« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá khả năng thay thế thức ăn công nghiệp bằng khoai lang (Ipomoea batatas) trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofloc


Tóm tắt Xem thử

- BẰNG KHOAI LANG (Ipomoea batatas) TRONG NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) THEO CÔNG NGHỆ BIOFLOC.
- Nghiên cứu nhằm xác định khả năng thay thế thức ăn viên công nghiệp bằng khoai lang trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc.
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với các mức thay thế khoai lang khác nhau gồm: (i) 100% thức ăn công nghiệp (đối chứng), (ii) thay thế 10%, (iii) 20% và (iv) 30% thức ăn công nghiệp bằng khoai lang.
- Các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của tôm trong thời gian nuôi 90 ngày,.
- Nghiệm thức thay thế 10% khoai lang cho kết quả tốt nhất với tỉ lệ sống tốc độ tăng trưởng ngày, sinh khối 2,7±0,4 kg/m 3 , tuy nhiên thành phần sinh hóa và chất lượng của tôm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng (p>0,05)..
- Đánh giá khả năng thay thế thức ăn công nghiệp bằng khoai lang (Ipomoea batatas) trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofloc.
- (2009), khi bổ sung 3,3% bột rong bún Enteromorpha vào khẩu phần ăn của tôm thẻ chân trắng thì tốc độ tăng trưởng nhanh hơn hệ số tiêu tốn thức ăn FCR thấp hơn, màu sắc tôm đậm hơn so với không bổ sung.
- (2003) nhận thấy khoai lang chứa nhiều khoáng vi lượng và đa lượng như: protein, kali, photpho, canxi, beta carotene chiếm 8509 µg/100g khối lượng tươi (ß–Carotene có tác dụng tạo màu sắc) và một số loại vitamin khác giúp tôm tăng trưởng nhanh, tăng cường hệ miễn dịch.
- Do đó, nghiên cứu “Đánh giá khả năng thay thế thức ăn công nghiệp bằng khoai lang (Ipomoea batatas) trong nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) theo công nghệ biofloc” được thực hiện nhằm xác định lượng khoai lang được thay thế phù hợp cho sự phát triển của tôm và nâng cao chất lượng của tôm thương phẩm..
- Tôm được bố trí trong bể có thể tích 300 L bố trí với 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và hoàn toàn ngẫu nhiên, các nghiệm thức của thí nghiệm gồm: sử dụng thức ăn công nghiệp (đối chứng), thay thế 10%, 20% và 30% thức ăn công nghiệp bằng khoai lang.
- Tôm được bố trí trong nước có độ mặn 15 o / oo , độ kiềm 140 mgCaCO 3 /L, chiều dài của tôm trung bình là 4,43±0,03 cm và khối lượng 0,76±0,13 g, mật độ nuôi 150 con/m 3 (45 con/300L) và thời gian nuôi là 90 ngày..
- khoai lang (Ipomoea batatas) tươi có ruột vàng được bào nhuyễn sau đó băm nhỏ bằng với kích cỡ viên thức ăn theo kích cỡ tôm và cho ăn theo tỷ lệ thay thế tương ứng của từng nghiệm thức, khoai lang được cho ăn dạng tươi và lượng gấp 2 lần lượng thức ăn viên được thay thế (Trần Minh Bằng và ctv., 2016)..
- Bón bột gạo định kỳ 4 ngày/lần, lượng bột gạo bón vào bể nuôi được tính theo lượng thức ăn viên và khoai lang cho tôm ăn trong 4 ngày, để đạt tỉ lệ C:N tương ứng 15:1 (Avnimelech, 1999).
- Thành phần dinh dưỡng của khoai lang được xác định tại Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ với kết quả như sau: ẩm độ 80,51%.
- Tăng trưởng của tôm được xác định 30 ngày/lần.
- Tỷ lệ sống, sinh khối và chất lượng của tôm được xác định sau 90 ngày nuôi.
- Tốc độ tăng trưởng và sinh khối của tôm được xác định theo công thức:.
- Hệ số thức ăn công nghiệp = Tổng lượng thức ăn cho tôm ăn/Tăng trọng của tôm.
