« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá các tiêu chí của công nghệ cao trong sản xuất lúa và rau màu ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú - An Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ CỦA CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT LÚA VÀ RAU MÀU Ở HUYỆN THOẠI SƠN VÀ CHÂU PHÚ - AN GIANG.
- Cây lúa, công nghệ cao, Châu Phú, rau màu, tiêu chí, Thoại Sơn.
- Nông nghiệp công nghệ cao đã và đang phát triển mạnh mẽ tại các nước phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
- Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá việc áp dụng một số tiêu chí của sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho lúa tại huyện Thoại Sơn và rau màu tại huyện Châu Phú.
- Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu, tài liệu về nông nghiệp công nghệ cao.
- các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư, chính sách nông nghiệp công nghệ cao.
- Đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) và đánh giá đa tiêu chí (MCE).
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được 4 tiêu chí cấp 1 và 22 tiêu chí cấp 2 phục vụ cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các mức độ quan trọng của từng tiêu chí..
- Trong 4 tiêu chí cấp 1 thì tiêu chí kỹ thuật có mức quan trọng cao nhất kế đến là tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường để phát triển sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao trong vùng nghiên cứu.
- Đối với tiêu chí cấp 2 được xác định là thị trường tiêu thụ sản phẩm quan trọng nhất trong 22 tiêu chí được xác định thông qua kết quả phỏng vấn nông hộ..
- Đánh giá các tiêu chí của công nghệ cao trong sản xuất lúa và rau màu ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú - An Giang.
- Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và là giải pháp để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, nâng cao chất lượng nông sản và thân thiện với môi trường..
- Hiện nay, ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp đã nhân rộng ở các nước đã và đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
- Từ khi Luật công nghệ cao ra đời (Quốc hội, 2008) thì việc áp dụng công nghệ cao càng phát triển mạnh và đã mang lại những hiệu quả thiết thực thể hiện được ưu thế vượt trội so với phương pháp sản xuất truyền thống (Phạm Văn Hiển, 2014)..
- An Giang là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp lúa và rau màu lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, những năm gần đây tỉnh cũng đã đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp và thu nhận được những kết quả rất khả quan (Đinh Thị Việt Huỳnh, 2015).
- Tuy vậy, việc ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập như: kinh phí đầu tư ban đầu lớn, về tích tụ ruộng đất và hạ tầng cơ sở khu vực nông thôn, nguồn lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, kinh nghiệm sản xuất còn.
- Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí trong sản xuất lúa (huyện Thoại Sơn) và rau màu (huyện Châu Phú) ứng dụng công nghệ cao ở tỉnh An Giang..
- Phương pháp tổng hợp và kế thừa số liệu: Nghiên cứu đã tổng hợp các căn cứ pháp lý về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các tài liệu nghiên cứu, sách, đề tài, tạp chí khoa học để làm căn cứ xây dựng nên tiêu chí cho sản xuất lúa và rau màu.
- Phương pháp đánh giá thích nghi đất đai: Sử dụng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên FAO (1976) để xác định các vùng có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phương pháp này gồm có 5 bước và được thể hiện cụ thể qua Hình 1..
- canh tác lúa, rau màu ứng dụng công nghệ cao tại huyện Thoại Sơn và Châu Phú, tỉnh An Giang.
- Để phân cấp mức độ và cho điểm nghiên cứu dựa vào đặc điểm thích nghi của cây trồng, yếu tố kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường, phân cấp thích nghi cho mô hình canh tác lúa, rau màu.
- Lưu Đức Cường (2009) sử dụng thang điểm để đánh giá tầm quan trọng tương đối giữa các tiêu chí.
- Nghiên cứu sử dụng thang điểm 1-9 cho phân cấp mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí.
- Phương pháp đánh giá đa tiêu chí (MCE- Multi Criteria Evaluation) được sử dụng để đánh giá các mức độ quan trọng của từng tiêu chí trong việc xây dựng tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Saaty, 1980).
- So sánh cặp: là một việc nữa trong xác định các trọng số cho các tiêu chí.
- Phương pháp này liên quan đến việc so sánh các tiêu chí và cho phép so sánh chỉ hai tiêu chí cùng một lúc..
- Tính trọng số: trọng số là xác định mức độ quan trọng của các tiêu chí.
