« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐáNH GIá THựC TRạNG CáC THƯ VIệN NHáNH THUộC Hệ THốNG THƯ VIệN TRƯờNG ĐạI HọC CầN THƠ Và MÔ HìNH HOạT ĐộNG THEO HƯớNG HợP TáC


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC THƯ VIỆN NHÁNH THUỘC HỆ THỐNG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG THEO HƯỚNG.
- Hệ thống thư viện trường Đại học Cần Thơ bao gồm Thư viện trung tâm (Trung tâm Học liệu) và 13 thư viện nhánh ở 11 khoa và 2 viện nghiên cứu được hình thành từ năm 1997..
- Hệ thống hoạt động theo cơ chế Trung tâm Học liệu phụ trách phát triển vốn tài liệu, các khoa quản lí về nhân sự đối với cán bộ thư viện nhánh.
- Các thư viện nhánh được chú ý đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa thu hút được đông đảo sinh viên đến thư viện.
- “Nghiên cứu cải thiện khả năng hoạt động và mô hình phục vụ của hệ thống thư viện nhánh - trường Đại học Cần Thơ” được thực hiện với mục tiêu đánh giá lại các hoạt động của hệ thống thư viện trường và các nguồn lực hiện có tại các thư viện nhánh..
- Từ khóa: Thư viện nhánh, thư viện Đại học, nguồn nhân lực, tài nguyên thông tin, mô hình hợp tác.
- Hệ thống thư viện trường Đại học Cần Thơ bao gồm Thư viện trung tâm (Trung tâm Học liệu) và 13 thư viện nhánh ở 11 khoa và 2 viện nghiên cứu có đào tạo được hình thành từ năm 1997.
- Đặc biệt hệ thống thư viện của trường Đại học Cần Thơ là một chỉnh thể thống nhất giữa Thư viện trung tâm (Trung tâm học liệu), 13 thư viện nhánh ở 11 khoa và 2 viện nghiên cứu có đào tạo.
- Vì vậy cần phải chú ý đến các thư viện nhánh trong tiến trình phát triển hệ thống thư viện trường.
- Vì thế, việc đánh giá lại các hoạt động của hệ thống thư viện trường và các nguồn lực hiện có tại các thư viện nhánh là một việc làm cần thiết.
- Việc đánh giá này sẽ là cơ sở cho việc đưa ra các mô hình hoạt động thích hợp cho hệ thống thư viện và các thư viện nhánh để cải thiện khả năng hoạt động của thư viện phục vụ cho mục tiêu đào tạo của nhà trường..
- Sau đó so sánh, đối chiếu các chuẩn và các mô hình hoạt động của các hệ thống thư viện đại học với tình trạng hoạt động hiện nay của các thư viện nhánh thuộc hệ thống thư viện trường Đại học Cần Thơ.
- Từ đó xác định được các điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống thư viện nhánh nhằm đề xuất một số giải pháp hoặc mô hình hoạt động để có thể nâng cao năng lực phục vụ của các thư viện nhánh..
- Có 2 bản câu hỏi, bản 1 dành cho cán bộ thư viện tập trung vào 2.
- vấn đề: trình độ và nhu cầu đào tạo của cán bộ thư viện.
- cơ sở vật chất trang thiết bị của thư viện.
- Bản câu hỏi dành cho độc giả gồm 27 câu nhằm thu thập các số liệu về người tham gia khảo sát, về việc: sử dụng thư viện.
- vốn tài liệu của thư viện.
- các sản phẩm của thư viện.
- các dịch vụ của thư viện.
- chính sách, vấn đề nhân sự của thư viện.
- chất lượng và mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất trong thư viện.
- vấn đề hợp tác giữa các thư viện và đánh giá của người tham gia khảo sát về chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ của các thư viện nhánh khác trong hệ thống.
- Phiếu khảo sát dành cho cán bộ thư viện được phát cho tất cả các cán bộ đang công tác tại thư viện nhánh.
- Bước 5: Phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp: Mô hình SWOT được áp dụng trong phân tích thực trạng hoạt động các các thư viện nhánh.
- Trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn ở các thư viện nhánh, nhóm nghiên cứu đề xuất các phương án và mô hình hoạt động phù hợp..
- 3.1 Thực trạng các nguồn lực hiện có tại thư viện nhánh.
- Nằm trong khuôn viên các khoa, chịu sự quản lí của các khoa là đặc điểm chung nhất của các thư viện nhánh thuộc hệ thống thư viện Trường Đại học Cần Thơ.
- Về vị trí địa lí, hiện tại trừ thư viện khoa CNTT, các thư viện khoa đều ở trong phạm vi khu II.
- Ở từng khoa, sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị cũng khác nhau nên có sự khác nhau khá rõ rệt về nguồn lực của các thư viện nhánh..
- Kết quả điều tra cho thấy hầu hết thư viện nhánh đều được đầu tư để phát triển cơ sở vật chất tuy sự đầu tư có khác nhau.
