« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TÍNH CHẤT KHU HỆ CÁ, TÔM PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ TÍNH CHẤT KHU HỆ CÁ, TÔM PHÂN BỐ Ở VÙNG VEN BIỂN.
- SÓC TRĂNG - BẠC LIÊU.
- Kết quả nghiên cứu thành phần loài cá phân bố vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu năm 2008 đã phát hiện 239 loài cá thuộc 146 giống, 68 họ, 18 bộ.
- Đã thu được 60 loài có giá trị kinh tế và 3 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam (2000).
- Đa số các loài đều có ý nghĩa quan trọng đối với nghề nuôi và khai thác ven biển..
- Từ khóa: Thành phần loài cá, tôm, ven biển, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
- Tỉnh Sóc Trăng có 72 km bờ biển (chiếm 21,2% chiều dài bờ biển của Việt Nam)..
- Dọc theo bờ biển thuộc tỉnh Sóc Trăng có 3 cửa chính chảy ra biển Đông là cửa Định An, cửa Trần Đề (2 cửa này thuộc sông Hậu, khu vực huyện Long Phú) và cửa Mỹ Thanh (thuộc sông Mỹ Thanh, khu vực huyện Long Phú và Vĩnh Châu) có hệ thống sông ngòi chằng chịt với nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng (Sở Thủy sản Sóc Trăng, 2004)..
- Kinh Tế Nghề Cá, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ.
- Theo Chi cục bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Sóc Trăng (2004) thì toàn vùng xác định được 661 loài thuộc 319 giống và 138 họ, trong đó loài có giá trị kinh tế khoảng 100 loài.
- Diễn biến các hoạt động thủy sản tại vùng biển Sóc Trăng-Bạc Liêu cho thấy: số lượng tàu thuyền tham gia khai thác ngày càng tăng với tốc độ nhanh, trong khi đó tổng sản lượng khai thác thủy sản tăng nhưng không cao.
- Điều này chứng tỏ nguồn lợi thủy sản trong khu vực tỉnh Sóc Trăng đang suy giảm, một số bãi nghêu, sò huyết và bãi đẻ của các loài cá không còn được an toàn, dẫn đến số lượng của một số loài cá có giá trị kinh tế giảm đáng kể, thậm chí không còn đủ để duy trì nghề khai thác như nghề khai thác cá Nhám, cá Đường, cá Gộc,…Thời gian gần đây, tại vùng biển gần bờ tỉnh Bạc Liêu, lượng tàu thuyền trong và ngoài tỉnh đến khai thác đánh bắt thủy sản tăng đột biến.
- Theo số liệu của ngành chức năng, tỉnh Bạc Liêu có khoảng 400 tàu khai thác đánh bắt thủy sản gần bờ, chiếm gần 50% tổng số tàu khai thác biển của tỉnh.
- Các phương tiện này tự sáng chế ra các dụng cụ khai thác mang tính tận diệt như lưới thẹ, lưới rê, cào đôi, cào đơn.
- Bình quân mỗi ngày có hơn 1 tấn tôm, cá non (mới sinh sản) và nhiều loại thủy sản có giá trị khác đã bị khai thác theo kiểu hủy diệt, làm cạn kiệt, hủy hoại nguồn lợi thủy sản tự nhiên vùng biển này.
- Kiểu khai thác mang tính "bắt tất cả".
- này mang lại lợi ích kinh tế cao gấp nhiều lần so với đánh bắt thông thường, nên nhiều ngư dân chuyển sang khai thác ngày một nhiều..
- Đặc biệt, sau khi giá xăng dầu tăng cao trong thời gian qua, nhiều ngư dân thiếu vốn, các chủ phương tiện nhỏ ồ ạt chuyển từ khai thác xa bờ vào đánh bắt gần bờ..
