« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá giám sát tăng trưởng xanh: Thực tiễn trên thế giới và khả năng áp dụng ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Tăng trưởng xanh được coi là một con đường phù hợp nhất để thực hiện phát triển bền vững mà nhiều nước trên thế giới đang theo đuổi, trong đó có Việt Nam.
- Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, làm thế nào để đo đạc, đánh giá được việc thực hiện tăng trưởng xanh khi đây là một tiến trình rất đa dạng và phức tạp.
- Bài viết này, vì thế, là một nỗ lực để tổng hợp thực tiễn trên thế giới về nội dung và các Chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) theo các nội dung về hiệu suất tài nguyên và môi trường, nền tảng tài sản thiên nhiên, chất lượng cuộc sống về môi trường, cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách..
- Tăng trưởng xanh và chiến lược tăng trưởng xanh đã được đề cập nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt là do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đưa ra vào năm 2008 (OECD, 2011a), cũng như các tổ chức quốc tế khác như Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP, 2011) và được nhiều các tổ chức lồng ghép vào các hoạt động của mình, như Ngân hàng Thế giới (WB, 2012), Ngân hàng Châu Á (ADB, 2013) và nhiều tổ chức phát triển khác.
- Nhiều quốc gia cũng đã bắt đầu xây dựng và áp dụng chiến lược tăng trưởng xanh trong hoạch định chính sách phát triển của mình, trước tiên là các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OEDC) như Đức (Federal Statistical Office of Germany, 2012), Sec (Czech Statistical Office, 2011), Đan Mạch (Danish Energy Agency, 2012) và cả Hàn Quốc (Statistics Korea, 2012)..
- Như vậy, tăng trưởng xanh đã đề cập nhiều tới khía cạnh môi trường và tài nguyên thiên nhiên, mà các mô hình phát triển kinh tế trước đó chưa xem xét một cách đúng mức..
- Kế hoạch Phát triển kinh tế-xã hội 2011-2015 nhấn mạnh đến nền kinh kế chuyển đổi từ tăng trưởng theo chiều rộng (phụ thuộc vào tài nguyên và lao động đơn giản), sang tăng trưởng theo chiều sâu (tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, nâng cao hơn nữa vai trò của khoa học công nghệ).
- Nhiều nước, trong đó có Việt Nam, bắt đầu thực hiện tăng trưởng xanh, xây dựng Chương trình hành động Tăng trưởng xanh.
- Bài viết này là một nỗ lực để xem xét những kinh nghiệm trên thế giới để giải quyết những vấn đề nêu trên và khả năng áp dụng những kinh nghiệm đó trong thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam..
- Cách tiếp cận này cũng được các tổ chức quốc tế sử dụng trong Đánh giá Hệ sinh thái thiên niên kỷ, trong xây dựng các Chỉ số đánh giá phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (United Nations, 2007), trong đánh giá đa dạng sinh học (BIP, 2011) và trong đánh giá tăng trưởng xanh của Tổ chức OECD (OECD b.
- Báo cáo áp dụng phương pháp tổng quan, đánh giá thể chế chính sách liên quan đến phát triển bền vững và tăng trưởng xanh ở Việt Nam, đặc biệt chú ý tới xây dựng các Chỉ số giám sát thực hiện phát triển bền vững và đề xuất Chỉ số áp dụng cho tăng trưởng xanh..
- Nội hàm của tăng trưởng xanh và việc đánh giá, đo đạc tăng trưởng xanh.
- Điều này được lý giải là sự tăng trưởng kinh tế của mấy thập kỷ gần đây đã được thực hiện chủ yếu thông qua khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức và chưa chú ý đúng mức để phát triển tài nguyên tái tạo.
- Vì vậy, việc tìm kiếm một mô hình tăng trưởng thân thiện với môi trường ngày càng trở nên bức thiết và khái niệm tăng trưởng xanh/kinh tế xanh đã được hình thành từ thực tế này..
- Hiện nay, khái niệm “tăng trưởng xanh” và “nền kinh tế xanh” có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng chúng cũng có rất nhiều điểm chung.
- Tăng trưởng xanh có xu thế hợp nhất các trụ cột kinh tế và môi trường trong phát triển bền vững vào quá trình hoạch định chính sách, với mô hình phát triển kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững (Samans, 2013).
