« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá hoạt động ghi chép và lưu trữ thông tin theo tiêu chuẩn Global GAP của những nông hộ nuôi tôm sú (Penaeus monodon) tại tỉnh Cà Mau


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GHI CHÉP VÀ LƯU TRỮ THÔNG TIN.
- THEO TIÊU CHUẨN GLOBAL GAP CỦA NHỮNG NÔNG HỘ NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) TẠI TỈNH CÀ MAU.
- *Người chịu trách nhiệm về bài viết: Khưu Thị Phương Đông (email: [email protected]) Thông tin chung:.
- Global GAP, ghi chép và lưu trữ thông tin, nông hộ nuôi tôm sú, tỉnh Cà Mau Keywords:.
- Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá việc ghi chép và lưu trữ thông tin nuôi trồng dựa trên khung tiêu chí của tiêu chuẩn Global GAP bằng cách khảo sát 85 nông hộ nuôi tôm sú (Penaeus monodon) tại các huyện Đầm Dơi, Cái Nước và thành phố Cà Mau (thuộc tỉnh Cà Mau).
- Phương pháp thống kê mô tả và kiểm định trung bình hai tổng thể độc lập T-test được sử dụng để phân tích và so sánh sự khác biệt trong các chỉ số tài chính giữa hai nhóm nông hộ nuôi tôm sú có và không có ghi chép và lưu trữ thông tin nuôi trồng..
- Kết quả có thể được tóm tắt như sau: Mặc dù Global GAP là chứng nhận cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của các thị trường khó tính, người nuôi tôm Cà Mau vẫn chưa dành nhiều sự chú ý đến việc áp dụng các tiêu chí của Global GAP vào trong canh tác, đặc biệt là tiêu chí về ghi chép và lưu trữ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.
- Thêm vào đó, hiệu quả của việc quản lý thông tin trong nuôi tôm cũng được ghi nhận có ý nghĩa đáng kể khi so sánh các chỉ số tài chính của các hộ nuôi tôm.
- Kết quả nghiên cứu tại Cà Mau chứng minh rằng việc đẩy nhanh áp dụng Global GAP cho những nông hộ nuôi tôm tại địa phương là rất cần thiết cho việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động nuôi tôm..
- Đánh giá hoạt động ghi chép và lưu trữ thông tin theo tiêu chuẩn Global GAP của những nông hộ nuôi tôm sú (Penaeus monodon) tại tỉnh Cà Mau.
- Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) lập luận rằng việc chống gian lận thực phẩm là một nhiệm vụ phức tạp, nó đòi hỏi phải có những giải pháp mạnh mẽ nhằm tăng cường các chương trình quản lý thực phẩm, đặc biệt là việc quản lý luồng thông tin dọc theo chuỗi cung ứng..
- được chứng nhận, nông trại thủy sản phải tiến hành quản lý, ghi chép và lưu trữ thông tin đầy đủ, tuân thủ theo 16 tiêu chí cụ thể với 198 nguyên tắc (Global GAP, 2016) nhằm đảm bảo nguyên tắc truy xuất nguồn gốc “một bước trước-một bước sau”.
- (one step backward-one step forward) được quy định trong tiêu chuẩn Global GAP..
- và (ii) làm thế nào để các nông hộ nuôi tôm quy mô nhỏ với ít tài nguyên hơn không chịu thiệt thòi và bị loại trừ ra khỏi lợi ích xã hội trong quá trình chuyển đổi sang thực hiện GAP.
- Hiểu rõ được những vấn đề trên, trong nghiên cứu này, những điều kiện quan trọng ban đầu để sản xuất đạt tiêu chuẩn Global GAP sẽ được tập trung đề cập, cụ thể là tiêu chí về việc ghi chép và quản lý thông tin nuôi trồng nhằm đáp ứng cho yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.
- Thêm vào đó, tác động của việc ghi chép và lưu trữ thông tin lên hiệu quả về mặt kinh tế, tài chính của nông hộ nuôi tôm sú tại tỉnh Cà Mau cũng sẽ được phân.
