« Home « Kết quả tìm kiếm

Đại học Đông Dương với sự hình thành đội ngũ trí thức mới ở Việt Nam đầu thế kỷ XX


Tóm tắt Xem thử

- ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC MỚI Ở VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX.
- Đại học Đông Dương là sự phản ánh sinh động mô hình giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa.
- Là một trung tâm học thuật lớn ở Việt Nam nói riêng và ở Viễn Đông nói chung đương thời, trong gần 40 năm hoạt động, Đại học Đông Dương đã đào tạo được một đội ngũ trí thức mới có trình độ cao.
- Như trên đã khái quát, bài tham luận tập trung làm sáng tỏ hai vấn đề cơ bản: Đại học Đông Dương - điểm sáng đào tạo trí thức có trình độ cao.
- những nghiên cứu xung quanh đội ngũ trí thức Đại học Đông Dương: sự hình thành, cơ cấu, những đóng góp, vị trí trong tầng lớp trí thức và lịch sử Việt Nam thời thuộc địa..
- Đại học Đông Dƣơng đào tạo trí thức trình độ cao của Việt Nam thời thuộc địa.
- Ngày Toàn quyền Paul Beau ký Nghị định 1514a thành lập trường đại học đầu tiên của Việt Nam cũng là của Đông Dương.
- Nghị định quy định rõ: (Đại học Đông Dương) được thành lập ở Đông Dương dưới tên gọi trường đại học, một tập hợp các khóa đào tạo đại học cho các sinh viên xứ thuộc địa và các nước láng giềng.
- Trường đại học có thể kết hợp với các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy đã hoặc sẽ thành lập ở thuộc địa.
- Trường Đại học đặt dưới quyền trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương..
- Theo Nghị định thành lập, trường Đại học Đông Dương sẽ đóng hai vai trò cơ bản:.
- (1) trung tâm đào tạo đại học - bậc đào tạo cao nhất của hệ thống giáo dục Pháp.
- Đại học Đông Dương là trường đại học đa ngành.
- Đại học Đông Dương gồm các trường: Cao đẳng Luật và Pháp chính, Cao đẳng Y - Dược, Cao đẳng Công chính, Cao đẳng Văn chương, Cao đẳng Khoa học, Cao đẳng Xây dựng..
- Cuối tháng 11 năm 1907, Đại học Đông Dương tổ chức lễ khai giảng đầu tiên, chính thức đi vào hoạt động.
- Pháp sụp đổ trong cuộc Cách mạng tháng Tám), hoạt động của Đại học Đông Dương có thể chia làm ba giai đoạn lớn:.
- Giai đoạn Đại học Đông Dương thành lập, đánh dấu sự xác lập mô hình giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam.
- Thêm nữa, hoạt động của trường tỏ ra thiếu cơ sở thực tế mà thể hiện rõ nhất là sự thiếu nguồn nhân lực cho giáo dục đại học cả về đội ngũ giảng viên lẫn đội ngũ sinh viên..
- Dù bị đình giảng với tư cách trường đại học đa ngành, các trường thành viên vẫn tiếp tục hoạt động, tạo cơ sở cho gần 10 năm sau, năm 1917, Đại học Đông Dương hoạt động trở lại đúng với chức năng của trường đại học thực sự..
- Giai đoạn Đại học Đông Dương hoạt động trở lại với tư cách trường đại học đa ngành.
- Năm 1917, với chính sách giáo dục chú trọng đặc biệt đến đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa trên quy mô lớn của Toàn quyền Albert Sarraut đã thúc đẩy nhanh chóng việc mở lại Đại học Đông Dương.
- Bộ Học chính Tổng quy cùng Nghị định ngày là hai văn bản có tính pháp lý quan trọng đối với tổ chức Đại học Đông Dương..
