« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá hiệu quả tài chính của một số hệ thống canh tác chủ yếu trên đất nhiễm mặn tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre và huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC CHỦ YẾU TRÊN ĐẤT NHIỄM MẶN TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE VÀ HUYỆN U MINH THƯỢNG, TỈNH KIÊN GIANG.
- Hệ thống canh tác, hiệu quả tài chính, luân canh, nông hộ, xâm nhập mặn.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tác động của xâm nhập mặn đến hiệu quả tài chính của một số hệ thống cây trồng trên đất nhiễm mặn tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre và huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng canh tác tại khu vực nghiên cứu còn nhiều khó khăn do tác động của xâm nhập mặn và phèn mặn.
- Ngoài ra, hệ thống canh tác và hiệu quả tài chính ở hai huyện khác nhau.
- Tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre hệ thống chuyên canh rau cho lợi nhuận cao nhất, kế đến là chuyên canh dừa và lúa 2 vụ/năm thấp nhất.
- Tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, hệ thống lúa 2 vụ luân canh dưa lê cho lợi nhuận cao nhất, kế đến là lúa 3 vụ/năm và thấp nhất là lúa 2 vụ/năm..
- Trong thời gian tới, nếu mức độ xâm nhập mặn kéo dài và gia tăng, lượng mưa hàng năm không đủ để rửa mặn trong đất thì diện tích đất canh tác lúa ở huyện Thạnh Phú, Bến Tre và huyện U Minh Thượng, Kiên Giang sẽ tiếp tục giảm và có xu hướng chuyển đổi sang các đối tượng canh tác khác phù hợp hơn.
- Do đó, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng và phân tích hiệu quả tài chính của một số hệ thống cây trồng chủ lực trong vùng chuyên canh lúa bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
- trên cơ sở đó hỗ trợ địa phương trong việc nghiên cứu biện pháp cải thiện chất lượng đất để duy trì diện tích canh tác lúa hiện có hoặc định hướng chuyển đổi sang các hệ thống canh tác khác thích ứng với xâm nhập mặn trong thời gian tới..
- Chọn hệ thống canh tác và hộ khảo sát Việc lựa chọn hệ thống canh tác để nghiên cứu được thực hiện qua tham vấn cơ quan nông nghiệp huyện.
- Trên cơ sở đó, một số hệ thống canh tác được.
- chọn lựa để nghiên cứu gồm các hệ thống cây trồng chuyên canh lúa, luân canh lúa - màu, chuyên canh rau màu, dừa.
- Đây là các hệ thống cây trồng được canh tác phổ biến ở khu vực nghiên cứu và bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn (Bảng 1)..
- Phân bố mẫu khảo sát tại khu vực nghiên cứu Hệ thống canh tác Số mẫu tại huyện.
- Chuyên canh lúa 3 vụ N = 30 N = 30.
- Thông tin chọn hộ khảo sát được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Phú và huyện U Minh Thượng cung cấp phù hợp với tiêu chí là hộ đang canh tác lúa 2 - 3 vụ/năm hoặc đã chuyển đổi từ diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang hệ thống cây trồng khác phù hợp hơn và có kinh nghiệm canh tác từ 5 năm trở lên..
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu phỏng vấn trực tiếp cán bộ nông nghiệp cấp xã về các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, hệ thống canh tác, tình hình xâm nhập mặn, biện pháp ứng phó của người dân, các trở ngại trong sản xuất….
- Nghiên cứu sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê mô tả và trình bày số liệu về thông tin nông hộ được phỏng vấn bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, tần số xuất hiện các đối tượng và sử dụng phần mềm SPSS phân tích phương sai (ANOVA) để so sánh khác biệt trung bình giữa các hệ thống canh tác..
- Phương pháp tính hiệu quả tài chính Hiệu quả tài chính của các hệ thống canh tác cây trồng được tính toán dựa vào các công thức sau:.
- Đặc điểm các hệ thống canh tác chủ yếu ở vùng nghiên cứu.
- Nhằm hạn chế tác động của hạn, mặn ảnh hưởng đến cây trồng đặc biệt là cây lúa nên lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre như sau: đối với canh tác lúa 2 vụ/năm thì vụ Hè Thu thường bắt đầu trễ, thời gian xuống giống phụ thuộc vào thời điểm có mưa, tập trung vào khoảng cuối tháng 5 dương lịch và thu hoạch vào giữa tháng 9.
