« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẶC TRƯNG TƯ DUY CỦA NGƯỜI VIỆT QUA ẨN DỤ TRI NHẬN TRONG THÀNH NGỮ


Tóm tắt Xem thử

- Chính phương thức ẩn dụ đã tạo cho thành ngữ có nghĩa bóng, hoặc nghĩa biểu trưng này.
- loại thành ngữ này được gọi là thành ngữ ẩn dụ hoá.
- Còn nói về ẩn dụ thì theo truyền thống, nó chỉ được coi là phương thức phát triển nghĩa mới của từ hoặc sử dụng từ theo chức năng tu từ.
- Nói riêng, vấn đề đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ vẫn còn chưa được đặt ra.
- Về ẩn dụ và ẩn dụ tri nhận.
- Ẩn dụ theo quan điểm truyền thống.
- Trường hợp cuối cùng được chúng tôi gọi là ẩn dụ sự tình, trong đó sự tình (mang tính cụ thể hơn) được sử dụng làm hình ảnh để diễn đạt sự tình kia (trừu tượng hơn)..
- Chính ẩn dụ sự tình là cơ sở để tạo các thành ngữ, tục ngữ.
- Về ẩn dụ tri nhận.
- Do đó, có thể hiểu ẩn dụ là một phương thức tư duy (chúng tôi nhấn mạnh – NĐT) (dẫn theo [1, 292])..
- Sau này Lakof và Johnson (1980) đã đưa ra quan niệm về ẩn dụ ý niệm - đó là ý niệm được diễn tả qua phương thức ẩn dụ.
- Và ẩn dụ không chỉ là vấn đề của ngôn ngữ mà còn là một phương thức của tư duy [25].
- Nhờ phương thức ẩn dụ mà con người nhận biết thế giới.
- Lakoff và Johnson [25] đã phân thành 4 loại ẩn dụ tri nhận như sau:.
- a) Ẩn dụ cấu trúc: “loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay một biểu thức) này được hiểu (được đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ (hoặc một biểu thức) khác.
- Kiểu ẩn dụ này thường sử dụng kết quả của quá trình biểu trưng hoá (vật thể và ngôn ngữ) và của sự liên tưởng” [1, 295]..
- b) Ẩn dụ bản thể: là “sự phạm trù hoá những bản thể trừu tượng bằng cách vạch ranh giới của chúng trong không gian” [1, 312].
- Các loại ẩn dụ bản thể (hay ẩn dụ vật chứa) gồm: không gian hạn chế.
- Để chỉ ra đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, trước hết cần tìm hiểu vấn đề các kiểu loại tư duy..
- Vậy các thao tác và các kiểu tư duy: lôgic – ngôn từ (hay phạm trù) và cảm giác, hành động - trực quan, có liên quan như thế nào với các phương thức chuyển nghĩa hay phương thức tư duy ẩn dụ và hoán dụ?.
- Cho nên, hiện nay, các nhà nghiên cứu đã thừa nhận ẩn dụ cũng chính là phương thức tư duy..
- Vì vậy rất cần tìm hiểu sâu hơn các phương thức ẩn dụ và hoán dụ..
- Bản chất của ẩn dụ là kiểu tư duy phạm trù.
- Như vậy, có thể thấy tính chất tri nhận của ẩn dụ được thể hiện ở chính sự liên tưởng đồng nhất hoá các sự vật, hiện tượng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng để làm cơ sở cho sự thay thế tên gọi hoặc loại suy đặc điểm, thuộc tính..
- Đồng thời chính thao tác đồng nhất hoá các sự vật khác loại (cũng tức là xếp các sự vật này vào một phạm trù lớn hơn) để làm cơ sở cho sự chuyển nghĩa hay phương thức tư duy theo ẩn dụ, cho phép khẳng định phương thức chuyển nghĩa hay tư duy theo ẩn dụ chính là kiểu tư duy phạm trù..
- Tuy nhiên, hoán dụ khác với ẩn dụ ở những điểm sau:.
- Hai là, đối với hoán dụ thì không có sự chuyển đổi theo lối loại suy các đặc điểm, thuộc tính,… như ở ẩn dụ [14, 421]..
- Chính đặc điểm cùng dựa trên sự đồng nhất hoá ngầm các sự vật, hiện tượng của ẩn dụ và hoán dụ đã là lý do khiến Viện sỹ Iu.S.
- Stepanôp quan niệm rằng “ẩn dụ với nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này bao gồm cả hoán dụ và cải dung v.v.
- Hiện nay, ẩn dụ đã được coi là phương thức tư duy của con người.
