« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa truyền thống và cánh đồng lớn tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRUYỀN THỐNG VÀ CÁNH ĐỒNG LỚN TẠI THỊ XÃ NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG.
- Canh tác lúa, mô hình cánh đồng lớn, sản xuất nông nghiệp, truyền thống, vùng ven biển.
- Sóc Trăng là một trong những tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó canh tác lúa là mô hình phổ biến nhất.
- Thêm vào đó, sản xuất nông nghiệp với mục tiêu phát triển kinh tế là chính nên quyết định lựa chọn mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với khu vực là một yêu cầu rất cần thiết và quan trọng.
- Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm: (i) đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của hai mô hình sản xuất lúa: cánh đồng lớn và truyền thống và (ii) phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các mô hình canh tác lúa tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
- Kết quả cho thấy mô hình cánh đồng lớn cho tổng số điểm 3 mục tiêu (kinh tế, xã hội và môi trường) lớn hơn mô hình truyền thống với số điểm lần lượt là 0,99 và 0,73.
- Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa truyền thống và cánh đồng lớn tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
- Nhằm thích ứng với BĐKH và từng bước xây dựng thương hiệu với vùng nguyên liệu chất lượng cao, ĐBSCL đã phát triển mô hình cánh đồng lớn thực hiện theo Nghị quyết 21/2011/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội.
- Tuy nhiên, việc chuyển đổi này cần phải xem xét tính phù hợp và đánh giá hiệu quả về các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường so với mô hình sản xuất lúa trước đó nhằm phát triển bền vững trong tương lai.
- Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mô hình cánh đồng lớn mang lại hiệu quả mục tiêu kinh tế hơn mô hình sản xuất truyền thống (Phạm Văn Mến, 2015).
- Tuy nhiên, hiệu quả mục tiêu xã hội và môi trường của các mô hình sản xuất này chưa được đánh giá..
- Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất lúa truyền thống và cánh đồng lớn tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng” được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường..
- Qua đó, nghiên cứu đề xuất phát triển mô hình sản xuất phù hợp cho vùng nghiên cứu..
- lý nông nghiệp tại Phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm (05 cán bộ) và Ban quản lý (BQL) cánh đồng lớn.
- sản xuất lúa.
- Mô hình cánh đồng lớn 40 Mô hình truyền thống 40 2 Cán bộ.
- 1 Kinh tế.
- Hiệu quả đồng vốn.
- 2 Xã hội.
- 3 Môi trường.
- 2.2.1 Tính toán điểm hiệu quả của các mô hình sản xuất lúa.
- Điểm thô của mục tiêu kinh tế được xác định bằng chỉ tiêu hiệu quả đồng vốn (HQĐV).
- trong mục tiêu xã hội được tính bằng hiệu quả ngày công lao động.
- là giá trị của một chỉ tiêu thứ trong mô hình sản xuất, được quy đổi từ định tính sang định lượng;.
- là giá trị cao nhất của yếu tố trong hai mô hình sản xuất..
- Điểm hiệu quả tổng hợp.
- Sau đó, điểm hiệu quả tổng hợp của tất cả mục tiêu trong mô hình canh tác được biểu thị bằng biểu đồ Radar..
- Nguyên tắc của phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) được ứng dụng nhằm đề xuất các giải pháp phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm yếu cho các mô hình canh tác lúa.
- 3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình canh tác lúa.
- 3.1.1 Hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác lúa.
- Kết quả cho thấy nhóm nông hộ canh tác theo mô hình cánh đồng lớn có hiệu quả đồng vốn cao hơn so với nhóm nông hộ sản xuất theo tập quán truyền thống (Hình 3)..
- Nông hộ tham gia sản xuất cánh đồng lớn bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu lại 1,84 đồng lợi nhuận..
- Sự chênh lệch hiệu quả đồng vốn giữa hai mô hình sản xuất chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố là chi phí sản xuất và thu nhập (Bảng 3)..
- Bảng 3: Các chỉ số kinh tế của các mô hình sản xuất.
