« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI


Tóm tắt Xem thử

- Hà Nội với lợi thế về vị trí địa chính trị và lịch sử phát triển lâu đời, đã và đang giữ vai trò là một trung tâm quan trọng nhất của quốc gia, có sức hút và tác động phát triển rộng lớn đối với khu vực Bắc Bộ và toàn bộ đất nước..
- Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển của thành phố Hà Nội ngày một tăng nhanh, sự gia tăng dân số tập trung vào khu vực đô thị trung tâm đã tạo ra nhiều nguy cơ về kiểm soát phát triển dân cư, các điều kiện hạ tầng xã hội và kỹ thuật, kiểm soát đất đai và môi trường đô thị.
- Để quản lý có hiệu quả quá trình đô thị hoá, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Hà Nội đòi hỏi phải phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển đô thị theo hướng bền vững.
- Trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu của dự án “Atlas Thăng Long - Hà Nội” cùng các nguồn tài liệu tham khảo và điều tra thực địa, chúng tôi phân tích đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, những lợi thế cùng những yếu tố hạn chế của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thành phố Hà Nội theo hướng bền vững..
- Do sự hạn chế về nguồn tài liệu và kết quả nghiên cứu phạm vi Hà Nội được đề cập trong báo cáo này theo địa giới của thành phố đến trước ngày 1 tháng 8 năm 2008..
- Vị thế, tiềm năng về tự nhiên của Hà Nội 1.1.
- Vị thế của Hà Nội.
- Hà Nội có vị thế trung tâm Bắc Bộ, các mạch núi tây bắc và đông bắc đã hội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Con Voi, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc), và do đó các dòng sông cũng tụ thuỷ về đây để rồi phân toả về phía Biển Đông (sông Đà, Thao, Lô, Chảy, Cầu) [1].
- Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, là nguồn lực quan.
- Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- trọng cho phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá.
- Hà Nội là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô..
- Địa tầng: Hà Nội nằm trên một cấu trúc địa chất khá đặc biệt, có lịch sử phát triển lâu dài, nhưng lại tương đối đơn giản về phương diện địa tầng.
- Cấu trúc địa chất: Cấu trúc địa chất của vùng về căn bản là cấu trúc của vùng sụt võng Hà Nội hình thành trong giai đoạn tân kiến tạo, nơi các dòng sông cùng với biển đã tích tụ nên châu thổ sông Hồng - một thể khảm dày hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mét, gồm những lớp trầm tích mịn chủ yếu là sét và cát được lót dưới bằng những tập cuội sỏi [8]..
- Hoạt động tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại trên địa bàn ảnh hưởng rõ nhất tới phần đồng bằng tích tụ: duy trì khuynh hướng tích tụ đền bù đối với phần ngoài đê của các bãi bồi, làm biến dạng bề mặt bậc thềm I, II ở phía bắc sông Hồng và gây ra những biến đổi thường xuyên trong hình thái của các lòng sông, đặc biệt là sự nắn thẳng của Nhĩ Hà khiến Hà Nội có một Hồ Tây thơ mộng và hấp dẫn về nhiều mặt..
- Khu vực Hà Nội có những phân vị địa chất thuỷ văn sau đây:.
- Trữ lượng nước lớn, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt quan trọng cho Hà Nội..
- Phù hợp với cấu trúc kiến tạo và thạch học, nền đất thành phố Hà Nội có những đặc điểm địa chất công trình phân hoá phức tạp.
- Địa hình thành phố Hà Nội tương đối đơn giản: phía bắc là vùng đồi núi thấp, đầu mút của dãy Tam Đảo với độ cao thấp dần về đông nam từ 300 - 400m xuống còn 20 - 30m, tiếp đến là vùng đồng bằng hạ lưu sông cao 12 - 15m trải rộng từ chân núi Chân Chim đến Cổ Loa và cuối cùng là đồng bằng châu thổ thực thụ gọi là châu thổ sông Hồng cao từ 4 đến 6m, đôi nơi đến 10m..
