« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm trên đất lúa ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ CÁC KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM TRÊN ĐẤT LÚA Ở HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG Võ Văn Hà, Tô Lan Phương, Huỳnh Cẩm Linh và Trần Hữu Tuấn.
- Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của bốn mô hình nuôi tôm trên đất lúa ở vùng nước lợ của huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, thuộc vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
- nghĩa là nuôi tôm sú (Penaeus monodon) hoặc nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) và nuôi tôm độc canh (Litopenaeus vannamei).
- Kết quả cho thấy người dân có thể nuôi tôm thẻ chân trắng hai hoặc 3 vụ và luân canh với trồng lúa, so với chỉ nuôi một vụ tôm sú, do chu trình nuôi tôm thẻ chân trắng ngắn hơn.
- Với mức độ đầu tư thâm canh cao nên năng suất tôm thẻ chân trắng cao hơn nuôi tôm sú.
- Mô hình nuôi tôm (trong mùa nắng) luân canh với trồng lúa (trong mùa mưa) có thu nhập thấp hơn mô hình nuôi tôm độc canh.
- Trong ngắn hạn, nông dân có được thu nhập cao với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, đặc biệt là hình thức nuôi tôm độc canh ba vụ trên năm.
- Tuy nhiên, về lâu dài của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở mức độ thâm canh cao thì những rủi ro về hiệu quả kinh tế và tính bền vững môi trường vẫn là những thách thức..
- Ở vùng nước lợ của huyện Mỹ Xuyên người dân đang chuyển đổi nhanh từ nuôi sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng với nhiều hình thức nuôi khác nhau trong vùng qui hoạch tôm-lúa..
- Đến nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện chiếm khoảng 54% diện tích nuôi tôm (UBND huyện Mỹ Xuyên, 2014).
- Việc thực hiện các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng diễn ra một cách tự phát và chưa có quy hoạch rõ ràng của địa phương đã tác động xấu đến môi trường đất, gây xung đột sử dụng nguồn nước giữa nuôi tôm và trồng lúa và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân trong vùng.
- Nếu tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn trên tôm thẻ chân trắng thì gây ra thiệt hại kinh tế rất lớn cho người nuôi tôm, do nuôi tôm thẻ chân trắng có đầu tư vốn lớn về chi phí thức ăn và thuốc phòng ngừa dịch bệnh (Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Văn Hiền, 2015).
- Do đó, mục tiêu của đề tài này là phân tích thực trạng chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng qui hoạch tôm- lúa và đánh giá các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật của các mô hình nuôi tôm ở vùng nước lợ huyện Mỹ Xuyên, đồng thời đánh giá các yếu tố tác động đến mô hình canh tác của người dân trong vùng..
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân đang thực hiện mô hình luân canh tôm-lúa và các hộ nuôi tôm độc canh theo các hình thức nuôi khác nhau (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004.
- và Nguyễn Thanh Long và ctv., 2010b): nuôi tôm quảng canh cải tiến (mật độ khoảng 5-10 con/m 2.
- Đây là những xã đại diện cho huyện được qui hoạch phát triển mô hình tôm-lúa và người dân nơi đây đang chuyển đổi nhanh sang nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng bán thâm canh và thâm canh..
- Sử dụng các công cụ trong phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) để thu thập thông tin theo nhóm hộ nuôi tôm độc canh và nhóm thực hiện mô hình tôm-lúa.
- bao gồm 28 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng 2 vụ/năm, 27 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng 3 vụ/năm, 28 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng 2 vụ luân canh với lúa, và 30 hộ luân canh tôm sú-lúa.
- Ở mô hình nuôi tôm sú-lúa có tỷ lệ diện tích bờ, mương và mặt ruộng tương ứng là 20, 20 và 60%, trong khi mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ có tỷ lệ diện tích bờ chiếm 30% và diện tích mặt nước chiếm 70%..
- Năm 2001, người dân chuyển sang nuôi tôm sú quảng canh cải tiến và bán thâm canh nên năng suất tôm nuôi tăng lên, giống lúa mới ngắn ngày (IR64) cũng được thay thế giống lúa mùa địa phương nên hiệu quả kinh tế của mô hình cao hơn trước.
