« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐặC ĐIểM NHóM TRUYềN THUYếT ĐịA DANH Ở VùNG ĐấT MớI


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶC ĐIỂM NHÓM TRUYỀN THUYẾT ĐỊA DANH Ở VÙNG ĐẤT MỚI Lê Thị Diệu Hà 1.
- Truyền thuyết, địa danh, khẩn hoang, nhân vật lịch sử, Nam Bộ Keywords:.
- Sự ra đời của truyền thuyết địa danh mang ý nghĩa thực tiễn như một nhu cầu chiếm lĩnh thực tại, thể hiện tập trung nhất trong những giai đoạn đầu của tiến trình lịch sử hình thành một vùng đất mới.
- Trong bài viết, chúng tôi đề cập đến một nhóm truyền thuyết địa danh tiêu biểu, kể về sự hình thành địa danh gắn với các nhân vật lịch sử là những người đi tiên phong trong công cuộc khai hoang, lập ấp của tiến trình lịch sử Nam Bộ.
- Trên cách tiếp cận thể loại, lấy dữ liệu là các công trình sưu tập truyện dân gian Nam Bộ, bài viết đi vào phân tích đặc điểm cấu trúc và nội dung, ý nghĩa nhóm truyện, nhằm phác thảo diện mạo một bộ phận đặc thù của truyền thuyết dân gian Nam Bộ về khẩn hoang..
- Liên quan nguồn truyện dân gian về khẩn hoang ở vùng đất mới, tác giả Đỗ Bình Trị đã nhận xét: “Ở nước ta từ thế kỷ XVI-XVII, công cuộc mở đất được đẩy mạnh.
- Quá trình di dân mở đất ấy chắc chắn phải được phản ánh chân thực, sinh động trong truyền thuyết phổ hệ về những vị tổ làng vùng đất mới phía Nam – những người lao động dũng cảm, tài trí phi thường, đại diện lỗi lạc nhất của thế hệ đầu.
- Theo một cách phân loại, nhóm đề tài, nội dung trên được thể hiện trong truyền thuyết địa danh.
- Tiêu biểu có nhóm truyền thuyết địa danh kể về lai lịch, công tích các nhân vật lịch sử là những người có công khẩn hoang, tạo lập làng xã, mở mang nghề nghiệp, xây dựng công trình… gắn với tiến trình lịch sử Nam Bộ đến cuối thế kỷ XIX.
- Nhân vật được nói đến thuộc số ít những người có công trong công cuộc khai sơn phá thạch còn lưu giữ tên tuổi, có khi chỉ nhân dân lưu công tích, chính sử không am tường về họ.
- danh nhân vật có thể chỉ mang tính chất tương đối đặt trong hệ thống truyện..
- 2.1 Nhóm truyền thuyết địa danh về khẩn hoang ở Nam Bộ được đề cập có yếu tố thời gian mở đầu là thời gian sự kiện với ý nghĩa là điểm tựa của những hồi ức, phần lớn được miêu tả bằng những giới hạn tương đối, như:.
- Ca dao Nam Bộ đã ghi lại những xúc cảm đầu tiên của con người khi đặt chân đến vùng đất còn âm u, nê địa: “Chèo ghe sợ sấu cắn chưn, Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”.
- Ở truyện dân gian, sự nhận thức về thực tại được thể hiện với những nhân vật và sự kiện cụ thể, trong đó nổi bật dấu ấn về thời kỳ khai phá và hình ảnh những con người tiên phong trong công cuộc chinh phục, cải tạo thiên nhiên.
- Thực tế, không gian hoang sơ đã xuất hiện trong truyện dân gian Nam Trung Bộ, nơi khởi nguồn của tiến trình khai phá vùng đất mới, với hình ảnh rừng rậm và thú dữ, như: “Ngày trước ở vùng Ái Tử bấy giờ hãy còn là một khu rừng rậm ri, rậm rít.