- Đặc điểm địa mạo của Hà Nội được tiên định bởi 3 yếu tố chính: vị trí kiến tạo nằm ở phần đỉnh phía lục địa của miền võng Hà Nội thuộc Bể Sông Hồng.
- Sau đó Bể Sông Hồng xuất hiện, cấu trúc sụt võng Hà Nội liên tục hoạt động theo cơ chế tích tụ đền bù (hạ lún võng xuống bao nhiêu đều được tích tụ bù lại bấy nhiêu) tạo ra bề dày trầm tích tới 6 - 8km, riêng khu vực Thủ đô sụt không quá 1500m, trong đó bề dày của trầm tích Đệ tứ thay đổi từ 10 đến 120m (kỷ Đệ Tứ kéo dài từ 1,6 - 1,8 triệu năm trở lại đây)..
- Vị trí nằm sát biển khiến cho miền võng Hà Nội trở thành một vịnh biển nông mỗi khi có biển tiến, tương ứng với thời kỳ gian băng, sông Hồng tạo ra ở đấy một nón tích tụ phù sa khổng lồ gọi là đồng bằng châu thổ, rồi khi biển lùi, tương ứng với thời kỳ băng hà, bờ vịnh lùi rất xa về phía biển, sông Hồng lại cắt xẻ vào chính châu thổ ấy để bắt đầu quá trình tạo ra kiểu đồng bằng hạ lưu sông..
- Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng.
- Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố..
- Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển thuỷ sản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên không hoàn toàn thuận lợi cho việc tiêu thoát nước nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa..
- Vùng đồi núi thấp và trung bình ở phía bắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển công nghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch..
- Tài nguyên khí hậu ở Hà Nội được hình thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng nhiều mưa.
- Nhìn chung, lượng mưa năm trên khu vực thành phố Hà Nội tăng dần từ tây sang đông ở phía bắc, giảm dần từ tây sang đông ở phía nam và tăng dần từ bắc xuống nam..
- Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam: Tần số front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét hại nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn.
- Nhờ mùa đông lạnh trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc Bộ, có cả một vụ đông độc đáo của miền nhiệt đới..
- Hệ thống sông, hồ Hà Nội thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn 0,1 - 1,5km/km 2 (chỉ kể những sông tự nhiên có dòng chảy thường xuyên) và 0,67 - 1,6km/km 2 (kể cả kênh mương).
- Hà Nội có lượng nước mặt khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ chảy qua, có thể khai thác sử dụng..
- Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên..
- Hà Nội có một số hồ có diện tích lớn như: Hồ Tây, Linh Đàm, Yên Sở, Bảy Mẫu, Hoàn Kiếm, Thanh Nhàn, Định Công.
- Có thể nói, hiếm có một thành phố nào trên thế giới có nhiều hồ như ở Hà Nội.
- Hồ ở Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp, có chức năng điều tiết nguồn nước mặt, điều hoà khí hậu khu vực, có giá trị cao đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng..
- Phần lớn diện tích đất trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thuộc loại màu mỡ, có giá trị cao cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp..
- Theo phân loại phát sinh, đất Hà Nội gồm 5 nhóm chính với 14 đơn vị dưới nhóm, trong đó có 2 nhóm phân bố ở địa hình đồng bằng và một nhóm nhỏ ở khu vực đồi núi thấp Sóc Sơn..
- Hà Nội có tổng diện tích đất tự nhiên 92.097ha (địa giới trước ngày trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 47,4% và diện tích đất lâm nghiệp chiếm 8,6%.
- Xuất phát từ yêu cầu sử dụng đất của Thủ đô Hà Nội, có 2 nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội, đó là đất nông lâm nghiệp và đất xây dựng.
- Phần lớn diện tích đất đai ở nội thành Hà Nội được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu..
- Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gò đồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là Hồ Tây, hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đô thị.
- Thảm thực vật Hà Nội phát triê ̉ n trong điều kiện sinh khí hậu nhiệt đới â ̉ m có mùa lạnh rõ rệt, trên đất địa đới thoát ngập ở vùng đồi núi và đất nội địa đới ngập định kỳ, gồm ba nhóm lớn phân biệt bởi nguồn gốc và chức năng là thảm thực vật tự nhiên, thảm thực vật trồng, và các đối tượng khác..
- Hà Nội với truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi quý, có giá trị cao và nổi tiếng.
- Nhiều vật phẩm và địa danh nổi tiếng: làng hoa Ngọc Hà, vườn đào Nhật Tân, quất Nghi Tàm, cốm làng Vòng, lúa gạo Mễ Trì, cam Canh, bưởi Diễn, sâm cầm Hồ Tây, cá rô Đầm Sét… đã trở thành thương hiệu đầy kiêu hãnh và thắng cảnh đậm nét địa văn hoá của xứ sở Thăng Long - Hà Nội..
- Với đất đai phì nhiêu và những cây trồng vật nuôi đặc sản, nền nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội có tiềm năng to lớn để phát triển theo định hướng nông nghiệp phục vụ đô thị..
- Khu hệ thực vật, động vật trong các hệ sinh thái đặc trưng của Hà Nội khá phong phú và đa dạng.
- Hà Nội có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở các quận nội thành với tổng diện tích là 138ha và 377ha thảm cỏ.
- Ngoài vườn hoa, công viên, Hà Nội còn có hàng vạn cây bóng mát thuộc 67 loại thực vật trồng trên các đường phố.
- Hệ thống cây xanh đường phố Hà Nội rất đa dạng và phong phú.
- Các làng hoa và cây cảnh ở Hà Nội như Nghi Tàm, Ngọc Hà, Quảng Bá, Láng, Nhật Tân.
- đã có truyền thống từ lâu đời và khá nổi tiếng, gần đây nhiều làng hoa và cây cảnh được hình thành thêm ở các vùng ven đô như Vĩnh Tuy, Tây Tựu, và một số xã ở Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn cùng với các loài hoa được mang ra từ các tỉnh phía Nam hoặc nhập nội từ nước ngoài làm cho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng đa dạng và phong phú..
- Bản đồ cảnh quan Thủ đô Hà Nội tỷ lệ được xây dựng trên cơ sở thống nhất các quy luật phân hoá chung của tự nhiên dưới tác động của các quá trình tự nhiên, nhân tác đã và đang diễn ra trên địa bàn với hệ thống phân loại được đề xuất gồm 6 cấp từ trên xuống dưới: hệ  phụ hệ  lớp  phụ lớp  kiểu  loại [2].
- Đặc điểm phân hoá các đơn vị cảnh quan của Hà Nội rất phong phú, đa dạng nhưng có tính quy luật.
- Cấu trúc cảnh quan Hà Nội trên bình đồ chung của tự nhiên khu vực vừa thể hiện tính độc đáo của sự phân hoá vừa phản ánh được tiềm năng, các điều kiện thuận lợi trong sử dụng.
- Về chức năng chung của cảnh quan Hà Nội trong xu thế phát triển hiện nay có thể đánh giá là có nhiều điều kiện thuận lợi cho các hướng sử dụng khác nhau, đặc biệt là hướng sử dụng cảnh quan cho các mục đích phát triển sản xuất và cư trú..
- Những yếu tố tự nhiên hạn chế đối với sự phát triển bền vững thành phố Hà Nội Suy thoái chất lượng môi trường và tai biến thiên nhiên là những nhân tố tác động mạnh đến quá trình phát triển và chất lượng cuộc sống của người dân thủ đô..
- Dưới đây nêu khái quát một số dạng tai biến chủ yếu xảy ra ở Hà Nội..
