« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐáNH GIá KHả NăNG SINH TRƯởNG Và GIA TăNG MậT Độ CủA QUầN THể TRùN CHỉ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) TRÊN CáC NGUồN THứC ĂN KHáC NHAU TRONG ĐIềU KIệN PHòNG THí NGHIệM


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ GIA TĂNG MẬT ĐỘ CỦA QUẦN THỂ TRÙN CHỈ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) TRÊN CÁC NGUỒN THỨC ĂN KHÁC NHAU.
- Trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri) là một trong những loài giun ít tơ phân bố với mật độ cao ở nền đáy các thủy vực nước ngọt, sử dụng các chất hữu cơ lắng đọng làm thức ăn.
- Vì vậy, trùn chỉ được xem là một trong những sinh vật chỉ thị môi trường.
- Trong nuôi trồng thủy sản, trùn chỉ được sử dụng làm thức ăn đầu tiên của nhiều loài cá, giáp xác.
- Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tìm ra nguồn thức ăn thích hợp nhất cho trùn chỉ để áp dụng vào nuôi sinh khối chúng.
- Sau 42 ngày thí nghiệm, sinh khối cũng như mật độ cá thể trùn chỉ tăng cao nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng cám gạo (sinh khối tăng 4,53±0,10 lần, mật độ gia tăng lần), thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn phân gà (sinh khối tăng 1,13±0,25 lần, mật độ gia tăng 1,42±0,31 lần) và cho ăn phân bò (sinh khối tăng 1,21±0,28 lần, mật độ tăng lần).
- Như vậy, sử dụng thức ăn là cám gạo khả năng sinh trưởng và gia tăng mật độ của quần thể trùn chỉ tốt nhất..
- Trùn chỉ (L.
- Trùn chỉ có thể được tìm thấy ở bất cứ nơi nào có nước ngọt bao gồm ao, hồ, sông, suối, rãnh nước thải.
- Chúng thường phân bố với mật độ cao ở thủy vực có mực nước thấp..
- Trùn chỉ có rất nhiều kẻ thù vì chúng là thức ăn ưa thích của các loài cá ăn đáy, côn trùng, tôm càng xanh.
- Hiện nay, nhiều trại sản xuất giống cá nước ngọt sử dụng trùn chỉ làm thức ăn cho con giống giai đoạn cá bột lên cá hương thậm chí cả giai đoạn cá hương lên cá giống nhằm tăng tỷ lệ sống cũng như chất lượng của cá giống.
- Theo Giere và Pfannkuche (1982) thì trùn chỉ có giá trị dinh dưỡng cao 5575 cal/g trọng lượng khô.
- Đặc biệt, trùn chỉ có kích thước cơ thể nhỏ (trùn chỉ trưởng thành dài 5 cm, đường kính cơ thể chỉ vài mm), vừa với cỡ miệng cá bột của nhiều loài cá, ấu trùng của giáp xác (cua đồng, tôm càng xanh).
- Thêm vào đó, thành cơ thể của trùn chỉ mỏng không có vỏ ngoài bảo vệ, là con mồi dễ tiêu hóa..
- Hiện nay, nhu cầu sử dụng trùn chỉ rất cao để sản xuất các loài cá bản địa, cá cảnh, các loài đặc sản như ếch, lươn, cua đồng.
- Nên việc nghiên cứu để nuôi sinh khối trùn chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường là rất cần thiết.
- Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích xác định loại thức ăn thích hợp nhất cho sinh trưởng và gia tăng mật độ cá thể trong quần thể trùn chỉ (L.hoffmeisteri) để áp dụng vào nuôi sinh khối chúng..
- Trùn chỉ (L.hoffmeisteri) chọn lọc từ rãnh nước thải ở Xã Vĩnh Phương – TP Nha Trang – Khánh Hòa, được nuôi giữ giống tại phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Thí nghiệm và Thực hành trường Đại học Nha Trang.
- Trùn chỉ được nhân gống trước khi tiến hành thí nghiệm 2 tháng để có đủ số lượng như mong muốn..
