« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá các yếu tố tác động đến chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG Võ Thị Phương Linh 1 , Nguyễn Hiếu Trung 2 , Nguyễn Hồng Trang 1 , Nguyễn Ngọc Trúc Thanh 1 và Võ Quốc Thành 1*.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và tự nhiên dẫn đến sự chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn từ năm .
- Bốn mươi hộ dân và 09 cán bộ địa phương đã được phỏng vấn để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba xu hướng chuyển đổi chính bao gồm: (1) từ mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm, (2) từ mô hình chuyên lúa sang lúa – tôm và (3) từ mô hình lúa – tôm sang chuyên tôm.
- Việc thay đổi loại hình sản xuất được quyết định do năm yếu tố chính xếp hạng lần lượt là (i) lợi nhuận, (ii) xu hướng cộng đồng, (iii) xâm nhập mặn, (iv) chi phí và (v) thời tiết.
- Các yếu tố này có quyết định đến 87,81% quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ..
- Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL còn phải đối mặt với.
- Sóc Trăng là một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp quan trọng ở ĐBSCL với hệ thống canh tác lúa 2 vụ, hoa màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản (NTTS) lợ - mặn.
- Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xâm nhập mặn và khô hạn đã tác động và gây thiệt hại lớn đến hệ thống canh tác nông nghiệp của Sóc Trăng, nhất là tại các vùng sản xuất ven biển (Kang et al., 2021).
- Mỹ Xuyên là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng với những mô hình sản xuất nông nghiệp như lúa 2 vụ, lúa cá kết hợp, luân canh lúa tôm, hoa màu phù hợp với điều kiện tự nhiên.
- Mặc dù sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân.
- Tuy nhiên, người dân cũng gặp không ít khó khăn do thiếu kỹ thuật canh tác, thị trường bấp bênh, thiếu vốn sản xuất.
- Đặc biệt, trong những năm gần đây tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô và xâm nhập mặn lấn sâu vào đất liền gây thiếu hụt nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất, từ đó tác động nặng nề đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện (Nguyễn Văn Bé và ctv.,.
- Trong mùa khô cả hai loại hình sản xuất chủ lực của huyện là cây lúa và con tôm đều bị thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn.
- Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và tự nhiên dẫn đến việc lựa chọn mô hình canh tác của người dân tại vùng nghiên cứu..
- Huyện có hệ thống kênh, rạch phát triển, đan xen thành mạng lưới dày đặc vừa cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, thau chua và rửa mặn.
- Loại hình sản xuất chính của huyện là canh tác lúa, thủy sản và các loại hoa màu..
- (2) có cả hai loại hình sản xuất nông nghiệp, NTTS.
- Nội dung phiếu phỏng vấn bao gồm: (1) hướng chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ trong giai đoạn nguyên nhân chuyển đổi, (3) thuận lợi – khó khăn sau quá trình chuyển đổi, và (4) so sánh lợi nhuận của các loại hình sản xuất nông nghiệp trước và sau chuyển đổi..
- Theo đó, các nguyên nhân chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất được phỏng vấn dựa trên nền các yếu tố cơ bản như Bảng 1..
- Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với 9 cán bộ quản lý tại các cơ quan địa phương liên quan đến quản lý đất đai và sản xuất nông nghiệp, bao gồm: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Trạm Khuyến nông ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng để xác định nguyên nhân dẫn đến thay đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương và đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố dẫn đến thay đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp..
- Các yếu tố đánh giá ảnh hưởng đến sử dụng đất đai.
- phỏng vấn như các thông tin cơ bản của nông hộ (tuổi, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp…) được mô tả thông qua các công thức tính giá trị tổng (Sum), giá trị trung bình (Average), giá trị lớn nhất (Max), giá trị nhỏ nhất (Min), độ lệch chuẩn (Stdev) và tính giá trị phần trăm..
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và tự nhiên đến quyết định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ được đánh giá định tính theo thang đo Likert 5 mức độ (Likert, 1932)..
- Điểm ảnh hưởng của từng yếu tố (X i ) được tính bằng tổng điểm của yếu tố đó trong tất cả phiếu phỏng vấn nông hộ (40 phiếu)..
- Quá trình đánh giá được thực hiện theo mô hình xác định trọng số trong ra quyết định AHP riêng lẻ (AHP – IDM) được thể hiện như Hình 3..