- Các trận mưa, lũ lớn gây ngập lụt nghiêm trọng ở Hà Nội xảy ra vào tháng 8/1915.
- Nội thành Hà Nội ngày càng tăng nguy cơ bị úng ngập hơn.
- Động đất: Tính đến năm 1992, trong phạm vi vùng trũng Hà Nội đã ghi nhận được 152 trận động đất, trong đó có 2 trận mạnh cấp 7 - 8, 3 trận cấp 7 và 32 trận cấp 6 (thang MSK-64), còn lại là động đất yếu hơn [11].
- Nứt đất: Trên địa bàn Hà Nội và lân cận đã ghi nhận được khoảng trên 70 địa điểm nứt đất.
- Lún đất do khai thác nước ngầm: Khai thác nước ngầm ở Hà Nội bắt đầu từ đầu thế kỷ XX và ngày càng tăng nhanh.
- Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đang làm suy giảm mạnh chất lượng môi trường nước, không khí và đất ở thành phố Hà Nội..
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị chậm hơn gia tăng dân số, chậm hơn mở rộng không gian đô thị.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp không phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường..
- Một số giải pháp cho phát triển bền vững thành phố Hà Nội.
- Quan tâm đến tính bền vững về mặt môi trường trong xây dựng và phát triển đô thị Quá trình đô thị hoá ở Hà Nội đang diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh.
- Một trong những biểu hiện của quá trình này là sự phát triển các khu chung cư cao tầng, các khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng đô thị.
- Phía tây, tây - bắc và bắc của trung tâm Hà Nội hiện nay là những khu vực khả thi về các vấn đề này với nền móng xây dựng ổn định.
- Các khu công nghiệp này cũng được chú ý phát triển trong mối quan hệ với các khu đô thị mới nhằm đảm bảo vấn đề nhà ở cho công nhân lao động..
- Cùng với sự phát triển của hệ thống các khu đô thị mới và các khu công nghiệp là sự ra đời của các cao ốc hiện đại được xây dựng trong khu vực nội thành với mục đích cho thuê làm văn phòng, xây dựng các trung tâm thương mại lớn… Các công trình công cộng cũng được chú ý đầu tư phát triển.
- Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật của thành phố đang từng bước được nâng cấp, phát triển xứng tầm với vị trí thủ đô của đất nước..
- Như vậy, các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội đang đi theo quy hoạch phù hợp với điều kiện mặt bằng.
- đối với khu vực ngoại thành, tập trung xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo các tuyến quốc lộ đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong mối liên hệ với các tỉnh lân cận..
- Đã xác định các vùng thuận lợi cho phát triển đô thị là khu vực nằm giữa sông Hồng và sông Cà Lồ, huyện Gia Lâm và các xã bắc sông Đuống, cùng một số diện tích huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và Cầu Giấy [6].
- Bao quanh Hà Nội là vùng đồi núi thấp với nhiều địa hình độc đáo (hang động, thác nước, vách đá.
- Vùng phía tây và tây nam Hà Nội có điều kiện phát triển các trung tâm du lịch lớn, các đô thị du lịch nghỉ dưỡng và dịch vụ, như vùng Ba Vì, Sơn Tây, Lương Sơn, Mỹ Đức.
- Phía bắc và đông bắc Hà Nội, có đủ điều kiện phát triển các vùng công nghiệp - đô thị quan trọng, các đầu mối giao thông khu vực, cùng với các trung tâm du lịch lớn Tam Đảo, Sóc Sơn,….
- Nhìn chung, diện tích đất nông nghiệp ở Thủ đô Hà Nội còn chiếm diện tích khá cao.
- Diện tích đất ở khu vực đồi núi thấp của huyện Sóc Sơn trong tương lai có thể chuyển sang phát triển lâm nghiệp với mục tiêu chủ yếu là đảm bảo cân bằng sinh thái.