- Khung cảnh thiên nhiên vùng đất Nam Bộ được tái hiện cũng là cảnh rừng thiêng nước độc, thế lực đối nghịch với con người: địa hình lồi lõm, rừng rậm hoang sơ, sấu đầy bưng, hổ tung hoành tận vùng đồng hoang…: “Thuở ấy, ở đây còn là núi non rừng rậm, nước mặn thêm địa hình lồi lõm, đầy ma thiêng chướng khí…”.
- “Cách đây hơn thế kỷ, vùng đất Phước Long (Bạc Liêu) còn rất hoang vu, trũng thấp” (Ngã ba Ông Trạch).
- Hình ảnh không gian hoang sơ cũng xuất hiện trong nhóm truyền thuyết địa danh Khmer Nam Bộ, như: “Hồi đó, vùng đất này còn rất hoang vu, nhà cửa thưa thớt” (Sự tích vùng đất Tà Lọt).
- Về lai lịch nhân vật, yếu tố danh tính, gốc gác bản quán được nói rõ, trong đó nổi lên những chi tiết cụ thể về thành phần xã hội của những lớp cư dân Việt đầu tiên đến với vùng đất còn hoang vu..
- Phổ biến nhất là loại nhân vật nông dân, lưu dân.
- vợ chồng ông Đỗ Công Tường, lưu dân miền Trung vào Đồng Tháp Mười” (Địa danh Cao Lãnh 1.
- Một số truyện chỉ thông tin nơi cư ngụ hay kể nhân vật là người địa phương, có thể do không nhắc đến gốc tích xa hơn hoặc do xuất hiện muộn hơn, như: “Tại Bàu Vú, có ông Lê Văn Từ, chuyên nghề vào rừng múc dầu rái bán độ nhật, võ nghệ cao cường, thường đón diệt cọp trừ hại cho dân” (Eo Ông Từ)….
- Trong đó, các nhân vật được miêu tả với lai lịch và công trạng cụ thể, không đặt nặng về dòng họ, phả hệ.
- Có thể do sự duy trì lai lịch dòng tộc không thuận lợi, bởi ở vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt, dân cư xiêu tán đến mức có dòng họ đến “hai, ba đời còn phân tán, chưa định cư được”.
- Bên cạnh đó là loại nhân vật có gốc tích dân tộc khác.
- Trong truyện Đồng Bà, tình huống sự xuất hiện của nhân vật chính được miêu tả như một sự kiện thực tế: về công cuộc khai phá.
- Bản kể khác cũng cho thấy nhân vật thuộc dòng dõi hoàng tộc hoặc là người có tài lực của vương triều Chân Lạp bấy giờ..
- Đây là thành phần nhân vật gắn với đặc điểm lịch sử hình thành của cư dân Nam Bộ..
- Theo tư liệu, khi nước Phù Nam suy vong, văn hóa Óc Eo bắt đầu lụi tàn, các công trình “bị vùi lấp trong lòng đất, trên những vùng phèn mặn mênh mông”, thì “Chắc chắn người Khơ Me cũng có mặt rải rác ở nơi này, nơi khác nhất là trên vùng đất giồng ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vùng đất này đã trở thành hoang vu”.
- Nhân vật tiền hiền có gốc tích Chân Lạp trong truyện kể tạo nên một sắc thái đặc biệt, là hình ảnh khúc xạ từ hiện thực mang dáng dấp huyền thoại về ký ức xa xưa..
- Còn có loại nhân vật tăng sĩ.
- Cơ sở sự xuất hiện của nhân vật cũng liên quan thực tế lịch sử.
- Vào thế kỷ XVI - XVII đã có một số chùa đầu tiên được xây dựng ở miền Đông Nam Bộ (như chùa Long Thiền ở Biên Hòa - Đồng Nai năm 1664), từ đây Phật giáo lan tỏa xuống các vùng lân cận như Sông Bé, Gia Định… Sách Gia Định thành thông chí đã ghi chép sự kiện, sự tích về việc lập am, cất chùa ở những vùng đất “linh sơn” như núi Thị Vãi, Chùa Bà Đen… Giải thích về sự thích ứng của nhân tố này ở vùng đất mới tính từ bước đi.
