« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá sự thay đổi hệ thống canh tác trên cơ sở tài nguyên nước mặt vùng Đồng bằng sông Cửu Long: nghiên cứu cụ thể trong điều kiện huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI HỆ THỐNG CANH TÁC TRÊN CƠ SỞ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: NGHIÊN CỨU CỤ THỂ TRONG ĐIỀU KIỆN HUYỆN NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG.
- Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.
- Hệ thống canh tác, động thái nguồn tài nguyên nước mặt, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự thay đổi của hệ thống canh tác ở vùng đồng bằng ven biển thấp, Đồng bằng sông Cửu Long dựa trên sự thay đổi động thái nguồn tài nguyên nước mặt trong chuỗi thời gian từ 2005 đến 2013.
- Phương pháp phỏng vấn các nhà quản lí, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân địa phương và phỏng vấn nông hộ được thực hiện nhằm thu thập các thông tin, dữ liệu về sự thay đổi hệ thống canh tác và các nguyên nhân ảnh hưởng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguồn nước mặt và hệ thống canh tác có nhiều biến động cả về không gian và thời gian.
- Thay đổi của nguồn tài nguyên nước mặt là nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi về hệ thống canh tác.
- Ngoài ra, các yếu tố về chính sách trong nông nghiệp, năng suất, khả năng tận dụng nguồn tài nguyên đất và lao động cũng ảnh hưởng đến thay đổi hệ thống canh tác ở vùng nghiên cứu..
- Mặt khác, việc canh tác lúa ở ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức với việc canh tác phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nước mặt từ sông Mekong (Lenton, Muller, 2009).
- Việc thay đổi lượng mưa, xâm nhập.
- mặn nghiêm trọng hơn (do biến đổi khí hậu) và sự suy giảm lưu lượng nước thượng nguồn đã, đang và sẽ làm thay đổi động thái nguồn tài nguyên nước mặt và sức sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL (Chu Thái Hoành et al., 2003.
- Vì vậy, nguồn nước tưới cho hệ thống canh tác lúa (thâm canh) là một trong những vấn đề cần được quan tâm và việc xem xét động thái nguồn tài nguyên nước mặt trong các vùng sinh thái nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài nguyên nước mặt cho sản xuất lúa cũng như đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai ở ĐBSCL..
- trong đó, mỗi vùng được phân chia thành các tiểu vùng dựa vào các chỉ số nguồn tài nguyên nước mặt (độ sâu ngập và độ mặn) (xem thêm chi tiết các tiểu vùng trong nghiên cứu của (Nguyễn Hiếu Trung et al., 2012.
- Mặt khác, do xem xét ở quy mô lớn (toàn vùng đồng bằng) nên các nghiên cứu trước chưa mô tả chi tiết mối liên hệ giữa hệ thống canh tác và nguồn tài nguyên nước mặt.
- Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn tài nguyên nước mặt và các hệ thống canh tác đã được thực hiện bởi Nguyễn Thị Mỹ Linh et al., (Gửi đăng.) khi tiến hành phân vùng sinh thái nông nghiệp ở cấp độ nhỏ hơn (cấp tỉnh).Cụ thể, các yếu tố về thời gian ngập và thời gian mặn được.
- Dựa vào động thái nguồn tài nguyên nước mặt, tỉnh Sóc Trăng được chia thành 3 vùng sinh thái nông nghiệp chính.
- Do phạm vi nghiên cứu rộng nên các nghiên cứu trên chưa mô tả rõ mối quan hệ giữa thay đổi động thái nguồn tài nguyên nước mặt và thay đổi của các hệ thống canh tác hiện có ở từng phân vùng sinh thái nông nghiệp cụ thể.
- Thêm vào đó, tác động của động thái tài nguyên nước mặt lên các hệ thống canh tác khác nhau giữa các khu vực địa lý khác nhau (ví dụ: ven biển và nội địa) (Văn Phạm Đăng Trí et al., 2013).
- Do đó, để hiểu rõ hơn tác động của động thái nguồn tài nguyên nước mặt lên hệ thống canh tác, nghiên cứu cần được thực hiện trong phạm vi nhỏ hơn..
- Nghiên cứu này được thực hiện ở phạm vi nhỏ hơn (cấp huyện) dựa trên sự kế thừa từ những nghiên cứu trước nhằm làm rõ những thay đổi đang diễn ra trong hệ thống canh tác hiện tại và mối quan hệ giữa nguồn tài nguyên nước mặt với sự thay đổi của các hệ thống canh tác.
- Xem xét động thái nguồn tài nguyên nước mặt và sự thay đổi của các hệ thống canh tác;.