- Hệ số thức ăn khoai lang = Tổng lượng khoai lang cho tôm ăn/Tăng trọng của tôm..
- Phương pháp đánh giá cảm quan của tôm được áp dụng theo phương pháp của Meilgaard et al..
- Khi kết thúc thí nghiệm, tôm ở các nghiệm thức được thu 9 con/bể để đánh giá cảm quan (7 người được chọn để tham gia đánh giá cảm quan)..
- Tôm được sắp theo nghiệm thức và đánh giá sự khác biệt giữa các nghiệm thức thông qua chỉ tiêu màu sắc và mùi của tôm lúc tươi và sau khi luộc..
- 7 điểm: mùi tôm nghiệm thức đối chứng.
- Chất lượng thịt tôm được xác định độ dai và thành phần sinh hóa của tôm (protein, lipid, tro, độ ẩm và năng lượng.
- Thành phần sinh hóa của tôm được phân tích theo phương pháp AOAC (2000) và độ dai được đo bằng máy TA.Xtplus Texture Analyser (Stable Micro Systems, YL, UK) với đầu đo P5S..
- Các số liệu thu thập được tính trung bình và phương sai bằng phần mềm Excel, sau đó so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức theo phương pháp phân tích ANOVA một nhân tố bằng phép thử LSD và Duncan thông qua phần mềm SPSS 16.0 ở mức ý nghĩa (p<0,05)..
- Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, trong quá trình thí nghiệm, nhiệt độ dao động trong khoảng 26 – 29°C, nhiệt độ trung bình giữa sáng và chiều của các nghiệm thức C.
- Trung bình pH ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm dao động từ trong đó buổi sáng dao động từ 7,8 – 8,1 và buổi chiều dao động từ Bảng 1).
- Trần Viết Mỹ (2009) nghiên cứu cho thấy pH thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng từ 7,5 – 8,5.
- Như vậy, pH trong bể thí nghiệm là hoàn toàn phù hợp cho sự phát triển của tôm..
- Bảng 1: Trung bình nhiệt độ và pH ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm.
- Thay thế khoai lang.
- 3.1.2 Hàm lượng nitrite, TAN và độ kiềm Trong thời gian thí nghiệm hàm lượng nitrite trung bình ở các nghiệm thức dao động 0,7 – 2,2 mg/L.
- Trung bình độ kiềm trong các nghiệm thức dao động 98 – 115 mgCaCO 3 /L.
- Trần Viết Mỹ (2009) cho rằng độ kiềm lý tưởng cho tăng trưởng và phát triển của tôm thẻ chân trắng 120 – 160 mgCaCO 3 /L.
- Nhìn chung hàm lượng nitrite, TAN và độ kiềm trong các nghiệm thức tương đối thích hợp cho sự.
- phát triển của tôm nuôi..
- Bảng 2: Các yếu tố thủy hóa ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm.
- Thay thế khoai.
- Hình 1 thể hiện trung bình biến động cường độ ánh sáng trong ngày ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm.
- Cường độ ánh sáng trung bình trong thời gian thí nghiệm của các nghiệm thức vào lúc 6 giờ dao động từ 69 - 75 Lux, 9 giờ Lux), 12 giờ Lux), 15 giờ Lux) và 18 giờ biến động từ 16 – 20 Lux..
- Pham Than Nhan et al., (2014) nghiên cứu cho thấy ở cường độ ánh sáng khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến khả năng hình thành biofloc, tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn giống.
- Trong đó, cường độ ánh sáng (98 – 165 lux) cho thấy biểu hiện tốt nhất về sự hình thành biofloc, tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm..
- Đối chứng Thay thế 10%.
- Thay thế 20%.
- Thay thế 30%.
- Hình 1: Cường độ ánh sáng trung bình của các nghiệm thức 3.1.4 Các chỉ tiêu về biofloc.
- Chiều dài và chiều rộng của hạt biofloc trong 90 ngày nuôi ở các nghiệm thức dao động từ mm (chiều dài) và chiều rộng mm (Bảng 4)..
