« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2000 - 2011 VÀ XU HƯỚNG THAY ĐỔI TRONG TƯƠNG LAI TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- Kết quả dự đoán xu hướng sản xuất trong tương lai phổ biến trên vùng đất phèn nặng là ba vụ lúa, đồng thời vùng đất phèn trung bình mô hình ba vụ lúa và mô hình hai lúa một màu sẽ phổ biến..
- Đất phèn làm giới hạn sản xuất nông nghiệp do nhiều đặc tính lý - hóa học trong đất, chủ yếu nhất là pH thấp.
- phèn cần có những nghiên cứu về sự thay đổi của hệ thống sản xuất nhằm xác định, đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với đời sống người dân và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu.
- hiện trạng sản xuất, báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội qua các năm số liệu thống kê phỏng vấn 4 cuộc PRA, xây dựng nhóm nông dân theo ấp, mỗi nhóm 15 người bao gồm những người am hiểu về tình hình sản xuất, nông dân sản xuất giỏi và có kinh nghiệm, phỏng vấn hộ dân trong vùng với tổng số phiếu là 230 phiếu/các mô hình canh tác phổ biến tại huyện, chọn hộ theo phương pháp ngẫu nhiên (hiện trạng canh tác và các kiểu sử dụng đất đai từ .
- Xác định sự thay đổi của hệ thống sản xuất ở vùng nghiên cứu: Dựa vào PRA, bản đồ đất và các số liệu nghiên cứu trước đây tiến hành phân chia các xã thành các tiểu vùng khác nhau.
- Dự báo sự thay đổi hệ thống sản xuất trong tương lai: phân tích các yếu tố về kinh tế, xã hội.
- và môi trường hiện tại có liên quan đến việc sản xuất.
- Về kinh tế, phân tích lợi nhuận (tổng thu nhập - tổng chi phí), B/C (lợi nhuận/chi phí) các mô hình đồng thời kết hợp với việc sử dụng phần mềm DEAP 2.1 (TE: phân tích khả năng của nông hộ sản xuất tối đa với lượng đầu vào và công nghệ cho trước.
- CE dựa trên kết quả TE và AE cho thấy hiệu quả của việc sản xuất) để phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác hiện tại, xác định mô hình nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, sử dụng số liệu qua các năm kết hợp với giá thị trường tại thời điểm đó.
- Phân tích để thấy sự khác biệt về thu nhập của người dân do thay đổi cơ cấu sản xuất.
- Về môi trường, phân tích tác động của các mô hình canh tác hiện tại đến môi trường và tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên môi trường ảnh hưởng đến sản xuất, dẫn đến sự thay đổi sử dụng đất..
- Hiện trạng sản xuất: Việc sản xuất đa phần là lúa, một vài nơi canh tác luân canh lúa màu.
- 3.2 Thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp.
- Hình 1: Sơ đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản xuất tại 3 tiểu vùng nghiên cứu giai đoạn Qua Hình 1 cho thấy, mô hình hai vụ lúa được.
- đưa vào sản xuất từ năm 2000 và đã được duy trì và phổ biến rộng rãi trong khắp vùng ở các năm tiếp theo.
- Vào năm 2008 đã xuất hiện kiểu canh tác lúa màu (hai lúa một màu) vì sản xuất hoa màu thời gian này đem lại lợi nhuận cao do giá hoa màu cao, đồng thời do chủ trương phát triển của địa phương và mực nước lũ ít tạo điều kiện cho tăng vụ và luân canh lên ba vụ.
- Việc sản xuất luân canh lúa màu chỉ canh tác trong một năm, do giá hoa màu bấp bênh dẫn đến lợi nhuận không cao trong khi sản xuất hoa màu cần rất nhiều lao động và vốn đầu tư.
- Đến xuất hiện mô hình canh tác lúa ba vụ do giá lúa thời gian.
- này cao và người dân dự đoán mực nước lũ sẽ thấp nên tự phát sản xuất vụ lúa thứ ba.
- Năm 2004, người dân kết hợp giữa tăng vụ với luân canh trong sản xuất với hai mô hình chính là: hai lúa một màu và hai màu một lúa..
- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do thời gian này giá hoa màu cao hơn giá lúa, hiệu quả kinh tế từ sản xuất hoa màu cao hơn sản xuất lúa, nguồn lao động tại chỗ dồi dào, đồng thời điều kiện đất, nước cho sản xuất được cải thiện, giảm phèn và mực nước lũ thấp.
- Cuối năm xuất hiện kiểu canh tác ba vụ lúa.