- Với những phẩm chất tương đồng với ẩn dụ như đã chỉ ra, theo chúng tôi, hoàn toàn có thể coi hoán dụ cũng là một phương thức tư duy tồn tại bên cạnh và bổ sung cho phương thức tư duy theo ẩn dụ ([13] và .
- Vậy tư duy của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ thiên về kiểu tư duy nào trong hai kiểu tư duy nói trên?.
- Đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ.
- Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt là ẩn dụ cấu trúc.
- và thành ngữ ẩn dụ hoá (“ruột để ngoài da”.
- Các thành ngữ ẩn dụ hoá có ý nghĩa biểu trưng được xây dựng trên cơ sở một hình ảnh nhất định.
- Thông qua hình ảnh cụ thể, trực quan được diễn tả bằng nghĩa đen của thành ngữ, người nghe / đọc phải sử dụng quy tắc suy ý theo phương thức tư duy ẩn dụ hoặc hoán dụ để rút ra điều hiểu biết mới có tính trừu tượng - đó là ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ.
- Do vậy, theo định nghĩa về ẩn dụ tri nhận, có thể khẳng định ẩn dụ làm cơ sở của thành ngữ chính là ẩn dụ tri nhận hay là ẩn dụ ý niệm..
- Như đã nêu, ẩn dụ cấu trúc là loại ẩn dụ khi nghĩa (hoặc giá trị) của một từ (hay một biểu thức) này được hiểu (được đánh giá) thông qua cấu trúc của một từ (hoặc một biểu thức) khác.
- Kiểu ẩn dụ này thường sử dụng kết quả của quá trình biểu trưng hoá (vật thể và ngôn ngữ) và của sự liên tưởng.
- Vì vậy, xét ẩn dụ cấu trúc của một thành ngữ chính là xét ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ, cũng tức là xét mối quan hệ giữa nguồn và đích quy chiếu của ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ..
- Các nguồn và đích quy chiếu của các ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ tiếng Việt Các ẩn dụ cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt, theo cứ liệu khảo sát trong [8, 32], được xây dựng chủ yếu từ sự liên tưởng dựa trên các loại sự vật, hiện tượng sau:.
- Chính vì vậy, các thành tố cấu tạo nên thành ngữ ẩn dụ hoá cũng chủ yếu là tên gọi của các loại sự vật, hiện tượng nói trên.
- Đây chính là những nguồn của các ẩn dụ cấu trúc thành ngữ tiếng Việt.
- Qua thống kê [8, 32], trong số 459 thành ngữ ẩn dụ hoá được khảo sát, có 112 thành ngữ chứa tên gọi bộ phận cơ thể, chiếm 24,4%..
- Các nguồn là bộ phận cơ thể con người trong các ẩn dụ cấu trúc của thành ngữ thường được quy chiếu đến đích là dáng vẻ bên ngoài hoặc trạng thái sức khoẻ, bệnh tật của con người, ví dụ:.
- Điều đặc biệt đối với ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ là người Việt thường lấy những cơ quan nội tạng như gan, bụng, dạ, lòng, ruột,… làm nguồn để quy chiếu sang đích là các trạng thái tâm lý - tình cảm cụ thể của con người.
- Đáng chú ý ở đây là hiện tượng ẩn dụ cấu trúc liên quan đến nhiệt độ.
- Các ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ tiếng Việt còn liên quan với màu sắc.
- Theo thống kê của Nguyễn Thị Thuỳ [8, 46], trong số 459 thành ngữ ẩn dụ hoá được khảo sát có tới 98 thành ngữ có chứa tên gọi động vật trong thành phần cấu tạo (chiếm 21,35.
- Một trường hợp đặc biệt khác của hiện tượng ẩn dụ cấu trúc liên quan đến động vật trong thành ngữ tiếng Việt đó là: “đánh đồng con vật với các loại người khác nhau”.
- Ngoài các con vật có thực, người Việt xây dựng ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ trên cơ sở những con vật chỉ có trong trí tưởng tượng, trong huyền thoại..
- Dân gian còn tưởng tượng ra chim loan, chim phượng để xây dựng ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ “chồng loan vợ phượng” biểu trưng cho những cặp vợ chồng đẹp đôi, hạnh phúc bên nhau..
- Theo Nguyễn Thị Thuỳ [8, 50], trong số 459 thành ngữ ẩn dụ hoá được khảo sát, số lượng thành ngữ có tên gọi thực vật trong thành phần cấu tạo là 64 đơn vị (chiếm 14.