- Thay vào đó, diện tích đất phù sa dọc theo các sông lớn chảy qua thành phố sẽ là những khu vực phù hợp cho phát triển nông nghiệp..
- Điều này cũng phù hợp với sự phân bố địa hình trong khu vực Hà Nội.
- Thanh Trì là huyện có độ cao địa hình thấp nhất với diện tích mặt nước khá lớn nên kéo theo sự phát triển của ngành thuỷ sản..
- Hà Nội vẫn được coi là một thành phố sông - hồ, trong một “tứ giác nước” với các cửa ô ngày trước căn bản là các “cửa nước”: ô Bưởi, Cầu Giấy, Đồng Lầm, Đông Mác [10]..
- Sông và hồ Hà Nội trong suốt quá trình phát triển của mình đã đóng góp rất tích cực trong quốc phòng, trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, tâm linh của Thủ đô.
- Phải thấy hết giá trị của cảnh quan mặt nước sông hồ, coi chúng là một phần quan trọng trong quy hoạch phát triển đô thị.
- Mặt nước hồ của Hà Nội là một vốn quý cho phát triển thành các không gian mở, các địa điểm du lịch giải trí, nghỉ dưỡng, thưởng ngoạn cảnh quan.
- lồng nghép vấn đề môi trường trong các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội.
- Vị thế và điều kiện tự nhiên của Hà Nội nhìn chung thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế đa ngành, trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá quan trọng nhất của cả nước.
- Phát triển bền vững Thủ đô trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay phải căn cứ vào các quy luật chung của sự phát triển đô thị, đồng thời lại phải dựa vào những quy luật đặc thù cả tự nhiên và xã hội của Hà Nội.
- Trên cơ sở đó, có thể đưa ra hệ thống các quan điểm, đề xuất các giải pháp tổng hợp và đồng bộ phục vụ phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội..
- Lê Đức An và nnk, Đặc điểm địa mạo vùng Thủ đô Hà Nội với công cuộc đô thị hoá và phát triển bền vững, Hội thảo Chương trình KX.09, Khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội trong quá trình đô thị hoá và phát triển bền vững vùng Thủ đô Hà Nội, NXB Hà Nội, 2007..
- Trương Quang Hải và nnk, Atlas Thăng Long - Hà Nội, Dự án trong Tủ sách Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, NXB Hà Nội, 2010..
- Nguyễn Trọng Hiệu, Khái quát về khí hậu và biến đổi khí hậu trong khoảng 100 năm qua ở Thủ đô Hà Nội, Hội thảo Chương trình KX.09: Khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội trong quá trình đô thị hoá và phát triển bền vững vùng Thủ đô Hà Nội, NXB Hà Nội, 2007..
- Đặng Huy Huỳnh và nnk, Tổng quan về hiện trạng tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học ở Hà Nội, đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo tồn, Hội thảo Chương trình KX.09: Khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội trong quá trình đô thị hoá và phát triển bền vững vùng Thủ đô Hà Nội, NXB Hà Nội, 2007..
- Đỗ Xuân Sâm - Lê Đức Hạnh, Phân tích các tiềm năng, lợi thế và các hạn chế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường của Hà Nội hiện nay và tác động của nó đến quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, Hội thảo Chương trình KX.09: Khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội trong quá trình đô thị hoá và phát triển bền vững vùng Thủ đô Hà Nội, NXB Hà Nội, 2007..
- Lê Thị Thanh Tâm, Tài nguyên nước dưới đất vùng Hà Nội và các vấn đề môi trường do hoạt động khai thác nước gây ra, Hội thảo Chương trình KX.09: Khai thác những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội trong quá trình đô thị hoá và phát triển bền vững vùng Thủ đô Hà Nội, NXB Hà Nội, 2007..
- Nguyễn Đình Xuyên và nnk, Hoàn chỉnh bản đồ phân vùng nhỏ động đất Hà Nội tỷ lệ 1:25.000