- Thời vụ rau màu được canh tác quanh năm từ tháng 01 đến tháng 12.
- Do có điều kiện tự nhiên cùng bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn hàng năm giống với huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre nên lịch thời vụ tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang cũng được ngành nông nghiệp khuyến cáo chỉ nên canh tác lúa 2 vụ/năm, trong đó vụ Hè Thu từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 9 dương lịch trùng với thời điểm mưa nhiều, thuận lợi cho việc sử dụng nước mưa để rửa mặn trong đất;.
- Canh tác lúa, dưa lê vụ Xuân Hè trùng với thời gian nhiễm mặn nên nông dân đặc biệt gia cố đê bao để trữ ngọt trong kênh rạch phục vụ cho tưới tiêu, khi mặn xâm nhập sâu, nước trong các kênh rạch dần khô cạn thì việc tận dụng nước giếng khoan phục vụ tưới tiêu là giải pháp được người dân ưu tiên sử dụng..
- Lịch thời vụ canh tác tại huyện U Minh Thượng và huyện Thạnh Phú Các hệ thống canh tác phổ biến.
- Theo Lâm Văn Tân và Lâm Thái Hùng (2021), diện tích chuyên canh lúa còn thích nghi với hệ thống 1 vụ lúa luân canh 1 vụ màu, trên thực tế thì diện tích luân canh lúa - màu tại huyện Thạnh Phú chưa phát triển nhiều mà tập trung hệ thống chuyên rau màu.
- Bên cạnh hệ thống sản xuất lúa 3 vụ/năm, huyện U Minh Thượng cũng phát triển mạnh hệ thống luân canh lúa - màu với diện tích 465 ha, nhằm tăng giá trị sản xuất đối với diện tích 2 vụ lúa, góp phần cải tạo tăng độ phì nhiêu cho đất.
- Nghiên cứu hiện trạng xâm nhập mặn tại huyện U Minh Thượng cho thấy xã Thạnh Yên và xã Vĩnh Hòa là hai xã bị nhiễm mặn từ hệ thống sông Cái Lớn và một phần từ hệ thống kênh rạch của huyện An Biên.
- Từ đó cho thấy số lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở khu vực này không nhiều nên chỉ có thể đáp ứng được hệ thống canh tác cần ít công lao động như canh tác nhỏ lẻ hoặc trồng lúa.
- Đối với hệ thống canh tác cần nhiều công lao động như trồng dưa lê.
- Theo Vũ Văn Hùng và Hồ Kim Hương (2020), học vấn của chủ hộ có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất, canh tác của nông hộ, nếu chủ hộ tăng thêm một năm học phổ thông, điểm hiệu quả sản xuất của nông hộ có thể tăng thêm khoảng 19%.
- Kết quả khảo sát cũng cho thấy diện tích đất canh tác của nông hộ còn manh mún, không tập trung cũng gây khó khăn trong việc điều tiết nước, quản lý dịch hại và hạn chế trong việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
- Kết quả điều tra các trở ngại chính trong sản xuất tại huyện Thạnh Phú Hình 4 cho thấy xâm nhập mặn là yếu tố trở ngại lớn nhất (chiếm 46% tổng số phiếu điều tra), yếu tố trở ngại thứ 2 là phèn và mặn (31%) và các bất lợi khác (23%) bao gồm dịch hại, thời tiết, kỹ thuật canh tác..
- Điều này cho thấy ảnh hưởng do phèn mặn là hai bất lợi chính trong quá trình sản xuất và canh tác của người dân trong khu vực khảo sát..
- Để khắc phục các trở ngại trên, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất như: gieo sạ theo lịch thời vụ khuyến cáo của ngành nông nghiệp, thay đổi cơ cấu mùa vụ, chọn giống cây trồng chịu phèn, mặn, làm đất đúng kỹ thuật, thay đổi tập quán canh tác chỉ bón phân vô cơ, tăng cường bón phân hữu cơ cải tạo đất theo khuyến cáo của các nhà khoa học..
- xâm nhập mặn, người dân đã nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn và gây bất lợi đến hoạt động sản xuất hiện tại nên việc thay đổi hệ thống canh tác trong tương lai là cần thiết.
- Kết quả khảo sát tại Bảng 3 cho thấy huyện Thạnh Phú có 25% số nông hộ muốn thay đổi hệ thống canh tác.
- Tuy nhiên, số hộ không muốn thay đổi hệ thống canh tác lại chiếm tỷ cao nhất với 75% tổng số phiếu điều tra.