- Khi các tiêu chí khác nhau mà có cùng mức độ quan trọng, trọng số của từng nhân tố bằng 1..
- 3.1 Hệ thống cơ sở lý luận xây dựng vùng sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú, tỉnh An Giang.
- Cơ sở đầu tiên để phát triển vùng sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao cho huyện Thoại Sơn và Châu Phú là các chính sách, các văn bản pháp luật quy định về các tiêu chuẩn, tiêu chí.
- vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các tiêu chí quy định của các văn bản được cụ thể trong Bảng 1..
- Kết quả tổng hợp, đánh giá các tiêu chí về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho thấy việc quy định còn chung chung, chưa cụ thể hóa được các tiêu chí trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (Bảng 1) như: tổ chức sản xuất: quy định sản phẩm phải có sự liên kết theo chuỗi giá trị, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác.
- vùng nông nghiệp công nghệ cao phải là vùng chuyên canh, diện tích liền vùng, liền thửa.
- công nghệ phát triển chưa cao, nhất là khâu sau thu hoạch.
- cùng với đó là các quy định về hạn mức cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- về giống hiện nay các nơi sản xuất giống có chất lượng tốt còn hạn chế chưa được phát triển và nhân rộng.
- Do vậy, để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho sản xuất lúa và rau màu cần xây dựng tiêu chí phát triển cụ thể về tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường ảnh hưởng đến sản xuất..
- Trên cơ sở hệ thống các cơ sở lý luận và tổng hợp các nghiên cứu, kết quả đã xác định được các tiêu chí ứng dụng công nghệ cao phục vụ cho sản xuất lúa ở huyện Thoại Sơn và rau màu ở huyện Châu Phú và được phân theo các cấp độ (Bảng 2)..
- Bảng 1: Tiêu chí nông nghiệp công nghệ cao trong các văn bản pháp luật.
- STT Chỉ tiêu nông nghiệp công nghệ cao Quy định.
- Công nghệ ưu tiên phát triển như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa..
- Phát triển chọn giống, phòng trừ dịch bệnh, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra các thiết bị sử dụng trong nông nghiệp, khâu bảo quản chế biến, phát triển doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển về dịch vụ phục vụ nông nghiệp..
- Luật số 21/2008/QH về Luật công nghệ cao ngày .
- Xác định tiêu chí vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị.
- có tổ chức đầu mối của vùng là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong vùng ký hợp đồng thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng..
- Sản phẩm sản xuất trong vùng là sản phẩm hàng hóa có lợi thế của vùng, tập trung vào các nhóm sản phẩm sau:.
- Công nghệ ứng dụng là các công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống và phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi.
- công nghệ thâm canh, siêu thâm canh, chế biến sâu nâng cao giá trị gia tăng.
- công nghệ tự động hóa, bán tự động.
- công nghệ thông tin, viễn thám, thân thiện môi trường.
- Công nghệ ứng dụng trên quy mô công nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị của sản phẩm và tăng năng suất lao động..
- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là vùng chuyên canh, diện tích liền vùng, liền thửa trong địa giới hành chính một tỉnh, có điều kiện tự nhiên thích hợp, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh về giao thông, thủy lợi, điện, thuận lợi cho sản xuất hàng hóa, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp của ngành và địa phương..
- Đối tượng sản xuất và quy mô của vùng: sản xuất hoa có diện tích tối thiểu là 50 ha.
- sản xuất rau an toàn có diện tích tối thiểu là 100 ha.
- sản xuất giống lúa có diện tích tối thiểu là 100 ha.
- nhân giống và sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu với diện tích tối thiểu là 5 ha.
- Bảng 2: Các tiêu chí cấp 1 và cấp 2 cho sản xuất lúa, rau màu ứng dụng công nghệ cao ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú, tỉnh An Giang.
- STT Tiêu chí cấp 1 Tiêu chí cấp 2.
- Giống cây trồng Chuẩn bị đất Cách gieo trồng Quản lý nước Kỹ thuật áp dụng Kiểu sản xuất Chế biến bảo quản Phương pháp thu hoạch.
