« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá của du khách về việc khai thác di sản hán nôm phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ VIỆC KHAI THÁC DI SẢN HÁN NÔM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH AN GIANG.
- Di sản Hán Nôm, di sản văn hóa, tài nguyên du lịch, tỉnh An Giang.
- Di sản văn hóa là tài sản quý giá của quốc gia và của địa phương, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Trong chiều dài lịch sử của dân tộc, văn hóa Hán Nôm đã trở thành bộ phận quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam.
- Trong đó, nhiều tư liệu Hán Nôm được công nhận là di sản văn hóa của nhân loại..
- Di sản văn hóa Hán Nôm ở tỉnh An Giang khá phong phú và đa dạng so với các tỉnh thành ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đây là nguồn tài nguyên du lịch rất có giá trị cần được bảo tồn và phát huy.
- Đánh giá của du khách về việc khai thác di sản hán nôm phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh An Giang.
- Đồng thời, di sản văn hóa còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho.
- Trong chiều dài lịch sử của dân tộc, văn hóa Hán Nôm đã trở thành một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam.
- Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều chuyến khảo sát thực địa tại các địa bàn trọng điểm về di sản.
- Hán Nôm ở tỉnh An Giang như Châu Đốc, Thoại Sơn, Chợ Mới, Châu Phú, Tân Châu, Tịnh Biên.
- Tại các điểm di tích, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu chung về di tích và về các di sản Hán Nôm được bảo tồn tại di tích, giá trị của di sản Hán Nôm đối với du lịch thông qua các hoạt động như: quan sát, quay phim, chụp hình để lấy tư liệu thực tế.
- 2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học Để lấy ý kiến du khách về vấn đề khai thác di sản Hán Nôm trong du lịch ở tỉnh An Giang, nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với 100 khách du lịch nội địa theo phương thức lấy mẫu thuận tiện.
- (2) là các di tích có di sản Hán Nôm có giá trị đối với du lịch.
- 3.1 Khái quát di sản văn hóa Hán Nôm tại tỉnh An Giang.
- Văn hóa Hán Nôm bắt đầu có mặt trên địa bàn tỉnh An Giang khi người Việt từ miền Trung đến khai hoang lập ấp ở vùng này.
- Đồng thời, An Giang còn có nhiều di sản văn hóa gắn với cuộc đời và sự nghiệp Thoại Ngọc Hầu..
- Trong đó, văn bia là di sản Hán Nôm tiêu biểu mà ông để lại cho đời.
- Lăng Thoại Ngọc Hầu (Sơn Lăng) nằm trong quần thể di tích Núi Sam (Châu Đốc) cũng là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Thoại Ngọc Hầu.
- Tuy nhiên, tư liệu Hán Nôm ở đây cũng bị hư hỏng, mất mát khá nhiều (Trần Hoàng Vũ, 2017)..
- Có thể thấy rằng, di sản Hán Nôm ở tỉnh An Giang rất phong phú và có giá trị.
- Tuy nhiên, việc khai thác giá trị di sản Hán Nôm trong du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng của các di sản này..
- Vì vậy, tỉnh An Giang cần chú trọng hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản Hán Nôm phục vụ phát triển du lịch..
- 3.2 Kết quả khảo sát du khách về khai thác di sản Hán Nôm ở An Giang trong du lịch.
- Đặc điểm đối tượng khảo sát tại các điểm du lịch di sản Hán Nôm ở tỉnh An Giang như sau:.
- 3.2.2 Ý kiến của du khách về di sản Hán Nôm ở tỉnh An Giang.
- Kết quả khảo sát bằng câu hỏi nhiều lựa chọn cho thấy, nguồn thông tin chủ yếu nhất mà khách biết đến những điểm du lịch di sản Hán Nôm An Giang là từ bạn bè, người thân (52.
- Bảng 1: Nguồn thông tin về các điểm du lịch di sản Hán Nôm.
- Công ty du lịch 1 0,7%.
