« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH ĐỔI CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH ĐỔI CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
- “Đánh đổi” (trade-offs) các dịch vụ hệ sinh thái phát sinh từ lựa chọn cách quản lý của con người mà vô tình hay hữu ý thay đổi loại hình, phạm vi và sự hài hòa tương đối những dịch vụ do hệ sinh thái cung cấp.
- Đánh đổi xảy ra khi việc cung cấp một dịch vụ hệ sinh thái bị suy giảm do việc tăng cường sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ hệ sinh thái khác..
- Đánh đổi xảy ra giữa các bên liên quan cũng như giữa các dịch vụ hệ sinh thái ở bất cứ nơi nào, thời điểm nào và nhiều khi không thể đảo ngược được..
- Đánh đổi đang trở nên phổ biến trên thế giới và Việt Nam.
- Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học hay các dịch vụ hệ sinh thái mà đa dạng sinh học mang lại đã khó khăn, việc lựa chọn giữa các dịch vụ cung cấp, điều tiết, văn hóa hay hỗ trợ lại càng khó khăn hơn.
- Bài viết này đề cập đến việc đánh đổi giữa các dịch vụ hệ sinh thái, giữa bảo tồn đa dạng sinh học hay tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế-xã hội, đặt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu và bài học liên quan trong nước và quốc tế, nhằm hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững..
- Trong những thập kỷ qua, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển đang phải đối mặt với các thách thức trong việc ra quyết định khó khăn liên quan đến các hệ sinh thái (HST).
- Đã có nhiều tranh luận ở cấp quốc tế, quốc gia và địa phương trong việc ra quyết định đánh đổi giữa bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) cùng các dịch vụ hệ sinh thái và phát triển kinh tế-xã hội..
- Trong đó, các xung đột về lợi ích ở các cấp hay lợi ích của các nhóm khác nhau, hay sự phân bổ giữa được và mất giữa các nhóm, ngày càng rõ rệt và thách thức các nhà quản lý trong việc ra quyết định.
- Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng hiện hữu và Việt Nam được cho là một trong số ít nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH.
- Bảo tồn ĐDSH hay các dịch vụ HST mà ĐDSH mang lại đã khó khăn, nay lại đứng trước những thách thức lớn hơn.
- Việc lựa chọn giữa các dịch vụ cung cấp, điều tiết, văn hóa hay hỗ trợ lại càng khó khăn hơn.
- cập đến việc đánh đổi giữa các dịch vụ HST, giữa bảo tồn ĐDSH (hay tài nguyên thiên nhiên) và phát triển kinh tế-xã hội, đặt trong bối cảnh BĐKH, trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu và bài học liên quan trong nước và quốc tế, nhằm hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững..
- Báo cáo được xây dựng trên cơ sở các tiếp cận chính là liên ngành, tiếp cận dựa trên hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Số liệu và thông tin được tổng hợp và phân tích một cách hệ thống, liên quan đến: (i) đánh đổi giữa các dịch vụ HST, giữa bảo tồn ĐDSH và phát triển, (ii) biến đổi khí hậu và các tác động của BĐKH lên ĐDSH và các dịch vụ HST, và (iii) những ví dụ và hệ quả của đánh đổi giữa các dịch vụ HST đặt trong bối cảnh BĐKH.
- Nghiên cứu thực địa được triển khai tại Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền, Thừa Thiên Huế và Khu Bảo tồn Thiên nhiên ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị..
- ĐÁNH ĐỔI CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI.
- Đánh đổi không chỉ là được–mất, nó được định nghĩa như một loạt sự lựa chọn về quản lý làm thay đổi tính đa dạng, chức năng và dịch vụ mà HST cung cấp theo không gian và thời gian (ACSC, 2006.
- Tương tự như vậy, đánh đổi giữa các dịch vụ HST nảy sinh từ lựa chọn cách quản lý của con người, mà vô tình hay hữu ý thay đổi loại hình, phạm vi và sự hài hòa tương đối những dịch vụ do HST cung cấp, bao gồm 4 loại hình: cung cấp (thực phẩm, nguyên, nhiên liệu.
- Đánh đổi xảy ra khi việc cung cấp một dịch vụ hệ sinh thái bị suy giảm do việc tăng cường sử dụng một hoặc nhiều các dịch vụ hệ sinh thái khác (Rodriguez và nnk., 2006).
- Đánh đổi xảy ra giữa các bên liên quan cũng như giữa các dịch vụ hệ sinh thái ở bất cứ nơi nào (McShane và nnk., 2011), vào thời điểm nào và nhiều khi không thể đảo ngược được (Rodriguez và nnk., 2006)..