- Suy thoái đất Đa dạng sinh học Dịch bệnh Kết quả này cho thấy người dân còn quan tâm đến các tiêu chí về cách thức gieo trồng, phương pháp xử lý đất trước khi xuống giống, quản lý nước cho sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, nguồn lao động và chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp.
- Để xác định cụ thể điều kiện thực tế các tiêu chí nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra theo từng vùng thích nghi đất đai khác nhau..
- 3.2 Xác định vùng thích nghi đất đai cho cây lúa, rau màu làm nền tảng cho đánh giá tiêu chí.
- Kết quả khảo sát điều kiện thực tế tại huyện Thoại Sơn và Châu Phú, tỉnh An Giang cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa và rau màu.
- Với các điều kiện về tự nhiên hiện có của huyện Thoại Sơn và Châu Phú, nghiên cứu tiến hành đánh giá mức độ thích nghi cho việc xác định những vùng có khả năng phát triển trước khi ứng dụng các tiêu chí công nghệ cao cho sản xuất lúa và rau màu.
- Kết quả cho thấy huyện Thoại Sơn được chia thành 02 vùng thích nghi cho sản xuất lúa (vùng i:.
- Đối với huyện Châu Phú, có 2 vùng thích hợp cho phát triển rau màu (vùng i: thích nghi cao (S1) với diện tích 14.757ha.
- Kết quả này cho thấy đối với điều kiện đất, nước, khí hậu phù hợp cao và trung bình đối với sản xuất lúa ở huyện Thoại Sơn và rau màu ở Châu Phú.
- Qua kết quả phân vùng trên sẽ làm nền tảng điều tra ứng dụng các tiêu chí dựa trên vùng thích nghi để đánh giá tính phù hợp đất đai và các tiêu chí ảnh hưởng trong quá trình sản xuất nông nghiệp và xác định mức độ quan tâm của người dân đến các tiêu chí cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao..
- 3.3 Xác định mức độ quan tâm đến các tiêu chí cơ bản cho sản xuất lúa và rau màu.
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí (MCE) để đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố kỹ thuật, kinh tế - xã hội và môi trường cho sản xuất lúa và rau màu trong vùng nghiên cứu.
- Các tiêu chí càng quan trọng thì trọng số càng cao.
- Bảng 3: Phân loại mức độ quan trọng của các yếu tố.
- Trong sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao, các yếu tố được sự quan tâm của người trực tiếp sản xuất là kỹ thuật áp dụng, mức độ kinh tế, yêu cầu về xã hội và yếu tố tác động môi trường (Kết quả điều tra, 2017).
- Trong đó, mỗi yếu tố và các thành phần được quan tâm cho từng yếu tố được kiểm tra và đánh giá theo từng mức độ ảnh hưởng thông qua sự đánh giá của các chuyên gia và người dân theo từng vùng thích nghi có khả năng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..
- Kết quả phỏng vấn chuyên gia gồm các nhà quản lý, nhà khoa học và người trực tiếp sản xuất lúa và rau màu am hiểu về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Thoại Sơn và Châu Phú cho thấy yếu tố kỹ thuật được xem là quan trọng nhất đối với cả 2 mô hình sản xuất lúa và rau màu (w=0,52 và w=0,5), kế đến là yếu tố kinh tế, xã hội và cuối cùng yếu tố về môi trường được cho là ít quan trọng (Bảng 4)..
- Bảng 4: Trọng số của các yếu tố tác động đến sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao ở huyện Thoại Sơn và Châu Phú.
- 2 Rau màu (Châu Phú .
- Kết quả phỏng vấn chuyên gia cho thấy mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến mô hình sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Thoại Sơn và Châu Phú, tỉnh An Giang.
- giá yếu tố giống có mức độ quan trọng cao nhất và yếu tố kiểu sản xuất có mức độ quan trọng thấp nhất (Hình 4a) cho cả 2 kiểu sử dụng ứng dụng công nghệ cao lúa và rau màu..
- Đối với các yếu tố về kinh tế, kết quả phỏng vấn cho rằng yếu tố thị trường tiêu thụ trong sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao sẽ có.
- Hình 5: Trọng số các yếu tố cấp 2 của yếu tố xã hội (a) và môi trường (b) sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao.
- Bảng 5: Trọng số các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao STT Yếu tố.