- Đây là giai đoạn Đại học Đông Dương có nhiều trường cao đẳng, nhiều ngành đào tạo trực thuộc nhất: trường Y Đông Dương, trường Luật và Pháp chính, trường Công chính, trường Nông Lâm, trường Thú y, trường Sư phạm, trường Thương mại, trường Mỹ thuật, trường Cao học Đông Dương, trường Cao đẳng Văn khoa, trường Khoa học thực hành.
- Tuy nhiên, Đại học Đông Dương lúc này chưa có trường đại học nào ngang tầm với chính quốc cũng như chưa có ngành nào đào tạo ở bậc đại học mà chỉ dừng lại ở bậc cao đẳng, thậm chí trung cấp mà thôi..
- Giai đoạn Nhà cầm quyền Pháp tổ chức một số trường đại học theo đúng tiêu chuẩn Pháp, như tuyên bố của Toàn quyền R.
- Giai đoạn này, Đại học Đông Dương có bước phát triển về chất.
- Chương trình đạo tạo đại học, thậm chí trên đại học, được áp dụng ở một số trường như Đại học Y và Đại học Luật.
- Giáo dục đại học được Pháp chú trọng đầu tư, tổ chức lại, trở nên tương đối hoàn chỉnh và thực sự mang dang dấp của nền giáo dục đại học hiện đại.
- Quá trình hoạt động gần 40 năm của Đại học Đông Dương, dù có nhiều thăng trầm phụ thuộc vào chính sách của nhà cầm quyền và hoàn cảnh kinh tế - xã hội của thuộc địa, nhưng nhìn chung, nhà trường đại học đã hoàn thành sứ mệnh là trung tâm học thuật của Pháp ở Viễn Đông.
- Đại học Đông Dương được xây dựng nhằm xác định ý nghĩa khu vực của hệ thống thuộc địa Pháp ở Châu Á - Thái Bình Dương, cụ thể là xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm học thuật và nghiên cứu khoa học của khu vực..
- Nhằm đảm bảo sự gắn kết về học thuật với vai trò trung tâm là Đại học Đông Dương, song song với xây dựng trường đại học như một sự phản chiếu mô hình giáo dục đại học ở chính quốc, Pháp cũng không ngừng đầu tư xây dựng Viện Viễn Đông Bác Cổ trở thành một trung tâm nghiên cứu Đông phương học lớn ở Việt Nam.
- Năm 1908, khi Đại học Đông Dương đột ngột đình giảng với tư cách một trường đại học đa ngành, thì mọi học liệu cũng như hệ thống nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật đều được chuyển về trực thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ.
- Trên phương diện học thuật, Đại học Đông Dương có liên hệ chặt chẽ với Pháp, là một bộ phận của giáo dục đại học Pháp ở thuộc địa.
- Sau năm 1940, văn bằng của một số trường đại học trực thuộc Đại học Đông Dương như Đại học Y và Đại học Luật được công nhận tương đương văn bằng ở chính quốc, các kì thi tốt nghiệp luôn có giáo sư bên Pháp sang phụ trách.
- Tại Đại học Đông Dương, mọi sinh viên đều học các ngành khoa học và chuyên môn bằng tiếng Pháp, được ấn định từ Nghị định thành lập trường 16/5/1906.
- Nhìn vào cơ cấu tổ chức trường Đại học Đông Dương cho thấy trường đã tập trung đầy đủ các ngành khoa học cơ bản gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội đương thời.
- Từ năm 1931, khi yêu cầu xây dựng Đại học Đông Dương được đẩy lên một bước, chất lượng đội ngũ giảng viên được nâng cao với trình độ bắt buộc là: bằng thạc sĩ ngành đại học đối với Luật và Y, Dược.
- Trong năm học trường Đại học Đông Dương có 14 giáo sư và 102 giảng viên.
- Là trường đào tạo chuyên ngành khoa học tự nhiên, đòi hỏi trình độ giảng viên của trường Khoa học rất cao, Hoàng Xuân Hãn tốt nghiệp thạc sỹ khoa Toán trường Đại học Sorbonne nhưng chỉ được chức Giảng sư (trợ giảng) tại trường..
