« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá tiềm năng suy giảm độ phì nhiêu đất tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SUY GIẢM ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT TỈNH AN GIANG Nguyễn Thị Phương Đài 1 , Võ Quang Minh 2 và Lê Văn Khoa 3.
- Đất lâm nghiệp, độ phì nhiêu đất, cây ngắn ngày, suy giảm, thâm canh lúa.
- Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu nhằm đánh giá sự suy giảm độ phì của đất giai đoạn chỉ ra những thay đổi của các đặc tính hóa học theo sự phân bố không gian và theo từng loại hình sử dụng đất.
- Từ đó giúp cho các nhà quản lý đề xuất các biện pháp hữu hiệu can thiệp để giảm thiểu và cải thiện quá trình suy giảm độ phì đã và đang diễn ra trên địa bàn.
- Nghiên cứu đã sử dụng bộ thuộc tính từ dữ liệu nền để đánh giá mức độ và mức độ suy giảm độ phì của đất trên cơ sở so sánh với kết quả phân tích các phẫu diện đất theo từng điểm mẫu tương tự nhau ở cùng vị trí hoặc cùng loại đất mà có vị trí gần nhất, các chỉ tiêu so sánh như độ chua của đất, chất hữu cơ, dung tích hấp thu, đạm tổng số, kali tổng số, lân tổng số.
- Kết quả cho thấy toàn tỉnh có ha diện tích đất bị suy giảm độ phì, chiếm 40,21% diện tích điều tra và chiếm 31,76% diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất không bị suy giảm độ phì là 167.025 ha, chiếm 59,79% diện tích đất điều tra và chiếm 47,23% diện tích đất tự nhiên.
- Nhìn chung, suy giảm độ phì trên địa bàn tỉnh ở mức độ nhẹ nhưng các chỉ tiêu hóa học đất có sự suy giảm đáng kể tại các khu vực đất canh tác như đất trồng lúa trong khu vực đê bao, vùng trồng rau màu, đất lâm nghiệp ở khu vực đồi núi thấp, có độ dốc lớn..
- Đánh giá tiềm năng suy giảm độ phì nhiêu đất tỉnh An Giang.
- Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tỉnh đang phải đối mặt với những nguy cơ suy giảm độ phì nhiêu đất do nhiều nguyên nhân như việc xây dựng hệ thống đê bao ngăn lũ, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đã làm cho đất nông nghiệp, đặc biệt là đất chuyên canh lúa nước bị chai cứng bề mặt và suy giảm độ phì (Võ Thị Gương và ctv., 2016)..
- Năm 2012, trên cơ sở chương trình thử nghiệm điều tra đánh giá thoái hóa đất cấp tỉnh của Bộ Tài nguyên và Môi trường, toàn bộ quỹ đất nông nghiệp và chưa sử dụng của tỉnh An Giang đã được đánh giá theo mức độ và nguyên nhân suy giảm độ phì.
- Kết quả của dự án cho thấy diện tích đất bị suy giảm độ phì là 113.061 ha, chiếm 31,97% diện tích tự nhiên.
- Kết quả điều tra thoái hóa đất kỳ bổ sung sẽ rà soát lại các khu vực đã phát hiện đất bị suy giảm độ phì của kỳ đầu để xem xét diễn biến, xu hướng đất bị suy giảm độ phì.
- từ đó, giúp địa phương tiếp tục theo dõi, đề xuất các giải pháp hạn chế và cải thiện suy giảm độ phì trong năm tiếp theo..
- 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đối tượng điều tra suy giảm độ phì nhiêu của đất là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất phi nông nghiệp và đất núi đá không có rừng cây) trên địa bàn tỉnh An Giang..
- Dữ liệu nền được sử dụng là số liệu phân tích từ kết quả xây dựng bản đồ đất năm 2010 và dự án.
- Để thực hiện và đánh giá các chỉ tiêu đánh giá suy giảm độ phì nhiêu đất, nghiên cứu đã áp dụng Thông tư 14/2012/TT-BTNMT.
- Đánh giá sự suy giảm độ phì giai đoạn 2012-2016 thông qua đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu hóa học đất (2 chỉ tiêu vật lý đất không đưa vào so sánh do dữ liệu nền không đầy đủ) giữa dữ liệu nền (năm 2012) và số liệu phân tích từ kết quả điều tra nghiên cứu theo từng điểm mẫu tương tự nhau đối với từng khoanh đất trên bản đồ năm 2016 (∆s .
- Phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu (MCE) dùng để đánh giá các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây suy giảm độ phì.
- Bản đồ suy giảm độ phì được xây dựng bằng cách dựa trên kết quả xử lý so sánh thông tin thay đổi tăng hay giảm hàm lượng các chỉ tiêu, được thực hiện trong cơ sở dữ liệu bằng phần mềm ArcGIS sau đó chiết xuất thông tin về sự tăng giảm và biên tập thông tin thành lập bản đồ chuyên đề..
- 3.1 Sự suy giảm độ phì qua các chỉ tiêu Sự suy giảm độ phì đất do nhiều nguyên nhân và về mặt sinh thái đất cũng thể hiện rõ trên từng khu vực cụ thể với từng loại hình sử dụng đất, do đó việc xem xét các khu vực bị suy giảm độ phì xảy ra với nhân tố nào để phân tích đánh giá phù hợp với diễn biến chất lượng đất đang sử dụng..
- Suy giảm độ phì xảy ra trên phạm vi không lớn, tập trung hơn và chủ yếu trên khu vực đất phù sa và đất phèn có sự suy giảm độ phì bởi các hàm lượng hóa học trong đất, đặc biệt là hàm lượng chất hữu cơ, đạm và lân tổng số trong đất.
- Mặc dù có kết quả suy giảm độ phì ở mức độ nhẹ nhưng các chỉ tiêu hóa học đất có sự suy giảm đáng kể tại các khu vực đất canh tác (Bảng 1)..
- Qua Bảng 1 và Bảng 2 cho thấy các chỉ tiêu hóa học của đất có sự biến động trong giai đoạn hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số đều suy giảm, đặc biệt đạm và lân, tuy nhiên lân tổng số có tăng đối với một số loại hình sử dụng đất;.
- dung tích hấp thu phần lớn suy giảm.
- độ chua của đất ngày chua hơn, mặc dù đất của một số loại hình sử dụng có cải thiện độ chua nhưng cũng không đáng kể.
- các loại hình khác suy giảm nhẹ.
- Hàm lượng chất hữu cơ suy giảm nặng đối với đất đồi núi và lúa 1 vụ (1,26-2,13.
- suy giảm nhẹ đối với các loại hình còn lại.
- Dung tích hấp thu tăng nhẹ đối với đất bằng chưa sử dụng và suy giảm trung bình đối với lúa 2-3 vụ, rau màu và thủy sản me/100g đất), suy giảm nhẹ đối với các loại hình còn lại.
- Hàm lượng đạm tổng số suy giảm nặng đối với các loại hình lúa 1 vụ, lúa 2-3 vụ, rau màu, cây lâu năm, đất đồi núi chưa sử dụng, đất bằng chưa sử dụng .
- suy giảm trung bình đối với các loại hình còn lại.
- Hàm lượng kali tổng số suy giảm nhẹ ở tất cả các loại hình sử dụng đất (0,10-0,29.
- Hàm lượng lân tổng số tăng từ nhẹ đến trung bình, đặc biệt tăng nhiều đối với đất bằng chưa sử dụng (0,05.
- suy giảm từ trung bình đến nặng, đặc biệt đối với loại hình lúa 2-3 vụ, rau màu .
- Kết quả phân tích các chỉ tiêu theo các loại hình sử dụng đất cho thấy đối với khu vực đất trồng lúa 2-3 vụ có dấu hiệu suy giảm một số hàm lượng dinh dưỡng đất như độ chua (mức suy giảm trung bình), lân (mức suy giảm nặng), đạm (suy giảm nặng) và kali (mức suy giảm nhẹ), chất hữu cơ (mức suy giảm nhẹ), dung tích hấp thu (suy giảm ở mức trung bình).
- Vùng canh tác rau màu có dấu hiệu suy giảm một số hàm lượng dinh dưỡng như chất hữu cơ (mức suy giảm nhẹ), dung tích hấp thu (mức suy giảm trung bình), lân (mức suy giảm nặng), đạm (mức suy giảm nặng), kali (mức suy giảm nhẹ).
- Nguyên nhân suy giảm các chất dinh.
- dưỡng là do tập quán canh tác thâm canh, tăng vụ liên tục trong sản xuất, đồng thời sử dụng nhiều phân hóa học nhưng không tận dụng được lượng carbon hữu cơ trong rơm, rạ bổ sung cho đất, dẫn đến đất bị suy giảm độ phì (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, kiệt quệ chất dinh dưỡng), làm giảm khả năng sản xuất của đất, đặc biệt vùng trong đê bao khép kín không có lượng phù sa bồi đắp hàng năm.
