng 7 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau)..
- Vào mùa lũ hay mùa nước nổi trùng với mùa mưa (tháng 6 đến tháng 11), mực nước ngập sâu, số loài thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) giảm đi một cách rõ rệt, trong đó, 60 loài đã chết đi (chủ yếu là các thảo một năm hay nhiều năm không có thân rễ) nhưng cũng có 43 loài sống qua được lũ, chủ yếu là cây thân gỗ, cây thân bụi chịu nước và cây thủy sinh như: Tràm, Gáo vàng, Bạch đàn, Trâm, Trâm bầu, Bình bát, Mai dương, Điên điển, Rau muống, Rau mương (Ludwigia hyssopifolia (G.
- Sau khi lũ rút hẳn và đất trở nên khô ráo, các thực vật chết đi trong lũ trước đó như: Càng cua, Lá lốt, Màn màn tím, Thuốc giòi, Cỏ lá xoài, Cỏ mực, Rau đắng đất, Rau dệu, Rau má, Rau cóc (Grangea maderaspatana (L.) Poir.
- Thực vật lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) ở Khu di tích Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có 264 loài thuộc 176 chi, 65 họ, 37 bộ, 7 phân lớp, trong đó có 10 nhóm cây theo công dụng với 105 loài cây làm cảnh, 94 loài cây làm thuốc, 57 loài cây ăn được… và 86 loài cây có từ hai công dụng trở lên..
- 160 loài thực vật được bổ sung vào danh lục thành phần loài nơi đây khi so sánh với kết quả điều tra năm 1999..
- Trong các phân lớp thì phân lớp Hoa hồng (Rosidae), số lượng taxon ở các bậc là đa dạng nhất và chiếm ưu thế nhất với 12 bộ, 18 họ, 47 chi, 69 loài, phân lớp Mao lương (Ranunculidae) là kém đa dạng nhất với 1 bộ, 1 họ, 1 chi, 3 loài..
- Trong tổng số 264 loài thực vật nơi đây, nghiên cứu đã xác định được 2 loài thực vật có giá trị bảo tồn và 6 loài thực vật ngoại lai xâm hại..
- Các loài thực vật phân bố trong 10 sinh cảnh khác nhau nhưng đa dạng nhất là sinh cảnh Đê nhân tạo với 208 loài chiếm 78,79% tổng số loài..
- Các thực vật thân thảo, một số ít cây thân bụi và dây leo thường giảm đi rất nhiều trong mùa lũ, trong khi đó dạng cây thân gỗ, cây thân bụi chịu nước không có biến động..
- Để bảo tồn và phát triển bền vững hệ thực vật Khu di tích Xẻo Quýt, nghiên cứu đã đề ra một số kiến nghị như:.
- Ưu tiên bảo tồn và nhân giống 2 loài thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Sách đỏ Thế giới IUCN (2012);.
- Ban quản lý Khu di tích Xẻo Quýt cần có những biện pháp tác động hiệu quả để tiêu diệt,.
- phòng trừ 2 loài thực vật ký sinh, 6 loài thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại khu hệ thực vật và 4 loài thực vật có độc để phòng tránh hiểm nguy, giữ gìn sinh cảnh tự nhiên và bảo vệ sự phát triển bền vững nơi đây;.
- Bảo vệ nghiêm ngặt, phòng chống cháy rừng hiệu quả vào mùa khô khi lượng lớn xác khô của nhiều loài thực vật chết đi trong mùa lũ cùng với vỏ tràm là rất dễ bén lửa gây cháy rừng..
- Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 165 trang..
- Điều tra sự đa dạng sinh học của Khu di tích lịch sử - văn hóa Xẻo Quýt, huyện Cao lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Tỉnh Đồng Tháp, 72 trang..
- Danh lục cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1191 trang..
- Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, 2, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1250 trang &