- Ngoài ra, kích cỡ hạt biofloc còn bị ảnh hưởng bởi mật độ nuôi và sinh khối của tôm (Lê Quốc Việt và ctv., 2015).
- (ngày) Nghiệm thức (thay thế khoai lang,.
- Các giá trị cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) Thể tích biofloc ở các nghiệm thức tăng dần về.
- cuối thời gian nuôi và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở các nghiệm thức.
- Do khi bắt đầu nuôi dinh dưỡng trong các nghiệm thức chưa nhiều nên thể tích biofloc rất thấp dao động từ 1,6 – 2,0 mL/L.
- Sau 90 ngày nuôi FVI (thể tích floc) của nghiệm thức đối chứng là cao nhất và giảm dần khi.
- lượng thay thế khoai lang càng nhiều, nhưng FVI thấp nhất ở nghiệm thức thay thế 10% khoai lang do càng về cuối thu hoạch tôm có dấu hiệu đen mang và chết nên tiến hành si phong làm giảm thể tích biofloc trong bể.
- Các nghiệm thức thay thế khoai lang càng nhiều thì lượng bột gạo bón vào bể sẽ càng ít, do hàm lượng carbohydrat trong khoai lang cao và hàm lượng đạm thấp (lượng bột gạo được tính dựa vào tổng lượng thức ăn cho tôm ăn)..
- Do đó, FVI trong nghiên cứu này phù hợp cho sự phát triển của tôm nuôi..
- Hình 2: Thể tích biofloc ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm.
- 3.2 Tốc độ tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng.
- Sau 90 ngày nuôi chiều dài tôm nuôi ở các nghiệm thức dao động cm.
- Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của tôm sau 90 ngày nuôi của các nghiệm thức dao động từ cm/ngày ngày) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức, trong đó ở nghiệm thức đối chứng có tốc độ tăng trưởng đặc.
- biệt về chiều dài là lớn nhất (0,097 cm/ngày và 1,25 %/ngày) so với nghiệm thức thay thế 10 % khoai lang (0,097 cm/ngày và 1,23 %/ngày), thay thế 20 % khoai lang (0,1 cm/ngày và 1,21 %/ngày) và thay thế 30% khoai lang (0,1 cm/ngày và 1,2.
- Hình 3: Chiều dài của tôm sau 90 ngày nuôi Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của tôm sau 90 ngày nuôi.
- Sau 90 ngày nuôi khối lượng tôm của nghiệm thức đối chứng có khối lượng lớn nhất 24,5 g và tốc độ tăng trưởng về khối lượng của nghiệm thức đối chứng (0,27 g/ngày và 3,9 %/ngày) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức thay thế 10% khoai lang (24,7 g/con và 3,9 %/ngày) và 20% khoai lang (24,1 g/con và.
- Kết quả cho thấy nếu thay thế thức ăn công nghiệp bằng khoai lang quá nhiều (>30%) thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của tôm nuôi..
- Nguyên nhân có thể do hàm lượng đạm trong khoai lang thấp hơn rất nhiều so với thức ăn, do đó khi thay thế nhiều thức ăn công nghiệp bằng khoai lang thì sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm..
- Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của tôm sau 90 ngày nuôi.
- Hình 4: Khối lượng ở các nghiệm thức trong 90 ngày nuôi 3.3 Tỷ lệ sống, sinh khối, hệ số thức ăn của.
- Hình 6 cho thấy tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức sau 90 ngày nuôi, trong đó nghiệm thức thay thế 10% khoai lang có tỉ lệ sống cao nhất (72,2%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng (68,9.
- thay thế 20% khoai lang (63,7%) và thay thế 30%.
- khoai lang (70,4.
- (2015), sau 60 ngày nuôi thì tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng nuôi ghép với cá rô phi ở các nghiệm thức với mật độ nuôi 150 con/m 3 đạt 41,0%.
- Khi nuôi tôm thẻ trong bể với qui trình biofloc, sau 60 ngày nuôi thì tỷ lệ sống của tôm đạt từ Tạ Văn Phương và ctv., 2014)..
