« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc điểm các hình ảnh bất thường trên phim X-quang phổi và một số yếu tố liên quan của người lao động tiếp xúc với bụi silic tại Phú Yên năm 2020


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶC ĐIỂM CÁC HÌNH ẢNH BẤT THƯỜNG TRÊN PHIM X-QUANG PHỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.
- Từ khóa: người lao động, bụi phổi silic, X-quang, Phú Yên..
- Việc tiếp xúc với bụi silic trong môi trường lao động làm tăng nguy cơ xuất hiện các tổn thương trên phim X-quang ngực thẳng.
- Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 220 người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic nhằm mô tả các hình ảnh tổn thương trên phim X-quang và một số yếu tố liên quan của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Phú Yên năm 2020.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ người lao động có tổn thương đám mờ gợi ý chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic là 1,8%.
- Các tổn thương nhu mô phổi trên phim X-quang mà người lao động gặp phải đa số là thể nhẹ.
- Trong đó, tổn thương đám mờ nhỏ có mật độ 1/1 chiếm đa số với 75,0%.
- 100% các đám mờ nhỏ trên phim X-quang đều có kích thước loại p/p.
- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng có tổn thương đám mờ trên phim X-quang với tuổi đời của người lao động (p <.
- Cần có các biện pháp phòng ngừa tác hại của bụi silic, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động ở Phú Yên..
- Bụi silic trong môi trường lao động (MTLĐ) là nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi silic với tổn thương điển hình trên phim X-quang theo tiêu chuẩn của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là các đám mờ nhỏ, đám mờ lớn.
- Về mặt giải phẫu bệnh, tổn thương là các đám xơ hoá phát triển ở cả hai trường phổi.
- Việc tiếp xúc với bụi silic trong môi trường lao động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nghề nghiệp ở người lao động (NLĐ), đặc biệt là bệnh bụi phổi silic..
- 3 Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: việc tiếp xúc với bụi silic sẽ gây ra các tổn thương đa dạng trên phim X-quang, đó là các hình ảnh tổn thương đám mờ lớn và đám mờ nhỏ xuất hiện trên phim X-quang.
- 4-6 Chụp phim X-quang phổi phát hiện các tổn thương đám mờ giúp chẩn đoán sớm được bệnh bụi phổi silic và phân loại được giai đoạn bệnh.
- 7,8 Nghiên cứu của tác giả Liu J và cộng sự cũng chỉ ra rằng, chúng ta có thể thiết lập mô hình dự đoán dựa trên hình ảnh X-quang để chẩn đoán phân biệt bệnh bụi phổi silic và các bệnh khác.
- Đây là nguyên nhân dẫn đến việc người lao động có nguy cơ bị mắc bệnh bụi phổi silic..
- Vì vậy, nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu sau: mô tả các tổn thương X-quang và một số yếu tố liên quan của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic ở một số cơ sở sản xuất tỉnh Phú Yên năm 2020.
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp phát hiện sớm các trường hợp người lao động mắc bệnh bụi phổi silic.
- Từ đó, kết quả này sẽ định hướng cho các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đề ra những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp cho người lao động..
- Người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trong môi trường lao động, đồng ý tham gia nghiên cứu và tham gia khám đầy đủ các mục phát hiện bệnh nghề nghiệp và có tuổi nghề từ 1 năm trở lên..
- Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng: Những đối tượng tham gia khám sức khỏe nhưng không khám đầy đủ các mục như bệnh án nghiên cứu (đo chiều cao, cân nặng, chức năng hô hấp, chụp phim X-quang và khám hô hấp), phụ nữ có thai, vắng mặt tại thời điểm điều tra..
- Phương pháp Thiết kế nghiên cứu.
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang..
- Cỡ mẫu nghiên cứu là toàn bộ người lao động đảm bảo tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu.
- Quá trình chọn mẫu đã chọn được 220 người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trong môi trường lao động và có tuổi nghề từ 1 năm trở lên ở ba công ty tại Phú Yên là Công ty đá Thành Châu, Công ty gạch Granida và Công ty vật liệu xây dựng Phú Yên..