- Thời gian qua, địa phương áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn cách khai thác mang tính tận diệt này như: cấm khai thác vào mùa tôm cá sinh sản, vùng nghiêm cấm khai thác, buộc tàu thuyền cam kết dùng kích cỡ lưới lớn.
- Sự suy giảm nghiêm trọng của nguồn lợi thủy sản ven biển đã tác động mạnh mang tính tiêu cực đến năng suất và hiệu quả khai thác cũng như hiệu quả của các mô hình nuôi thủy sản ven biển có liên quan tới nguồn lợi và hậu quả cuối cùng là gây ra những tác động lớn về kinh tế -xã hội đối với các cộng đồng ven biển (Lê Xuân Sinh, 2006)..
- Xuất phát từ thực trạng trên, đề tài nghiên cứu “Đặc điểm thành phần loài và tính chất khu hệ cá, tôm phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu” đã được thực hiện.
- Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản cho tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu nói riêng và cho vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
- Phạm vi khảo sát thuộc vùng biển ven bờ Sóc Trăng-Bạc Liêu (Vị trí toạ độ từ 105 o 46’E đến 106 o 18’E, từ 8 o 55’N đến 9 o 21’N) (Hình 1)..
- Hình 1: Bản đồ vị trí điều tra, thu mẫu ở vùng biển ven bờ Sóc Trăng-Bạc Liêu.
- Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa: Mẫu được thu thập trong suốt năm với nhịp thu mẫu định kỳ hàng tháng.
- Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng PR (Participatory Research): Các cộng tác viên là người dân trong vùng được chọn, hướng dẫn các phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu.
- Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Mẫu được đưa về phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản- Trường Đại học Cần Thơ và đã được phân tích định loại theo quy trình của Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ..
- Mẫu sau khi định loại được lưu giữ ở phòng thí nghiệm Bộ môn Quản Lý và Kinh Tế Nghề Cá, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ..
- Các tên gọi tiếng Việt được sử dụng trong báo cáo dựa theo tài liệu “Tên các loài cá có giá trị kinh tế ở Miền Tây Thái Bình Dương” (1964) và “Danh mục cá biển Việt Nam” do Nguyễn Hữu Phụng (1994a, 1994b chủ biên..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.
- 3.1 Cấu trúc thành phần loài cá, tôm phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu.
- Qua các đợt khảo sát thực địa đã xác định được danh lục gồm 239 loài cá thuộc 68 họ, 146 giống trong 18 bộ khác nhau, trong đó bộ cá Vược (Perciformes) có số lượng loài nhiều nhất, với 126 loài (chiếm 52,72.
- trong đó họ cá Khế (Carangidae) là họ có số lượng thành phần loài phong phú nhất.
- Bảng 1: Cấu trúc thành phần loài khu hệ cá vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu.
- Tổng cộng Kết quả nghiên cứu cấu trúc thành phần loài khu hệ tôm phân bố vùng ven biển.
- Sóc Trăng-Bạc Liêu đã phát hiện được 26 loài tôm, thuộc 13 giống, 6 họ, 2 bộ..
- Trong đó họ tôm he (Penaeidae) có 19 loài (chiếm 76% so với tổng các loài trong bộ mười chân) (Bảng 2), hầu hết các loài tôm này đều là loài có giá trị kinh tế cao..
- Bảng 2: Cấu trúc thành phần giống loài tôm phân bố vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu STT Tên khoa học Số loài (loài) Tỷ lệ.
- Như vậy, mức độ đa dạng giống tôm phân bố ở vùng biển Sóc Trăng-Bạc Liêu theo trật tự như sau: Metapenaeus >.
- 3.2 Tính chất khu hệ và phân bố của thành phần cá, tôm thu được.