- Bên cạnh đó, để so sánh sự khác biệt về các chỉ số tài chính giữa hai nhóm nông hộ có và không có ghi chép và lưu trữ thông tin, kiểm định trung bình hai tổng thể độc lập (Independent Samples T-test) được áp dụng..
- 3.1 Đánh giá thực trạng quản lý thông tin nuôi trồng của nông hộ.
- Kết quả điều tra thực tế ghi nhận, trong 85 nông hộ đươc khảo sát, chỉ có 51 hộ thực hiện ghi nhật ký thông tin nuôi trồng (34 hộ không ghi) và không có hộ nào đã và đang tham gia mô hình Global GAP..
- Có ba nguyên nhân chính khiến các nông hộ không ghi chép thông tin, bao gồm: diện tích nuôi trồng nhỏ (56.
- do nông hộ có kinh nghiệm nuôi lâu năm (23.
- và việc ghi chép không mang tính bắt buộc cũng không do ai quản lý và người mua tôm cũng không yêu cầu (21%)..
- Kết quả khảo sát cho thấy, các nông hộ nuôi tôm tự thực hiện ghi chép nhật ký nhằm mục đích quản lý lợi nhuận, tích lũy kinh nghiệm cho vụ nuôi sau hoặc có thể do diện tích canh tác lớn nên phải ghi chép để dễ dàng kiểm soát quá trình nuôi.
- Đối với những trường hợp tự ghi chép nhật ký canh tác, nông hộ tự kiểm soát độ chính xác cũng như chất lượng thông tin ghi chép nhằm phục vụ cho mục đích quản lý nông trại.
- Các nông hộ này thường bán tôm thu hoạch cho thương lái trong hoặc ngoài địa phương..
- Về nội dung của thông tin được ghi chép và lưu trữ, kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng nông hộ nuôi tôm trên địa bàn nghiên cứu tập trung vào 7 nhóm tiêu chí (cho cả hai nhóm nông hộ ghi chép thông tin tự phát và theo mẫu được xuất bản của Sở Nông nghiệp.
- Phát triển nông thôn) tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm nông hộ..
- Bảng 1: Những nguyên nhân khiến nông hộ có và không có quản lý thông tin nuôi trồng Nhóm nông hộ có quản lý thông tin (n=51) Nhóm không có quản lý thông tin (n=34).
- Diện tích canh tác lớn 12 Việc ghi chép không mang tính bắt buộc, không có bên quản lý, và người mua cũng không yêu.
- Bốn nông hộ này là những hộ đã tham gia vào hợp tác xã nuôi tôm và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với một công ty chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Thông qua những hợp đồng bao tiêu này, nông hộ được công ty.
- cung cấp con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất cho nông hộ.
- Ngược lại, các nông hộ này được yêu cầu ghi sổ nhật ký nuôi tôm theo mẫu của công ty giao (mẫu thông tin này được công ty thiết kế dựa trên tiêu chuẩn quản lý thông tin trong tiêu chuẩn Global GAP và ASC 1 và do Sở NN&PTNT xuất bản), đến cuối vụ nông hộ sẽ phải nộp sổ lại để công ty kiểm soát và sao lưu tại công ty.
- Các thông tin này sẽ được sử dụng để thủy sản.
- Chi tiết các nội dung được ghi chép và quản lý được trình bày tại Bảng 2..
- Bảng 2: Thống kê nội dung ghi chép thông tin nuôi trồng của nông hộ nuôi tôm sú, dựa trên bộ tiêu chí của tiêu chuẩn Global GAP.
- chí N ỘI DUNG QUẢN LÝ THEO TIÊU CHUẨN G LOBAL GAP Số hộ thực hiện ghi chép (N=51).
- Tên và thông tin đăng ký của trại tôm 31 61.
- Thông tin nguồn giống 26 51.
- Tên và thông tin đăng ký của trại giống 15 29.
- Tên và thông tin đăng ký của công ty thức ăn 20 39.
- Thông tin tại trại tôm 40 78.
- Thông tin thu hoạch 35.
- Thông tin người mua 14 27.
- Để đáp ứng được yêu cầu trong GLOBAL GAP, các thông tin cần lưu trữ ở quy mô nông trại được phân thành 16 nhóm tiêu chí bắt buộc với 198 chỉ tiêu.
