« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ CÁC PHẢN ỨNG CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ CÁC PHẢN ỨNG CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG ĐIỀU.
- Bài viết tập trung phân tích những nhận định của doanh nghiệp về những thay đổi trong môi trường kinh doanh gây ra bởi những tác động từ AFTA, Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ cũng như nhận thức của doanh nghiệp về WTO và những cơ hội và thách thức khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
- Hơn thế, tác giả đã cố gắng khẳng định giá trị của bài viết thông qua việc đánh giá những phản ứng/ thay đổi chiến lược có thể có của doanh nghiệp khi hoạt động trong môi trường WTO.
- Kết quả phân tích cho thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát khẳng định sự tác động tích cực của WTO đối với sự phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước cũng như sự chủ động thay đối trong chiến lược kinh doanh của họ để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt theo những quy tắc của WTO..
- Trong đó, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực đóng góp một phần không nhỏ.
- Số lượng doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là.
- Đặc biệt hơn cả khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ ngày điều sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ.
- Thế nhưng, những quy định khắc khe và một môi trường mở cửa cạnh tranh bình đẳng của WTO cũng sẽ làm cho các doanh nghiệp phải đương đầu với nhiều rủi ro và thách thức..
- Vì những lý do trên, một nghiên cứu khảo sát để phân tích đánh giá về mức độ nhận thức, tính sẳn sàng, cũng như các chiến lược đối ứng của các doanh nghiệp trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đưa ra những giải pháp hỗ trợ giảm thiểu rủi ro cũng như góp phần cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng thích ứng và cạnh tranh của các doanh nghiệp khi hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, bình đẳng với những quy định khắc khe của WTO là thực sự cần thiết và cấp bách..
- Trên cơ sở danh sách các doanh nghiệp thu thập được từ Sở Thương mại các tỉnh, các mẫu điều tra sẽ được gởi đến các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu và xay xát chế biến lúa gạo ở địa bàn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long..
- Khảo sát được thực hiện trên hai nhóm doanh nghiệp (chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo) tại tám tỉnh An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau và Kiên Giang.
- Do hạn chế về thời gian, chi phí nghiên cứu và đặc điểm của các doanh nghiệp nên khảo sát chỉ chọn ngẩu nhiên 30 doanh nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản và 56 doanh nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp xay xát lúa gạo..
- 3.1 Tổng quan về các doanh nghiệp xay xát lúa gạo và chế biến thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Qua kết quả khảo sát về thực trạng của các doanh nghiệp chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo trong năm 2007, Bảng 1 cho thấy rằng tuy có sự khác biệt về quy mô lao động và vốn hoạt động giữa hai nhóm doanh nghiệp nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều có quy mô nói chung tương đối nhỏ tương ứng với lĩnh vực sản xuất kinh doanh đặc thù của mình.
- Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, mặc dù số lao động bình quân trong mỗi doanh nghiệp là 855 người, thế nhưng một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp chỉ có từ 10 đến 200 lao động.
- Với lực lượng lao động như vậy sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu.
- Cũng qua Bảng 3 chúng ta thấy rằng, quy mô lao động và vốn hoạt động đối với hầu hết các doanh nghiệp xay xát lúa gạo thật sự nhỏ và đều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..
- Bảng 1: Số doanh nghiệp chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo phân theo quy mô lao động và nguồn vốn ở Đồng bằng sông Cửu Long năm 2007.
- Khoản mục Doanh nghiệp chế.
- biến thủy sản Doanh nghiệp xay xát lúa gạo.
- Tổng số doanh nghiệp 30 56.
- Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động.
- Số doanh nghiệp phân theo quy mô nguồn vốn.
- 3.2 Phân tích những đánh giá của doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long về những thay đổi trong môi trường kinh doanh do AFTA và hiệp định thương mại Việt-Mỹ.
- 3.2.1 Sự hiểu biết và nhận thức của doanh nghiệp về AFTA và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.
- Qua khảo sát, chúng ta thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp kể cả chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo hiểu biết về AFTA rất ít.