- Tương tự, tại huyện U Minh Thượng có 33% người dân trong khu vực nghiên cứu muốn thay đổi hệ thống canh tác để phù hợp với điều kiện xâm nhập mặn trong tương lai và 67% nông hộ không muốn thay đổi hệ thống canh tác hiện tại.
- Mặc dù, đa số nông hộ nhận định mức độ xâm nhập mặn ngày càng gia tăng trong tương lai nhưng việc quyết định thay đổi hệ thống canh tác đối với người dân sẽ gặp nhiều khó khăn do thiếu thông tin, thiếu công lao động, chưa am hiểu các kỹ thuật canh tác mới nên chưa mạnh dạn thay đổi để thích ứng với tình hình xâm nhập mặn trong tương lai..
- Khảo sát nông hộ về nhu cầu thay đổi hệ thống canh tác tại khu vực nghiên cứu.
- Hiệu quả tài chính của các hệ thống canh tác chính tại khu vực nghiên cứu 3.4.1.
- Hiệu quả tài chính của các hệ thống canh.
- tác chính tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre Kết quả điều tra ở Bảng 4 cho thấy tổng chi phí của hệ thống lúa 2 vụ/năm là 33,79 triệu.
- Trong khi đó, tổng chi phí của hệ thống canh tác lúa - bắp là 41,31 triệu đồng/ha/năm cao hơn hệ thống lúa 2 vụ/năm 7,52 triệu đồng, tuy nhiên tổng thu nhập đạt 72,93 triệu đồng/ha/năm nên lợi nhuận của hệ thống này cao hơn hệ thống lúa 2 vụ/năm là 16,59 triệu đồng và hiệu quả sử dụng đồng vốn là 0,77 cao hơn hệ thống lúa 2 vụ/năm (0,67).
- Trong hệ thống canh tác luân canh lúa - bắp, năng suất lúa vụ Hè Thu đạt 4,21 tấn/ha/vụ cao hơn so với năng suất lúa vụ Hè Thu trong hệ thống lúa 2 vụ (4,06 tấn/ha/vụ)..
- Điều kiện đất thoáng khí khi canh tác vụ bắp cũng đã cải thiện hoạt động của vi sinh vật đất, tăng cường phân giải chất hữu cơ và khoáng hóa các nguyên tố từ các thành phần hữu cơ góp phần gia tăng năng suất lúa.
- (2010), luân canh lúa với cây trồng cạn, có sử dụng phân hữu cơ, góp phần cải thiện độ phì nhiêu đất về mặt hóa, lý và sinh học, do đó tăng năng suất lúa canh tác ở vụ sau.
- Trước tình hình vùng canh tác bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn và khô hạn cần đa dạng hóa hệ thống cây trồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật như bón phân hữu cơ là cần thiết để cải thiện hiệu quả tài chính so với canh tác truyền thống.
- Do đó, việc chuyển đổi hệ thống canh tác lúa 2 vụ/năm kém hiệu.
- quả sang hệ thống luân canh lúa - màu (bắp) phù hợp với chuyển đổi sản xuất nông nghiệp của địa phương.
- Tuy nhiên, nếu diện tích canh tác màu tăng lên cần gắn kết với doanh nghiệp tiêu thụ để đảm bảo đầu ra cho người sản xuất..
- Tại xã Hòa Lợi, nông dân có xu hướng chuyển từ diện tích đất canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng dừa.
- Tổng chi phí của hệ thống chuyên canh dừa là 18,27 triệu đồng/ha/năm và tổng thu nhập đạt 62,79 triệu đồng/ha/năm.
- Do chi phí đầu tư thấp nên hiệu quả sử dụng đồng vốn của hệ thống canh tác này khá cao (2,44).
- Đối với hệ thống chuyên canh dừa, nông dân ít tốn công chăm sóc.
- Kết quả Bảng 4 cho thấy hệ thống chuyên dừa có công lao động thấp nhất nên hệ thống này phù hợp với nông hộ không chủ động được công lao động.
- Xã Bình Thạnh phát triển hệ thống chuyên canh rau trên đất giồng cát.
- Tổng chi phí của hệ thống chuyên canh rau là 43,43 triệu đồng/ha/năm, tổng thu nhập đạt 160,07 triệu đồng/ha/năm.