- Nền đáy sử dụng là bùn đáy được lấy từ khu vực đã thu trùn chỉ.
- Mục đích của thí nghiệm là xác định loại thức ăn tối ưu cho L.hoffmeisteri.
- Ba loại thức ăn đã được sử dụng: phân bò, phân gà và cám gạo.
- Phân bò và phân gà được ủ với chế phẩm sinh học Balasa –N01 trước khi sử dụng 1 tháng.
- Các loại thức ăn được lấy mẫu đem đi phân tích giá trị dinh dưỡng trước khi sử dụng.
- Thí nghiệm để đánh giá khả năng sinh trưởng và gia tăng mật độ của trùn chỉ L.hoffmeisteri với các loại thức ăn khác nhau chúng tôi tiến hành nuôi trùn chỉ với mật độ 1 con/cm 2 (trọng lượng trung bình mg/con) trong khay nhựa có diện tích 250 cm 2 (10x25cm).
- Khay nuôi trùn chỉ được cấp 2 cm bùn đã tiệt trùng làm nền đáy.
- Định kỳ 3 ngày cho trùn chỉ ăn một lần, với liều lượng cho ăn bằng 15% trọng lượng cơ thể/1 ngày, trước khi cho ăn thức ăn được ngâm trong nước 1 ngày trong điều kiện nhiệt độ phòng.
- Khi cho ăn tắt hệ thống nước chảy nhỏ giọt, cấp thức ăn vào khay nuôi sau 3- 4 tiếng để toàn bộ thức ăn lắng xuống đáy mới cho nước chảy trở lại..
- 2.2.2 Bố trí thí nghiệm.
- Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
- Các nghiệm thức được bố trí như sau:.
- NT1: thức ăn là phân gà.
- NT2: thức ăn là phân bò.
- NT3: thức ăn là cám gạo.
- NT4: thức ăn là phân bò + cám gạo.
- Thí nghiệm được thực hiện 6 chu kỳ nuôi, mỗi chu kỳ kéo dài một tuần.
- Sau mỗi chu kỳ nuôi thu lại trùn chỉ trong cùng một nghiệm thức và nuôi lại ở nền đáy cũ.
- Nguồn giống của chu kỳ thứ 2 lấy từ chu kỳ 1 và tiếp tục như vậy cho đến chu kỳ thứ 6..
- Chỉ tiêu Oxy, pH và nhiệt độ được đo khi bắt đầu và cuối mỗi chu kỳ nuôi.
- Khối lượng, mật độ của quần thể trùn chỉ được cân và đếm ở cuối mỗi chu kỳ nuôi.
- Cuối chu kỳ nuôi, thu toàn bộ nền đáy rây qua vợt có mắt lưới 2a = 0,5mm, sau đó đổ ra khay 600 cm, dùng ống pipet thu và đếm số lượng trùn, tiếp đến loại bỏ toàn bộ chất bẩn bám vào trùn chỉ rồi đem cân trọng lượng bằng cân điện tử..
- mềm SPSS 18, so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức (ANOVA) sau đó sử dụng phép thử LSD để kiểm chứng..
- 3.1 Mùi và trạng thái của phân gà, phân bò sau khi ủ với chế phẩm vi sinh.
- Mùi của phân gà, phân bò trước và sau khi ủ với chế phẩm vi sinh có sự khác biệt rõ rệt.
- Trong khi đó, phân bò có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn phân gà do đó mùi hôi của phân bò nhẹ hơn nhiều.
- Phân gà vẫn còn mùi hôi nhẹ nhưng phân bò hầu như không còn mùi hôi..
- Cả phân gà và phân bò sau khi trộn đều với chế phẩm vi sinh Balasa –N01 đều được tưới thêm nước để có độ ẩm nhất định, tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển.
- 3.2 Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn phân gà, phân bò, cám gạo.
- Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn sử dụng để nuôi trùn chỉ được trình bày trong Bảng 1..
- Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn.
- Chỉ tiêu Đơn vị tính Cám gạo Phân gà ủ vi sinh Phân bò ủ vi sinh Protein.