- Khoảng 61% các doanh nghiệp xay xát lúa gạo được hỏi trả lời chỉ biết một ít và đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản là 53%.
- Truyền miệng cũng là một nguồn thông tin tương đối quan trọng của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các thông tin về AFTA sau TV và báo chí..
- Các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (khoảng 77% doanh nghiệp xay xát lúa gạo và 56% doanh nghiệp chế biến thủy sản được phỏng vấn trả lời là biết rất ít hoặc biết một ít về hiệp định).
- Cũng qua kết quả khảo sát chúng ta thấy rằng khoảng 40% các doanh nghiệp thủy sản được phỏng vấn phản hồi biết rõ và rất rõ về Hiệp định.
- Điều này thể hiện mức độ quan tâm và nhận thức của các doanh nghiệp chế biến thủy sản đối với tầm quan trọng của Hiệp định..
- Thông tin về Hiệp định chuyển tải đến các doanh nghiệp kể cả chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo chủ yếu từ TV và báo chí.
- Ngoài ra, chúng ta cũng thấy rằng truyền miệng và khóa đào tạo cũng là các kênh thông tin hữu hiệu mà doanh nghiệp sử dụng trong tiếp cận thông tin.
- Chính quyền địa phương qua kết quả khảo sát cho thấy tương đối không hiệu quả trong truyền bá thông tin của Hiệp định đến doanh nghiệp..
- 3.2.2 Đánh giá của doanh nghiệp về những thay đổi trong môi trường kinh doanh do AFTA Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ mang lại.
- Các kết quả này đã tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư, tiếp cận công nghệ mới và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.
- Tuy nhiên, thách thức phải đối mặt với môi trường cạnh tranh gay gắt, bình đẳng với những những quy tắc, luật lệ cũng như những cam kết trong quá trình đàm phán song – đa phương cũng là vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp.
- Vì thế, vấn đề cốt lõi là chúng ta nên tìm hiểu xem các doanh nghiệp đánh giá như thế nào về quá trình hội nhập và tác động của nó đến các hoạt động sản xuất kinh doanh..
- Nhìn chung chúng ta thấy rằng các doanh nghiệp tỏ ra phấn khởi và lạc quan với Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và Asean/AFTA với 71% và 67% các doanh nghiệp khẳng định vai trò tích cực của việc hội nhập song phương và khu vực.
- chỉ có 6% doanh nghiệp cho rằng Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và 7% cho rằng AFTA có tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của họ..
- Hình 1: Doanh nghiệp đánh giá về tác động của AFTA và HĐTM Việt-Mỹ.
- 3.3 Khảo sát sự hiểu biết của doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long về WTO và nhận định về các cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO.
- 3.3.1 Nhận thức về WTO của doanh nghiệp.
- Kết quả khảo sát cho chúng ta thấy rằng, mặc dầu hầu hết các doanh nghiệp được phỏng vấn đều biết đến WTO (chỉ có 3% doanh nghiệp chế biến thủy sản và 2%.
- doanh nghiệp xay xát lúa gạo cho rằng không biết).
- Thế nhưng, mức độ hiểu biết về WTO của các doanh nghiệp còn rất hạn chế.
- Doanh nghiệp thật sự cần được cung cấp thêm thông tin về WTO và quan trong hơn là trang bị cho họ các thông tin và kiến thức cơ bản về những biến động chính sách sẽ diễn ra trong bối cảnh hội nhập WTO của Việt Nam.
- Từ kết quả nghiên cứu, chúng ta thấy rằng các kênh thông tin hiệu quả nhất mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận thông tin về WTO vẫn là các phương tiện truyền thông truyền thống, phổ biến và quen thuộc như TV và báo chí.
- Tiếp theo và không kém phần quan trọng là truyền miệng, khóa đào tạo, gặp gỡ doanh nghiệp và thông qua thực tế kinh doanh..
- Qua phân tích sự hiểu biết của doanh nghiệp về WTO chúng ta nhận thấy rằng mặc dù đa phần các doanh nghiệp đều có quan tâm và hiểu biết về WTO nhưng hầu hết chỉ ở mức độ rất ít hay chi biết qua một ít.