- Xác định mối quan hệ giữa sự thay đổi của các hệ thống canh tác và động thái nguồn tài nguyên nước mặt;.
- Xác định một số bất cập trong công tác quản lí nguồn tài nguyên nước mặt phục vụ cho các hệ thống canh tác trong hiện tại.
- Xác định sự thay đổi hệ thống canh tác trong tương lai..
- Hai nông dân trực tiếp canh tác lúa lâu năm (>5 năm) tại mỗi xã / thị trấn được mời tham dự để thu thập thông tin..
- Dữ liệu được thu thập (thông qua niên giám thống kê cấp tỉnh và huyện từ năm 2006 đến năm 2010) kết hợp với kết quả từ đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân địa phương (PRA) và phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa phương cho thấy trên địa bàn huyện có 2 hệ thống canh tác chủ yếu (hệ thống canh tác lúa 3 vụ (ĐX-XH-HT) và canh tác lúa 2 vụ (ĐX-HT.
- do đó, đề tài thực hiện phỏng vấn 43 hộ dân đại diện cho mỗi hệ thống canh tác dựa trên đặc tính nguồn tài nguyên nước mặt và sự thay đổi hệ thống canh tác trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2010.
- Đối tượng cụ thể của điều tra nông hộ là nông dân canh tác lúa lâu năm (>5 năm) tại địa phương và có vai trò quyết định trong việc lựa chọn hệ thống canh tác trong gia đình..
- Lượng mưa Số liệu hàng ngày Hệ thống công.
- và (ii) Phân tích sự thay đổi hệ thống canh tác, các tác động của nguồn tài nguyên nước mặt lên hệ thống canh tác và sự thay đổi hệ thống canh tác từ số liệu điều tra nông hộ.
- Ngoài ra, công cụ GIS cũng được sử dụng để số hóa các bản đồ nền cũng như phân tích không gian nhằm xác định động thái nguồn tài nguyên nước mặt tại vùng nghiên cứu theo không gian..
- 3.1 Thay đổi hệ thống canh tác 3.1.1 Thay đổi điều kiện tự nhiên a.
- Thay đổi lượng mưa.
- (2005), sự chuyển dịch và thay đổi của lượng mưa có tác động đáng kể đến năng suất lúa.
- Thay đổi động thái nguồn tài nguyên nước Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp (Hình 4) dẫn nước từ sông Hậu thông qua mạng lưới kênh cấp 2 và kênh nội đồng là nguồn nước chính cho các hoạt động canh tác ở địa phương.
- Trong khoảng thời gian mặn, các khu vực trạm bơm dọc tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp canh tác lúa 3 vụ bị thiếu nước tưới.
- Việc lấy nước mặn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản dọc tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp ở tỉnh Bạc Liêu trong khoảng thời gian nước ngọt trên kênh ít (tháng 4-7) làm nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng của các khu vực canh tác dọc kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp ở Ngã Năm.
- Để ngăn nước mặn và bảo vệ sản xuất lúa, một hệ thống cống ngăn mặn cho các kênh dọc tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp (gồm 9 cống) được xây dựng (và đưa vào vận hành năm 2011)..
- Tuy nhiên, theo cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (huyện Ngã Năm), việc đóng các cống này đã làm thay đổi động thái nguồn nước mặt theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Hình 4: Hệ thống thủy lợi và các điểm đo nồng độ mặn (A) và bản đồ cao trình (B).
- 3.1.2 Hiện trạng lịch thời vụ và thay đổi sử dụng đất đai từ năm 2006 đến năm 2010.
- Hệ thống canh tác của huyện từ năm 2006 đến năm 2010 thay đổi đáng kể.
- Năm 2006 hệ thống canh tác lúa 3 vụ còn phổ biến (chiếm 30% diện tích đất canh tác của huyện).
- Năm 2010, hệ thống canh tác lúa 2 vụ chiếm gần như toàn bộ diện tích đất (75.5%) (Hình 6).
- thống canh tác lúa 3 vụ sang 2 vụ thuộc khu vực bị ảnh hưởng bởi nước mặn và sự chuyển đổi hệ thống canh tác lúa 2 vụ sang canh tác lúa 3 vụ thuộc khu vực nước ngọt quanh năm.
- Đến năm 2012, hệ thống canh tác lúa 2 vụ chiếm gần như toàn bộ diện tích của huyện, ngoại trừ ở các khu vực có trạm bơm (Hình 4A) với diện tích canh tác 3 vụ lúa còn lại không nhiều..