- Thời gian nghiên cứu.
- Đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới tính, tiền sử hút thuốc lá/thuốc lào, tiền sử mắc bệnh hô hấp, tiền sử mắc bệnh nghề nghiệp..
- Đặc trưng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu: loại hình sản xuất mà đối tượng nghiên cứu tham gia, tuổi nghề của đối tượng..
- Tỷ lệ các loại tổn thương trên phim X-quang của đối tượng nghiên cứu: tổn thương đám mờ lớn, tổn thương đám mờ nhỏ, tổn thương khác (Xơ vữa động mạch chủ, hình dạng và kích thước tim bất thường, Hình ảnh túi khí, khí phế thũng, Bóng gan đội cơ hoành phải lên, Tâm phế mạn, đảo ngược phủ tạng, Gãy xương sườn, Lao phổi…).
- Mối liên quan với tình trạng xuất hiện các tổn thương đám mờ nhỏ trên phim X-quang theo tiêu chuẩn của ILO của người lao động với một số yếu tố như: tuổi, tuổi nghề, tình trạng hút thuốc, của người lao động..
- Công cụ và phương pháp thu thập số liệu Phiếu phỏng vấn các đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu và phiếu ghi kết quả chụp Xquang phổi thẳng cho đối tượng nghiên cứu ngay tại cơ sở nghiên cứu theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ILO.
- Phân tích hồi quy logistic được áp dụng để tìm mối liên quan của tình trạng có các tổn thương đám mờ hướng tới chẩn đoán bệnh bụi phổi silic trên phim X-quang của người lao động với một số yếu tố như tuổi đời, tuổi nghề, tình trạng hút thuốc của người lao động.
- Đạo đức nghiên cứu.
- Nghiên cứu này sử dụng một phần số liệu trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước.
- “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học phân tử, yếu.
- Đề tài đã được chấp thuận của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Trường Đại học Y Hà Nội (số 42/BB HĐĐĐ ĐHYHN ngày .
- Vấn đề nghiên cứu không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như các vấn đề về khác của đối tượng.
- Các thông tin thu thập được từ các đối tượng chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và hoàn toàn được giữ bí mật..
- Tỷ lệ tổn thương đám mờ nhỏ trên phim X-quang phổi theo ILO của người lao động theo một số đặc trung cá nhân (n = 220).
- Một số yếu tố Tổn thương đám mờ nhỏ.
- Đa số người lao động tham gia nghiên cứu là nam (90,5.
- Đa số người lao động tham gia nghiên cứu không có tổn thương đám mờ nhỏ trên phim X-quang theo tiêu chuẩn ILO.
- Tỷ lệ người lao động có tổn thương đám mờ nhỏ trên phim X-quang chỉ chiếm 1,8%..
- Trong đó, tỷ lệ xuất hiện đám mờ nhỏ ở lao động nam là 2,0%..
- Tỷ lệ lao động có tuổi nghề từ 5 năm trở lên có tổn thương đám mờ nhỏ là 2,2% cao hơn tỷ.
- lệ lao động dưới 5 năm có tổn thương đám mờ nhỏ trên phim X-quang (1,7%)..
- Tỷ lệ người lao động từ 50 tuổi trở lên có xuất hiện các đám mờ nhỏ là 8,7%, cao hơn tỷ lệ có hình ảnh đám mờ nhỏ trên phim X-quang của nhóm lao động dưới 50 tuổi (1,0%)..
- Những người lao động có hình ảnh đám mờ nhỏ trên X-quang đều tập trung ở loại hình sản xuất đá granit..
- Phân loại kích thước và mật độ và vị trí tổn thương đám mờ nhỏ trên phim X-quang ở người lao động (n = 4).
- Đặc điểm tổn thương đám mờ nhỏ Số lượng Tỷ lệ.
- Vùng tổn thương Toàn bộ 2 bên phổi 4 100.