- Mô hình canh tác sản xuất ba vụ lúa chỉ giới hạn đối với những hộ dân nằm trong vùng đê bao khép kín của Huyện và canh tác lúa-màu vẫn tiếp tục ở tiểu vùng này, diện tích sản xuất hai màu một lúa khoảng 30 ha, tập trung chủ yếu ở Tân Tuyến (theo số liệu điều tra thực tế năm 2011)..
- Cũng theo kết quả Hình 1 cho thấy sản xuất nông nghiệp từ ở tiểu vùng này chủ yếu là canh tác hai vụ lúa và không có hình thức luân canh lúa màu do tập quán sản xuất và điều kiện đất đai không thể đa dạng hóa được nhiều loại cây trồng.
- Cuối sự xuất hiện mô hình ba vụ lúa lần đầu tiên làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại tiểu vùng này do chủ trương phát triển của địa phương, xây dựng đê bao đẩy mạnh sản xuất ba vụ trọng tâm là sản xuất lúa..
- 3.3 Xu hướng thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong tương lai trên cơ sở chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
- Việc phân tích kinh tế các mô hình dựa trên hai thông số cơ bản là lợi nhuận và B/C của các mô hình canh tác.
- Thông qua hai thông số lợi nhuận và B/C này có thể xác định được mô hình canh tác nào đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- Từ đó có thể thấy xu hướng thay đổi sản xuất trong tương lai tại những địa điểm nghiên cứu..
- Lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn các mô hình Lợi nhuận và B/C các mô hình được phân tích theo hai trường hợp: không tính chi phí thuê đất và có tính chi phí thuê đất vào sản xuất.
- Phân tích lợi nhuận và B/C theo hai trường hợp như trên giúp người dân nhận thấy rõ ràng hơn về hiệu quả kinh tế của việc sản xuất do phần lớn người dân.
- Đồng thời cho thấy, người dân canh tác trên đất nhà sẽ tiết kiệm được chi phí đáng kể dẫn đến lợi nhuận cao hơn những người dân thuê đất sản xuất..
- Trường hợp 1: không tính chi phí thuê đất vào sản xuất.
- Qua kết quả điều tra thực tế và phân tích thống kê SPSS cho thấy, lợi nhuận và B/C các mô hình ở mỗi tiểu vùng có sự khác nhau.
- Tiểu vùng đất phù sa không phèn nghèo dinh dưỡng ngập nông: lợi nhuận và B/C của mô hình hai lúa cao hơn và có ý nghĩa so với mô hình ba lúa.
- Do việc sản xuất ba vụ lúa ở tiểu vùng này là mang tính tự phát, không có đê bao nên hiệu quả kinh tế mô hình ba vụ lúa chịu ảnh hưởng rất lớn bởi lũ.
- Hầu hết những hộ dân sản xuất ba vụ lúa nơi đây ít nhiều bị ảnh hưởng.
- Một số hộ gần như không thu hoạch được vào vụ thứ ba, năng suất lúa ở mô hình này vì thế không cao..
- lợi nhuận của các mô hình đều khác biệt có ý nghĩa với nhau, trong đó, mô hình hai vụ lúa và ba vụ lúa không khác biệt về mặt thống kê.
- Mô hình hai màu một lúa có lợi nhuận cao nhất (10,23 triệu/1000m 2 ) và thấp nhất là mô hình hai vụ lúa với lợi nhuận 3,77 triệu/1000m 2 .
- Đồng thời B/C của mô hình ba vụ lúa là cao nhất (1,18), cao hơn nhưng không có ý nghĩa với mô hình hai lúa (1,09) và cao hơn có ý nghĩa với hai mô hình luân canh lúa màu..
- Hình 2: Biểu đồ lợi nhuận các mô hình ở ba tiểu vùng trường hợp 1.
- Hình 3: Biểu đồ B/C các mô hình ở ba tiểu vùng trường hợp 1.
- lợi nhuận từ mô hình ba vụ lúa đem lại là 4,62 triệu/1000 m 2 , cao hơn có ý nghĩa so với mô hình hai vụ lúa (2,57 triệu/1000 m 2.
- Tuy nhiên, hiệu quả đồng vốn của ba vụ lúa là 0,82 và của hai vụ lúa là 0,78, cho thấy hiệu quả đồng vốn của mô hình ba vụ lúa cao hơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa..
- Trường hợp 2: có tính chi phí thuê đất vào sản xuất.
- Hình 4: Biểu đồ lợi nhuận các mô hình ở ba tiểu vùng trường hợp 2.
- Hình 5: Biểu đồ B/C các mô hình ở ba tiểu vùng trường hợp 2.