- Học tập và sinh hoạt khoa học tại Đại học Đông Dương, sinh viên Việt Nam được đằm mình trong môi trường học thuật Pháp hiện đại nhất Viễn Đông.
- Con đường thi tuyển và học tập tại Đại học Đông Dương không hề dễ dàng, do đó, những trí thức này thực sự tài năng, được đào tạo bài bản, và có chuyên môn trên nhiều lĩnh vực khoa học, văn hóa hiện đại..
- Vấn đề đào tạo trí thức trong nhà trường đại học Pháp được thể hiện trên nhiều phương diện như tổ chức đào tạo, chương trình đào tạo, số lượng và chất lượng đào tạo.
- Trong tham luận này, chúng tôi tập trung nhấn mạnh tính định hướng của trường đại học đa ngành - Đại học Đông Dương, trong đào tạo trí thức trình độ cao..
- 3 Về vấn đề đào tạo trí thức tại trường Đại học Đông Dương, xin xem thêm Nguyễn Kim Dung, Đại học Đông Dương với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2014..
- Mô hình đào tạo đại học của Đại học Đông Dương đem đến cho sinh viên các học liệu mới, quan điểm học thuật mới, phương pháp học tập và nghiên cứu mới, lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp mới, đặc biệt là cách thức tư duy hiện đại..
- Phương pháp luận, cách thức tư duy hiện đại chính là giá trị quan trọng hàng đầu mà Đại học Đông Dương đem lại cho các trí thức được đào tạo từ đó.
- Và đây cũng chính là đóng góp cơ bản của Đại học Đông Dương cho cuộc hiện đại hóa Việt Nam thời thuộc địa: đào tạo ra những “người Việt Nam hiện đại ưu tú”.
- Từ năm 1941, sinh viên muốn vào học trường Đại học Y thì phải hoàn thành chứng chỉ Lý Hóa Sinh (PCN:.
- Nền giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam đã mang đến không chỉ mô hình mà còn cả một hệ thống lý luận giáo dục mới của Tây phương.
- các trường đại học kể cả các trường kỹ thuật đã tạo cho các sinh viên, sau này là các trí thức có tâm hồn văn chương ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học Pháp, lối sống Pháp, nhiều người trong số họ đã trở thành những trí thức đi đầu trong phong trào hiện đại hóa nền văn học nước nhà..
- Giáo dục đại học cho phép đào tạo trí thức trở thành những nhà chuyên môn giỏi, có cách tư duy độc lập theo từng chuyên ngành đào tạo, có cách thức làm việc trí óc đặc thù ngành nghề.
- Nền khoa học cơ bản của phương Tây đã được du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam qua con đường giáo dục đại học và các cử nhân khoa học cơ bản ra đời mà lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp mạnh mẽ nhất của họ là nghề dạy học.
- Tuy nhiên, số lượng sinh viên đào tạo tại Đại học Đông Dương rất hạn chế.
- Năm toàn Đông Dương chỉ có vẻn vẹn 3 trường gọi là “đại học” đặt tại Hà Nội với tổng số sinh viên là 834 người, trong đó trường Luật: 345 sinh viên (Việt Nam:.
- Bên cạnh các trường đại học còn có 4 trường gọi là “cao đẳng” với tổng số sinh viên toàn Đông Dương là 201 người: Đó là trường Cao đẳng Mỹ thuật: 66 sinh viên (Việt Nam: 49), trường Nông Lâm: 59 sinh viên (Việt Nam: 43)..
- Bảng: Trƣờng Đại học Đông Dƣơng năm 1941-1942 Bắc.
- Cũng trong niên học số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ở Bắc Kỳ - trung tâm của nhà trường đại học Pháp ở Đông Dương, được cấp bằng chỉ có 207 người trên tổng số 437 sinh viên theo học.