- Nhiều cây cối gần gũi cùng các bộ phận của chúng như: tre, liễu, chanh, khế, mồng tơi, rau má,… hay cành, lá, nụ cà, hoa mướp, vỏ dừa, cánh bèo,… đã trở thành những hình ảnh - ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ biểu trưng cho cuộc sống dân dã, bình dị ở vùng đồng quê hoặc biểu trưng cho những người nông dân Việt Nam cùng với những phẩm chất, hoàn cảnh sống của họ.
- Hình ảnh ẩn dụ cấu trúc đó biểu trưng cho việc con cháu sẽ kế tục sự nghiệp của cha ông khi các thế hệ tiền bối qua đi.
- Mặt khác, dựa vào tập tính sống thành bụi, người Việt còn dùng hình ảnh bụi tre để tạo ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ tre ấm bụi biểu trưng cho cảnh gia đình đầm ấm đông vui.
- Nhiều loài cây quý như cây liễu, cây quỳnh, cành dao,… đã xuất hiện trong các ẩn dụ cấu trúc thành ngữ như những khuôn mẫu để diễn tả vẻ đẹp của người phụ nữ quyền quý, cao sang: “liễu yếu đào tơ”,.
- Để biểu trưng cho tình đoàn kết yêu thương, che chở, đùm bọc lẫn nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn, người Việt dùng hình ảnh lá cây để xây dựng nên ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ: “lá lành đùm lá rách”, v.v….
- Sau đây là sự xem xét cụ thể về từng lĩnh vực quy chiếu của các ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ có nguồn là các hiện tượng tự nhiên..
- Hoạt động của con người được diễn tả qua các ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ rất phong phú.
- Có những ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ lại là hình ảnh về hoạt động tự do phóng túng, không chịu bó buộc, bất chấp uy quyền: “chọc trời khuấy nước”, “đội trời đạp đất”….
- Có khá nhiều ẩn dụ cấu trúc khác là hình ảnh biểu trưng cho sự chịu đựng gian khổ, không quản ngại vất vả của con người: “dãi gió dầm sương”, “ăn gió nằm sương”, “tắm mưa gội gió”, v.v….
- Có nhiều ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ được xây dựng trên cơ sở các hiện tượng hiểm trở của tự nhiên để biểu trưng cho những khó khăn, gian nan, thử thách mà con người phải vượt qua: “trèo đèo lội suối”, “vượt suối băng rừng”,.
- Có nhiều ẩn dụ cấu trúc dựa trên hiện tượng tự nhiên là hình ảnh biểu trưng cho tình thế khác nhau mà con người gặp phải trong cuộc sống.
- Các hiện tượng tự nhiên được chọn làm cơ sở xây dựng ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ tiếng Việt có thể được quy chiếu đến đích là các phẩm chất về năng lực, đạo đức hay tính cách, tình cảm… của con người.
- Để biểu trưng trạng thái ngang bằng về năng lực hay trình độ của người dạy và người học, tiếng Việt có ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ: “cơm chấm cơm”..
- Tính lẳng lơ, hay làm duyên, làm dáng thiếu đứng đắn trước người khác giới được “hình ảnh hoá” bằng ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ: “cười gió cợt trăng”..
- Tính khoác lác, thích khoe khoang hết chuyện này đến chuyện khác được thể hiện bằng ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ “ba hoa thiên địa”..
- Tuy nhiên, tư liệu khảo sát cho thấy nguồn chủ yếu và quan trọng để tạo nên những ẩn dụ cấu trúc cho thành ngữ tiếng Việt chính là phong tục, đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân..
- Nổi bật là tục thờ cúng liên quan đến các biểu tượng Phật / Bụt và tiên trong các ẩn dụ cấu trúc.
- để biểu trưng cho trạng thái bị u mê, mù quáng, người Việt có thành ngữ ẩn dụ hoá: “ma dẫn lối, quỷ đưa đường”.
- Còn hiện tượng người nào đó làm việc gì một cách vụng trộm, kín đáo và khéo giấu đến mức không để lại dấu vết gì khiến người khác khó có thể nhận ra, tiếng Việt biểu trưng hoá bằng thành ngữ ẩn dụ “ma ăn cỗ”..
- Nhiều ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ tiếng Việt được xây dựng bằng các sự kiện thuộc đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
- Chẳng hạn, để châm biếm tính keo kiệt, bủn xỉn quá đáng, người Việt dùng ẩn dụ trong thành ngữ “vắt cổ chày ra nước”.
- Phê phán hành động chi dùng quá mức làm ra, không biết tiết kiệm, có ẩn dụ cấu trúc “bóc ngắn cắn dài”..
- Để lên án thói đời vô ơn bạc nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình, tiếng Việt dùng ẩn dụ thành ngữ “ăn cháo đá bát” hay “ăn cháo đái bát”..