- Về con đường hình thành truyện dân gian về các nhân vật tôn giáo, với tư tưởng nhập thế tích cực, về phía tăng sĩ, nổi lên những tấm gương hành thiện, thực hiện tối ưu tinh thần chánh pháp (được gọi là những “Hoạt Phật.
- “Vào khoảng 1820, hoà thượng Nguyên Hòa đến vùng đất thuộc xã Định Yên, Lấp Vò…”.
- Ngoài ra còn có loại nhân vật là những quan nhân thực thi chức trách, công vụ của triều đình hay những người có quá trình tham gia nghĩa quân chống Pháp.
- Lai lịch, tình huống sự xuất hiện của các nhân vật quan nhân có phần giản lược, như: “Nguyễn Phước Vân theo lệnh chúa Nguyễn đánh dẹp quân Xiêm.
- hay về Thoại Ngọc Hầu, nhân vật được nhắc đến là Châu Thị Tế (Vì sao đặt là kinh Vĩnh Tế).
- Với nhân vật có thành tích hoạt động chống Pháp, đây là những truyền thuyết xuất hiện muộn hơn, như: “…trong đoàn di dân này có ông Nguyễn Văn Trạch, một gia đình khá giả từng tham gia phong trào nghĩa quân” (Ngã ba Ông Trạch)….
- 2.2 Trong các truyện kể, xung đột được thể hiện chủ yếu là giữa con người với thiên nhiên..
- Theo đó, công tích, hoạt động của các nhân vật được kể bao gồm việc quy dân khẩn hoang, cải tạo địa bàn, chống dịch bệnh, kiến thiết công trình.....
- Như với nhân vật Bà Rịa, sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca đã ghi.
- Đất đai có giá trị lớn về mặt vật chất lẫn tinh thần, đối với các cư dân, vùng đất khai phá rất quý báu, thiêng liêng.
- Hình ảnh những lưu dân với công cụ thô sơ là chiếc cày, rựa hay phảng tự chế, làm nên những “khoảnh ruộng giữa tư bề đất hoang” nơi vùng đất còn đầy thú dữ đã được tái hiện sống động trong nhiều truyện kể..
- Tình tiết này thống nhất trong truyền thuyết địa danh Khmer Nam Bộ, biểu hiện như: người dân từ nơi khác đến gò nổi dựng nhà cửa và tạo lập làng xã (Sự tích Vũng Thơm).
- hay gặp thiên nhiên khắc nghiệt họ chuyển đến vùng đất khác khai phá, “lúc đó có một ông tên Điếp không đi mà quyết định ở lại làm nhà, trồng cây” (Sự tích làng Tà Điếp)… Điều này cho thấy có điểm tương đồng trong sự nhận thức về điều kiện tự nhiên hoang sơ, khắc nghiệt, tuy nhiên, về các thủ lĩnh với vai trò tổ chức, ổn định cộng đồng trong truyện địa danh của người Việt có dấu ấn đậm nét hơn..
- Cơ sở của nó là từ hiện thực quá trình cộng cư, khi các cư dân Khmer, Chăm, Việt, Hoa, lớp trước, lớp sau đặt chân đến vùng đất mới..
- Ở đây, nhân vật bà Kim Giao đóng vai trò nối kết những hoạt động, tạo nên thành quả cụ thể ở một cộng đồng nhỏ hẹp đồng thời mang ý nghĩa công tích lớn đối với sự phát triển của cộng đồng cư dân Nam Bộ, được ngợi ca, tôn vinh..
- Đáng chú ý, qua các bản kể về bà Rịa, bà Kim Giao (tỉnh Bà Rịa và đảo Phú Quốc), với những nhân vật đóng vai trò “tiền hiền” là phụ nữ, có thể là người Việt hay Khmer, phảng phất dáng dấp huyền thoại về các bà thần, mang đến sự sinh sôi, thịnh vượng cho đất đai, cư dân..