- Tuy nhiên, mô hình cánh đồng lớn vẫn còn diễn ra thực trạng một số ít nông hộ sử dụng liều lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo tập quán canh tác truyền thống nên đã dẫn đến độ lệch chuẩn khá cao trong khoản mục phân, thuốc..
- Thông thường, thu nhập của mô hình bị chi phối bởi yếu tố năng suất và giá lúa.
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu phản ánh tiêu chí thu nhập của hai mô hình có sự chênh lệch phụ thuộc nhiều vào giá lúa.
- Do cả hai mô hình có cùng điều kiện tự nhiên cũng như chịu sự tác động mạnh mẽ của thời tiết, khí hậu và tình hình dịch bệnh nên dẫn đến yếu tố năng suất không có sự khác biệt.
- nông hộ tham gia cánh đồng lớn được bao tiêu sản phẩm đầu ra nên giá lúa luôn ổn định hơn với mô hình truyền thống khi vụ mùa sản xuất tập trung..
- Nhìn chung, cánh đồng lớn đáp ứng mục tiêu kinh tế cho nông hộ cao hơn so với sản xuất lúa theo tập quán truyền thống.
- 3.1.2 Hiệu quả xã hội của các mô hình canh tác lúa.
- Các chỉ tiêu về khía cạnh xã hội ở mô hình cánh đồng lớn đều mang lại hiệu quả cao hơn mô hình sản xuất theo tập quán truyền thống (Hình 4)..
- Đa phần các chỉ tiêu của 2 mô hình có điểm hiệu quả khá cao, ngoại trừ chỉ tiêu chính sách hỗ trợ có điểm hiệu quả tương đối thấp lần lượt của mô hình cánh đồng lớn và mô hình sản xuất truyền thống là 0,37 và 0,23..
- Hình 4: Mức độ hiệu quả về xã hội của các mô hình sản xuất lúa.
- Cụ thể, 2 chỉ tiêu dự báo - phòng ngừa rủi ro và công tác quản lý nước tưới ở mô hình cánh đồng lớn (lần lượt là 0,70 và 0,71) được cải thiện hơn so với mô hình sản xuất truyền thống (0,54 và 0,65)..
- Nông hộ cả 2 mô hình canh tác biết được thông tin thời tiết và tình hình xâm nhập mặn thông qua loa phát thanh hàng ngày.
- Mô hình cánh đồng lớn được đầu tư xây dựng hệ thống bờ bao kết hợp đường giao thông, cống điều tiết nước và trạm bơm tập trung ngăn xâm nhập mặn vào nội đồng và trữ nước ngọt phục vụ sản xuất lúa khi khô hạn kéo dài.
- Để phát triển mô hình cánh đồng lớn hiệu quả bền vững cần có biện pháp kỹ thuật để san lấp bằng phẳng các thửa ruộng với nhau..
- Hình 5: Hiệu quả lao động của các mô hình sản xuất lúa.
- So với phương thức canh tác truyền thống, các chính sách hỗ trợ cho người dân canh tác lúa được quan tâm hơn trong mô hình cánh đồng lớn nhưng hiệu quả vẫn còn khá thấp.
- gia mô hình cánh đồng lớn được doanh nghiệp hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra nhưng rất ít được hỗ trợ về vật tư nông nghiệp (điểm hiệu quả là 0,27) và việc hỗ trợ kỹ thuật canh tác hiệu quả ở mức trung bình (điểm hiệu quả 0,64).
- Việc hỗ trợ vật tư nông nghiệp thấp sẽ gây khó khăn cho nông hộ trong việc lựa chọn phân thuốc dẫn đến chất lượng sản phẩm đầu ra không đồng đều ảnh hưởng đến thương hiệu sản phẩm của mô hình cánh đồng lớn..
- Hiệu quả ngày công lao động của mô hình cánh đồng lớn (122.466 đồng/ngày) cao hơn 1,64 lần so với mô hình sản xuất lúa truyền thống (74.712 đồng/ngày) (Hình 5).