- AHP – IDM trong xác định trọng số các yếu tố.
- Thiết lập thứ bậc các yếu tố.
- Tính trọng số của các yếu tố (AHP): [w].
- X n là các yếu tố tác động đến đối tượng.
- Gọi W i là trọng số của yếu tố thứ i.
- Chỉ số điểm tổng hợp được sử dụng nhằm tổng hợp kết quả đánh giá của nông hộ và đánh giá của cán bộ địa phương về mức độ tác động của các yếu tố (kinh tế, xã hội, môi trường tự nhiên) đến sự chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp..
- Trong đó: A i: Điểm đánh giá tổng hợp của yếu tố i W i: Trọng số ảnh hưởng của yếu tố i (từ kết quả đánh giá của cán bộ quản lý).
- Trong phạm vi nghiên cứu này, nguyên lý Pareto được ứng dụng trong việc tách nhóm các nguyên nhân quan trọng (trong số tất cả các nguyên nhân) ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi các loại hình sản xuất của nông hộ..
- Xu hướng chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp giai đoạn Huyện Mỹ Xuyên được chia thành ba tiểu vùng riêng biệt có nguồn tài nguyên nước mặt khác nhau gồm: (1) Tiểu vùng nước ngọt, (2) tiểu vùng nước lợ và (3) tiểu vùng nước mặn (Hình ) (Phạm Thanh Vũ và ctv., 2013).
- Trong đó, tiểu vùng nước ngọt duy trì hệ thống canh tác chuyên lúa (sản xuất lúa hai vụ/năm), tiểu vùng nước lợ duy trì hệ thống canh tác lúa trên nền tôm (sản xuất một vụ lúa – một vụ tôm hoặc hai vụ tôm/năm) và tiểu vùng nước mặn duy trì hệ thống canh tác chuyên tôm (sản xuất hai hoặc ba vụ tôm/năm).
- Theo đó, diện tích đất trồng lúa và NTTS là chủ yếu bên cạnh các nhóm đất không đáng kể như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất và các loại đất sản xuất nông nghiệp khác..
- Xu hướng chuyển đổi này cho thấy một phần ảnh hưởng của việc thay đổi điều kiện tự nhiên đến quyết định chuyển đổi mô hình sản xuất của nông hộ.
- chuyển từ mô hình lúa – tôm sang chuyên tôm chiếm phần lớn (42,5.
- và số hộ chuyển từ chuyên lúa sang mô hình lúa – tôm (17,5%) (Hình 7).
- Phần lớn các hộ dân có xu hướng chuyển sang mô hình chuyên tôm nhiều hơn so với mô hình lúa – tôm do đây là mô hình mang lại doanh thu cao hơn..
- Ngoài ra, vẫn có một số hộ chọn chuyển sang mô hình lúa – tôm để canh tác do mô hình này là mô hình phát triển bền vững về mặt kinh tế và môi trường.
- Tuy nhiên, do mô hình lúa – tôm mang lại lợi nhuận thấp hơn mô hình chuyên tôm nên ít hộ lựa chọn mô hình.
- Bên cạnh đó, việc chuyển từ mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm là bước chuyển đáng quan tâm do có khả năng tác động đến môi trường.
- (2010), để sản xuất 1 tấn tôm thịt có khả năng xả thải ra môi trường khoảng 5345-7151 m 3 nước thải, 259 kg BOD, 769 kg COD, 1170 kg TSS, 30 kg N, 3,7 kg P và 4,8 kg N-NH 3 .
- Nguyên nhân chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp giai đoạn .
- sản xuất nông nghiệp bao gồm: (i) tăng thu nhập, (ii) ảnh hưởng do xâm nhập mặn, (iii) xu hướng cộng đồng, và (iv) theo quy hoạch của địa phương (Hình 8).
- ý định chuyển đổi mô hình sản xuất của nông hộ..
- Các nguyên nhân thay đổi mô hình sản xuất của nông hộ Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quyết định.
- chuyển đổi mô hình sản xuất của nông hộ là mong muốn tăng thu nhập.
- Có 94,5% ý kiến của các hộ dân cho rằng việc chuyển sang mô hình sản xuất mới sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn mô hình trước đó, đặc biệt mô hình chuyên tôm được đánh giá có lợi nhuận cao hơn nhiều so với mô hình lúa tôm.
- Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Phạm Thanh Vũ và ctv (2013) hiệu quả đồng vốn của mô hình lúa – tôm cao gấp hai lần mô hình chuyên tôm (lúa – tôm: 1,97 và chuyên tôm: 0,83).
- Kết quả khảo sát ý kiến nông hộ cho thấy khi quyết định chuyển đổi mô hình sản xuất nông hộ chỉ xét đến lợi nhuận thu được trong điều kiện năng suất cao (trúng mùa) nhưng chưa so sánh lợi nhuận trong điều kiện năng suất thấp (thất mùa) của các mô hình.
- Kết quả thống kê chi phí và lợi nhuận bình quân của các mô hình trước và sau khi thực hiện chuyển đổi giai đoạn Bảng 6) cho thấy chi phí sản xuất và lợi nhuận bình quân của từng mô hình có xu hướng tăng từ mô hình chuyên lúa (thấp nhất), mô hình lúa – tôm và cuối cùng là mô hình chuyên tôm (cao nhất).
- Khi chuyển từ mô hình chuyên lúa sang mô hình lúa – tôm: Lợi nhuận mô hình lúa – tôm khi.
- trúng mùa tăng khoảng 8,7 lần và khi thất mùa lợi nhuận giảm 19% so với mô hình chuyên lúa..
- Khi chuyển từ mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm: Lợi nhuận khi trúng mùa của mô hình chuyên tôm tăng khoảng 10,1 lần và khi thất mùa lợi nhuận giảm khoảng 40% so với mô hình chuyên lúa..
- Tuy mô hình chuyên tôm khi trúng mùa đem lại lợi nhuận cao nhất nhưng khi thất mùa mô hình này lại khiến phần lớn nông hộ bị thiệt hại nặng về kinh tế do chi phí đầu tư cao, đồng thời khi chuyển sang mô hình chuyên tôm thì đất canh tác sẽ rất khó chuyển đổi tiếp sang hình thức khác do đất đã bị nhiễm mặn..
- Khi chuyển từ mô hình lúa – tôm sang chuyên tôm: Lợi nhuận khi trúng mùa tăng khoảng 1,1 lần và khi thất mùa tỷ lệ thua lỗ là 39%..
- Mô hình chuyên lúa sang lúa – tôm.
- Mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm.
- Mô hình lúa – tôm sang chuyên tôm.
- Việc nhận thấy các hộ dân lân cận khi chuyển sang chuyên tôm vào những vụ đầu mang lại lợi nhuận khá cao, ngược lại những vụ lúa mang lại lợi nhuận thấp hơn đã thúc đẩy các hộ dân chuyển đổi mô hình sản xuất theo các hộ lân cận.
- Do đó, chuyển đổi canh tác các mô hình giống nhau sẽ đồng bộ được hệ thống tưới tiêu..
- Nguyên nhân này chủ yếu là ý kiến của những hộ chuyển từ mô hình chuyên lúa sang mô hình lúa – tôm.
- Do mô hình lúa – tôm được xem là mô hình bền vững trước tình hình BĐKH nên mô hình được địa phương ưu tiên sản xuất..
- Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và tự nhiên đến sự chuyển đổi các loại hình sản xuất nông nghiệp Kết quả phân tích từ 40 phiếu phỏng vấn nông hộ bao gồm được phân tích bằng phương pháp định tính (Likert) cho thấy những yếu tố chính dẫn đến sự chuyển đổi loại hình sản xuất nông nghiệp được xếp hạng theo thứ tự giảm dần lần lượt là (i) lợi nhuận, (ii) xâm nhập mặn, (iii) xu hướng cộng đồng, và (iv) quy hoạch của Nhà nước (Bảng 7)..
- Điểm ảnh hưởng của các yếu tố từ nông hộ.
- Yếu tố cấp 1 Yếu tố cấp 2 Điểm ảnh hưởng (X) Điểm chuẩn hóa (C).
- Trọng số ảnh hưởng (W) cho thấy có một số khác biệt trong nhận định giữa cán bộ quản lý tại địa phương và người dân (Bảng 7) về thứ tự quan trọng của các yếu tố.
- Cụ thể, trong khi yếu tố xâm nhập mặn được đánh giá quan trọng.