- Hình 6: Hiện trạng sử dụng đất trong vùng nghiên cứu năm 2006 (A) và 2010 (B) Việc bố trí lịch thời vụ cho các hệ thống canh.
- Hai hệ thống canh tác.
- trong đó, vụ Hè Thu của hệ thống canh tác lúa 3 vụ được bố trí trễ hơn do có thêm vụ Xuân Hè.
- Hình 7: Lịch thời vụ của hệ thống canh tác lúa 2 vụ (ĐX-HT) (A) và 3 vụ (ĐX-XH-HT) và vị trí trên bản đồ tương ứng với điều kiện nguồn nước (B).
- 3.2 Mối quan hệ giữa sự thay đổi hệ thống canh tác và động thái nguồn tài nguyên nước mặt.
- 3.2.1 Khu vực chuyển đổi hệ thống canh tác 2 vụ lúa sang hệ thống canh tác 3 vụ lúa.
- Hình 8: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi từ hệ thống canh tác lúa 2 vụ sang hệ thống.
- canh tác lúa 3 vụ.
- Sự thay đổi từ hệ thống canh tác 2 vụ lúa sang hệ thống canh tác 3 vụ lúa bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: (i) nguồn nước.
- Trong 4 yếu tố trên thì nguồn nước giữ vai trò quyết định trong việc chuyển đổi từ hệ thống canh tác lúa 2 vụ sang hệ thống canh tác lúa 3 vụ.
- Số liệu phỏng vấn nông hộ cho thấy, có tới 52% sự chuyển đổi của nông hộ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nước mặt (Hình 8).
- Khi nguồn tài nguyên nước mặt được đảm bảo bởi hệ thống cống ngăn mặn và hệ thống trạm bơm thì hệ thống canh tác lúa 3 vụ phát triển hơn.
- đây là yếu tố quyết định đến sự thay đổi tại các cánh đồng mẫu thuộc các.
- Nguyên nhân thứ 2 là canh tác dựa trên điều kiện canh tác của khu vực lân cận với mục đích xuống giống đồng loạt để giảm dịch hại..
- 3.2.2 Khu vực chuyển đổi hệ thống canh tác 3 vụ lúa sang hệ thống canh tác 2 vụ lúa.
- Việc chuyển đổi từ hệ thống canh tác lúa 3 vụ sang hệ thống canh tác lúa 2 vụ phụ thuộc vào 2 yếu tố: rủi ro của vụ 3 và năng suất không cao của các vụ lúa trong hệ thống canh tác lúa 3 vụ (mức độ ảnh hưởng là 1:1).
- trong đó, việc chuyển đổi hệ thống canh tác lúa 3 vụ sang canh tác lúa 2 vụ ở khu vực nước ngọt là do yếu tố kinh tế (lợi nhuận) quyết định.
- 3.2.3 Khu vực duy trì hệ thống canh tác 3 vụ lúa Hệ thống canh tác lúa 3 vụ của xã Vĩnh Quới và xã Long Tân (ấp Tân Thành A) (Hình 6) được duy trì từ những năm 2000 bởi 2 nguyên nhân:.
- Thuận tiện về nguồn tài nguyên nước mặt cho hệ thống canh tác (70.
- Khi nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất được đảm bảo đầy đủ nhờ hệ thống các kênh thủy lợi.
- Thêm vào đó, vấn đề ngập và xâm nhập mặn hàng năm ảnh hưởng không đáng kể đến hệ thống canh tác vì độ mặn thấp (Bảng 2);.
- Bảng 2: Tác động của nguồn nước đến khu vực duy trì hệ thống canh tác lúa 3 vụ.
- 3.2.4 Khu vực duy trì hệ thống canh tác 2 vụ lúa Các khu vực duy trì hệ thống canh tác lúa 2 vụ (chiếm phần lớn diện tích đất canh tác trên toàn huyện) phụ thuộc vào 3 nguyên nhân: Nguồn tài nguyên nước mặt (70.
- Nguyên nhân quan trọng nhất là sự bất lợi về nguồn tài nguyên nước mặt.
- trong đó, việc ngập vào các tháng mùa mưa tại các vùng trũng và bị thiếu nước tưới ở các vùng gò do nguồn nước bị nhiễm mặn vào mùa khô làm cho các khu vực này không thể canh tác vụ 3..
- 3.3 Một số bất cập trong công tác quản lí nguồn nước phục vụ cho hệ thống canh tác.
- Hiện tại, nguồn tài nguyên nước mặt ở huyện phụ thuộc đáng kể vào chế độ vận hành cống ở Bạc Liêu.