- Trong khi quan niệm “được-được” (win-win) đang được sử dụng một cách khá rộng rãi trong các tổ chức, cộng đồng quốc tế và trong nước liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững, nhiều nghiên cứu đã đặt các câu hỏi và giả thiết về được–được, đặc biệt là trong thực tế, nhiều khi xảy ra trường hợp “cạnh tranh” giữa các mục tiêu bảo tồn và phát triển kinh tế hơn là sự hậu thuẫn hay đồng thuận (McShane và nnk., 2011).
- Có thể chia các loại hình đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển thành các kịch bản theo Bảng 2.1 dưới đây:.
- Các kịch bản đánh đổi Phát triển.
- Bảo tồn Được (win) Hòa (neutral) Mất (lose).
- Được – Được b.
- Được – Hòa c.
- Giữa các dịch vụ hệ sinh thái, thường diễn ra sự đánh đổi hay đồng vận.
- Trên thực tế, sự đánh đổi thường xảy ra nhiều gấp 3 lần so với đồng vận và được thể hiện qua ba chỉ thị (indicators) sau: (i) ít nhất một trong các bên liên quan (stakeholders) có mối quan tâm riêng về tài nguyên thiên nhiên, (ii) sự tham gia của các dịch vụ cung cấp của hệ sinh thái, và (iii) ít nhất một trong các bên liên quan chỉ hành động ở cấp độ địa phương (Howe và nnk., 2014).
- Đánh đổi cũng xảy ra giữa các bên liên quan, cũng như giữa các dịch vụ HST ở các mức độ và địa phương khác nhau và được hiểu không giống nhau, tùy thuộc vào các chính sách cũng như kinh nghiệm sống (McShane và nnk., 2011)..
- Ở Việt Nam, các loại hình đánh đổi chính qua các thời kỳ được xác định như ở Bảng 2.2 dưới đây:.
- Các loại hình đánh đổi chính của Việt Nam.
- Loại hình đánh đổi đến nay.
- Phát triển thủy điện và mất đất, tái định cư và mất ĐDSH.
- Mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên và sinh kế của người dân địa phương.
- Phát triển trồng cây cà phê, cao su và mất rừng XXX.
- Phát triển công nghiệp và ô nhiễm, mất ĐDSH XXX.
- Phát triển cơ sở hạ tầng và mất ĐDSH XXX.
- Đánh đổi phụ thuộc vào các khía cạnh khác nhau như chính sách, kinh tế, quyền lực, giới.
- Các yếu tố chính sách ảnh hưởng đến việc ra quyết định đánh đổi ở Việt Nam gồm: (i) việc thay đổi chính sách kinh tế, từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, (ii) cơ chế quản lý tài nguyên, từ tập trung bao cấp sang sở hữu tư nhân, và (iii) sự phát triển của xã hội dân sự, với sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình ra quyết định (Hoang Van Thang và nnk., 2009)..
- TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI.
- Việt Nam là một trong những nước có đa dạng sinh học (các hệ sinh thái, loài và nguồn gen) cao trên thế giới.
- ĐDSH, với các chức năng và dịch vụ sinh thái mà nó cung cấp, có một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của nhiều ngành và địa phương, cũng như đảm bảo sự thịnh vượng của con người, bao gồm cả việc ứng phó với BĐKH (Hoang Van Thang và nnk., 2009)..
- Mặc dù các hệ sinh thái (bao gồm cả HST xã hội) có khả năng thích ứng (adaptation) và chống chịu (resilience) trước biến đổi khí hậu, nhưng các hệ sinh thái cũng dễ bị tổn thương trước những biến đổi này, tùy thuộc vào mức độ phơi lộ (exposure), tính nhạy cảm và khả năng tự điều chỉnh và thích ứng của chúng (Hoàng Văn Thắng, 2013).
- Những tác động của các hoạt động phát triển, như chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác tài nguyên sinh học (dịch vụ cung cấp) không hợp lý dưới tác động của BĐKH, sẽ làm cho các HST này dễ bị tổn thương hơn.
- Chính sách từ trên xuống thiếu sự gắn kết, thương thảo và hợp tác giữa các bên liên quan, chính sách bảo vệ nghiêm ngặt ngăn chặn sự xâm nhập, cũng như tham gia của người dân vào các khu bảo tồn.
- Tác động Tác nhân vật lý Chi tiết Mức độ.
- Giảm sự phong phú và thay đổi thành phần quần thể của cá rạn san hô.
- Tác động Tác nhân vật lý Chi tiết Mức độ Thay đổi.
- Do sự tăng nhiệt độ Các cá thể có xu hướng phát triển nhanh hơn ở giai đoạn đầu, có kích cỡ nhỏ hơn và tuổi thọ thấp.