- Điều này cho thấy tục thờ Bà luôn có dấu ấn sâu đậm trong tâm thức người Việt và các cộng đồng cư dân, đặc biệt ở những vùng đất mới phương Nam xa xôi..
- Dạng thức thứ nhất là nhân vật đánh cọp, diệt sấu.
- Có truyện kể nhân vật chống trả, đối đầu với thú dữ gắn với hiện thực có phần dữ dội (Eo Ông Từ)… Đây chính là tình tiết chủ đạo hình thành nhóm truyện đánh cọp, diệt sấu có dấu ấn độc đáo ở vùng Nam Bộ, như nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng nhận định:.
- “chuyện đánh cọp, giết sấu là một thể tài nổi bật nhất của loại hình tự sự dân gian trong buổi đầu khai phá vùng đất mới Gia Định”..
- Dạng thức thứ hai là nhân vật khống chế động vật, lực lượng gây hại.
- Tinh thần hành đạo, giúp đời được thể hiện như một tinh thần chánh pháp của các nhân vật tăng sĩ không chỉ có ở truyền thuyết địa danh Nam Bộ, đồng hành cùng các lưu dân, những nơi vùng đất mới hoang sơ đã in dấu chân các tăng sĩ.
- Đây cũng là những con người xả thân vì lợi ích cộng đồng.
- 2.3 Phần chung cục thể hiện sự tạo lập các yếu tố văn hóa, gắn với dấu tích lưu lại là việc đặt tên địa danh..
- Trước tiên là tình tiết lưu tên địa danh..
- Trong truyền thuyết, người dân đặt tên địa danh như một truyền thống thể hiện đạo lý tri ân..
- Trong nhóm truyện, có truyện gắn trực tiếp tên nhân vật là người có công khai dân lập ấp hay đánh đuổi thú dữ vào tên vùng đất (như truyện Bà Rịa: “Nhân dân kính cẩn thường gọi làng Bà Rịa.
- Liên hệ với truyện địa danh Khmer Nam Bộ, kết thúc truyện, có nhân vật để lại tên trên địa danh nhưng không có sự kiện bi thiết, gây ấn tượng đậm như một số truyện người Việt.
- tượng thần trong điện thờ mà dung dị, gần gũi, được nhắc nhở ngay trong những tên gọi đất đai, làng xóm quen thuộc hàng ngày của người dân, tạo nên một tinh thần thực tiễn sâu đậm trong truyền thuyết địa danh Nam Bộ..
- Việc đặt tên địa danh kết thúc với một số dạng thức chung như: “Con rạch về sau được đặt tên là…” (Rạch Tham Tướng).
- Việc đặt tên địa danh cũng thường gắn liền với chuỗi sự kiện tiếp theo như lập mộ bia, xây tháp, dựng đền miếu… có ý nghĩa ghi ân, tôn vinh, bất tử hóa công tích của những bậc tiền hiền trong công cuộc khẩn hoang lập ấp.
- Việc tôn xưng nhân vật cũng là cách ghi công tưởng niệm.
- 3.1 Truyền thuyết địa danh nói chung có mặt phổ biến ở khắp vùng miền, các dân tộc ở Việt Nam nói riêng, bởi đây là nhu cầu nhận thức của mỗi cộng đồng về địa bàn sinh tụ.
- Những tên gọi địa danh (tên đất, tên làng xóm, tên sông núi…) mang ý nghĩa là thiên nhiên văn hóa, in dấu một phần bóng dáng cuộc đời con người,.
- Tuy nhiên, truyền thuyết địa danh mỗi đất nước, vùng miền có những đặc thù riêng.
- Nhóm truyền thuyết địa danh Nam Bộ mang những dấu ấn về con người, lịch sử, văn hóa, xã hội của vùng Nam Bộ..