- Ấn phẩm du lịch 1 0,7%.
- tổ chức đi du lịch cùng gia đình, bạn bè (79,2%);.
- ngoài ra, có 7,5% khách đi du lịch theo cơ quan, đoàn thể..
- Bảng 2: Mục đích chuyến đi của khách du lịch Tần suất Tỉ lệ.
- Tìm hiểu di sản văn hóa 1 0,5%.
- Tương quan giữa mục đích chuyến đi và hoạt động của du khách tại điểm du lịch là khá đồng nhất..
- Bảng 3: Hoạt động của du khách trong chuyến du lịch.
- Tìm hiểu di sản văn hóa 16 7,3%.
- ý, yếu tố Sự đặc sắc của di sản văn hóa Hán Nôm chiếm tỉ lệ không cao (10,6.
- Điều này cho thấy việc khai thác di sản Hán Nôm trong du lịch còn nhiều hạn chế..
- Bảng 4: Ý kiến du khách về yếu tố hấp dẫn tại điểm du lịch.
- Sự đặc sắc của di sản Hán Nôm 23 10,6%.
- Về hình thức thể hiện của di sản Hán Nôm ở An Giang, du khách cho rằng: Văn bia chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là Câu đối, Hoành phi, Sắc phong, còn lại là các hình thức khác (Hình 1)..
- Hình 1: Ý kiến du khách về các hình thức biểu hiện của di sản Hán Nôm.
- Nguồn: Dữ liệu khảo sát năm 2017 (N= 100) Để có thể khai thác tốt di sản Hán Nôm trong du lịch, các điều kiện được sự đồng tình cao là: Di sản Hán Nôm cần được bảo tồn tốt, Di sản Hán Nôm cần được dịch ra tiếng Việt, Cần có hướng dẫn viên am hiểu về di sản Hán Nôm.
- Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng: Du khách cần có kiến thức về Hán Nôm, Cần có nhiều tài liệu về di sản Hán Nôm để phục vụ cho du khách (Bảng 5)..
- Bảng 5: Điều kiện cần có để khai thác di sản Hán Nôm trong du lịch.
- Di sản Hán Nôm cần được bảo tồn tốt 38 38,0.
- Di sản Hán Nôm cần được dịch ra tiếng Việt 29 29,0.
- Cần có hướng dẫn viên am hiểu về di sản Hán Nôm 20 20,0.
- Du khách cần có kiến thức về Hán Nôm 11 11,0.
- Cần có nhiều tài liệu về di sản Hán Nôm 2 2,0.
- Về giá trị của di sản Hán Nôm trong du lịch, ý kiến đánh giá của du khách (theo thang đo Likert 5 bậc) đều đạt mức khá cao.
- Thực tế cho thấy, tư liệu Hán Nôm dưới dạng hoành phi, câu đối góp phần tạo sự linh thiêng, cho các di tích.
- Đồng thời, di sản Hán Nôm cũng có giá trị nhận thức rất cao.
- Di sản Hán Nôm còn có giá trị kiến trúc thể hiện qua cách bố cục mặt bằng di tích theo dạng Hán tự như chữ Đinh ( 丁.
- Về hiện trạng khai thác di sản Hán Nôm trong du lịch, đánh giá của du khách như sau: 32% ý kiến đánh giá ở mức kém và rất kém.
- Hình 2: Ý kiến của du khách về khai thác di sản Hán Nôm trong du lịch Nguồn: Dữ liệu khảo sát năm 2017 (N= 100).
- Bảng 6: Ý kiến du khách về hiện trạng tại các điểm du lịch.
- Hướng dẫn viên du lịch 2,85.
- Thông tin du lịch 2,73.
- Về hiện trạng phát triển du lịch tại các điểm di sản Hán Nôm, ý kiến đánh giá của du khách đạt giá trị không cao .
- Thông tin du lịch (Bảng 6)..