- Đến năm 2008 thì người dân chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng do lợi nhuận cao hơn nuôi tôm sú, thời gian nuôi ngắn nên nuôi được nhiều vụ/năm.
- Tuy nhiên, mức độ đầu tư cho nuôi tôm thẻ chân trắng cao hơn nuôi tôm sú, do tăng mật độ nuôi nên phải đầu tư hệ thống quạt nước, tăng lượng thức ăn cho tôm và sử dụng nhiều hóa chất xử lý nước ao.
- Hiện nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm khoảng 54% diện tích đất nuôi tôm của huyện (UBND huyện Mỹ Xuyên, 2014) và cho thấy có những tác động tiêu cực đến nguồn nước, môi trường và tình hình kinh tế-xã hội trong vùng qui hoạch tôm-lúa..
- Lịch mùa vụ nuôi tôm và trồng lúa đã có những thay đổi từ khi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng.
- Chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng thì người dân thả tôm sớm hơn (tháng 3) để thu hoạch vụ tôm thứ nhất trong tháng 6, sau đó tiếp tục nuôi vụ tôm thứ hai từ tháng 6 đến tháng 9, và sạ lúa (giống cao sản ngắn ngày) đầu tháng 10 để thu hoạch vào tháng Giêng năm sau.
- Mô hình nuôi 2 vụ tôm thẻ chân trắng-lúa có thời gian canh tác kéo dài hơn mô hình nuôi tôm sú-lúa nên bị ảnh hưởng của nắng nóng hoặc mưa sớm đầu vụ, đồng thời vụ lúa cũng bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt khi mùa mưa chấm dứt sớm.
- Trong trường hợp nuôi tôm thẻ chân trắng 3 vụ/năm, thì vụ nuôi thứ ba còn bị ảnh hưởng của giảm độ mặn trong nước do nước mưa và không có nguồn nước mặn bổ sung vì thời gian này toàn hệ thống nước trong kênh/mương đều ngọt.
- Do đó, nuôi tôm thẻ chân trắng ở vụ thứ ba thì người dân nên thả nuôi mật độ thưa để tôm lớn nhanh và có ao trữ nước cấp cho ruộng tôm nếu thiếu nước mặn..
- Tuy nhiên, người dân đánh giá hình thức nuôi tôm thâm canh sử dụng nhiều hóa chất trong phòng trị bệnh tôm.
- 3.3 Đánh giá mô hình nuôi tôm và trồng lúa 3.3.1 Đánh giá nguồn lực nông hộ.
- Kết quả phân tích số liệu ở Bảng 1 cho thấy tuổi bình quân của chủ hộ ở nhóm làm mô hình tôm-lúa có khuynh hướng cao hơn ở nhóm hộ nuôi tôm độc canh (khoảng 51 so với 48 tuổi).
- Kinh nghiệm nuôi tôm luân canh với trồng lúa ở nhóm tôm-lúa cao hơn nhóm hộ nuôi tôm độc canh (19 so với 14 năm).
- Ngược lại, thì kinh nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng ở nhóm tôm-lúa thấp hơn so với.
- Điều này cho thấy ở nhóm chủ hộ trẻ tuổi có khuynh hướng chuyển đổi sang mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và thực hiện chuyển dịch sang mô hình canh tác mới nhiều hơn so với nhóm hộ lớn tuổi..
- Ở nhóm hộ nuôi tôm độc canh có tổng diện tích đất và đất ruộng ít hơn ở nhóm hộ làm mô hình tôm- lúa (tương ứng.
- Số thửa đất là yếu tố có liên quan đến việc chuyển dịch các mô hình canh tác trong vùng như: nhóm hộ luân canh tôm-lúa có số thửa đất nhiều hơn nhóm hộ nuôi tôm độc canh..
- Nội dung Nuôi tôm độc.
- canh (n = 55) Nuôi tôm-lúa.
- 3.3.2 Khía cạnh kỹ thuật trong nuôi tôm Kết quả phân tích ở Bảng 2 cho thấy nhóm thực hiện mô hình nuôi tôm độc canh (2-3 vụ/năm) thả mật độ tôm nuôi cao hơn nhóm hộ thực hiện tôm- lúa.