- Thay đổi mùa sinh sản.
- Suy giảm khả năng sinh sản.
- Thời gian sinh sản có thể không phù hợp để ấu trùng có thể phát triển tối ưu.
- Do sự tăng nhiệt độ Nhiệt độ tăng nhẹ sẽ dẫn đến sự phát triển sớm của ấu trùng và khả năng định cư.
- Nhiệt độ tăng cao có thể gây bất lợi cho sự phát triển của phôi thai hoặc ấu trùng.
- Những thay đổi trong quá trình sống sót hay phát triển ấu trùng có thể sẽ chi phối đến khả năng liên kết của quần thể.
- Suy giảm sự phong phú và thay đổi thành phần loài cá san hô.
- Thời gian sinh sống ở bề mặt ít hơn, quá trình phát triển ấu trùng nhanh hơn sẽ dẫn đến việc giảm số ấu trùng bị chết.
- Rất đa dạng và khó có thể tiên đoán được – năng suất có thể tăng ở một vài điểm.
- NHỮNG BÀI HỌC VÀ HỆ QUẢ TỪ VIỆC ĐÁNH ĐỔI GIỮA CÁC DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.
- Bài học quốc tế phát triển cây nhiên liệu sinh học ở Pêru.
- Năm 2007, Pêru xây dựng Chiến lược Phát triển nhiên liệu sinh học, với các mục tiêu chính là sản xuất nhiên liệu sạch (dịch vụ cung cấp), để giảm phát thải khí nhà kính (dịch vụ điều tiết), tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương và phát triển một ngành năng lượng mới.
- Theo đó, tỷ lệ các loại nhiên liệu sinh học là 2% biodiesel vào năm êtanon năm 2010 và 5% biodiesel năm 2011.
- Để đạt được mục tiêu, nhiều công ty trong và ngoài nước đã đầu tư để trồng, chế biến và xuất khẩu các loại cây nhiên liệu sinh học.
- Đã có khoảng 322.500 ha đất nông- lâm nghiệp được chuyển đổi để trồng các loại cây nhiên liệu sinh học như mía đường, dầu cọ, jatropha, cải dầu.
- Chẳng hạn, giá cả lương thực tăng tới 70-75% do việc chuyển đổi các diện tích đất nông nghiệp sang trồng độc canh cây nhiên liệu sinh học.
- Ngoài ra, mất rừng và mất ĐDSH do chuyển đổi để trồng cây nhiên liệu sinh học cũng là vấn đề lớn.
- Bài học này cho thấy, chiến lược đưa ra các mục tiêu đôi bên cùng có lợi (win- win), như vừa giảm phát thải khí nhà kính bằng phát triển các nguồn nhiên liệu sạch và tái tạo,.
- Nhìn chung, bài học này cho thấy, quyết định đánh đổi dịch vụ này bằng dịch vụ khác mà không cân nhắc và tính toán một cách thỏa đáng sẽ dẫn đến những hệ quả khó lường.
- Bên cạnh đó, khi các quyết định đánh đổi tập trung tới các phân nhóm dịch vụ nhỏ (kiểm soát lũ và cung cấp năng lượng điện), lại gây hậu quả lớn tới các dịch vụ thứ cấp khác, thường bị bỏ qua trong quá trình ra quyết định..
- Ngư nghiệp và phát triển du lịch ở Caribê (Jamaica và Bonaire).
- Vùng biển Caribê là nơi cung cấp nhiều dịch vụ HST trên thế giới, đặc biệt là nghề cá và giải trí..
- Hậu quả là, rong biển phát triển mạnh và trở thành loài chiếm ưu thế ở hệ sinh thái rạn san hô chỉ trong vòng 2 năm.
- Môi trường Quảng Ninh nói chung, đa dạng sinh học Quảng Ninh nói riêng đang bị ô nhiễm và suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến quá trình phát triển các ngành kinh tế chưa hài hòa với công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
- Kết quả khảo sát cho thấy, trong giai đoạn từ diện tích rừng trên đất liền và diện tích rừng ngập mặn ở khu vực Hạ Long có xu hướng giảm, liên quan đến chính sách phát triển kinh tế-xã hội, như việc mở rộng ngành công nghiệp khai thác mỏ, xây dựng nhà máy xi măng, các nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là việc cải tạo vùng ven biển cho mục đích dân cư.
- Quảng Ninh đang phải đối mặt với những thách thức lớn về việc cân bằng giữa khai thác than, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch.