- Trong nhóm truyền thuyết, có những truyện gắn trực tiếp tên nhân vật với tên gọi địa điểm, tức có phần chủ định nói đến nhân vật lịch sử, bên cạnh đó, có hình thức giải thích địa danh như một cảm hứng thiên về cảnh quan, sự vật, thực tế cũng có khuynh hướng kể về con người lịch sử, nhắc nhở công lao những bậc tiền nhân trong buổi đầu khẩn hoang, lập ấp, ổn định cộng đồng dân cư (như Bà Rịa, Về địa danh Cao Lãnh, Kinh Vĩnh Tế.
- Ý nghĩa này thể hiện đặc điểm có tính truyền thống của thể loại, nói như tác giả Nguyễn Bích Hà: “Lịch sử địa danh chính là lịch sử của làng của nước chắt lọc qua tình cảm của nhân dân”..
- Theo đó, thử xét mối liên hệ giữa các biến thể dưới cấp thể loại của truyền thuyết trên cơ sở nhóm truyện.
- Với truyện địa danh về đời sống xã hội, lịch sử thì mục đích sâu xa là ghi nhớ về con người.
- Những tên gọi địa danh thường gắn với tên người hay dấu tích về người có công khẩn hoang, lập ấp với ý nghĩa ngợi ca, tôn vinh.
- Do đó, một số truyền thuyết địa danh đã bước sang ranh giới truyền thuyết lịch sử..
- Hay nói cách khác, truyền thuyết lịch sử đa phần đã lẫn vào truyền thuyết địa danh, do chỗ giao thoa giữa hai loại truyện với yếu tố địa danh là dấu hiệu chung.
- Qua đó cũng cho thấy sức sống của bộ phận truyền thuyết lịch sử nói riêng trong mạch cảm hứng sáng tạo của thể loại.
- Điều này có khác với truyền thuyết địa danh Khmer Nam Bộ, do chỉ đơn thuần chú trọng việc giải thích tên gọi địa điểm nên hầu như vắng bóng truyền thuyết lịch sử (có truyện kể nhắc đến gốc tích liên quan nhân vật nhưng dấu ấn còn rất mờ nhạt)..
- 3.2 Truyền thuyết địa danh khu vực phía Bắc không nổi rõ chủ đề khẩn hoang, lập ấp..
- Trong Truyền thuyết Việt Nam, ở mục truyền thuyết về tổ nghề, truyện về Triệu Cơ - tổ khai canh, người khai sáng nghề cày cấy cho dân làng, mới là một danh hiệu tôn xưng không phải con người thật, còn lại vắng bóng mảng truyện về chủ đề này (truyện về các nhân vật tiền hiền chưa được sưu tầm, hệ thống hóa đầy đủ hoặc thường lẫn trong những thần tích, gắn với hoạt động nghi lễ, tín ngưỡng địa phương)..
- Trong truyền thuyết địa danh Trung Bộ chủ đề khẩn hoang, lập ấp, thành tích tạo lập nên địa bàn sinh cơ của con người nơi đây được hình tượng hoá trên những cách thức nghệ thuật khác nhau.
- Như ở truyện Sự tích núi Thạch Bồ, Sự tích Lò Thung hay Sông Tiên, thác Bồ và bãi Vàng, nhân vật người anh hùng khai phá được nhận ra là “có gốc gác thần linh Đại Việt”, với vóc dáng khổng lồ, sức mạnh khơi sông, bạt núi (như cách nói hình tượng về truyện địa danh ở đồng bằng sông Hồng: “Những nhân vật đào sông xây núi trong thần thoại vẫn làm tiếp công việc của mình.
- Đặc biệt, có truyện Sự tích đất Gò Nổi giải thích địa danh theo tư duy hiện thực lịch sử.
- Nhân vật là con người cụ thể: ông Lê Văn Đạo, người đầu tiên đến vùng đất gò định cư, vỡ đất, lập làng (truyện Nguồn gốc Như Lệ chỉ kể chung: “người có công khai khẩn vùng đất là con cháu dòng dõi nhà Lê.