- Sự biến động thành phần loài cá theo các vùng địa lý khác nhau của vùng ven biển Việt Nam được thể hiện rõ khi so sánh thành phần loài cá thu được qua các chuyến khảo sát với kết quả nghiên cứu ở các khu vực khác như sau: (1) Khu vực vùng ven bờ - cửa sông Hồng và sông Thái Bình có 233 loài (Vũ Trung Tạng, 1994) với tỷ lệ thành phần loài trùng lặp là loài) (2) Khu vực ven bờ sửa sông và đầm phá phía nam Trung Bộ có 184 loài thuộc 21 bộ, 77 họ, 122 giống (Bùi Văn Dương, 1978.
- Nguyễn Đình Mão, 1996) với tỷ lệ thành phần loài trùng lặp là loài) (3) Vùng nước ven bờ - cửa sông tỉnh Bến Tre có 149 loài thuộc 84 giống, 51 họ (Lê Thị Thu Thảo và Nguyễn Văn Lục, 2001) với tỷ lệ thành phần loài trùng lặp là loài) (4) Vùng bãi Bồi Tây Ngọc Hiển-Cà Mau (Hà Phước Hùng et al., 2009) đã phát hiện được 71 loài cá thuộc 56 giống, 39 họ, 21 bộ với tỷ lệ thành phần loài trùng lặp là loài)..
- Kết quả nghiên cứu họ tôm Penaeidae phân bố ở đồng bằng sông Cửu Long hiện có 10 giống, 26 loài, trong đó các giống Penaeus, Fenneropenaeus, Metapenaeus, Metapenaeopsis và Trachysalambria có ý nghĩa quan trọng đối với nghề nuôi và khai thác ven biển (Nguyễn Văn Thường, 2006), tỷ lệ thành phần loài trùng lặp với nghiên cứu này là loài).
- khu hệ tôm phân bố ở vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi có 33 loài, thuộc 7 giống của họ tôm he (Penaeidae), tỷ lệ thành phần loài trùng lặp là loài)..
- Tôn Thất Chất et al., (2008) đã tìm thấy có 29 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) phân bố ở một số tỉnh vùng ven biển Miền Trung Việt Nam.
- Tỷ lệ thành phần loài trùng lặp là loài).
- Khi so sánh với khu hệ tôm phân bố ở vùng Bãi Bồi Tây Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau (Hà Phước Hùng et al., 2009) cho thấy tỷ lệ thành phần loài trùng lặp với nghiên cứu này là 65,38%.
- Qua phân tích cấu trúc thành phần loài tôm phân bố ở các khu vực địa lý tự nhiên khác nhau của vùng biển Việt Nam cho thấy hầu hết các loài là các loài nhiệt đới Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương có diện phân bố rộng, nên sự khác biệt về thành phần giống loài nhất là khu vực gần bờ không lớn.
- Kết quả khảo sát nguồn lợi tôm phân bố ở vùng biển Sóc Trăng-Bạc Liêu không bắt gặp các loài có nguồn gốc phương bắc (nhóm loài Trung Hoa-Nhật Bản) xâm nhập xuống phía Nam như:.
- Phân tích đặc điểm phân bố của các loài tôm khảo sát được theo độ sâu có thể phân biệt 3 nhóm phân bố chính như sau:.
- Nhóm phân bố biển nông: Bao gồm những loài sống chủ yếu ở độ sâu dưới 50m, tiêu biểu gồm có các loài: Penaeus monodon (Tôm sú), Metapenaeus ensis (Tôm đất), Fenneropenaeus merguiensis (Thẻ đuôi xanh), Fenneropenaeus indicus (Thẻ đỏ đuôi), Penaeus semisulcatus (Tôm rằn), Metapenaeus brevicornis (Tép bạc nghệ), Metapenaeus affinis (Tôm chì), Parapenaeopsis hardwickii (Tôm sắt cứng), Parapenaeopsis hungerfordi (Tôm sắt hoa), Parapenaeopsis cultrirostris (Tôm sắt rằn), Parapenaeopsis gracillima (Tôm giang mở), Parapenaeopsis tenella (Tôm giang mắt tre), Metapenaeus intermedius (Tôm đuôi xanh), Metapenaeus tenuipes (Tôm bạc), Metapenaeus lysianassa (Tôm bạc), Alpheus euphrosyne (Tôm tích sông), Anchisquilla fasciata (Tôm tít vạch), Exopalaemon styliferus (Tôm vác giáo)….