- Tuy nhiên, việc phối hợp trong công tác quản lí nguồn tài nguyên nước mặt chưa được thực hiện một cách chặt chẽ giữa Bạc Liêu và Sóc Trăng.
- Ngoài ra, việc quy hoạch các vùng trạm bơm để phục vụ hệ thống canh tác lúa 3 vụ trên địa bàn.
- hệ thống trạm bơm dọc tuyến kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp (Hình 4A) bị thiếu nước do bị nhiễm mặn vào mùa khô (Hình 5B).
- 3.4 Các vùng sinh thái nông nghiệp trong vùng nghiên cứu và định hướng một số hệ thống canh tác trong tương lai.
- Do nhu cầu tận dụng nguồn tài nguyên đất và lao động cũng như chịu ảnh hưởng của các yếu tố:.
- (i) sự thay đổi nguồn tài nguyên nước mặt bởi hệ thống công trình ngăn mặn và tưới tiêu.
- và (iii) lợi nhuận, hệ thống canh tác trên địa bàn huyện sẽ có nhiều sự thay đổi trong tương lai.
- Kết quả phân tích số liệu điều tra nông hộ cho thấy, các hệ thống canh tác hiện tại sẽ có những thay đổi khác nhau tại từng phân vùng cụ thể (Hình 9).
- Sự thay đổi nhiều nhất diễn ra ở khu vực canh tác lúa 2 vụ ở ấp Tân Thành do nhu cầu tăng sản lượng.
- Ngược lại, khu vực canh tác lúa 3 vụ phía Đông của kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp có xu hướng chuyển đổi sang hệ thống canh tác lúa 2 vụ nhiều hơn.
- nguyên nhân là do khu vực này bị mặn trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 6 hằng năm – không đủ nước ngọt cho canh tác lúa thâm canh lúa 3 vụ (Hình 5A)..
- Tuy nhiên, các vùng này có cao trình thấp (<0.4 m) nên cần quan tâm đến vấn đề bố trí lịch thời vụ khi canh tác lúa 3 vụ (để tránh tình trạng ngập sâu)..
- Ngoài ra, việc chuyển đổi sang hệ thống canh tác lúa 3 vụ ở các vùng 5 và 7 có thể sẽ gặp rủi ro nếu việc vận hành cống không kịp thời (đóng cống ngăn mặn).
- do vậy, tại các vùng này, việc duy trì hệ thống canh tác lúa 2 vụ (ĐX-HT) là phù hợp..
- Hình 9: Các vùng sinh thái nông nghiệp hiện tại và một số hệ thống canh tác trong tương lai.
- Sự thay đổi của hệ thống canh tác ở vùng nghiên cứu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách, năng suất, nguồn lao động sẵn có và động thái nguồn tài nguyên nước mặt.
- trong đó, sự thay đổi của động thái nguồn tài nguyên nước mặt bởi hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi trong hệ thống canh tác ở vùng nghiên cứu..
- Kết quả của nghiên cứu đã làm rõ mối quan hệ giữa sự thay đổi hệ thống canh tác và động thái nguồn tài nguyên nước mặt.
- (i) Xem xét những thay đổi về nguồn tài nguyên nước (mặt) và hệ thống canh tác tại địa phương cũng như xác định mối tương quan giữa những thay đổi này;.
- (iii) Mô phỏng các tác động có thể có của các yếu tố thay đổi lên hệ thống canh tác trong tương lai.
- (iv) Đề xuất cải thiện hệ thống kênh thủy lợi cũng như thay đổi hệ thống canh tác nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu và đảm bảo mục tiêu đề ra của qui hoạch..
- Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, sự thay đổi của động thái nguồn tài nguyên nước mặt dưới tác động của các yếu tố biến đổi khí hậu và nước biển dâng chưa được thực hiện.
- do vậy, mô hình toán thủy lực dùng để mô phỏng động thái dòng chảy trên hệ thống sông / kênh trong vùng nghiên cứu được đề xuất thực hiện trong những nghiên cứu về sau.
- Ngoài ra, nguồn tài nguyên nước dưới đất cũng giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt và hoạt động canh tác ở địa phương (IUCN, 2011).
- do vậy, vấn đề thay đổi nguồn tài nguyên nước dưới đất cũng như tác động của sự thay đổi này lên các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương cũng cần được quan tâm..
- Võ Thị Phương Linh (2012): Phân vùng sinh thái nông nghiệp ở ĐBSCL: Hiện trạng và xu hướng thay đổi trong tương lai dưới tác động của biến đổi khí hậu.
- “Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái tài nguyên nước tại tỉnh Sóc Trăng”