- Nếu chỉ so sánh mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng thì ở nhóm nuôi tôm độc canh thả mật độ cao từ 27 đến 28 con so với 18 con/m 2 ở nhóm hộ thực hiện tôm-lúa, và mật độ này cao hơn rất nhiều nếu so sánh với mật độ nuôi tôm sú (8 con/m 2.
- Do đầu tư thâm canh và nuôi ở mật độ cao nên khâu kiểm tra chất lượng tôm giống ở nhóm nuôi tôm độc canh được thực hiện nhiều hơn so với nhóm tôm- lúa.
- Thời gian nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng 66 đến 70 ngày/vụ nuôi và nuôi tôm sú là 125 ngày/vụ nên nhóm hộ nuôi tôm thẻ chân trắng có thể thả nuôi từ 2 đến 3 vụ/năm, trong khi nuôi tôm sú chỉ thả được một vụ/năm.
- Nếu người dân chạy theo lợi nhuận từ việc tăng số vụ nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ phá vỡ qui hoạch mô hình luân canh tôm-lúa theo khuyến cáo của địa.
- Nhóm hộ nuôi tôm độc canh đầu tư thức ăn công nghiệp nhiều hơn nhóm hộ làm tôm-lúa để đạt sản lượng tôm nuôi cao hơn.
- Ở nhóm hộ nuôi tôm thẻ chân trắng độc canh đầu tư lượng thức ăn.
- Kích cỡ thu hoạch bình quân của nuôi tôm thẻ chân trắng là 14,3 g/con thấp hơn so với kích cỡ thu hoạch của nuôi tôm sú là 16,9 g/con.
- Ngày công lao động chăm sóc tôm nuôi ở nhóm nuôi tôm độc canh cũng cao hơn so với nhóm hộ làm tôm-lúa..
- Bảng 2: Đánh giá các khía cạnh kỹ thuật trong nuôi tôm theo mùa vụ.
- Nội dung Nuôi tôm độc canh Nuôi tôm-lúa Trung.
- Ở nhóm hộ nuôi tôm độc canh phần lớn chỉ lấy nước một lần đầu vụ (chiếm 57- 81% số ý kiến hộ), sau đó châm thêm nước ngọt từ hệ thống kênh/mương hay giếng ngầm.
- Điều này cho thấy nuôi tôm độc canh người dân có sử dụng nước mặn từ giếng ngầm để cung cấp cho ao tôm nên phần nào tác động tiêu cực đến môi trường nước trong vùng qui hoạch tôm-lúa..
- Như vậy, các giống lúa ngắn ngày được trồng nhiều ở nhóm hộ thực hiện mô hình nuôi 2 vụ tôm thẻ chân trắng-lúa, trong khi nhóm hộ nuôi tôm sú-lúa thì sử dụng giống lúa phổ biến là ST5 (Bảng 3).
- Kết quả khảo sát cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng 2 vụ/năm có dư lượng chất hữu cơ bồi lắng trong ruộng nhiều hơn nên việc trồng lúa có bón thêm các loại phân vô cơ có khuynh hướng ít hơn nuôi 1 vụ tôm sú (380 so với 432 kg/ha).
- (2010b) cho rằng phần lớn đạm (N) và lân (P) thải ra môi trường thì tích lũy trong bùn đáy ao và trong nước ở mô hình nuôi tôm thâm canh cao hơn mô hình nuôi tôm bán thâm canh.
- Nội dung Nuôi tôm thẻ chân.
- trắng 2 vụ-lúa (n=28) Nuôi tôm sú-lúa.
- Trong trường hợp so sánh hiệu quả tài chính nuôi tôm trong mô hình nuôi tôm độc canh và nuôi tôm trong mô hình tôm-lúa ở Bảng 4 cho thấy nuôi tôm độc canh (2-3 vụ/năm) có tổng chi phí đầu tư cao hơn nuôi tôm trong mô hình tôm-lúa (khoảng 354 đến 436 triệu so với khoảng 78-150 triệu đồng/ha/năm).