- Nhóm phân bố rộng: Đây là nhóm quan trọng thứ hai, bao gồm các loài có phạm vi phân bố rộng hơn, độ sâu từ bờ đến 200 m, gồm những loài có giá trị kinh tế và quan trọng cho xuất khẩu như: Marsupenaeus japonicus (Tôm he Nhật bản), Metapenaeopsis barbata (Tôm vỏ lông), Penaeus semisulcatus (Tôm rằn), Metapenaeus ensis (Tôm đất), Metapenaeus affinis (Tôm chì)….
- Nhóm phân bố xa bờ: Bao gồm những loài sống ở độ sâu 40-50 m lên đến 200- 300 m như loài Marsupenaeus japonicus (Tôm he Nhật bản), Melicertus canaliculatus (Tôm gân), Penaeus monodon (Tôm sú), Penaeus semisulcatus (Tôm rằn).….
- Nhìn chung khu hệ tôm, cá phân bố vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu đa dạng về thành phần loài và mang đặc tính chung của khu hệ tôm, cá biển nhiệt đới, rất gần với khu hệ tôm, cá biển thuộc các vùng nước ven bờ Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương, càng xuống phía nam thì yếu tố Ấn Độ-Mã Lai càng tăng và yếu tố Nhật Bản-Trung Hoa càng giảm.
- 3.3 Các loài cá, tôm có giá trị kinh tế.
- Trong tổng số 239 loài cá thu được ở vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu đã thống kê được 60 loài cá có giá trị kinh tế thuộc 49 giống, trong 29 họ, nằm trong 10 bộ khác nhau.
- Nhiều giống loài trong số này có giá trị kinh tế cao như đại diện các giống cá Hồng (Lutjanus), cá Song (Epinephelus), cá Chình (Ariosoma), cá Măng (Chanos), cá Mối (Saurida), cá Khế (Carangoides), cá Cam thoi (Elagatis), cá Chim đen (Parastromateus), cá Chim trắng (Pampus), cá Hiên (Drepane), cá Kẽm (Plectorhinchus), cá Đù (Pennahia), cá Sạo (Pomadasys), cá Chẽm (Lates), cá Bớp (Rachicentron), cá Đường (Otolithoides), cá Thu (Scomberomorus), cá Căng (Terapon), cá Bò da (Aluterus)….Các loài cá có kích thước nhỏ nhưng số lượng nhiều như cá Cơm thường (Stolephorus commersonnii), cá Cơm Ấn độ (Stolephorus indicus), cá Chỉ vàng (Selaroides leptolepis), cá Nục (Decapterus kurroides), cá Bống kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus)… Đây là các loài có tuổi thọ ngắn, nhưng có khả năng tái sinh quần đàn nhanh đảm bảo duy trì nòi giống của loài và cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị cao cho con người..
- Trong tổng số 26 loài tôm phát hiện được có 18 loài là đối tượng khai thác quan trọng, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng nội địa như: Metapenaeopsis barbata, Metapenaeus affinis, Metapenaeus brevicornis, Metapenaeus ensis, Metapenaeus intermedius, Metapenaeopsis stridulans, Metapenaeus lysianassa, Parapenaeopsis hardwickii, Parapenaeopsis hungerfordi, Fenneropenaeus indicus, Fenneropenaeus merguiensis, Penaeus monodon, Penaeus semisulcatus, Melicertus latisulcatus, Marsupenaeus japonicus, Thenus orientalis, Acetes vulgaris, Acetes japonicus, các loài còn lại có kích thước nhỏ, sản lượng ít, giá trị kinh tế thấp, là nguồn thực phẩm quan trọng ở địa phương..