- Nó nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển, đồng thời đảm bảo rằng, tài sản thiên nhiên được sử dụng bền vững và tiếp tục cung cấp các hàng hóa và dịch vụ môi trường mà sự tăng trưởng phụ thuộc vào chúng (OECD, 2011b).
- Như vậy, trong quan hệ với phát triển bền vững, tăng trưởng xanh chủ yếu tập trung vào 2 trụ cột chính, đó là trụ cột về kinh tế và trụ cột về môi trường/tài nguyên thiên nhiên.
- Tăng trưởng xanh còn có thể là một con đường hướng tới thực hiện phát triển bền vững một cách đầy đủ..
- Ngân hàng Thế giới, trong nghiên cứu “Từ tăng trưởng tới tăng trưởng xanh: Một khuôn khổ”.
- (WB, 2011) đã xác định nội hàm của tăng trưởng xanh là thực hiện quá trình tăng trưởng hiệu quả về tài nguyên, sạch hơn và có sức chống chịu hơn.
- Rõ ràng rằng, các tổ chức này đều nỗ lực đo đạc hoặc đánh giá tăng trưởng xanh để có thể thúc đẩy được tiến trình này một cách mạnh mẽ hơn..
- Tuy nhiên, đo lường sự tiến bộ về tăng trưởng xanh trong sự thay đổi phức tạp và đa chiều là một thách thức lớn.
- Hiện nay, chưa có sự thống nhất về một Khung phân tích hoặc một bộ Chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh/kinh tế xanh.
- Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế cũng như quốc gia cần nỗ lực hơn nữa để thống nhất hình thức đánh giá tăng trưởng xanh/kinh tế xanh là hết sức cần thiết (OECD, 2011a)..
- Tuy nhiên, khái niệm về tài nguyên thiên nhiên như một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất, mà nói rộng ra, trong nền kinh tế, có thể giúp minh họa nhiều yếu tố và tác động qua lại của tăng trưởng xanh/kinh tế xanh..
- Chỉ số tăng trưởng xanh/kinh tế xanh có thể đo lường sự tiến bộ trong sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn nữa trong khi sử dụng ít dịch vụ môi trường và tài nguyên thiên nhiên hơn bằng cách liên hệ một số lượng giải pháp của hoạt động kinh tế (như GDP, giá trị gia tăng, hoặc tiêu thụ) với số lượng các dịch vụ môi trường hoặc đầu vào tài nguyên thiên nhiên.
- Vốn thiên nhiên trong tăng trưởng xanh: Một số ví dụ hàng hóa, dịch vụ hệ sinh thái và giá trị kinh tế.
- Tiếp nối những nỗ lực của các tổ chức quốc tế như WB và UNEP, nhiều tổ chức quốc tế đã thảo luận về khả năng và cách thức đánh giá hay “đo đạc” tăng trưởng xanh trong khuôn khổ phát triển bền vững (OECD, 2011a.
- Khuôn khổ chung đo đạc, đánh giá tăng trưởng xanh được trình bày trong Hình 3.1 dưới đây..
- Khuôn khổ đo đạc tăng trưởng xanh theo các nội dung và các Chỉ số đánh giá chính Hiện nay, nhiều quốc gia đã áp dụng theo mô hình này để đánh giá, giám sát tăng trưởng xanh như Đức (Federal Statistical Office of Germany, 2012), Sec (Czech Statistical Office, 2011), Hà Lan (Statistics Netherlands, 2011) và cả Hàn Quốc (Statistics Korea, 2012).
- Thông qua các kết quả này, mỗi quốc gia có thể đánh giá được tiến trình thực hiện tăng trưởng xanh của mình và từ đấy đề xuất những chính sách điều chỉnh phù hợp.
- Nội dung chính của những hợp phần đánh giá giám sát tăng trưởng xanh được miêu tả dưới đây (xem Bảng 3.2)..
- Xây dựng bộ Chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh.
- Cũng giống như xây dựng các Chỉ số đánh giá phát triển bền vững, được sự hướng dẫn của Ủy ban Liên Hợp Quốc về Phát triển Bền vững (United Nations các Chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh được các nước trong Tổ chức OECD đề xuất theo 4 nội dung như đã trình bày ở Bảng 3.2.