- Không ít trí thức Đại học Đông Dương đã tham gia vào chính quyền thuộc địa, được Pháp dung dưỡng.
- 6 Nguyễn Kim Dung, Đại học Đông Dương với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa, tlđd, tr.69..
- Đội ngũ trí thức mới đào tạo từ Đại học Đông Dƣơng.
- Về số lượng, như khảo sát ở trên, trí thức Đại học Đông Dương rất ít.
- Niên học là niên học đông nhất của Đại học Đông Dương, tổng số sinh viên là 1.111 sinh viên.
- 7 Trong tổng số 222 trí thức đại diện các thế hệ năm và 1925 mà Trịnh Văn Thảo thống kê để tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp xã hội học lịch sử trong thời gian từ năm 1862 đến năm 1954 8 , chỉ có 33 trí thức từng học và tốt nghiệp Đại học Đông Dương, chiếm 14,9% 9 .
- Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, dù đóng vai trò là trung tâm đào tạo trí thức có trình độ cao tại Việt Nam, Đại học Đông Dương chỉ cung cấp 1/7 trí thức “tinh hoa” lúc đó (Xem Phụ lục)..
- Do đó, nhóm trí thức được đào tạo tại Đại học Đông Dương có một đặc điểm rất dễ nhận thấy là sự tiếp nối truyền thống của các nho sĩ.
- Trong hệ thống nghề nghiệp rất phong phú của xã hội hiện đại, nhiều trí thức đào tạo từ Đại học Đông Dương đã lựa chọn nghề viết lách hoặc kết hợp nghiệp chữ nghĩa văn chương với công việc chuyên môn của mình để kiếm sống (Xem Phụ lục).
- Đại học Đông Dương đặt trụ sở ở Hà Nội, do đó, Hà Nội trở thành nơi tập trung đông nhất các trí thức trình độ cao..
- Ngoài ra còn kể đến sự góp mặt của một nữ trí thức mang tên Hoàng Thị Nga được Giám đốc học chính Thalamas tiến cử làm giảng viên Đại học Y, một vài nữ họa sĩ tại trường Đại học Đông Dương (họa sĩ Lê Thị Lựu.
- 9 Nguyễn Kim Dung, Đại học Đông Dương với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa, Tlđd, tr.87..
- Phân bố nghề nghiệp của trí thức Đại học Đông Dương có sự chênh lệch đáng kể giữa các ngành nghề.
- Cuối cùng là các ngành mỹ thuật, ngành kỹ thuật như công chính, thương mại, canh nông… Điều này cho thấy diện hoạt động mạnh của trí thức Đại học Đông Dương là trên lĩnh vực công chức, viên chức hành chính, văn hóa nghệ thuật, y học và mờ nhạt trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế cũng như thể hiện sự yếu kém của ngành kỹ thuật và thương mại Việt Nam..
- Sống trong xã hội thuộc địa nhiều biến động, trí thức Đại học Đông Dương cũng phải gánh chịu sự bấp bênh về mặt nghề nghiệp.
- Trí thức trở thành thất nghiệp: từ năm 1937, hơn 300 sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm ở miền Nam 10.
- Ngay cả những trí thức du học từ Pháp về, nghĩa là những người xét về mặt nào đó là danh giá và “tự do” hơn những trí thức bậc cao được đào tạo từ trường đại học thuộc địa, cũng không nằm ngoại lệ..
- Đội ngũ trí thức được đào tạo từ trường đại học Pháp đã nhanh chóng trở thành một bộ phận quan trọng của tầng lớp trí thức Việt Nam.
- Trí thức Việt Nam từ Đại học Đông Dƣơng với công cuộc hiện đại hóa đất nƣớc đầu thế kỷ XX.
- Lòng yêu nước, ý chí muốn phục hưng dân tộc, hiện đại hóa, hòa nhập vào phương Tây là tư tưởng bao trùm giới trí thức Tây học, đặc biệt là trí thức Đại học Đông Dương.