- 3.3 Các loài quý hiếm.
- Khi so sánh kết quả nghiên cứu với kết quả công bố của Sách Đỏ Việt Nam (2000), cho thấy trong khu hệ cá vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu có 3 loài quý hiếm với các mức độ đe dọa khác nhau: Trong đó, có 01 loài bậc E (ENDANGERED.
- Là loài có phân bố hẹp, có số lượng ít, tuy hiện tại chưa phải là đối tượng đang hoặc sẽ bị đe doạ, nhưng sự tồn tại lâu dài của chúng mong manh..
- Thành phần loài cá vùng ven biển Sóc Trăng-Bạc Liêu khá đa dạng.
- Đã xác định được 239 loài cá thuộc 68 họ, 146 giống trong 18 bộ khác nhau, và 26 loài tôm thuộc 13 giống, 6 họ, 2 bộ.
- Trong đó, bộ cá Vược (Perciformes) có số lượng loài nhiều nhất, với 126 loài (chiếm 52,72.
- Về khu hệ tôm, thì họ tôm he (Penaeidae) chiếm ưu thế..
- Đã phát hiện có 60 loài cá và 18 loài tôm có giá trị kinh tế phân bố ở vùng biển Sóc Trăng-Bạc Liêu, các đối tượng này được khai thác vì mục đích thương mại và sử dụng làm thực phẩm..
- Đã xác định được 3 loài cá quý hiếm với các mức độ đe dọa khác nhau: Cá Mòi Không Răng (Anodontostoma chacunda) ở bậc E.
- Cần thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng ngư dân nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi sinh vật biển..
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình quản lý nguồn lợi dựa trên cơ sở vì lợi ích cộng đồng..
- Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu sinh học, sinh thái cơ bản ở các cấp độ cá thể, quần thể và quần xã để làm cơ sở khoa học cho việc tái tạo và phục hồi nguồn lợi những loài quí hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng..
- Thành phần giống loài cá và vài nét về nghề cá trong đầm Ô Loan..
- Tuyển tập Nghiên Cứu Biển.
- Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Sóc Trăng, 2004.
- Báo cáo tổng kết của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh Sóc Trăng..
- Động Vật Chí Việt Nam.
- Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật.
- Biến động thành phần loài và trữ lượng tôm, cá, cua vùng bãi bồi Tây Ngọc Hiển, Cà Mau.
- Tuyển tập hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững.
- Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Góp phần tìm hiểu thành phần loài cá vùng ven biển-Cửa sông tỉnh Bến Tre.
- Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, Tập XI:201-210..
- Bài giảng môn học Kinh tế thủy sản.
- Vài nét về điều kiện tự nhiên và nguồn lợi cá ở các đầm Thị Nại, đầm Ô Loan và đầm Nha Phu thuộc vùng biển nam Trung Bộ.
- Danh mục cá biển Việt Nam.
- Cá Biển Việt Nam.
- Cá Biển Việt Nam- Cá Xương Vịnh Bắc Bộ.
- Nhà Xuất bản Khoa học Kỹ thuật..
- Thành phần loài họ tôm he (Penaeidae) ở vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
- Tạp chí Khoa học Trường Đại học Huế.
- Cập nhật về hệ thống định danh tôm biển và nguồn lợi tôm họ Penaeidae ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
- Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
- Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
- Sở Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, 2004.
- Báo cáo tổng kết ngành Thủy sản năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ năm 2004..
- nạn khai thác đánh bắt thủy sản gần bờ ở Bạc Liêu (http://www.fistenet.gov.vn.
- Nghiên cứu phân loại họ tôm he (Penaeidae) ở một số tỉnh vùng ven biển Miền Trung Việt Nam.
- Tạp chí Khoa học-Công nghệ Thủy sản.
- Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam.
- Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 271 trang.