- Việc đưa ra các quyết định khó khăn để hài hòa giữa các lợi ích quốc tế (bảo tồn di sản), lợi ích quốc gia (an ninh năng lượng), lợi ích địa phương (công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch) đã và đang trở nên ngày càng khó khăn và đòi hỏi sự nhìn nhận vai trò của dịch vụ HST cũng như nhìn nhận các hệ lụy đánh đổi, gây nên bởi những quyết định chưa hợp lý.
- Đánh giá một cách khái quát, Vịnh Hạ Long cung cấp rất nhiều dịch vụ HST khác nhau.
- Trong đó, đầu tiên phải kể đến là dịch vụ du lịch-văn hóa.
- Bên cạnh đó, HST này cũng tạo ra dịch vụ cung cấp (hải sản, nước.
- Tuy nhiên, việc khai thác các dịch vụ cung cấp, như khai thác than ở khu vục xung quanh Hạ Long, đã tác động không nhỏ đến HST ở đây, như làm ô nhiễm nước, hủy diệt các rạn san hô và rong biển, tác động tiêu cực tới rừng ngập mặn và ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động phát triển du lịch (Hoang Van Thang và nnk., 2008.
- (2009) cũng cho thấy, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái của Công ty Yến Long tại vùng lõi của Vườn Quốc gia Bái Tử Long, Quảng Ninh – một khu vực có tính đa dạng sinh học cao, nhưng cũng rất dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu, là một ví dụ điển hình về đánh đổi giữa các dịch vụ điều tiết, hỗ trợ, với dịch vụ văn hóa (du lịch).
- Việc chuyển đổi một diện tích không nhỏ ha) thuộc khu vực đảo Trà Ngọ ra khỏi bảo tồn sẽ làm cho khu vực này càng dễ bị tổn thương hơn, làm suy giảm không chỉ ĐDSH và giá trị bảo tồn, mà còn dẫn đến suy giảm các dịch vụ sinh thái mà Vườn có thể mang lại cho người dân sống trong khu vực.
- Ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền – Thừa Thiên-Huế, đánh đổi xảy ra giữa việc chuyển một số diện tích của Khu Bảo tồn (dịch vụ hỗ trợ, điều tiết) sang trồng rừng và cao su (dịch vụ cung cấp) đã gây áp lực rất lớn lên sự tồn tại cũng như sinh cảnh của loài gà lôi quý hiếm ở mức nguy cấp cần phải được bảo vệ (Gà Lôi lam mào trắng) và các loài khác như bò tót.
- Trong khi đó, việc xây dựng thủy điện Quảng Trị (Rào Quán) cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến rừng và đất rừng (dịch vụ hỗ trợ và điều tiết) của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa – khu vực không chỉ giàu về đa dạng sinh học, mà còn là rừng đầu nguồn vô cùng quan trọng của hệ thống sông ĐaKrông – Ba Lòng – Thạch Hãn, cung cấp các dịch vụ điều tiết cho Quảng Trị.
- Trong các trường hợp nghiên cứu trên, khi triển khai các dự án, các dịch vụ mà đa dạng sinh học có thể mang lại chưa được xác định cũng như lượng giá một cách thỏa đáng trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường..
- Đánh đổi không chỉ là được–mất, mà là một loạt sự lựa chọn về quản lý, làm thay đổi tính đa dạng, chức năng và dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp theo không gian và thời gian.
- “Được–được”.
- Đánh đổi xảy ra khi việc cung cấp một dịch vụ hệ sinh thái bị suy giảm do việc tăng cường sử dụng một hoặc nhiều các dịch vụ hệ sinh thái khác, giữa các bên liên quan theo không gian và thời gian và nhiều khi không thể đảo ngược được.
- Đánh đổi phụ thuộc vào các khía cạnh khác nhau như chính sách, kinh tế, quyền lực, giới, sự tham gia của các bên liên quan.
- Giữa các dịch vụ hệ sinh thái, đánh đổi thường xảy ra gấp ba lần đồng vận..
- Biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ lên đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái.
- Lựa chọn hay đánh đổi giữa các dịch vụ hệ sinh thái trong bối cảnh biến đổi khí hậu cần giảm nhẹ sự thay đổi loại hình, phạm vi và sự hài hòa tương đối những dịch vụ do hệ sinh thái cung cấp, bao gồm 4 loại hình: cung cấp, điều tiết, hỗ trợ và văn hóa..
- Lựa chọn giữa bảo tồn và phát triển một cách hài hòa, giữa các dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, là khó khăn, nhưng rất quan trọng.
- Bước đầu nghiên cứu đề xuất khung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học.
- Đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững..
- Hội nghị Khoa học về Đa dạng sinh học 2010..
- Báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học và công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn biển của Việt Nam nói chung và Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
- Tính dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu: trường hợp nghiên cứu ở hệ sinh thái Mũi Cà Mau