- Đây là hệ thống canh tác cho lợi nhuận cao nhất trong các hệ thống canh tác chính tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, với lợi nhuận đạt 116,64 triệu đồng/ha/năm và hiệu quả sử dụng đồng vốn là 2,69.
- Tuy nhiên, đối với hệ thống chuyên canh rau, các hộ nông dân chỉ canh tác với quy mô nhỏ, diện tích từ m 2 /hộ.
- hệ thống này cần nhiều công chăm sóc và canh tác liên tục nhiều vụ trong năm, khoảng 7 - 8 vụ/năm.
- Kết quả Bảng 4 cho thấy công lao động của hệ thống chuyên canh rau chiếm 47,5% so với tổng chi phí.
- Do đó, hệ thống canh tác này phù hợp với những nông hộ chủ động được công lao động tại chỗ và làm việc liên tục..
- Hiệu quả tài chính của các hệ thống canh tác chính tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre ĐVT: triệu đồng/ha/năm.
- Hạng mục Hệ thống canh tác Giá trị.
- Hiệu quả tài chính của các hệ thống canh tác chính tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
- Hiệu quả tài chính ở Bảng 5 cho thấy tổng chi phí của hệ thống lúa 3 vụ/năm là 48,81 triệu đồng/ha/năm, tổng thu nhập đạt 75,95 triệu đồng/ha/năm và hiệu quả sử dụng đồng vốn 0,56..
- Tuy nhiên, do điều kiện canh tác không thuận lợi nên năng suất lúa vụ Xuân Hè thấp hơn vụ Hè Thu và Đông Xuân.
- nghiệp địa phương khuyến cáo người dân không canh tác lúa vụ Xuân Hè vì thời điểm này nguồn nước bị nhiễm mặn trong khi cây lúa cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển..
- Do điều kiện tự nhiên bị nhiễm mặn từ tháng 01 đến tháng 05 hàng năm nên tại các xã khảo sát chỉ thuận lợi cho canh tác lúa 2 vụ/năm.
- Kết quả Bảng 5 cho thấy tổng chi phí canh tác lúa 2 vụ là 34,06 triệu đồng/ha/năm, năng suất lúa trung bình đạt 5,94 tấn/ha/vụ, tổng thu nhập 60,12 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả sử dụng đồng vốn 0,76.
- Nếu tính tổng thu nhập trong năm thì hệ thống canh tác lúa 2 vụ thấp hơn canh tác lúa 3 vụ, tuy nhiên lợi nhuận bình quân từng vụ thì canh tác lúa 2 vụ có lợi nhuận (13,03.
- triệu đồng/ha/vụ) cao hơn lợi nhuận trung bình của canh tác lúa 3 vụ (9,05 triệu đồng/ha/vụ) và hiệu quả sử dụng đồng vốn hệ thống lúa 2 vụ lúa (0,76) cao hơn hệ thống lúa 3 vụ (0,56).
- Nguyên nhân do vụ điều kiện canh tác vụ Xuân Hè có nhiều bất lợi, tăng chi phí sản xuất nhưng giảm năng suất và lợi nhuận nên hiệu quả sử dụng đồng vốn của hệ thống lúa 3 vụ thấp hơn hệ thống lúa 2 vụ.
- Ngoài ra, canh tác lúa 2 vụ có chi phí công lao động thấp nhất nên phù hợp với khu vực khan hiếm công lao động..
- So với hệ thống canh tác lúa 3 vụ/năm thì hệ thống luân canh dưa lê trên nền đất lúa 2 vụ được ngành nông nghiệp khuyến cáo và phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện vì trồng dưa lê vụ Xuân Hè tiêu tốn ít nước hơn trồng lúa.
- Tổng chi phí của hệ thống lúa 2 vụ - dưa lê là 93,54 triệu đồng/ha/năm và tổng thu nhập đạt 145,38 triệu đồng/ha/năm.
- Đây là hệ thống canh tác cho lợi nhuận cao nhất trong các hệ thống canh tác chính tại các xã khảo sát, với lợi nhuận đạt 51,84 triệu đồng/ha/năm, năng suất lúa trung bình đạt 5,91 tấn/ha/vụ cao hơn năng suất trung bình của hệ thống lúa 3 vụ (5,19 tấn/ha/vụ), trong đó năng suất lúa vụ Hè Thu đạt 5,45 tấn/ha tương đương với năng suất Hè Thu của hệ thống lúa 2 vụ/năm và cao hơn năng suất vụ Hè Thu của hệ thống lúa 3 vụ/năm (5,28 tấn/ha).