- Các tổn thương đám mờ nhỏ trên phim X-quang theo tiêu chuẩn ILO của NLĐ đều thuộc phân nhóm chính nhóm 1.
- Các tổn thương đám mờ nhỏ có mật độ 1/2 chỉ chiếm 25,0%.
- 100% các đám mờ nhỏ trên phim X-quang đều có kích thước loại p/p..
- Trên hình ảnh X-quang, tổn thương đám mờ nhỏ xuất hiện trên toàn bộ hai trường phổi..
- Tỷ lệ các tổn thương khác của người lao động trên phim X-quang.
- Các loại tổn thương Số lượng.
- Tỷ lệ.
- Đám mờ lớn 1 10,0.
- Các hình ảnh khác như đám mờ lớn, xơ vữa động mạch chủ, khí phế thũng, lao phổi… chiếm tỷ lệ thấp hơn và bằng nhau với 10,0%..
- Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan đến tình trạng xuất hiện các tổn thương đám mờ nhỏ trên phim X-quang theo ILO Một số yếu tố Tổn thương đám mờ nhỏ.
- Quá trình phân tích đa biến chỉ ra rằng: những người lao động có tuổi đời từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ có tổn thương đám mờ nhỏ cao gấp 9,8 lần so với những người lao động có tuổi nghề dưới 50 tuổi.
- Đa số người lao động tại Phú Yên tham gia nghiên cứu là nam giới.
- Điều này được giải thích do đặc điểm lao động của các ngành khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng là các ngành sản xuất nặng nhọc nên không phù hợp với lao động nữ.
- Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả khác.
- 4-6 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các hình ảnh X-quang của người lao động không có các hình ảnh tổn thương đám mờ gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic.
- Tỷ lệ người lao động có tổn thương đám mờ gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic ở các nhà máy là 1,8%.
- Kết quả này thấp hơn tỷ lệ người lao động có tổn thương đám mờ gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic ở các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng (7,8.
- 11 Tỷ lệ người lao động có tổn thương đám mờ trên phim X-quang gợi ý chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic.
- tập trung ở loại hình sản xuất đá granit, chưa phát hiện trường hợp nào của các loại hình sản xuất vật liệu xây dựng khác có tổn thương đám mờ gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic.
- Có sự khác biệt về tỷ lệ người lao động có các hình ảnh tổn thương đám mờ trên phim X-quang giữa các loại hình sản xuất này có thể do nồng độ bụi silic phát sinh trong các ngành khai thác chế tác đá, đặc biệt là đá granit cao hơn trong những ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác.
- Chính vì vậy, tỷ lệ người lao động có tổn thương đám mờ trên phim X-quang gợi ý chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic ở những người lao động sản xuất đá granit trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với những người lao động ở các loại hình sản xuất vật liệu xây dựng khác.
- Tuy nhiên kết quả này lại thấp hơn kết quả trong nghiên cứu tại Bình Định năm 2019 của tác giả Nguyễn.
- 5 Sự khác biệt này theo chúng tôi có thể do khác biệt về quần thể nghiên cứu, và ở Bình Định có một số nhà máy khai thác đá nhỏ lẻ, khai thác thủ công là chính, vì vậy nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic và có tổn thương đám mờ nhỏ trên phim X-quang của người lao động của các ngành khai thác, chế tác đá, sản xuất vật liệu xây dựng ở Bình Định cao hơn.
- Một lý do khác nữa theo chúng tôi có thể là do những người lao động được phát hiện có tổn thương đám mờ trên phim X-quang gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic đã chuyển vị trí việc làm nên không tham gia vào nghiên cứu này..
- Các tổn thương đám mờ trên phim X-quang tập trung chủ yếu ở nhóm lao động nam (2,0%)..
- Nghiên cứu chưa phát hiện người lao động nữ nào có tổn thương đám mờ gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic.
- Có sự khác nhau này là do các vị trí lao động nặng nhọc ở các nhà máy khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng đều do nam giới đảm nhận nên số người có tổn thương gợi ý mắc bệnh ở nữ thấp hơn chứ không phải bụi phổi silic là bệnh hay mắc ở nam giới..