- Theo đó, tổng lợi nhuận cả năm của mô hình cánh đồng đồng/năm) lớn mang lại hiệu quả cao hơn gấp 1,3 lần so với mô hình sản xuất truyền thống đồng/năm)..
- Ngoài ra, số ngày công lao động trong một năm của mô hình cánh đồng lớn (38,40 ngày/năm) giảm 0,8 lần so với mô hình sản xuất truyền thống (48,01 ngày/năm).
- Nguyên nhân mô hình cánh đồng lớn có số ngày công lao động thấp hơn là do có quy trình sản xuất đồng loạt cơ giới hóa từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch và phát triển các loại hình tổ hợp tác.
- Bên cạnh đó, mô hình cánh đồng lớn được chuyên gia thăm đồng thường xuyên nên nông hộ giảm được thời gian thăm đồng hơn so với mô hình sản xuất truyền thống..
- 3.1.3 Hiệu quả về mặt môi trường của các mô hình canh tác lúa.
- Nhìn chung, 2 mô hình sản xuất đều gây tác động đến mục tiêu môi trường ở mức trung bình (điểm hiệu quả trung bình của mô hình cánh đồng lớn và mô hình sản xuất truyền thống lần lượt là - 0,46 và -0,43).
- Mô hình cánh đồng lớn có 5/6 chỉ tiêu gây tác động đến môi trường cao hơn mô hình sản xuất truyền thống.
- Mô hình canh tác truyền thống có diện tích nhỏ và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không cùng thời điểm (do nông hộ tự chủ trong việc sử dụng phân thuốc) nên mức độ tác động đến đa dạng sinh học thấp hơn mô hình cánh đồng lớn.
- Do đó, trong thời gian tới cần có biện pháp để nâng cao chất lượng môi trường nhằm xây dựng mô hình sản xuất lúa phát triển bền vững..
- 3.1.4 Hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội - môi trường của mô hình canh tác lúa.
- Mô hình cánh đồng lớn có điểm hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội - môi trường tối ưu nhất (0,99) và cao gấp 1,4 lần so với mô hình sản xuất truyền thống (0,73).
- Trong đó, mô hình cánh đồng lớn mang lại hiệu quả cao hơn về mục tiêu kinh tế và xã hội nhưng lại kém hiệu quả về mục tiêu môi trường so với mô hình sản xuất truyền thống (Bảng 4).
- Cả hai mô hình đều có điểm hiệu quả mục tiêu kinh tế cao nhất, hiệu quả mục tiêu xã hội đứng thứ 2 và hiệu quả mục tiêu môi trường thấp nhất..
- Mô hình sản xuất truyền thống có điểm hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội - môi trường cân bằng hơn mô hình cánh đồng lớn (Hình 7).
- Theo đó, mô hình cánh đồng lớn có hiệu quả kinh tế (0,61) cao gấp 2,2 lần so với hiệu quả xã hội (0,28) và cao gấp 6,1 lần so với hiệu quả môi trường (0,1).
- Và trong mô hình sản xuất truyền thống, hiệu quả kinh tế (0,41) cao gấp 1.9 lần so với hiệu quả xã hội (0,21) và cao gấp 3,7 lần so với hiệu quả môi trường (0,11)..
- Bảng 4: Hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường của các mô hình canh tác lúa.
- Chỉ tiêu Mô hình truyền thống Cánh đồng lớn Điểm ưu tiên.
- Hình 7: Hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường khi xét về tỷ trọng ưu tiên Điểm hiệu quả tổng hợp có sự chệnh lệch giữa 2 mô hình sản xuất là do bị ảnh hưởng bởi yếu tố điểm chuẩn hóa.
- Mô hình cánh đồng lớn có điểm chuẩn hóa về kinh tế và xã hội cao hơn vượt trội so.
- với mô hình sản xuất truyền thống (khoảng chênh lệch điểm chuẩn hóa của kinh tế và xã hội lần lượt là 0,33 và 0,24).
- Trong khi đó, điểm chuẩn hóa về môi trường của mô hình cánh đồng lớn tuy có thấp hơn mô hình sản xuất truyền thống nhưng khoảng chênh lệnh không đáng kể (chênh lệch 0,8)..