- Sinh khối tôm sau 90 ngày nuôi cao nhất là ở nghiệm thức thay thế 10% khoai lang 2,7 kg/m 3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng 2,6 kg/m 3 và nghiệm thức thay thế 20% khoai lang là 2,3 kg/m 3 và thay thế 30% khoai lang 2,4 kg/m 3.
- Bảng 6: Tỷ lệ sống và năng suất của tôm sau 90 ngày nuôi ở các nghiệm thức.
- Sau 90 ngày nuôi hệ số thức ăn công nghiệp của các nghiệm thức dao động từ 1,1 – 1,6 và hệ số khoai lang dao động từ 0,4 – 1,3.
- Trong đó, hệ số thức ăn công nghiệp cho nghiệm thức thay thế 30.
- khoai lang là thấp nhất (1,1) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng (1,6).
- Hệ số khoai lang tươi khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,05).
- Chi phí thức ăn của nghiệm thức thay thế 10% khoai lang là thấp nhất (51.111 đồng/kg tôm).
- Tuy nhiên, chi phí thức ăn khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng..
- Hệ số khoai lang.
- Giá thức ăn viên 33.000 đồng/kg và khoai lang 15.000 đồng/kg.
- 3.4 Đánh giá cảm quan về chất lượng của tôm và thành phần hóa học của tôm nuôi.
- 3.4.1 Đánh giá cảm quan về chất lượng của tôm Màu sắc tôm khi còn sống được đánh giá tốt nhất là ở nghiệm thức thay thế 30% khoai lang với 8,14 điểm theo thang điểm của (Meilgaard et al., 1999) thì tôm có màu sáng bóng, đẹp và khác biệt.
- có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng.
- Mùi của tôm ở nghiệm thức thay thế 10% khoai lang và 30% khoai lang thì có mùi tanh đặc trưng hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng..
- Màu sắc và mùi của tôm khi hấp chín thì tất cả các nghiệm thức thay thế khoai lang đều tốt hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng, đặc biệt là ở nghiệm thức thay thế 30% khoai lang có màu đỏ đẹp và mùi thơm đặc trưng.
- Về vị tôm của nghiệm thức thay thế 20% khoai lang và thay thế 30% khoai lang có vị ngọt đặc trưng và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng và thay thế 10% khoai lang..
- Màu sắc của tôm nuôi càng đậm khi thay thế lượng khoai lang càng tăng và khi tôm luộc chín thì ở nghiệm thức đối chứng có màu đỏ nhạt hơn so với các nghiệm thức khoai lang.
- Kết quả của việc thay thế khoai lang cho tôm ăn trong nghiên cứu này đã cải thiện được màu sắc của tôm nuôi, nguyên nhân do trong thành phần của khoai lang có β - caroten, chúng có tác dụng tạo màu (Pandey et al., 2003)..
- (2014), khi cho tôm ăn rong bún và rong mền thì màu sắc của tôm cũng đậm hơn khi cho ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp..
- Bảng 8: Đánh giá cảm quan về màu sắc và mùi vị của tôm Thay thế khoai.
- 3.4.2 Thành phần hóa học của tôm và độ dai của tôm.
- Khi thay thế thức ăn công nghiệp bằng khoai lang thì các thành phần hóa học (ẩm độ, protein, lipid và khoáng) và độ dai của tôm ở các nghiệm.
- thức thay thế khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 8).
- Qua đó cho thấy, việc thay thế khoai lang đã làm cho màu sắc đỏ đẹp hơn nhưng không làm thay đổi thành phần hóa học của tôm và độ dai..
- Bảng 9: Thành phần hóa học và độ dai của tôm.
- Sử dụng khoai lang để thay thế 10% thức ăn công nghiệp khi nuôi tôm thẻ trong hệ thống biofloc cho kết quả tốt về tỉ lệ sống, tăng trưởng, giảm giá thành và đồng thời chất lượng của tôm thương phẩm được cải thiện..
- Có thể ứng dụng thay thế khoai lang trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ biofloc trong nhà kính với qui mô lớn hơn.