- Trong đó, bên cạnh các nhóm tiêu chí được trình bày trong Bảng 2 , c ác nhóm thông tin bắt buộc phải được ghi chép và quản lý trong GLOBAL GAP còn bao gồm các chỉ tiêu hướng tới đến quản lý và đánh giá tác động của hoạt động nuôi tôm đến sức khỏe cộng đồng và môi trường (Global GAP, 2016)..
- Như vậy, kết quả đánh giá cho thấy, 7 nhóm thông tin được các nông hộ ghi chép là phù hợp với các tiêu chuẩn bắt buộc được quy định trong Global GAP.
- Tuy nhiên, so với yêu cầu quản lý thông tin theo tiêu chuẩn Global GAP, việc ghi nhật ký nuôi tôm của các nông hộ trong nghiên cứu chưa đáp ứng đủ theo tiêu chuẩn Global GAP.
- Cụ thể, lượng thông tin được ghi chép của các hộ nuôi tôm khá ít, các tiêu chí về quản lý nông trại, con giống, chăm sóc và quản lý sức khỏe thủy sản chỉ đạt tỷ lệ ghi chép trung bình (từ 42% đến 57.
- Những tiêu chí về thức ăn, thông tin thu hoạch và sức khỏe – an toàn lao động được ghi nhận với tỷ lệ ghi chép thông tin khá thấp, trung bình từ 29% đến 35%.
- Đối với tiêu chí về thức ăn, thông tin về số lượng thức ăn dường như là tiêu chí duy nhất mà các nông hộ quan tâm ghi chép, điều này có thể được giải thích với lý do đa số các nông hộ tại đây ghi nhật ký nhằm mục đích là theo dõi doanh thu, chi phí và lợi nhuận của trại..
- Bên cạnh đó, tiêu chí về thông tin thu hoạch có tỷ lệ ghi chép thấp cũng được nông hộ lý giải là do việc.
- thu hoạch hoàn toàn được thực hiện bởi bên thu mua, nông hộ không can thiệp nên 8 khoản mục của tiêu chí này hầu như không được nông hộ ghi nhận lại.
- Riêng đối với tiêu chí sức khỏe – an toàn lao động có tỷ lệ ghi chép trung bình thấp nhất (29.
- với đặc điểm chung là tận dụng lao động nhàn rỗi của gia đình, hầu hết các khoản mục của tiêu chí này đều bị nông hộ bỏ qua..
- Đáng chú ý, tỷ lệ ghi chép trung bình cho tiêu chí về thuốc/hóa chất được ghi nhận lên đến 75%, đây là phần được các nông hộ ghi nhận nhiều nhất trong 7 tiêu chí được xem xét.
- Những nông hộ này cho biết chi phí thuốc và hóa chất trong nuôi và điều trị bệnh cho tôm có giá rất đắt và có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tôm nuôi cũng như lợi nhuận của cả vụ.
- Chi phí chi cho thuốc và hóa chất càng cao thì lợi nhuận thu được của nông hộ càng thấp, nói cách khác là khả năng bị lỗ vốn của nông hộ rất lớn.
- Do đó, họ dành một mối quan tâm đặc biệt đến việc quản lý thông tin cho tiêu chí thuốc và hóa chất này..
- 3.2 So sánh các chỉ số tài chính của hai nhóm nông hộ có và không có thực hiện quản lý thông tin nuôi trồng.
- Kết quả kiểm định trung bình giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các tỷ số tài chính của hai nhóm nông hộ nuôi tôm có và không có thực hiện ghi chép và lưu trữ thông tin được thể hiện qua Bảng 3..
- Bảng 3: Các chỉ số tài chính của hai nhóm hộ: có và không có quản lý thông tin Chỉ số Đ ƠN VỊ TÍNH Thực hiện quản lý thông.
- tin tại nông hộ.
- Kết quả tại Bảng 3 chỉ ra rằng doanh thu, lợi nhuận, và các tỷ số lợi nhuận/doanh thu và lợi nhuận/chi phí của nhóm nông hộ có ghi chép và lưu trữ nuôi trồng cao hơn nhóm nông hộ không ghi chép và lưu trữ nuôi trồng (tại mức ý nghĩa α = 1%)..