- Tổng thu nhập của nuôi tôm trong mô hình nuôi tôm độc canh cũng cao hơn nuôi tôm trong mô hình tôm-lúa (khoảng 595 đến 641 triệu so với khoảng 89 đến 229 triệu đồng/ha/năm) nên tổng lợi nhuận của nuôi tôm độc canh cao hơn lợi nhuận nuôi tôm trong mô hình tôm-lúa (khoảng 204 đến 241 triệu so với khoảng 11 đến 79 triệu đồng/ha/năm).
- tài chính giữa các mô hình nuôi tôm với nhau, thì mô hình nuôi 2 vụ tôm thẻ chân trắng độc canh/ha/năm có lợi nhuận và tỷ lệ lời/vốn cao nhất so với các mô hình nuôi tôm còn lại.
- Mặt dù mô hình nuôi 3 vụ tôm thẻ chân trắng độc canh/ha/năm có thu nhập cao nhất, nhưng chi phí đầu tư cũng cao tương ứng nên tổng lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn không cao hơn các mô hình nuôi tôm khác.
- Mô hình nuôi tôm sú/ha/năm cho lợi nhuận thấp nhất (11 triệu/ha/năm).
- Kết quả này cho thấy với mức độ đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng quá cao thì lợi nhuận mang lại và hiệu quả sử dụng đồng vốn không cao tương ứng.
- Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi 3 vụ tôm thẻ chân trắng/ha/năm kém hơn nuôi 2 vụ tôm thẻ chân trắng/ha/năm và nuôi tôm sú kém hiệu quả hơn nuôi tôm thẻ chân trắng..
- Bảng 4: So sánh hiệu quả tài chính các mô hình nuôi tôm.
- Kết quả phân tích hiệu quả trồng lúa ở Bảng 5 cho thấy thu nhập, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn trồng lúa ở mô hình nuôi tôm sú-lúa thì cao hơn ở mô hình nuôi 2 vụ tôm thẻ chân trắng-lúa.
- nuôi 2 tôm thẻ chân trắng-lúa (18 so với 15 triệu đồng/ha).
- Hơn nữa, việc trồng lúa trong các mô hình nuôi tôm có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm cũng như hiệu quả toàn hệ thống tôm-lúa (Lê Cảnh Dũng, 2012)..
- 3.3.6 Hiệu quả tài chính mô hình canh tác Trong phân tích hiệu quả tài chính các mô hình canh tác/ha/năm chỉ ra rằng tổng chi phí đầu tư, thu nhập, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn ở mô hình nuôi tôm độc canh đều cao hơn ở mô hình tôm-lúa (Bảng 6).
- Tổng chi phí đầu tư cho mô hình nuôi tôm độc canh khoảng 354 đến 436 triệu đồng cao hơn so với 100 đến 168 triệu đồng/ha/năm ở mô hình tôm-lúa.
- Tổng thu nhập của mô hình nuôi tôm độc canh cao hơn mô hình tôm-lúa (596 đến 641 triệu so với 129 đến 261 triệu đồng/ha/năm) nên lợi nhuận mang lại cũng cao hơn ở mô hình tôm-lúa (khoảng 204 đến 241 triệu so với 29 đến 93 triệu đồng/ha/năm).
- Kết quả này cho thấy mô hình nuôi tôm độc canh cho lợi nhuận cao hơn gấp 3 đến 5 lần mô hình tôm-lúa, nhưng chi phí đầu tư quá cao.
- Các mô hình nuôi tôm thẻ độc canh 2 đến 3 vụ/năm hoặc luân canh với lúa đều cho lợi nhuận cao hơn luân canh tôm sú-lúa.
- Mô hình nuôi tôm sú-lúa có thu nhập thấp hơn nuôi tôm độc canh, nhưng nếu có rủi ro trong nuôi tôm thì người dân có nguồn thu nhập từ trồng lúa (Lê Cảnh Dũng và ctv., 2010).
- Do đó, việc lựa chọn mô hình nuôi tôm tùy thuộc vào điều kiện nông hộ, khả năng tài chính và sự kỳ vọng của người nuôi..