- Sau đó, Tổ chức OECD đã thông qua Chiến lược Tăng trưởng xanh vào năm 2009 và đề xuất 4 nội dung đánh giá giám sát tăng trưởng xanh, bao gồm:.
- Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện từng nước mà bộ Chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh cũng không giống nhau..
- Tổng quan những nội dung chính và chủ đề để giám sát tăng trưởng xanh và xây dựng Chỉ số tăng trưởng xanh.
- Ví dụ như các dữ liệu về bằng sáng chế, nghiên cứu và triển khai nói chung và đặc biệt là ở lĩnh vực tăng trưởng xanh.
- Tiến bộ cho tăng trưởng xanh có thể được giám sát bằng cách xem xét nguồn dự trữ tài sản thiên nhiên cùng với dòng chảy dịch vụ môi trường.
- Nội dung này kết hợp hai loại chỉ số – các chính sách quan trọng đối với tăng trưởng xanh và các cơ hội và chuyển đổi kinh tế liên quan đến tăng trưởng xanh.
- Các chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh bằng cách thiết lập các điều kiện khung thống nhất: (i) thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững.
- Khái niệm và nhận thức tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
- Như vậy, Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh (năm 2012) đã nhấn mạnh nội hàm của tăng trưởng xanh, bao gồm sản xuất xanh, tiêu dùng xanh và kinh tế cacbon thấp và đây cũng chính là nội dung quan trọng của Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (năm 2004), được thể hiện trong 19 lĩnh vực ưu tiên của chính sách phát triển về kinh tế, xã hội và tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Song song với xây dựng Chiến lược Tăng trưởng xanh, một số chiến lược có tác dụng bổ trợ như Chiến lược Biến đổi khí hậu (2012), Chiến lược Giảm nhẹ và phòng chống thiên tai (2011), Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011-2012 cũng đều có những nội dung tương đồng với Chiến lược Tăng trưởng xanh.
- Những văn kiện này càng khẳng định vai trò và mối quan hệ khăng khít giữa khía cạnh môi trường, tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng xanh..
- Nội hàm của tăng trưởng xanh đã bước đầu được các bộ ngành lồng ghép vào các hoạt động của mình.
- Tổng cục Môi trường (2012), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổng kết một số kinh nghiệm thực hiện tăng trưởng xanh trên thế giới, xem xét những thách thức của Việt Nam khi triển khai thực hiện trong tài liệu “Sổ tay hành trang kinh tế xanh”, nhằm mục đích nâng cao nhận thức của xã hội về tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
- Về khía cạnh pháp luật, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống luật pháp khá đầy đủ để thúc đẩy mạnh mẽ hơn thực hiện tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, đặc biệt là các luật có liên quan tới môi trường và tài nguyên thiên nhiên như Bảo vệ môi trường Bảo vệ và phát triển rừng Dầu khí Khoáng sản Tài nguyên nước Đất đai (2003), Hóa chất (2007), Năng lượng nguyên tử (2008), Đa dạng sinh học (2008), Thuế tài nguyên (2009), Quy hoạch đô thị (2009), Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010), Thuế bảo vệ môi trường (2010), Biển Việt Nam (2012), Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai (2013).
- Đây thực tế là những cơ sở pháp lý mạnh mẽ để thực hiện tăng trưởng xanh trong thời gian tới..
- Khả năng xây dựng bộ Chỉ số đánh giá giám sát thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam Tăng trưởng xanh gắn chặt với khái niệm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, gắn với nền kinh tế ít phát thải khí nhà kính, gắn với một xã hội có lối sống lành mạnh, và thân thiện với môi trường.
- Với những ý nghĩa đó, tăng trưởng xanh có nội hàm của phát triển bền vững, nên tham khảo những kinh nghiệm giám sát phát triển bền vững cũng sẽ là cơ sở để xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh..
- Như vậy, những Chỉ số/Chỉ tiêu liên quan tới kinh tế, xã hội, môi trường, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đã được phê duyệt và ban hành từ trước cho đến nay bao gồm:.
- Những Chỉ số/Chỉ tiêu này là cơ sở quan trọng để xem xét khi lựa chọn Chỉ số/Chỉ tiêu đánh giá, giám sát thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam..