- Đánh giá sự cảm nhận của du khách về điểm du lịch di sản Hán Nôm cũng đạt giá trị trung bình (các tiêu chí đạt từ 3,12 đến 3,65).
- Quý khách nghĩ rằng điểm du lịch này sẽ phát triển mạnh hơn trong tương lai (3,65).
- Đánh giá chung về điểm du lịch di sản Hán Nôm tỉnh An Giang, xét theo cả 3 tiêu chí đều tương đối khả quan (từ 3,66 đến 4,14).
- Trong đó, tiêu chí: Dự định quay lại du lịch đạt mức cao nhất (4,14).
- Kết quả này cho thấy, di sản Hán Nôm gắn với du lịch tâm linh nên sự trung thành của du khách đối với các điểm du lịch là rất cao (Bảng 8)..
- Bảng 7: Cảm nhận của du khách về điểm di sản Hán Nôm.
- Trung bình Điểm du lịch đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu di sản Hán Nôm của quý khách 3,27 Những gì quý khách nhận được xứng đáng với thời gian, công sức và tiền bạc đã bỏ ra 3,53 Điểm du lịch được đầu tư tốt cho việc khai thác di sản Hán Nôm gắn với du lịch 3,12 Quý khách nghĩ rằng điểm du lịch này sẽ phát triển mạnh hơn trong tương lai 3,65 Nguồn: Dữ liệu khảo sát năm 2017 (N= 100).
- Bảng 8: Mức độ hài lòng, dự định quay lại và giới thiệu về di sản Hán Nôm.
- Dự định quay lại du lịch 4,14.
- Nhìn chung, kết quả khảo sát du khách cho thấy, di sản Hán Nôm ở An Giang rất có tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư khai thác tốt do có nhiều khó khăn, thách thức như sau:.
- Thứ nhất, việc khai thác di sản Hán Nôm trong du lịch ở An Giang còn khá mới mẻ, chưa đủ sức làm thay đổi “thói quen tiêu dùng” của du khách..
- Hiện nay, không chỉ du khách mà cả các nhà quản lý du lịch địa phương dường như đã “định hình” với các loại hình du lịch có thế mạnh của An Giang là du lịch tâm linh và du lịch sinh thái (Miếu Bà Chúa Xứ, lâm viên Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, v.v…) mà chưa thấy được những giá trị độc đáo, đặc sắc của các di sản Hán Nôm ở An Giang..
- Thứ hai, trong quan niệm của nhiều người thì tỉnh An Giang cũng như toàn vùng ĐBSCL là vùng đất mới nên di sản văn hóa Hán Nôm rất mờ nhạt, ít có giá trị.
- Thứ ba, nhiều người cho rằng du lịch tâm linh và di sản Hán Nôm là tách rời nhau, thậm chí là đối lập với nhau.
- Thực ra, di sản Hán Nôm luôn gắn liền với giá trị tâm linh, làm tăng giá trị tâm linh cho di tích..
- Thứ tư, một thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến việc khai thác di sản Hán Nôm để phát triển du lịch là hầu hết khách du lịch không biết đọc chữ Hán Nôm nên thường không quan tâm đến các di sản này..
- Thứ năm, các hoạt động thông tin, quảng bá về di sản Hán Nôm tại điểm du lịch chưa được chú trọng.
- Hiện nay, hầu hết các điểm du lịch ở tỉnh An Giang không có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại điểm am hiểu về di sản Hán Nôm, nên việc giới thiệu các di sản này đến du khách có rất nhiều hạn chế..
- Công tác biên dịch các nguồn tư liệu Hán Nôm ra tiếng Việt và các ngôn ngữ khác (tiếng Anh, tiếng Pháp…) để phục vụ du khách cũng chưa được quan tâm..
- Thực trạng nêu trên cho thấy một nghịch lý là, di sản Hán Nôm ở An Giang là những tài sản rất quý báu và là nguồn tài nguyên có giá trị để phát triển du lịch, nhưng những giá trị này vẫn đang bị “bỏ quên”, dẫn đến nhiều di sản Hán Nôm ngày càng bị hư hỏng và mai một rất đáng tiếc..