- hỗ trợ nuôi tôm chưa được tốt (chất lượng con giống kém, giá thức ăn, thuốc và vật tư khác tăng cao).
- Hiệu quả nuôi tôm càng giảm.
- Kết quả phân tích các yếu tố tác động chính đến nuôi tôm của người dân những năm qua là do dịch bệnh ngày càng nhiều (chiếm 54% số ý kiến trả lời), ảnh hưởng của thời tiết thay đổi gây bất lợi cho tôm nuôi (17% số ý kiến) và sự chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ (10% số ý kiến)..
- (2014) khi nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trên cùng diện tích thì mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng gây ra ô nhiễm nguồn nước nhiều hơn tôm sú.
- Nguyên nhân tôm nuôi bị bệnh nhiều hơn là do nguồn nước cho nuôi tôm bị ô nhiễm và thời tiết bất lợi (Trần Ngọc Tùng và Bùi Văn Trịnh, 2014).
- và mặt đất bị nhiễm mặn nhiều do thời gian nuôi tôm kéo dài nhiều vụ/năm cũng ảnh hưởng đến việc canh tác lúa (chiếm 8.
- (2009) là dẫn nước mặn vào nuôi tôm làm cho ruộng lúa bị nhiễm mặn nhiều hơn..
- (2) xử lý tốt nguồn nước trong nuôi tôm khi lấy nước vào và thải nước ra kênh/mương (chiếm 18.
- (3) làm các ao lắng/ao trữ nước cho ruộng nuôi tôm (chiếm 16.
- (4) cải tiến hệ thống thủy lợi trong khu vực phục vụ nuôi tôm luân canh với lúa (chiếm 15.
- Người dân chuyển dịch sang nuôi tôm thẻ chân trắng vì thời gian nuôi tôm ngắn hơn tôm sú nên nuôi được 2-3 vụ/năm và luân canh với một vụ lúa trong mùa mưa.
- Nuôi tôm thẻ chân trắng cho năng suất cao gấp 2 đến 3 lần nuôi tôm sú nên lợi nhuận mang lại cũng cao hơn nuôi tôm sú..
- Hiệu quả tài chính của nuôi tôm độc canh cao hơn nuôi tôm luân canh với lúa.
- Mô hình nuôi tôm sú luân canh với lúa/năm cho lợi nhuận thấp nhất so với các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng..
- Mô hình nuôi tôm độc canh có tổng thu nhập và lợi nhuận đều cao hơn mô hình luân canh tôm-lúa, nhưng các chi phí đầu tư cho nuôi tôm độc canh quá cao nên chỉ phù hợp cho những nông hộ có vốn đầu tư nuôi nhiều vụ/năm.
- Hiện tại, nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều vụ có lợi ích kinh tế cao hơn nuôi tôm luân canh với lúa, đặc biệt là nuôi tôm sú, nhưng vấn đề mặn hóa, ô nhiễm môi trường nước và rủi ro về lợi ích kinh tế do mất mùa cần được quan tâm hơn.
- Cần trú trọng đến các yếu tố kỹ thuật, kinh tế và môi trường của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh (như: mật độ tôm nuôi/vụ, số vụ nuôi trong năm, qui mô diện tích trên từng hộ gia đình) và đa dạng các mô hình canh tác kết hợp trong nông hộ (phân chia nhiều thửa/ao nuôi để luân phiên thực hiện các mô hình nuôi tôm) nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
- Tác động của trồng lúa đến nuôi tôm từ các chỉ số kinh tế trong hệ thống lúa – tôm vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long..
- Đánh giá sự thay đổi chất lượng đất nuôi tôm mặn-lợ vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng..
- Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chánh của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodom) thâm canh ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
- Phân tích các khía cạnh kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus.
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau.
- Tổng quan về các mô hình nuôi tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long..
- So sánh hiệu quả sản xuất giữa nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng luân canh với lúa ở tỉnh Kiên Giang.
- Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng và thủy văn đến tình hình nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng.
- So sánh đặc điểm kỹ thuật và chất lượng môi trường giữa ao nuôi tôm sú và nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Sóc Trăng.