- Hàm lượng Protein trong phân gà sau khi ủ.
- Trong khi đó, ở nghiên cứu này chỉ ủ phân gà với chế phẩm sinh học.
- Theo số liệu ở Bảng 1, Protein trong phân bò sau khi ủ chiếm 6,16%.
- với phân tích phân bò tươi của sở Nông nghiệp và Thực phẩm Mỹ (trích bời Randall W.Oplinger, 2011), Protein phân bò chiếm 6,6%.
- Nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức là 29,3±1,3 o C hoàn toàn thích hợp với sự tăng trưởng của trùn chỉ.
- Nhìn chung pH biến động ít, không quá cao mà cũng không quá thấp, pH nằm trong khoảng thích hợp cho trùn chỉ phát triển..
- Theo Wilmoth (1967), trùn chỉ thường được tìm thấy trong nền đáy ở các thủy vực có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Theo Marian và Pandian (1984) thì hàm lượng Oxy duy trì ở mức 3 mg/L hoặc cao hơn có thể làm tăng mật độ đồng thời đảm bảo khả năng sinh sản cao của trùn chỉ.
- Nồng độ Oxy tối thiểu đảm bảo cho sự sống của trùn chỉ là 1,7 mg O 2 / L.
- Do đó, hàm lượng Oxy hòa tan của các nghiệm thức trong thí nghiệm không chỉ tạo điều kiện cho trùn chỉ sinh trưởng tốt mà còn đảm bảo khả năng sinh sản của chúng..
- 3.4 Tăng trưởng và phát triển của quần thể trùn chỉ.
- 3.4.1 Khả năng tăng sinh khối của trùn chỉ Sinh khối trùn chỉ sau 7 ngày nuôi đầu tiên tăng từ 1,7 đến 2,1 lần so với khối lượng ban đầu thả.
- Khối lượng trùn chỉ ở các nghiệm thức dao động từ g/khay, cao nhất ở nghiệm thức cho ăn phân gà g/khay), thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn phối hợp phân bò và cám gạo g/khay).
- Chu kỳ nuôi thứ 2, sinh khối của trùn chỉ tiếp tục tăng trong đó thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn phân bò g/khay) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) đối với 3 nghiệm thức còn lại (phân gà, cám gạo, phân bò+cám gạo).
- Chu kỳ nuôi thứ 3, duy nhất ở nghiệm thức cho ăn phân bò tăng sinh khối, sinh khối của các nghiệm thức khác đều giảm.
- Điều này chứng tỏ, nghiệm thức cho ăn phân bò tăng trưởng chậm ở chu kỳ 2 nên chưa có con cá thể trưởng thành tham gia sinh sản hữu tính, sinh khối tiếp tục tăng ở chu kỳ 3.
- Ngược lại, một số cá thể trùn chỉ ở các nghiệm thức còn lại đã trưởng thành, tham gia sinh sản hữu tính.
- Trong những cá thể tham gia sinh sản hữu tính có một số con bị chết nên sinh khối của cả quần thể của nghiệm thức 2, 3, 4 trong chu kỳ nuôi thứ 3 giảm.
- Poddubnaya (1984) thì khi hoàn thành đợt sinh sản hữu tính đầu tiên, trùn chỉ hoặc bị chết hoặc tái phát dục lần hai và tiếp tục tham gia sinh sản hữu tính..
- Ở ba chu kỳ nuôi tiếp theo (thứ 4, 5, 6) có sự khác biệt rõ rệt giữa nghiệm thức cho ăn cám gạo, cám gạo + phân bò với nghiệm thức chỉ cho ăn phân hữu cơ (phân bò, phân gà).
- Sinh khối ở nghiệm thức cho ăn cám gạo và cám gạo + phân bò đều tăng so với chu kỳ nuôi trước.
- Ngược lại, sinh khối của nghiệm thức cho ăn phân gà và phân bò giảm so với chu kỳ nuôi trước (Hình 1).
- Kết thúc kỳ nuôi thứ 6, nghiệm thức cho ăn bằng cám gạo đạt sinh khối cao nhất g/khay) tăng 4,53±0,10 lần so với khối lượng thả ban đầu..