- 3.2.3 Ý kiến du khách về giải pháp khai thác di sản Hán Nôm trong du lịch.
- Qua khảo sát, khách du lịch cũng đề xuất nhiều giải pháp để khai thác tốt hơn di sản Hán Nôm trong du lịch như: Chú trọng lưu giữ cổ vật, Có bảng chỉ dẫn cho khách du lịch, Có thuyết minh viên tại điểm, Có tình nguyện viên am hiểu Hán Nôm.
- Đồng thời du khách cũng cho rằng, cần đẩy mạnh các hoạt động như: Quảng bá tư liệu Hán Nôm.
- Dịch thuật tư liệu Hán Nôm.
- Đội ngũ thuyết minh viên, tình nguyện viên tại điểm du lịch cũng cần được trang bị kiến thức Hán Nôm để chủ động thuyết minh, hướng dẫn cho du khách, v.v….
- Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng phục vụ du khách tại các điểm di sản Hán Nôm như: Cải tạo mở rộng đường sá, Đảm bảo vệ sinh môi trường, Dịch vụ đa dạng hơn, Tăng cường an ninh trật tự để quản lý tốt các hoạt động du lịch để tạo sự văn minh, an toàn của điểm đến.
- Khắc phục tình trạng chèo kéo khách để đảm bảo sự kết hợp du lịch di sản Hán Nôm với du lịch tâm linh, tín ngưỡng tại các điểm du lịch là các đình, chùa, đền, miếu..
- Hình 3: Ý kiến du khách về giải pháp khai thác di sản Hán Nôm trong du lịch Nguồn: Dữ liệu khảo sát năm 2017 (N= 100).
- Về định hướng khai thác di sản Hán Nôm trong du lịch, hầu hết ý kiến du khách (93%) cho rằng nên tập trung đầu tư khai thác di sản Hán Nôm tại các điểm du lịch hiện có.
- Chỉ có 7% ý kiến cho rằng nên xây dựng những điểm du lịch mới về di sản Hán Nôm..
- Như vậy, cần chú trọng khai thác di sản Hán Nôm kết hợp với các giá trị khác tại di tích lịch sử- văn hóa thông qua các tuyến điểm du lịch hiện có để biến di sản Hán Nôm ở An Giang thành sản phẩm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch..
- Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các tour du lịch có khai thác giá trị di sản Hán Nôm thường rất “kén”.
- Do đó, việc lồng ghép yếu tố di sản Hán Nôm trong các chương trình du lịch cần “đo ni đóng giày”.
- Ngoài ra, cần đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch mới như: viết thư pháp, sản xuất quà lưu niệm, phát hành các tài liệu về di sản Hán Nôm để phục vụ khách du lịch, v.v....
- Đặc biệt, vùng đất An Giang lưu giữ dấu ấn về những nhân vật lịch sử nổi tiếng như Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Thư Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thư, Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại,… Vì vậy, mặc dù trong bối cảnh chung của vùng Nam Bộ là vùng đất mới, nhưng di sản Hán Nôm ở An Giang rất phong phú và có giá trị..
- Di sản Hán Nôm ở An Giang là nguồn tài nguyên du lịch quý báu, là cơ sở cho ngành du lịch An Giang khai thác để phục vụ phát triển du lịch, làm bật lên sức hấp dẫn cho các điểm du lịch hiện có, góp phần tăng thêm giá trị tâm linh, giá trị nhận thức và giá trị kiến trúc, để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc thù, đem lại giá trị gia tăng cho các hoạt động du lịch, góp phần xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch An Giang - một “miền di sản” của ĐBSCL và cả nước..
- Tư liệu Hán Nôm Nam Bộ – Ký ức dân tộc và công việc nghiên cứu hiện nay..
- Tạp chí Hán Nôm