- Tiểu vùng đất phù sa không phèn nghèo dinh dưỡng ngập nông: lợi nhuận và B/C của mô hình hai lúa cáo hơn và khác biệt có ý nghĩa với mô hình ba lúa.
- Kết quả phân tích hiện tại, mô hình hai vụ lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình ba vụ lúa do điều kiện canh tác không đảm bảo.
- Nhưng nếu điều kiện sản xuất của mô hình ba vụ lúa được cải thiện, hiệu quả kinh tế của mô hình này sẽ cao hơn mô hình hai vụ lúa..
- lợi nhuận từ mô hình hai vụ màu một vụ lúa là cao nhất (7,81 triệu/1000m 2 ) và khác biệt có ý nghĩa với các mô hình còn lại.
- Thấp nhất là mô hình sản xuất hai vụ lúa với lợi nhuận (1,92 triệu/1000 m 2 ) và không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai mô hình độc canh cây lúa.
- Việc sản xuất luân canh nơi đây chưa thật sự đem lai hiệu quả kinh tế vượt trội so với canh tác độc canh cây lúa..
- lợi nhuận từ mô hình ba vụ lúa (2,33 triệu/1000 m 2 ) cao hơn và có ý nghĩa so với mô hình hai vụ lúa (1,06 triệu/1000 m 2.
- Đồng thời, B/C của mô hình ba vụ lúa (0,32) cao hơn nhưng không có ý nghĩa so với mô hình hai vụ lúa (0,25)..
- Hiệu quả phân phối nguồn lực (AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (CE) của các mô hình.
- Hình 6: Biểu đồ AE của các mô hình ở ba tiểu vùng nghiên cứu.
- Hình 7: Biểu đồ CE của các mô hình ở ba tiểu vùng nghiên cứu.
- Tiểu vùng đất phù sa không phèn nghèo dinh dưỡng ngập nông: hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí ở mô hình ba vụ lúa là (0,857 và 0,824) cao hơn mô hình hai vụ lúa là (0,475 và 0,448).
- Điều này có nghĩa, người dân canh tác mô hình ba vụ lúa đã sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào sản xuất.
- Do đó, nếu mô hình ba vụ lúa được cải thiện về điều kiện sản xuất thì năng suất có thể tăng cao, lượng đầu ra lúc này của mô hình ba vụ lúa sẽ cao hơn hiện tại, trong khi lượng đầu vào cho sản xuất ít thay đổi nên hiệu quả sử dụng chi phí lúc này ở mô hình ba vụ lúa sẽ cao hơn..
- hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí trung bình của người dân sản xuất hai vụ lúa (0,368 và 0,335), ba vụ lúa (0,243 và 0,22),.
- Từ kết quả trên cho thấy, nếu một hộ dân sản xuất mô hình ba lúa có hiệu quả sử dụng chi phí ở mức trung bình trong mẫu quan sát có thể đạt được mức hiệu quả như hộ dân có mức cao nhất thì hộ dân trung bình đó sẽ tiết kiệm được một lượng .
- Đối với các hộ dân sản xuất hai lúa có thể sẽ tiết kiệm được một khoản tương ứng là 0,665, các hộ dân sản xuất hai màu một lúa có thể sẽ tiết kiệm được một khoản là 0,611 và các hộ dân sản xuất hai lúa một màu có thể tiết kiệm một khoản tương ứng là 0,393..
- hiệu quả phân phối nguồn lực và sử dụng chi phí ở mô hình hai lúa (0,468 và 0,411) cao hơn mô hình ba lúa (0,3 và 0,267).
- Đồng thời, nếu phấn đấu để đạt hiệu quả cao nhất thì những hộ dân ở mô hình ba lúa có thể sẽ tiết kiệm được một lượng là 0,733 và những hộ dân ở mô hình hai lúa có thể tiết kiệm được một khoản tương ứng là 0,589..
- Nhìn chung, hiệu quả từ mô hình ba vụ lúa đem lại cao hơn mô hình hai vụ lúa.
- Hai mô hình luân canh lúa màu không đem lại hiệu quả vượt trội về kinh tế của mô hình luân canh.
- Do mô hình ba vụ lúa có thể tiết kiệm được một lượng chi phí nhiều hơn mô hình hai vụ lúa nên mô hình ba vụ lúa có thể sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình hai vụ lúa nếu người dân sử dụng chi phí một cách hiệu quả nhất.
- Xét về kinh tế, mô hình ba lúa và mô hình hai màu một lúa sẽ có xu hướng sản xuất phổ biến..
- Việc sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố xã hội liên quan đến tiềm lực sản xuất của nông hộ và những yếu tố xã hội khách quan khác.