- Thế giới, đặc biệt các nước OECD, đang nỗ lực xây dựng phương pháp luận và đề xuất sử dụng một bộ Chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh theo 4 nội dung/hợp phần: (i) hiệu suất tài nguyên và môi trường.
- So sánh nội dung đánh giá tăng trưởng xanh của Tổ chức OECD với nội dung thực hiện tăng trưởng xanh của Việt Nam.
- Trong 4 nội dung của Tổ chức OECD đề xuất, nội dung thứ 4 (cơ hội kinh tế và phản hồi chính sách) không được thể hiện rõ nét trong nội dung do Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam xây dựng.
- Vì thế, những kinh nghiệm của quốc tế cũng có thể được áp dụng để thúc đẩy thực hiện Chiến lược Tăng trưởng xanh trong thực tiễn của Việt Nam..
- Để phục vụ cho hoạch định chính sách, các bộ Chỉ số đánh giá phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đều được xây dựng dựa trên cách tiếp cận DPSIR, do Tổ chức Môi trường Châu Âu (European Environment Agency – EEA) đề xuất và sử dụng và nhiều tổ chức quốc tế như UNEP, OECD cũng áp dụng trong nghiên cứu của mình..
- (ii) có liên quan tới tăng trưởng xanh.
- So sánh bộ Chỉ tiêu giám sát phát triển bền vững trong Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn với những Chỉ số giám sát sự tiến bộ về tăng trưởng xanh do OECD (2011b) đề xuất, ta có: (i) hiệu suất môi trường và tài nguyên: 5 chỉ tiêu.
- Đây có thể được coi là những chỉ tiêu cốt lõi nhất có thể được sử dụng trong quá trình đánh giá, giám sát thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam (xem Bảng 4.2).
- Trong quá trình giám sát thực hiện tăng trưởng xanh, những chỉ tiêu cụ thể có thể được đề xuất từ những chỉ số sẵn có hoặc xây dựng mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra..
- Đề xuất một số Chỉ số/Chỉ tiêu chính nhằm giám sát tăng trưởng xanh theo những chủ đề của Tổ chức OECD.
- Đề xuất quy trình giám sát thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
- Dựa trên kinh nghiệm các tổ chức quốc gia và các quốc gia thực hiện giám sát tiến bộ trong tăng trưởng xanh (OECD, 2012.
- Hồ Thanh Hải và nnk., 2013), một quy trình giám sát thực hiện tăng trưởng xanh sử dụng Chỉ số được đề xuất như sau:.
- (3) Bước 3: Xây dựng bộ Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh: Trước mắt, bộ Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh được lựa chọn từ những bộ Chỉ tiêu/Chỉ tiêu chính thức của Việt Nam đã được chính phủ và các bộ ngành ban hành, như các Chỉ tiêu giám sát thực hiện phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 và từ bộ Chỉ tiêu thống kê quốc gia, bộ Chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên, môi trường, ngành lâm nghiệp.
- (4) Bước 4: Tính toán theo các bộ Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh đã được lựa chọn:.
- (5) Bước 5: Đánh giá những kết quả tính toán theo những nội dung và mục tiêu giám sát được đặt ra: Những kết quả này là cơ sở quan trọng để điều chỉnh những chính sách có liên quan nhằm thực hiện tốt chiến lược tăng trưởng xanh đã được ban hành..
- (6) Bước 6: Điều chỉnh mục tiêu, nội dung, Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh để đáp.
- Đánh giá một số Chỉ số/Chỉ tiêu trong giám sát tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
- Hiện nay, nhiều các chỉ tiêu giám sát phát triển bền vững, bao gồm cả những chỉ tiêu tiềm năng giám sát tăng trưởng xanh chưa được đo đạc và giám sát một cách đầy đủ.
- Những thông tin sau có thể cung cấp một bức tranh chấm phá về thực trạng tăng trưởng xanh của Việt Nam..
- Tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thiệt hại do thiên tai.
- Tương tự như vậy, trong giai đoạn tỷ lệ tăng trưởng GDP trung.
- GDP, như vậy tỷ lệ tăng trưởng GDP trên thực tế chỉ vào khoảng 4,37%/năm.