- Vấn đề quan trọng là doanh nghiệp biết về WTO như thế nào vì WTO vốn dĩ là một tổ chức với những ràng buộc, quy định rất khắc khe về thương mại mà các nước thành viên phải cam kết thực hiện khi hoạt động trong sân chơi của nó..
- Qua kết quả khảo sát, chúng ta nhận thấy rằng các doanh nghiệp được lựa chọn phỏng vấn đã thể hiện sự hiểu biết và những nhận định khá rõ ràng đối với các quy định của WTO về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát thuế nhập khẩu, chống phá.
- 3.3.2 Đánh giá của doanh nghiệp về những thay đổi trong môi trường kinh doanh khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Bài viết tiến hành khảo sát những đánh giá của doanh nghiệp về những tác động của WTO đến hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện sau một năm các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường WTO.
- Thế nhưng, hầu hết các doanh nghiệp đã có quan niệm và nhận thức khá rõ ràng với thái độ tương đối lạc quan về những mặt tích cực mà môi trường WTO mang lại (69% các doanh nghiệp chế biến thủy sản và 65% các doanh nghiệp xay xát lúa gạo khẳng định vai trò tích cực của WTO, trong khi chỉ có 6% doanh nghiệp chế biến thủy sản và 5% doanh nghiệp xay xát lúa gạo cho rằng có những tác động ngược chiều với xu hướng hoạt động sản xuất và định hướng phát triển của doanh nghiệp..
- 3.3.3 Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
- Qua kết quả khảo sát, chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp được phỏng vấn đều thấy được lợi ích khi Việt Nam gia nhập WTO.
- Tuy nhiên, khả năng tiếp cận công nghệ mới, hệ thống viễn thông được cải thiện, dịch vụ tài chính được cải thiện, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp, minh bạch hơn về thể chế chính sách và dễ xử lý tranh chấp quốc tế là những vấn đề được đa số các doanh nghiệp xem là những cơ hội và lợi ích lớn nhất mà doanh nghiệp có thể thụ hưởng khi hoạt động trong môi trường WTO..
- Hình 2: Nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích khi gia nhập WTO.
- Trên thực tế, những vấn đề này là những rào cản và trở ngại đáng kể mà hầu hết các doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Vì thế các doanh nghiệp đều kỳ vọng những lợi ích mà WTO mang lại cho doanh nghiệp sẽ góp phần tháo gỡ để doanh nghiệp có thể vượt qua những rào cản mà họ đã phải đối mặt.
- Điều này phần nào giải thích tại sao hầu hết doanh nghiệp đều ũng hộ việc gia nhập WTO của Việt Nam..
- Thế nhưng những quy định và những quy tắc của WTO đã tạo ra những thách thức đáng kể mà doanh nghiệp phải đối mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Hình 3 cho thấy doanh nghiệp đánh giá những thách thức to lớn mà họ phải đối mặt liên quan đến rủi ro sẽ nhiều hơn trong đàm phán ký kết hợp đồng, cạnh tranh gay gắt hơn do mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, khó khăn do áp dụng các tiêu chuẩn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm và không nhận được nhiều sự trợ cấp từ chính phủ cũng như chi phí sản xuất có thể tăng thêm liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ..
- Hình 3: Nhận thức của doanh nghiệp về thách thức.
- 3.4 Đánh giá các phản ứng chiến lược của doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO.
- 3.4.1 Các chiến lược đối ứng của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hội nhập Kết quả khảo sát cho chúng ta thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp đã điều chỉnh đáng kể các chiến lược trong bối cảnh hiện tại.
- Trong đó, đầu tư công nghệ phù hợp, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, đào tạo lại lao động, tham gia vào các hiệp hội, tăng cường công tác quảng bá tiếp thị và liên doanh là các lĩnh vực ưu tiên mà doanh nghiệp quan tâm và chú trọng.
- Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp luôn tin tưởng và tự tin vào khả năng của mình, chủ động để có thể thích nghi với một môi trường cạnh tranh gay gắt hơn trong bối cảnh WTO.