- Diện tích thư viện dao động từ 36m 2 (Thư viện Khoa Khoa học Chính trị) đến 1026 m 2 (thư viện Khoa Nông nghiệp).
- Theo kết quả khảo sát từ độc giả, diện tích thư viện hiện nay chỉ đạt ở mức trung bình.
- Bảng 1: Đánh giá về trang thiết bị, cơ sở vật chất tại thư viện.
- Từ năm 2010, các thư viện nhánh đều được trang bị phần mềm quản lý lưu hành tài liệu - một phân hệ của phần mềm thư viện tích hợp Ilib đang sử dụng tại Trung tâm Học liệu.
- Tuy nhiên, các thư viện chưa có cổng an ninh và hệ thống kiểm soát để bảo vệ tài liệu cũng như tài sản của thư viện..
- Nhìn chung, tình hình cơ sở vật chất ở các thư viện nhánh hiện nay đang ở tình trạng mất cân đối ở cả mức độ đầu tư lẫn sử dụng.
- Trong tình hình hiện tại, việc đòi hỏi đầu tư dàn trải và đầy đủ ở tất cả các thư viện khoa là không khả thi.
- Tuy nhiên, vị trí địa lý của các thư viện nhánh hiện nay tạo nên một lợi thế đó là khả năng chia sẻ.
- Nếu có một chính sách nhất quán từ phía nhà trường, các thư viện nhánh sẽ không phải đầu tư quá nhiều vào cơ sở vật chất mà vẫn tăng được hiệu suất phục vụ..
- Ngoài ra, các thư viện đều có máy tính kết nối internet để độc giả có thể tìm và sử dụng tài liệu trên mạng.
- Tuy nhiên, cũng cần chú ý có giải pháp nâng cao mức độ phù hợp của nội dung vốn tài liệu tại hệ thống thư viện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu bạn đọc.
- Về mức độ đáp ứng về mặt thời gian so với nhu cầu: Vốn tài liệu tại thư viện các Khoa/ Viện được đánh giá là kịp thời với 61.6%.
- Giữa một số khoa có sự trùng lắp về các môn học vì vậy số tài liệu trong các thư viện cũng có sự trùng lắp.
- Có tất cả 16 nhân viên ở các thư viện khoa..
- Phần lớn (62%) nhân viên thư viện có trình độ đại học, số còn lại được đào tạo ở trình độ cao đẳng và trung cấp.
- Hầu hết nhân viên thư viện nhánh có bằng A ngoại ngữ, và bằng A tin học.
- TNTN hiện vẫn chưa có cán bộ phụ trách thư viện..
- Thống kê số độc giả và nhân viên thư viện.
- Hình 2: Thống kê số độc giả và nhân viên thư viện.
- Bảng 3: Cách tính số lượng nhân viên trong thư viện của Hội liên hiệp Thư viện Philippines.
- Độc giả* Cán bộ Thư viện.
- Thư viện viên Nhân viên phục vụ.
- Bảng 4: Bảng tính số nhân viên thư viện nhánh.
- Số nhân viên lí tưởng Thư viện.
- Nhìn vào bảng 4 ta thấy số lượng nhân viên hiện nay của các thư viện nhánh đang thiếu.
- Tuy nhiên, nhân viên thư viện cần chú ý nâng cao các kỹ năng và kiến thức để thực hiện công tác tốt hơn.
- phiếu trả lời chọn nội dung nâng cao nghiệp vụ thư viện.
- Kỹ năng tuyên truyền và phổ biến thông tin Nâng cao nghiệp vụ thư viện Chuyên ngành khoa học của Khoa/ Viện đang công tác.
- Để đảm bảo thực hiện tốt công tác tại các thư viện, hệ thống thư viện trường đại học Cần Thơ cần chú trọng tận dụng các lợi thế của mô hình hoạt động và nguồn nhân lực hiện nay.
- Với mô hình Trung tâm học liệu thực hiện toàn bộ công tác biên mục xử lý kỹ thuật tài liệu, các thư viện giảm được hẳn số lượng thư viện.
- Tóm lại, dù nhận được sự quan tâm của nhà trường và lãnh đạo các đơn vị nhưng các thư viện nhánh hiện nay còn rất nhiều khó khăn về nguồn lực.
- Vì nhiều lí do khách quan các thư viện không thể chờ đợi sự đầu tư đầy đủ và hiện đại mới hoạt động và phục vụ tốt cho độc giả.
- Để có thể đảm bảo các thư viện nhánh hoạt động tốt, hệ thống thư viện cần phải có sự quản lí tập trung và hợp tác trong các hoạt động để có thể chia sẻ các nguồn lực, tận dụng các ưu thế hiện có..
- 3.2 Quan hệ hiện nay giữa Trung tâm Học liệu với các thư viện nhánh và giữa các thư viện nhánh.
- 3.2.1 Mối quan hệ giữa Trung tâm Học liệu và các thư viện nhánh.