- Nghiệm thức cho ăn bằng phân gà có sinh khối thấp nhất g/khay) chỉ tăng 1,13.
- Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, cám gạo là thức ăn thích hợp, trùn chỉ mới nở có thể sử dụng ngay thức ăn là cám gạo, chúng sinh trưởng tốt góp phần làm tăng sinh khối của quần thể.
- Hình 1: Biến động sinh khối trùn chỉ qua các chu kỳ nuôi.
- Ký tự a,b,c trong cùng một chu kỳ, các giá trị trung bình có ký tự khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p< Biến động về mật độ của trùn chỉ.
- Ở ba chu kỳ nuôi đầu tiên, mật độ trùn chỉ ở các nghiệm thức biến động không đáng kể.
- Sự sai khác về mật độ ở các nghiệm thức thí nghiệm của chu kỳ thứ 3 là không có ý nghĩa (p>0,05).
- Poddubnaya (1984), trong vòng đời phát triển trùn chỉ tham gia sinh sản vô tính trước sau đó mới tham gia sinh sản hữu tính..
- Tuy nhiên, cuối chu kỳ nuôi thứ 4, 5, 6 mật độ trùn chỉ có sự biến động lớn ở các nghiệm thức khác nhau.
- Mật độ nuôi đạt cao nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng cám gạo (2282±155 con/khay 250 cm 2 , tăng lần so với mật độ thả ban đầu), tiếp đến là nghiệm thức cho ăn phối hợp phân bò+ cám gạo con/khay 250 cm 2.
- nhất ở nghiệm thức cho ăn bằng phân bò (255 ± 59con/khay 250 cm 2 , chỉ tăng 1,02±0,15 lần so với mật độ thả nuôi ban đầu).
- Mật độ trùn chỉ sai khác có ý nghĩa thống kê ở cả 3 chu kỳ nuôi cuối (chu kỳ 4, 5, 6).
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, cám gạo là thức ăn phù hợp cho sinh trưởng cũng như việc tăng mật độ cá thể trong quần thể..
- Mật độ tăng nhanh ở cuối chu kỳ nuôi thứ 6 là do số lượng con non nở từ trứng nhiều.
- Hình 2: Biến động mật độ trùn chỉ theo chu kỳ nuôi.
- Phân gà, phân bò ủ yếm khí với chế phẩm sinh học có thay đổi rõ về màu, mùi theo hướng tích cực, giảm ô nhiễm môi trường.
- Nồng độ protein sau khi ủ của phân gà 10,9%, phân bò 6,6%..
- Mức tăng sinh khối khi kết thúc chu kỳ nuôi đầu tiên của nghiệm thức cho ăn phân gà cao nhất lần), nghiệm thức phối hợp thức ăn là phân bò và cám gạo là thấp nhất lần)..
- Kết thúc chu kỳ nuôi thứ 6, nghiệm thức cho ăn bằng cám gạo đạt mức cao nhất về cả hai chỉ tiêu đánh giá đó là sinh khối (1,6841±.
- 0,0379g/khay) và mật độ cá thể con/khay 250cm 2.
- Trong khi đó, nghiệm thức cho ăn phân gà có sinh khối thấp nhất (0,4225±.
- 0,0919g/khay), nghiệm thức cho ăn phân bò có mật độ thấp nhất (255 ± 59con/250cm 2.
- Nên sử dụng cám gạo hoặc kết hợp cám gạo và phân bò là thức ăn cho trùn chỉ.
- Bởi vì, thức ăn là cám gạo giúp quần thể trùn chỉ tăng sinh khối và mật độ cá thể cao nhất..
- Tiếp tục nghiên cứu thời gian cho ăn, tỷ lệ phối hợp giữa thức ăn là phân hữu cơ và cám gạo để tìm ra tỷ lệ thích hợp nhất cho sinh trưởng và gia tăng mật độ cá thể trong quần thể trùn chỉ..
- Nhằm tận dụng nguồn phân hữu cơ đồng thời giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí thức ăn.