- Ngoài ra, trong cùng một mô hình có sự khác biệt lớn về hiệu quả 3 mục tiêu là do bị ảnh hưởng bởi yếu tố trọng điểm.
- Đa phần nông hộ cả hai mô hình sản xuất lựa chọn mục tiêu kinh tế là ưu tiên hàng đầu (trọng điểm là 0,61), mục tiêu xã hội được ưu tiên thứ 2 (trọng điểm là 0,28) và ưu tiên thấp nhất là mục tiêu môi trường (trọng điểm là 0,11).
- xã hội và tác động đến môi trường của mô hình canh tác trong tương lai..
- 3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các mô hình canh tác lúa tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
- Trong thời gian qua, việc triển khai mô hình cánh đồng lớn ở Thị xã Ngã Năm được nông hộ rất quan tâm.
- Mô hình cánh đồng lớn được đánh giá cao hơn so với mô hình sản xuất truyền thống nhưng vẫn còn một số hạn chế cần cải thiện trong thời gian tới (Bảng 5)..
- Theo đó, các chỉ tiêu xã hội được chính quyền địa phương quan tâm và được cải thiện hơn mô hình sản xuất truyền thống.
- Mô hình cánh đồng lớn được đầu tư xây dựng hệ thống bờ bao xung quanh, cống điều tiết nước và trạm bơm nước tập trung mang lại hiệu quả cao hơn khi hạn chế được các rủi ro do xâm nhập mặn.
- Bên cạnh đó, mô hình cánh đồng lớn được các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật canh tác và thăm đồng thường xuyên nên nông hộ hạn chế được thời gian lao động.
- Tuy nhiên, để phát triển bền vững mô hình cánh đồng lớn ở thị xã Ngã Năm cần nâng cao hiệu quả về mục tiêu xã hội và môi trường.
- Bảng 5: Điểm mạnh và điểm yếu của các mô hình sản xuất lúa theo phỏng vấn nông hộ.
- Cánh đồng lớn Mô hình truyền thống.
- Xã hội.
- Kinh tế.
- Môi trường.
- Mô hình sản xuất lúa bền vững - Nâng cao hiệu quả lao động cho nông dân.
- Để giải quyết vấn đề này, hiện tại cần tìm ra tiến trình bơm nước phù hợp với đặc tính độ cao của từng thửa ruộng và trong tương lai nên sử dụng biện pháp kỹ thuật san lấp bề mặt các thửa ruộng bằng phẳng với nhau nhằm phát triển mô hình cánh đồng lớn hiệu quả tối ưu..
- Tóm lại, mô hình cánh đồng lớn đã cải thiện hơn mô hình truyền thống về nhiều chỉ tiêu trong mục tiêu kinh tế và xã hội.
- Mặc dù hiệu quả về mục tiêu môi trường còn hạn chế nhưng nhìn chung cánh đồng lớn đã khẳng định là một phương thức sản xuất lúa tiên tiến góp phần tạo động lực phát triển nông nghiệp cho thị xã Ngã Năm..
- Mô hình cánh đồng lớn mang lại hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội - môi trường cao hơn so với mô hình sản xuất truyền thống.
- Trong đó, mô hình cánh đồng lớn có hiệu quả cao về mục tiêu kinh tế và xã hội nhưng hiệu quả mục tiêu môi trường còn hạn chế.
- Ngoài ra, mô hình sản xuất truyền thống có điểm hiệu quả 3 mục tiêu cân bằng hơn so với mô hình cánh đồng lớn..
- Bên cạnh đó, mô hình cánh đồng lớn đã cải thiện hơn mô hình truyền thống về các chỉ tiêu trong mục tiêu kinh tế và xã hội.
- Hiệu quả kinh tế xã hội các mô hình canh tác triển vọng trên vùng đất phèn tại xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
- Xác định các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình canh tác trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ trồng lúa trong và ngoài mô hình cánh đồng lớn ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.