- Theo đó, doanh thu và lợi nhuận trung bình của nhóm có ghi chép và lưu trữ thông tin được ghi nhận lần lượt cao gấp 1,44 và 3,03 lần so với nhóm hộ còn.
- Do doanh thu được quyết định bởi năng suất và giá bán, nên sự khác biệt trong doanh thu có thể do ảnh hưởng về năng suất và giá bán của mỗi nông hộ..
- Theo kết quả khảo sát, đối với mức giá bán tôm, những nông hộ có ghi chép thông tin bán sản phẩm ở mức trung bình 221 nghìn đồng/kg, cao hơn 30.
- nghìn đồng/kg so với những nông hộ khác.
- Đối với năng suất của nông hộ, kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, nông hộ thuộc nhóm không tiến hành ghi chép thông tin nuôi trồng năng suất trung bình của những nông hộ có ghi chép và lưu trữ thông tin đạt 718 tấn/ha/vụ cao hơn mức 681 tấn/ha/vụ của các hộ không tiến hành ghi chép và lưu trữ 2 .
- Dựa trên kết quả khảo sát, các nông hộ có tiến hành ghi chép và quản lý thông tin nuôi trồng là những hộ có diện tích canh tác lớn hoặc có tham gia vào hợp tác xã (như đã trình bày ở Bảng 2).
- Do quy mô canh tác lớn, nhóm nông hộ này có khả năng thương lượng với người mua (thương lái hoặc doanh nghiệp chế biến) để bán được giá cao hơn.
- Hoặc cũng có thể, khi nông hộ tham gia vào hợp tác xã, giá bán tôm sẽ được đại diện hợp tác xã thương lượng với người mua.
- Việc ký các kết hợp đồng này có thể giúp nông hộ nhận được giá bán cao hơn từ doanh nghiệp và tránh được sự biến động giá từ thị trường.
- Ngoài ra, việc tham gia vào hợp tác xã có thể giúp nông hộ thuận tiện hơn trong trao đổi thông tin nuôi trồng cũng như được hỗ trợ và tập huẩn về mặt kỹ thuật nuôi trồng từ hợp tác xã và Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau.
- Điều này có thể giúp cho nhóm nông hộ có ghi chép thông tin đạt được năng suất cao hơn so với các nông hộ còn lại..
- Ngoài ra, kết quả phân tích từ Bảng 3 cũng chỉ ra rằng, tỷ số lợi nhuận/chi phí của nhóm nông hộ có ghi chép thông tin nuôi trồng cao hơn nhóm không có ghi chép.
- Cụ thể, với 1 đồng chi phí bỏ ra nông hộ có ghi chép và lưu trữ thông tin thu về 0,94 đồng lợi nhuận, con số này cao hơn 0,64 đồng của trường hợp nhóm nông hộ còn lại.
- Tỷ số lợi nhuận/doanh thu cũng phản ánh rằng cứ 1 đồng doanh thu thu về nhóm nông hộ nuôi tôm có ghi chép và lưu trữ thông tin đạt được 0,36 đồng lợi nhuận trong khi nhóm nông hộ không tiến hành ghi chép và lưu trữ thông tin đạt được 0,15 đồng lợi nhuận..
- 3.3 Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn Global GAP cho các nông hộ nuôi tôm sú tại tỉnh Cà Mau.
- Với diện tích canh tác trung bình ước đạt 1,59 hecta/nông hộ được đánh giá là khá lớn, điều này đã tạo cho Cà Mau một lợi thế trong việc góp phần làm.
- 2 Kết quả kiểm định T-test cho hai tiêu chí về năng suất và giá bán giữa hai nhóm nông hộ có và không có quản lý thông tin bao gồm:.
- Nghiên cứu được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát ý kiến của những nông hộ tại địa bàn về việc ghi chép và lưu trữ thông tin trong quá trình nuôi trồng nhằm đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn Global GAP.
- Sau khi được nhóm nghiên cứu giới thiệu về việc ghi chép thông tin theo đúng chuẩn của Global GAP thì có đến 90% nông hộ đồng ý chấp nhận thực hiện việc ghi chép và lữu trữ nuôi trồng.