- Ngược lại, yếu tố chi phí sản xuất được xếp ở vị trí thứ hai theo đánh giá của cán bộ quản lý thì không thuộc nhóm 5 yếu tố quan trọng nhất theo người dân.
- Sự khác nhau trong cách đánh giá giữa hai nhóm cho thấy cán bộ quản lý ở địa phương chưa thật sự nắm bắt rõ tâm lý của người dân về vấn đề chuyển đổi loại hình sản xuất trong giai đoạn nghiên cứu.
- Trọng số ảnh hưởng của các yếu tố từ các chuyên gia.
- Yếu tố cấp 1 W 1 Yếu tố cấp 2 W 2 Tổng hợp (W = W 1 x W 2 ) Kinh tế.
- Kết quả đánh giá tổng hợp từ nông hộ và đánh giá của các cán bộ quản lý về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và tự nhiên dẫn đến sự chuyển đổi loại hình sản xuất của người dân được thể hiện ở Hình 9.
- Theo đó, việc thay đổi loại hình sản xuất của nông hộ được quyết định do.
- Page, 1971), năm yếu tố trên có tác động đến 87,81% ý định chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ..
- Sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi chuyển đổi loại hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ.
- Yếu tố có mức độ ảnh hưởng xếp thứ hai là xu hướng cộng đồng (0,052).
- Khả năng quyết định lựa chọn mô hình sản xuất của các hộ dân cũng bị ảnh hưởng bởi các hộ dân lân cận.
- Điều này có thể được giải thích do chuyển đổi theo các hộ lân cận có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ những hộ đi trước và mô hình đã được kiểm chứng phù hợp với điều kiện tại địa phương.
- Yếu tố xâm nhập mặn là yếu tố có mức độ ảnh hưởng được xếp thứ ba (0,041).
- Nguồn nước mặn và thời gian mặn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất vụ sản xuất lúa ở mô hình lúa – tôm.
- Trong khi đó, mô hình chuyên tôm là mô hình có thể sản xuất ở hai thời điểm mặn và ngọt.
- Vì vậy, sự chuyển đổi sang mô hình lúa – tôm và chuyên tôm thể hiện sự thích ứng với nguồn nước mặt tại khu vực nghiên cứu..
- Yếu tố chi phí sản xuất là một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chuyển đổi loại hình sản xuất của nông hộ có chỉ số ảnh hưởng là 0,033.
- Nông hộ luôn ưu tiên chi phí sản xuất sau lợi nhuận với mong muốn là chi phí sản xuất thấp nhưng lợi nhuận cao.
- Tiếp theo, yếu tố ảnh hưởng cuối cùng là thời tiết (0,017).
- Tuy nhiên, vì đây là yếu tố tự nhiên nên nông hộ không thể thay đổi, do đó nông hộ chỉ có thể tìm biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của thời tiết như chuyển sang sản xuất mô hình khác.
- Trong giai đoạn cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên có ba xu hướng chuyển đổi chính bao gồm: (1) từ mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm, (2) từ mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm và (3) từ mô hình lúa – tôm sang chuyên tôm.
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường và tự nhiên đến sự chuyển đổi loại hình sản xuất tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cho thấy gần 87,81% quyết định thay đổi loại hình sản xuất của nông hộ bị ảnh hưởng bởi năm yếu tố có thứ tự giảm dần lần lượt là (i) lợi nhuận, (ii) xu hướng cộng đồng, (iii) xâm nhập mặn, (iv) chi phí và (v) thời tiết.
- Việc chuyển từ mô hình chuyên lúa sang chuyên tôm là bước chuyển đáng quan tâm do có khả năng tác động đến môi trường.
- Đánh giá tính bền vững mô hình lúa – tôm ở xã Phú Thuận, Thoại Sơn, An Giang.
- Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước mặt trong sản xuất nông nghiệp vùng ven biển.
- Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa truyền thống và cánh đồng.
- Thách thức trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng dưới tác động của xâm nhập mặn.
- Sự thay đổi mô hình canh tác theo khả năng thích ứng của người dân tại các huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận gói kỹ thuật “1 phải – 5 giảm” trong sản xuất lúa ở huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
- Tổng hợp tình hình sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Mỹ Xuyên (Số 11/CV.PNN&PTNT).