- Các thành ngữ này được xây dựng trên cơ sở các ẩn dụ cấu trúc cũng được lấy nguồn từ các hoạt động trong đời sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
- Hoặc để ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó lao động, người Việt dùng hình ảnh ẩn dụ: “thức khuya dậy sớm”, “xắn váy quai cồng”, v.v….
- Một số hiện tượng thuộc sinh hoạt vật chất mang bản sắc văn hoá riêng của người Việt cũng đã được sử dụng làm nguồn để xây dựng các ẩn dụ cấu trúc nói về điều kiện sống.
- Chẳng hạn: để biểu trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, phải ăn đong từng bữa, tiếng Việt có thành ngữ ẩn dụ hoá: “gạo chợ nước sông”.
- Hoàn cảnh sống thiếu đói, phải ăn độn, rau cháo cầm hơi, người Việt dùng ẩn dụ thành ngữ “cơm sung cháo dền”.
- Còn để nói về hoàn cảnh sống vật chất đầy đủ, thoải mái, dễ chịu, người Việt dùng ẩn dụ thành ngữ “gạo trắng nước trong”.
- Cảnh sống một mình, phải tự lo cho bản thân một cách lẻ loi, lầm lũi, được người Việt biểu trưng bằng thành ngữ ẩn dụ hoá “cơm niêu nước lọ”, v.v….
- Một số nhận xét về đặc trưng tư duy ngôn ngữ của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ.
- Qua hệ thống ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây về đặc trưng văn hoá - dân tộc của tư duy ngôn ngữ ở người Việt..
- Chẳng hạn, “chân đồng vai sắt” là thành ngữ ẩn dụ hoá.
- Một hoạt động, sự việc, hiện tượng nào đó trong cuộc sống, trong tự nhiên, hay một loài động vật, thực vật nào đó được chọn làm hình ảnh ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ tiếng Việt cũng là để nói lên cái chung, cái quy luật của cuộc sống và do vậy mang tính khái quát.
- Nói khái quát hơn, tất cả các trường hợp ẩn dụ cấu trúc trong thành ngữ đều thể hiện đặc điểm tư duy của người Việt là lấy cái cụ thể để nói về cái trừu tượng, khái quát.
- Vì tất cả các trường hợp ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt đều được bao trùm bởi phương thức tư duy hoán dụ như vậy cho nên có thể khẳng định đó cũng chính là biểu hiện của sự nổi trội về kiểu tư duy cảm giác, hành động - trực quan thuộc loại hình tư duy hình tượng ở người Việt..
- Chính điều đó đã giải thích vì sao cả động vật lẫn thực vật đều xuất hiện rất phổ biến trong ẩn dụ cấu trúc của thành ngữ tiếng Việt: thực vật đã được dùng làm nguồn để biểu trưng chiếm tới 27 loài, còn động vật có tới 34 loài..
- Do vậy, ẩn dụ với tư cách là phương thức tư duy của con người.
- ẩn dụ ý niệm là cái nằm đằng sau sự biểu hiện của các từ ngữ.
- Các từ ngữ được con người sử dụng để mô tả các khái niệm trừu tượng đều là các từ ngữ có nghĩa cụ thể được ẩn dụ hoá..
- Mặt khác, các ẩn dụ tri nhận (nói cụ thể hơn là các ẩn dụ cấu trúc) trong thành ngữ tiếng Việt dù được lấy từ nguồn nào vẫn thấy phương thức tư duy bao trùm là hoán dụ..
- Đặc điểm tư duy này của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ đã hoàn toàn phù hợp và củng cố kết luận mà chúng tôi đã rút ra được khi nghiên cưú tư duy ngôn ngữ của người Việt qua các bình diện nghiên cứu khác như: sự tri giác, phạm trù hoá hiện thực khách quan và “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”, định danh, hiện tượng đồng nghĩa, sự chuyển nghĩa và nghĩa biểu trưng của tên gọi, tư duy liên tưởng của người Việt trong sự đối chiếu với người Nga.
- [8] Nguyễn Thị Thuỳ, Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008, 86 tr..
- [11] Nguyễn Đức Tồn, “Bản chất của ẩn dụ”, tạp chí Ngôn ngữ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 10, 2007, tr.1 - tr.9..
- [12] Nguyễn Đức Tồn, “Bản chất của ẩn dụ”, tạp chí Ngôn ngữ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 11, Hà Nội, 2007, tr.1 - tr.9..
- [13] Nguyễn Đức Tồn, “Bản chất của hoán dụ trong quan hệ với ẩn dụ”, tạp chí Ngôn ngữ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 3, 2008, tr.1 – tr.6.