- Mối quan hệ giữa TTHL và các thư viện nhánh hiện nay phụ thuộc vào sự hợp tác giữa lãnh đạo Khoa và Ban Giám đốc TTHL.
- Nhân sự và mọi đánh giá về mức độ hoạt động của thư viện nhánh đều phụ thuộc vào quan điểm của lãnh đạo các Khoa.
- Thư viện khoa là đơn vị chịu trách nhiệm lựa chọn tài liệu và cân đối nguồn kinh phí do TTHL thông báo.
- Sách chuyển về thư viện nhánh khi đã thực hiện xong khâu biên mục và xử lý kỹ thuật.
- Việc khai thác, sử dụng và phục vụ các loại hình thông tin do thư viện nhánh quyết định..
- Một tồn tại hiện nay dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa các thư viện nhánh là sự thiếu đồng bộ và sự ràng buộc khi triển khai hoạt động.
- Các hoạt động nghiệp vụ do TTHL triển khai có chất lượng lệ thuộc hoàn toàn vào cán bộ thư viện và sự kiểm tra của các khoa.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thư viện Khoa còn hạn chế trong khi công tác đào tạo cán bộ cho thư viện nhánh chưa thật sự được chú trọng.
- Để hệ thống thư viện có thể hoạt động tốt và đồng bộ, đòi hỏi phải có sự quản lí tập trung để giải quyết triệt để các nguyên nhân nêu trên..
- 3.2.2 Mối quan hệ giữa các thư viện nhánh.
- Hiện nay các thư viện nhánh hoạt động một cách riêng lẻ, việc sử dụng thư viện nhánh có cùng nhóm ngành đào tạo vẫn chưa được thực hiện.
- Dựa vào bảng khảo sát (Bảng 2) chúng ta thấy rằng mức độ sử dụng thư viện của bạn đọc đến thư viện nhánh thường xuyên chiếm tỉ lệ trên 50%.
- Hệ thống thư viện Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) được hình thành và hoạt động từ khi thành lập Trường (1966) đến nay.
- Hệ thống thư viện hoạt động theo mô hình phân tán (Hình 4).
- Hình 4: Mô hình hoạt động của hệ thống thư viện ĐHCT.
- Hiện tại, thư viện nhánh liên hệ với Trung tâm học liệu chủ yếu thông qua bộ phận Tài nguyên thông tin nhằm mục đích phát triển vốn tài liệu.
- Khi đã được hỗ trợ công tác phát triển vốn tài liệu cũng như biên mục tài liệu, nhân viên thư viện khoa thực hiện vai trò nhân viên dịch vụ thông tin.
- Mô hình hoạt động trên rõ ràng không cho thấy bất cứ sự ràng buộc cũng như quản lí nào từ Trung tâm học liệu đến các thư viện nhánh.
- Trong mô hình này giám đốc thư viện trung tâm là người chịu tránh nhiệm chung nhất điều hành cả một hệ thống gồm thư viện trung tâm và các thư viện thành viên..
- Đứng đầu các thư viện thành viên là trưởng nhóm- đóng vai trò nhân viên thư viện liên lạc.
- Hình 5 : Sơ đồ mô hình tổ chức hệ thống thư viện.
- Các thư viện có thể đề xuất các dịch vụ và sản phẩm phù hợp với nhu cầu của độc giả đồng thời trao đổi các sản phẩm để phục vụ cho độc giả hiệu quả hơn..
- Sự chênh lệch về số nhân viên ở các thư viện gây nên tình trạng quá tải cho một số nhân viên khi tham gia các hoạt động chung..
- Để có thể chỉ đạo một cách tốt nhất, nhất thiết cần có Hội đồng thư viện.
- Hội đồng sẽ tư vấn những vấn đề quan trọng để điều hành hệ thống thư viện đạt được hiệu quả cao nhất.
- các thư viện nhánh để có thể chia sẻ.
- Định kỳ hàng quí TTHL đánh giá chất lượng hoạt động của các thư viện nhánh và báo cáo về cho các đơn vị chủ quản..
- Tuy nhiên, thực tế cho thấy có sự chênh lệch giữa số lượng tài liệu có ở các thư viện các số lượng tài liệu được sử dụng.
- Số lượng nhân viên thư viện thiếu cũng gây khó khăn cho các hoạt động..
- Để có thể cải thiện khả năng hoạt động của các thư viện nhánh, đầu tiên cần phải có sự chỉ đạo thống nhất và có các qui định ràng buộc về mặt hành chính.
- Để có được sự thống nhất cần phải thành lập hội đồng thư viện..
- Trong mô hình này, giám đốc thư viện trung tâm là người chịu tránh nhiệm chung nhất điều hành cả một hệ thống gồm thư viện trung tâm và các thư viện thành viên.
- Đứng đầu các thư viện thành viên là trưởng nhóm, cũng là người đóng vai trò nhân viên thư viện liên lạc.
- Qui chế mẫu về tổ chức và hoạt động thư viện (Ban hành kèm theo Quyết định số: 13 /2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 03 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).