- Theo một số nghiên cứu thì việc phần lớn sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đều dựa trên sự khai thác mạnh mẽ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là các dạng tài nguyên không tái tạo (Nhóm Tư vấn Các nhà Tài trợ cho Việt Nam, 2010) và Nghị quyết của Trung ương Đảng đều nhấn mạnh nền kinh tế cần phải chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng (sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên), sang tăng trưởng theo chiều sâu (tăng cường vai trò của công nghệ và hiệu quả sản xuất).
- Tăng trưởng xanh là một chiến lược lớn trên thế giới hướng tới thực hiện phát triển bền vững theo hướng thúc đẩy mô hình phát triển kinh tế thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm và nâng cao sức chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu.
- Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn xác định phát triển bền vững là mục tiêu chiến lược trong sự nghiệp phát triển đất nước, trong đó những nội dung liên quan đến tăng trưởng xanh có một vai trò hết sức quan trọng.
- Chiến lược Quốc gia của Việt Nam về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định tăng trưởng xanh phải dựa vào bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững trong thời gian tới..
- Đánh giá tiến trình tăng trưởng xanh đã được nhiều tổ chức quốc tế (UNDP, UNEP), các thể chế tài chính (WB, ADB), các quốc gia (các nước thuộc Tổ chức OECD) thực hiện trong thời gian vừa qua.
- Theo những nghiên cứu trên thế giới, 4 nội dung chính thường được dùng để đánh giá tăng trưởng xanh bao gồm: (i) Hiệu suất tài nguyên và môi trường (environmental and resource productivity).
- Những nội dung đánh giá này cũng khá tương đồng với nội dung được đưa ra trong Chiến lược quốc gia của Việt Nam về Tăng trưởng xanh, bao gồm: (i) giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
- Trong nhiều Chỉ số/Chỉ tiêu đáng giá, giám sát phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đã được phê duyệt chính thức ở Việt Nam, một số chỉ tiêu trong bộ Chỉ tiêu giám sát phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 đã được đánh giá là khá phù hợp cho việc giám sát đánh giá tiến bộ về tăng trưởng xanh theo tiêu chí của Tổ chức OECD là: (i) Hiệu suất môi trường và tài nguyên: 5 chỉ tiêu.
- Đây có thể được coi là những chỉ tiêu cốt lõi nhất được sử dụng trong quá trình đánh giá, giám sát thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam.
- Trong quá trình giám sát thực hiện tăng trưởng xanh, những chỉ tiêu cụ thể có thể được đề xuất từ những Chỉ số/Chỉ tiêu sẵn có hoặc xây dựng mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra..
- Từ những kinh nghiệm trên thế giới trong đánh giá giám sát thành tựu tăng trưởng xanh, một quy trình giám sát thực hiện tăng trưởng xanh cho Việt Nam đã được đề xuất, bao gồm các bước sau:.
- (i) Bước 1: Xác định mục tiêu giám sát tăng trưởng xanh.
- (ii) Bước 2: Xác định nội dung giám sát tăng trưởng xanh.
- (iii) Bước 3: Xây dựng bộ Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh.
- (iv) Bước 4: Tính toán theo các bộ Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh đã được lựa chọn.
- (vi) Bước 6: Điều chỉnh mục tiêu, nội dung, Chỉ số/Chỉ tiêu giám sát tăng trưởng xanh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đang đặt ra..
- Để có những nhận định ban đầu về các Chỉ số đánh giá giám sát tăng trưởng xanh ở Việt Nam, một số thông tin về tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thiệt hại do thiên tai so với GDP được đưa ra xem xét và đánh giá trong giai đoạn 2003-2011.
- Ngoài ra, xu thế khai thác than và dầu thô trong giai đoạn 1994-2011 cũng được phân tích đánh giá nhằm đưa ra bức tranh ban đầu về tăng trưởng của Việt Nam theo nguyên tắc tăng trưởng xanh..
- Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chiến lược quốc gia của Việt Nam về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050..
- Quyết định số 403/QĐ-TTg, ngày của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020..
- Thay đổi mô hình tăng trưởng.
- Kinh tế xanh trong đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam giai đoạn tới.
- Hướng tới tăng trưởng xanh từ phát triển công nghiệp xanh tại Việt Nam