- Tỷ lệ lao động có tuổi nghề từ 5 năm trở lên có tổn thương X-quang gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic là 2,2% cao hơn tỷ lệ lao động dưới 5 năm có hình ảnh gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic (1,7%)..
- Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thanh Hà.
- 12 Đáng chú ý, trong số 4 người lao động được phát hiện có tổn thương X-quang gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic có 3 người có tuổi nghề dưới 5 năm.
- Mà theo quy định hiện hành, thời gian tiếp xúc tối thiểu với bụi silic để gây ra bệnh bụi phổi silic mạn tính cho người lao động là từ 5 năm trở lên.
- Tỷ lệ có tổn thương X-quang gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic của nhóm lao động từ 50 tuổi trở lên là 8,7%, cao hơn tỷ lệ có tổn thương.
- X-quang gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic của nhóm lao động dưới 50 tuổi (1,0%)..
- Trên hình ảnh X-quang, có 1,8% số đối tượng tham gia nghiên cứu có tổn thương đám mờ nhỏ trên phim X-quang theo tiêu chuẩn của ILO hướng tới chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi silic, tất cả các người lao động mắc bệnh bụi phổi silic đều có tổn thương đám mờ ở cả hai trường phổi.
- Tất cả các đám mờ nhỏ phát hiện trên phim X-quang đều có kích thước loại p/p và có mật độ nằm ở phân nhóm chính nhóm 1, trong đó, đám mờ có mật độ thuộc phân nhóm phụ 1/1 chiếm tỷ lệ cao nhất với 75%, đám mờ có mật độ thuộc phân nhóm phụ 1/2 chiếm tỷ lệ 25,0%.
- Kết quả nghiên cứu tương đồng với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả.
- Những người lao động có tuổi đời từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ có tổn thương đám mờ nhỏ cao gấp 9,8 lần so với những người lao động có tuổi nghề dưới 50 tuổi (p <.
- Bên cạnh đó, những NLĐ nhiều tuổi ở các ngành sản xuất này thường cũng có tuổi nghề lớn, do vậy quá trình tiếp xúc, tích luỹ bụi silic cũng nhiều hơn, do vậy có nguy cơ có tổn thương nhiều hơn..
- Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đánh giá được tỷ lệ các tổn thương trên phim X-quang gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic cho người lao động tại thời điểm nghiên cứu, và nghiên cứu cũng mới phát hiện được 4 trường hợp người lao động có tổn thương đám mờ nhỏ trên phim X-quang gợi ý mắc bệnh bụi phổi silic.
- Do vậy chưa thể tìm được mối liên quan của việc xuất hiện các tổn thương này trên phim X-quang với một số yếu tố khác nữa như tuổi của người lao động, tiền sử mắc bệnh nghề nghiệp, tiền sử mắc bệnh hô hấp của người lao động.
- Cần có những nghiên cứu tiếp theo để khắc phục tình trạng này..
- Tỷ lệ người lao động có tổn thương đám mờ gợi ý chẩn đoán mắc bệnh bụi phổi của người lao động tiếp xúc trực tiếp với bụi silic trong một số ngành nghề tại Phú Yên năm 2020 là 1,8%.
- Người lao động có tổn thương đám mờ trên phim X-quang tập trung ở loại hình sản xuất đá granit (100.
- Lê Thị Hương, Trường Đại học Y Hà Nội – chủ nhiệm đề tài nhà nước - Mã số: KC đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi được tham gia thực hiện nghiên cứu này..
- Báo cáo công tác y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2015.
- Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic của người lao động ở một nhà máy luyện gang và một số yếu tố liên quan năm 2018..
- Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động trong các ngành nghề có nguy cơ cao tại tỉnh Bình Định năm 2018.
- Thực trạng bụi trong môi trường làm việc và tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic ở người lao động công ty cơ khí gang thép năm 2018