- Thế nhưng vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp chưa thực sự tự tin vào khả năng của mình nên với họ những biện pháp tích cực trong chiến lược vẫn mong muốn có sự trợ giúp từ chính phủ và cắt giảm lao động.
- 3.4.2 Đánh giá các phản ứng chiến lược của doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Hầu hết các doanh nghiệp luôn chủ động thay đổi những sách lược để có thể thích nghi tốt hơn trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO.
- Đầu tư công nghệ phù hợp, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, đào tạo lại lao động, tham gia vào các hiệp hội, tăng cường công tác quảng bá tiếp thị và liên doanh là các lĩnh vực ưu tiên mà doanh nghiệp quan tâm và chú trọng trong xây dựng kế hoạch chiến lược của mình.
- Qua kết quả phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua mô hình xây dựng các nền tảng lợi thế cạnh canh ở phần trên, chúng ta thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp có những đánh giá và nhận định tương đối đúng đắn về tiềm lực, khả năng và những lợi thế cạnh tranh không khả quan lắm của mình khi đưa ra những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng các chiến lược đối ứng để thích nghi tốt hơn trong môi trường cạnh tranh WTO..
- Chính phủ nên có những chương trình cụ thể để phổ cập thông tin về WTO cho doanh nghiệp không những chỉ dừng lại ở mức độ hiểu biết chung mà nên tập trung vào những kiến thức liên quan đến những quy định cụ thể của WTO..
- Có những chính sách cải thiện và tăng cường hiệu quả của các dịch vụ cơ bản như viễn thông, tài chính, xuất nhập khẩu, minh bạch hơn về chính sách để doanh nghiệp có thể đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tiếp cận và đầu tư công nghệ mới..
- Cải thiện khuôn khổ luật pháp, khả năng quản lý kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực của chính quyền địa phương, tăng cường đầu tư nguồn nhân lực và thông tin nhằm tạo môi trường góp phần giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của mình..
- Các giải pháp đối với doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nên có những chính sách đào tạo và trang bị cho mình những kiến thức liên quan đến những quy định của WTO.
- Doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ phù hợp, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, đào tạo và đào tạo lại lao động, tham gia vào các hiệp hội, tăng cường công tác quảng bá tiếp thị để có thể tận dụng những cơ hội mà WTO mang lại..
- Qua phân tích các chiến lược đối ứng của 56 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu và 30 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện kinh tế hội nhập, kết quả của nghiên cứu có thể được tóm lược ở những vấn đề chính sau đây:.
- Đối với AFTA và Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ: Hầu hết các doanh nghiệp đều có sự hiểu biết và nhận thức tương đối và đa số đều khẳng định vai trò tích cực của việc hội nhập..
- Đối với WTO: Đa số các doanh nghiệp có sự hiểu biết về WTO đặc biết đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
- Doanh nghiệp có sự hiểu biết và những nhận định khá rõ ràng đối với các quy định của WTO về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát thuế nhập khẩu, chống phá giá, chứng nhận xuất xứ và kiểm tra trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp chưa có nhận thức rõ ràng đối với một số quy định của WTO.
- Các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được những thách thức to lớn mà họ phải đối mặt liên quan đến rủi ro sẽ nhiều hơn trong đàm phán ký kết hợp đồng, cạnh tranh gay gắt hơn do mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, khó khăn do áp dụng các tiêu chuẩn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm và không nhận được nhiều sự trợ cấp từ chính phủ cũng như chi phí sản xuất có thể tăng thêm liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Để thích nghi, tồn tại và phát triển trong môi trường WTO, đa số các doanh nghiệp đều chủ động đề xuất các thay đổi trong chiến lược kinh doanh tập trung vào đầu tư công nghệ phù hợp, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, đào tạo lại lao động, tham gia vào các hiệp hội, tăng cường công tác quảng bá tiếp thị..
- Đỗ Hoài Nam (2005), “Các doanh nghiệp Việt Nam với việc gia nhập WTO”.
- Quan Minh Nhựt (2009), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả chi phí của các doanh nghiệp xay xát lúa gạo và chế biến thủy sản khu vực ĐBSCL năm 2007”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Cần Thơ..
- Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra năm