- Kết quả này chứng tỏ những nông hộ nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau có sự đồng tình cao đối với việc chuyển sang nuôi tôm theo khung tiêu chuẩn Global GAP.
- Do đó, vấn đề cần thiết hiện tại là mang những thông tin đầy đủ về tiêu chuẩn Global GAP phổ biến rộng rãi đến người nuôi, nông hộ phải hiểu rõ tiêu chuẩn thì việc thực hành áp dụng sẽ đạt hiệu quả cao..
- Tuy nhiên, qua tiếp xúc thực tế với những nông hộ nuôi tôm tại địa phương, bên cạnh những thuận lợi thì cũng còn tồn tại nhiều khó khăn làm cản trở khả năng áp dụng tiêu chuẩn Global GAP vào canh tác.
- (i) Hiện tại, do tần suất được tập huấn kỹ thuật nuôi trồng quá ít dẫn đến người nuôi chưa có được những hiểu biết đầy đủ về nuôi tôm theo tiêu chuẩn Global GAP, hệ quả là chất lượng của các thông tin được ghi chép chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP nói riêng và các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng quốc tế khác nói chung..
- Tuy nhiên, những nông hộ nuôi tôm tại Cà Mau gần như là nuôi theo hình thức tự phát theo hộ gia đình, chỉ có một vài trường hợp gia nhập hợp tác xã.
- Lý do không tham gia hợp tác xã được nông hộ cung cấp là do phải mất một khoản chi phí gia nhập, đồng thời phải đóng thêm những khoản phí duy trì hoạt động hằng năm (dao động từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng)..
- Sở hữu những thuận lợi về mặt tự nhiên cùng với đặc điểm nông hộ có kinh nghiệm sản xuất lâu năm, Cà Mau dễ dàng duy trì thế mạnh của mình trong nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản.
- Không những thế, để sản phẩm tôm của Cà Mau có thể cạnh tranh trên thị trường, thì khả năng truy xuất nguồn gốc, truy xuất thông tin lý lịch của sản phẩm là một điều kiện tiên quyết.
- Thực tế, từ kết quả khảo sát 85 nông hộ nuôi tôm tại Cà Mau (bao gồm 51 nông hộ có ghi chép thông tin nuôi trồng) cho thấy rằng việc ghi chép thông tin nuôi trồng của nông hộ tại đây chưa thể đạt yêu cầu của tiêu chuẩn Global GAP.
- Việc ghi chép thông tin còn hạn chế, mang tính tự phát và chưa thực hiện đúng mẫu sổ ghi chép được quy định.
- Thêm vào đó, mục đích chính ghi thông tin nuôi trồng của những nông hộ tại đây chỉ nhằm quản lý lợi nhuận và tích lũy kinh nghiệm cho mùa vụ sau.
- Tuy vậy, mặc dù thực trạng của việc ghi chép và lữu trữ thông tin trong quá trình nuôi trồng của các nông hộ tại địa phương chưa đạt đủ điều kiện để áp dụng Global GAP, nhưng từ các kết quả nghiên cứu đạt được đã làm rõ những lợi ích mà việc ghi chép và lưu trữ thông tin nuôi trồng đem lại.
- Việc ghi chép thông tin nuôi trồng không những không làm ảnh hưởng đến chi phí canh tác mà còn góp phần cải thiện doanh thu và lợi nhuận nuôi tôm của nông hộ.
- Bằng chứng là có sự khác biệt rõ ràng khi so sánh các tỉ số hiệu quả tài chính của hai nhóm nông hộ có và không có ghi chép thông tin nuôi trồng..
- Tỉnh Cà Mau cần đẩy nhanh quá trình áp dụng tiêu chuẩn Global GAP vào trong hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu.
- Ghi chép và lưu trữ thông tin nuôi trồng tại các nông hộ hiện tại vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ để hướng tới việc áp dụng và đạt được chứng nhận GLOBAL GAP.
- Do đó, tỉnh Cà Mau cần có những giải pháp vận động nông hộ áp dụng việc ghi chép thông tin theo mẫu được quy định nhằm nâng cao chất lượng cũng như khả năng truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm tôm mang thương hiệu Cà Mau.