- Tuy số lượng ít ỏi nhưng tính chất kỳ ảo lại có dấu ấn đặc biệt: con chim màu đỏ như đốm sáng hiện ra trước mũi thuyền dẫn đường đến vùng đất mới là một hình ảnh độc đáo.
- “thần thoại, truyền thuyết vùng đất Quảng ít có yếu tố thần kỳ, hoang đường, mà trái lại mang nhiều nét hiện thực.
- Hình ảnh con chim lạ với hạt giống mầu nhiệm đã từng xuất hiện trong truyền thuyết Mai An Tiêm thuở xưa, đến nay như có sự nối tiếp trong hình ảnh con chim sắc đỏ đưa đường chỉ lối hậu nhân đến bến bờ sự sống.
- Ở đây nhân vật tiên phong của vùng đất nơi con người đang ra sức lao động, vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt tìm đất sống đã được gửi gấm việc thực thi sứ mệnh dẫn dắt, mang hình bóng tiền hiền của cư dân một vùng quê đất Quảng.
- 3.3 Nhóm truyền thuyết địa danh Nam Bộ hình thành trên cơ sở thực tiễn quá trình khai khẩn đất đai và tạo lập xóm ấp, mang đậm yếu tố hiện thực, những công tích cụ thể trở thành nội dung ghi nhớ và truyền tụng.
- Tuy nhiên, đã có một số chi tiết thần kỳ nói về khả năng phi thường của nhân vật, tạo dấu ấn trong nhóm truyền thuyết về khẩn hoang, như sư Phan Văn Ao có biệt tài “đi trên mặt nước, lướt trên cỏ, làm phép đuổi thú dữ” (Sự tích chùa Giồng Ao) tạo sự ly kỳ song có phần là ý niệm tôn giáo;.
- Về phương diện xã hội, các truyện kể địa danh cho thấy các cư dân Việt và Khmer đã cùng “giải thích” lý do sự tồn tại của mình trên vùng đất trong chiều hướng hòa hợp, bởi lớp trước hay sau họ đều là những con người mang theo khát vọng mưu sinh, một nhu cầu mang tính nhân bản.
- Sự tiếp xúc giữa các nhóm cư dân diễn ra nơi vùng đất trong giai đoạn khai phá muộn còn sơ khai, hoang hoá, chưa đủ yếu tố xác lập chủ quyền.
- Hơn nữa, nơi vùng đất.
- Về ứng xử cộng đồng, trong các truyện kể hiện lên những con người với phẩm chất, nghĩa cử cao đẹp.
- Các nhân vật “thủ lĩnh cộng đồng” có tấm lòng thuần phác, nhân hậu, cả với loài vật đã cùng gắn bó trong lúc gian lao, một bài học ứng xử đầy tính nhân văn (Đồng Bà).
- Trên tổng thể, nhóm truyền thuyết địa danh ở Nam Bộ đã phản ánh quá trình thích nghi, hòa hợp, cải tạo thiên nhiên và đấu tranh xã hội của cư dân một vùng đất mới.
- Đây là sản phẩm tinh thần của nhân dân được kết tinh, chắt lọc từ thực tại nơi vùng đất cuối phương Nam trong hành trình mở đất.
- Những mặt liên hệ của các nhóm truyền thuyết địa danh cho thấy những nét tương đồng của mảng đề tài về khẩn hoang, lập ấp và sự tiếp nối tiến trình của một thể loại truyện dân gian ở vùng đất mới□.
- Hồ Quốc Hùng, Về nhóm truyền thuyết khẩn hoang ở một vùng đất mới, Tạp chí Văn học số 4, 1998..
- Lê Ngọc Thuý, Phật giáo và văn học Phật giáo trên vùng đất mới Nam Bộ, trong Kỷ yếu Hội thảo Văn học Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, 2010.