- (W1) Yếu tố cấp 2.
- 6 Kiểu sản xuất .
- Kết quả cho thấy kiến thức người trực tiếp sản xuất nông nghiệp sẽ quyết định trong khâu kỹ thuật để có thể ứng dụng công nghệ cao vào trong canh tác, người có kiến thức càng cao sẽ dễ dàng tiếp cận với những khoa học công nghệ mới, ứng dụng.
- hiệu quả khi được chuyển giao công nghệ.
- Đồng thời, yếu tố chính sách hỗ trợ không phải là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất lúa và rau màu trên địa bàn huyện Thoại Sơn và Châu Phú (Hình 5a).
- Khi ứng dụng công nghệ cao vào canh tác lúa và rau màu cho thấy rằng việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, giống kháng sâu bệnh, áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh sinh thái (thửa ruộng, bờ hoa) làm hạn chế được dịch bệnh tấn công cây trồng và yếu tố này không còn quan trọng nhiều trong quá trình sản xuất lúa và rau màu ứng dụng công nghệ cao..
- Việc xác định yếu tố quan trọng trong sản xuất lúa và rau màu phát triển ứng dụng công nghệ cao nhằm định hướng, tập trung vào những yếu tố quan trọng, phát triển phù hợp với điều kiện thực tế cho vùng sản xuất.
- Kết quả đánh giá cho thấy để huyện Thoại Sơn và Châu Phú ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất nông nghiệp cần phải phát triển khâu kỹ thuật đầu tiên, phát triển những công nghệ, kỹ thuật mới vào trong sản xuất, kế đến là kinh tế, xã hội và cuối cùng là vấn đề về môi trường..
- Tuy nhiên, kết quả đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố trong sản xuất lúa và rau màu của Thoại Sơn và Châu Phú cho thấy vấn đề thị trường tiêu thụ được quan tâm đầu tiên, có mức độ quan trọng cao nhất trong sản xuất ứng dụng công nghệ cao, trọng số của yếu tố này lần lượt là 0,15 và 0,2 trong 22 yếu tố về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.
- Kết quả cũng cho thấy sự cần thiết trong sản xuất nông nghiệp là khâu đầu ra, vì vậy để phát triển tốt việc áp dụng công nghệ cao cần tìm được thị trường cho sản phẩm, khi đó sản xuất sẽ mang tính khả thi hơn và đáp ứng được nhu cầu sản xuất về số lượng lớn, sản phẩm nông sản chất lượng và năng suất cao..
- Nhìn chung, nghiên cứu bước đầu đã xác định được 22 tiêu chí về điều kiện kỹ thuật (chuẩn bị đất, giống, gieo trồng, quản lý nước, kỹ thuật canh tác, thiết kế mô hình, tiêu thụ sản phẩm, quy mô sản xuất), kinh tế (thị trường tiêu thụ, chi phí đầu tư và lợi nhuận), tiêu chí về xã hội (kiến thức người dân, khả năng quản lý, cơ sở hạ tầng, chuyên gia tư vấn nông nghiệp, quyền sở hữu đất đai, nguồn lao động, xử lý môi trường, chính sách) và chỉ tiêu về môi trường (suy thoái đất, đa dạng sinh học và dịch bệnh) trên cơ sở khảo sát nông hộ và các chuyên gia theo vùng thích nghi có khả năng phát triển.
- Bước đầu nghiên cứu đã đánh giá sự phù hợp về điều kiện tự nhiên, trên cơ sở đó làm nền tảng đánh giá các tiêu chí cấp 1 về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường.
- đã xác định được 22 tiêu chí cấp 2 cho sản xuất lúa ở Thoại Sơn và rau màu ở Châu Phú ứng dụng công nghệ cao và mức độ quan tâm của từng tiêu chí.
- Trong các nghiên cứu tiếp theo cần phân cấp yếu tố cho các tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đưa ra quy trình khi thực hiện xác định những vùng có khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm đánh giá sự phù hợp cho từng vùng sản xuất chuyên biệt..
- Định hướng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang.
- Phương pháp phân tích đa tiêu chí để chọn địa điểm chôn lấp chất thải rắn..
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: Kết quả ban đầu và những khó khăn cần tháo gỡ.
- Luật công nghệ cao