- Đóng góp của đội ngũ trí thức trường Đại học Đông Dương vào công cuộc hiện đại hóa đất nước thể hiện trên ba lĩnh vực chủ yếu: văn học - nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật và giáo dục..
- Tân nhạc Việt Nam ra đời cùng với sự xuất hiện của thế hệ nhạc sĩ trẻ như Doãn Mẫn, Đặng Thế Phong, Phạm Duy, Văn Cao… đều là trí thức Đại học Đông Dương.
- trở thành nơi hội tụ nhiều cây bút của Đại học Đông Dương..
- 12 Đỗ Quang Hưng, Lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001, tr.113..
- Trong ngành kiến trúc phải kể đến các gương mặt tiêu biểu đều là cựu sinh viên Đại học Đông Dương: kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng - người góp công lớn vào trùng tu Tứ trấn Hà Nội, dựng Cầu Thê Húc và chùa Một Cột.
- Trí thức Đại học Đông Dương, tiêu biểu như Dương Quảng Hàm, Hoàng Minh Giám…, qua các bài khảo cứu về văn học, sử học trên tạp chí Nam Phong, tạp chí Tri Tân cùng hoạt động của nhóm trí thức Viện Viễn Đông Bác Cổ trong các công trình khảo cổ học, dân tộc học, đã tạo nền tảng cho các ngành khoa học xã hội ở Việt Nam thời kỳ sau.
- Số đông các trí thức Đại học Đông Dương đã lựa chọn nghề dạy học sau khi tốt nghiệp.
- Đội ngũ trí thức được đào tạo từ trường đại học Pháp ở Việt Nam đã trở thành cầu nối giữa văn hóa phương Tây và văn hóa Việt Nam.
- Đương thời, đội ngũ trí thức Đại học Đông Dương là một bộ phân quan trọng, có học thức cao nhất của tầng lớp trí thức Việt Nam.
- Trí thức Đại học Đông Dương tiếp tục kế thừa tri thức và phẩm chất của những trí thức Tây học thế hệ đầu tiên như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Phạm Duy Tốn… Họ tự nguyện gia nhập vào trường đại học Pháp để tiếp thu tri thức khoa học tiên tiến nhất và trở thành những “người Việt Nam ưu tú”.
- Được hun đúc lòng yêu nước, ý chí quyết tâm lật đổ ách thống trị của thực dân giành độc lập dân tộc từ truyền thống và trong phong trào yêu nước đang sôi sục khắp cả nước lúc đó, nhiều trí thức Đại học Đông Dương đã trở thành những nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc như Võ Nguyên Giáp, Phạm Ngọc Thạch, Hoàng Minh Giám… Trí thức Việt Nam từ trường Đại học Đông Dương là lực lượng quan trọng làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Sau đó, một số trí thức Đại học Đông Dương tiêu biểu đã trở thành những nhân vật quan trọng trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa..
- Sơ lƣợc tiểu sử trí thức Việt Nam học tại Đại học Đông Dƣơng.
- 1911 Bắc Giang Văn thân Tốt nghiệp khoa Kiến trúc, Đại học Đông Dương (1936).
- Hà Tĩnh Văn thân Tốt nghiệp trường Canh nông, Đại học Đông Dương.
- Hưng Yên Văn thân Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đại học Đông Dương.
- Vĩnh Yên Nông dân Chuyên ngành Thương mại của Đại học Đông Dương.
- Cộng tác với tạp chí Tân Việt Nam (1945), Bách Khoa, Đại học.
- Sang Pháp, sang Matxcơva học Đại học phương Đông.
- đại học Nhà soạn kịch, trước chiến tranh cộng tác với tạp chí Hàn Thuyên..
- Giảng dạy tại khoa Văn Đại học Sài gòn.
- Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006..
- Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.