- Tương tự, năng suất lúa vụ Đông Xuân của hệ thống lúa 2 vụ - dưa lê là 6,41 (tấn/ha) tương đương với năng suất lúa vụ Đông Xuân của hệ thống lúa 2 vụ/năm (6,43 tấn/ha) và cao hơn năng suất vụ.
- Đông Xuân của hệ thống lúa 3 vụ/năm (6,34 tấn/ha)..
- Như vậy, việc luân canh lúa 2 vụ với dưa lê góp phần gia tăng năng suất lúa ở các vụ canh tác so với canh tác lúa 3 vụ/năm.
- Tuy nhiên, do chi phí đầu tư cho dưa lê khá cao nên hiệu quả sử dụng đồng vốn là 0,55 thấp hơn canh tác lúa 2 - 3 vụ/năm.
- Đối với hệ thống canh tác này, việc sử dụng nước ngầm phục vụ sản xuất ở những vùng đang bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn về lâu dài có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ như cạn kiệt nguồn nước, mạch nước ngầm bị ô nhiễm hoặc nhiễm mặn.
- Do đó, việc canh tác các đối tượng cây màu vào mùa khô, các hộ dân cần lưu ý việc khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngầm và sản xuất theo quy hoạch vùng trồng của chính quyền địa phương.
- Ngoài ra, để hệ thống canh tác này đạt hiệu quả cao và bền vững, nông dân cần lưu ý áp dụng đúng kỹ thuật canh tác, tăng cường bón phân hữu cơ ở vụ màu để cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất lúa ở vụ sau (Võ Thị Gương và ctv., 2010) và gắn kết với doanh nghiệp để thúc đẩy liên kết tiêu thụ.
- Ngoài ra, hệ thống luân canh lúa 2 vụ - dưa lê cần nhiều công lao động, qua kết quả Bảng 5 cho thấy công lao động chiếm 34,5%.
- Hiệu quả kinh tế của các hệ thống canh tác chính tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang ĐVT: triệu đồng/ha/năm.
- Hạng mục Hệ thống canh tác Giá trị F.
- Hiện trạng canh tác tại khu vực nghiên cứu còn nhiều khó khăn, xâm nhập mặn và ảnh hưởng phèn mặn là hai trở ngại chính ảnh hưởng đến hệ thống canh tác và mức độ xâm nhập mặn được nông hộ dự.
- Tại huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, hệ thống chuyên canh rau cho lợi nhuận cao nhất, kế đến là hệ thống chuyên canh dừa, hệ thống canh tác lúa 2 vụ/năm cho lợi nhuận thấp nhất.
- sử dụng đồng vốn của hệ thống chuyên canh rau cao nhất, kế đến là hệ thống chuyên canh dừa, tiếp theo là hệ thống luân canh lúa - bắp và thấp nhất là hệ thống lúa 2 vụ/năm.
- Trong hệ thống luân canh lúa - bắp, năng suất lúa vụ Hè Thu cao hơn so với năng suất lúa cùng vụ của hệ thống lúa 2 vụ/năm..
- Tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, hệ thống luân canh lúa 2 vụ - dưa lê cho lợi nhuận cao nhất, kế đến là hệ thống lúa 3 vụ/năm và thấp nhất là hệ thống lúa 2 vụ/năm.
- Ngoài ra, năng suất lúa vụ Hè Thu và Đông Xuân trong hệ thống luân canh lúa 2 vụ - dưa lê gia tăng so với năng suất lúa cùng vụ của hệ thống lúa 3 vụ/năm.
- Tuy nhiên, xét về hiệu quả sử dụng đồng vốn thì hệ thống lúa 2 vụ/năm cao nhất, kế đến là hệ thống lúa 3 vụ/năm và thấp nhất là hệ thống luân canh lúa 2 vụ - dưa lê..
- Trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, những nghiên cứu sâu hơn về diễn biến xâm nhập mặn và các hệ thống canh tác chuyển đổi qua nhiều năm là cần thiết để xác định khả năng thích nghi của các hệ thống canh tác với điều kiện xâm nhập mặn tại huyện Thạnh Phú và huyện U Minh Thượng theo thời gian..
- Hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác phù hợp trên đất ven biển huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
- Cải thiện độ phì nhiêu đất và năng suất lúa canh tác ba vụ trong đê bao tại Đồng bằng sông Cửu Long