- Qua Bảng 1 cho thấy hầu hết tiềm lực của nông hộ không thể hoàn toàn đáp ứng cho việc sản xuất.
- Hầu hết người dân đều vay vốn, thuê lao động cho sản xuất.
- Về phương tiện sản xuất và đất canh tác phần lớn hộ dân tự đáp ứng được..
- Ngoài những yếu tố xã hội liên quan đến nguồn lực nông hộ, qua khảo sát thực tế còn có những yếu tố xã hội khác ảnh hưởng đến quyết định sản xuất của người dân như:.
- đều có ý kiến sản xuất mô hình ba vụ lúa nếu có đê bao khép kín..
- Vốn xã hội: những hộ dân ít tham dự các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật canh tác, đặc biệt, những hộ sản xuất luân canh lúa màu thường ít tham dự các lớp tập huấn hơn sản xuất lúa..
- Thị trường: giá lúa cao trong các năm gần đây đã hấp dẫn nông dân phát triển việc sản xuất lúa và thị trường tiêu thụ rộng khắp trong khi giá.
- Chủ trương phát triển của địa phương: chủ trương của địa phương là mở rộng diện tích ba vụ, đặc biệt quy hoạch vùng sản xuất lúa ba vụ.
- Qua phân tích vấn đề về tiềm lực của nông hộ và khía cạnh liên quan khác như thị trường, chủ trương phát triển địa phương thì tương lai mô hình canh tác phổ biến tại những địa điểm nghiên cứu là ba vụ lúa..
- Bảng 1: Đánh giá các yếu tố nguồn lực liên quan đến sản xuất của người dân.
- Theo kết quả phỏng vấn nông hộ, cho thấy các mô hình canh tác đều tác động lên môi trường như.
- Qua Bảng 2 cho thấy: mô hình hai màu một lúa gây suy giảm nguồn thủy sản và ô nhiễm nguồn nước nhiều nhất do lượng phân bón sử dụng khá cao, đồng thời mô hình này cũng giúp cho độ màu mỡ của đất được duy trì.
- Mô hình hai lúa ít ảnh hưởng đến môi trường.
- Đối với mô hình ba vụ lúa: do là năm canh tác đầu tiên nên chưa thể đánh giá như những mô hình khác.
- Trong thời gian dài, mô hình này có những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của sản xuất và tính bền vững của môi trường..
- Việc luân canh cây trồng không những giúp đa dạng hóa cây trồng mà còn giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình độc canh cây lúa (Trương Trọng Ngôn, 2003).
- Ngày nay và trong tương lai việc sản xuất nông nghiệp còn chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu.
- Dựa trên kết quả phân tích chỉ tiêu kinh tế, xã hội, điều kiện khí hậu, môi trường cho kết quả xu hướng thay đổi sản xuất trong tương lai trên từng tiểu vùng nghiên cứu là ba vụ/năm do chủ trương phát triển của địa phương.
- Hình 8: Sơ đồ thể hiện xu hướng thay đổi sản xuất tại 3 tiểu vùng nghiên cứu trong tương lai Sự thay đổi này phù hợp với mục tiêu đảm bảo.
- Đồng thời về lâu dài mô hình sản xuất lúa 03 vụ có tác động đến môi trường và hiệu qủa kinh tế có thể giảm so với hiện tại vì năng suất sẽ giảm theo thời gian.
- Do đó, khi người dân chuyển sang sản xuất lúa 03 vụ/năm nên luân phiên giảm vụ hoặc luân canh lúa màu sau 2 - 3 năm canh tác..
- Có sự thay đổi cơ cấu sản xuất khác nhau trong từng tiểu vùng từ 2000 đến 2011.
- Tiểu vùng đất phèn trung bình ngập sâu đi từ độc canh lúa sang luân canh lúa màu với hai mô hình phổ biến là hai màu một lúa và hai lúa một màu.
- Tiểu vùng đất phèn nặng ngập trung bình vẫn độc canh cây lúa với mô hình hai vụ lúa.
- Hiện tại, cả ba tiểu vùng đều sản xuất mô hình ba vụ lúa trên diện hẹp..
- Xu hướng thay đổi sản xuất trong tương lai trên ba tiểu vùng là sản xuất ba vụ/năm.
- Đặc biệt ở tiểu vùng đất phèn nặng ngập trung bình, mô hình sản xuất phổ biến sẽ là ba vụ lúa và tiểu vùng đất phèn trung bình ngập sâu, mô hình phổ biến sẽ là ba vụ lúa và hai lúa một màu.
- Võ Thị Gương, 2010, Giáo trình chất hữu cơ trong đất và một số nghiên cứu sử dụng phân vi sinh trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long