- Vấn đề suy giảm nghiêm trọng nguồn nước lũ cũng tác động rất lớn đến sự bồi đắp phù sa cho các cánh đồng dẫn đến đất bị suy giảm độ phì nghiêm trọng hơn.
- Vùng nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu suy giảm một số hàm lượng chất dinh dưỡng như dung tích hấp thu (mức suy giảm trung bình), đạm (mức suy giảm trung bình).
- Ngoài ra, suy giảm hàm lượng dung tích hấp thu, đạm và lân (mức suy giảm trung bình) cũng xảy ra trên các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp phân bố trên nhóm đất xám, đất đỏ vàng.
- Đây cũng là đặc điểm chung về thổ nhưỡng đối với vùng đất đồi núi chưa sử dụng;.
- 3.2 Diện tích đất bị suy giảm độ phì theo từng chỉ tiêu.
- Qua kết quả khảo sát, đánh giá thoái hóa đất trên địa bàn tỉnh An Giang cho thấy có sự thay đổi đáng kể về diện tích đất bị suy giảm độ phì thông qua phân tích các chỉ số hóa học đất và vấn đề quản lý sử dụng đất.
- Vấn đề suy giảm độ phì được đánh giá trên cơ sở tổng hợp khía cạnh việc sử.
- dụng đất của con người và quá trình tự nhiên của đất, trong đó việc sử dụng đất của con người là yếu tố trọng tâm và là nguyên nhân chính gây ra sự suy giảm độ phì..
- Kết quả đánh giá suy giảm độ phì giai đoạn của tỉnh An Giang cho thấy toàn tỉnh có ha đất không bị suy giảm độ phì, chiếm 59,79% diện tích đất điều tra và chiếm 47,23% diện tích đất tự nhiên.
- Diện tích đất bị suy giảm độ phì là ha, chiếm 40,21% diện tích điều tra và chiếm 31,76% diện tích tự nhiên..
- Trong đó, suy giảm nặng là 61.271,03 ha, chiếm 17,32% diện tích tự nhiên.
- suy giảm trung bình là 18.436,52 ha, chiếm 5,21% diện tích tự nhiên và suy giảm nhẹ 32.613,83 ha, chiếm 9,22% diện tích tự nhiên..
- Bảng 3: Diện tích đất bị suy giảm độ phì theo từng chỉ tiêu.
- STT Yếu tố Ký hiệu Diện tích (ha).
- 1 Suy giảm độ phì.
- 2 Suy giảm độ chua đất.
- 3 Suy giảm chất hữu cơ.
- 4 Suy giảm hàm lượng dung tích hấp thu.
- 5 Suy giảm đạm tổng số.
- 6 Suy giảm lân tổng số.
- 7 Suy giảm kali tổng số.
- Về suy giảm chỉ tiêu hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, kết quả so sánh với dữ liệu nền cho thấy sự phân bố suy giảm độ phì theo không gian (tính theo mức độ suy giảm trung bình và nhẹ) chủ yếu đối với chỉ tiêu hàm lượng kali ha), dung tích hấp thu ha) và độ chua đất ha), tuy nhiên sự suy giảm về mức độ (suy giảm nặng) xảy ra chủ yếu đối với các chỉ.
- tiêu dinh dưỡng trong đất, đặc biệt là hàm lượng lân tổng số và đạm tổng số suy giảm nhiều nhất với diện tích lần lượt là ha và ha, trong khi các chỉ tiêu khác suy giảm với diện tích khá thấp, thấp nhất là hàm lượng dung tích hấp thu suy giảm ở mức độ nặng với diện tích 3.438,66 ha..
- 3.3 Diện tích đất bị suy giảm độ phì theo từng loại hình sử dụng đất.
- Kết quả suy giảm độ phì theo các loại hình sử dụng đất cho thấy đối với loại hình lúa 2-3 vụ và rau màu, mặc dù có giảm diện tích ở mức độ suy giảm trung bình (8.355,06 ha và 6,05ha) nhưng diện tích còn tăng khá nhiều ở mức độ suy giảm nhẹ ha và 1.200,88 ha) và suy giảm nặng (4.045,64 ha và 1.141,67 ha).
- Loại hình thủy sản đều tăng cả 3 mức độ, chủ yếu tăng mức độ suy giảm nhẹ với diện tích 347,45 ha, mức độ suy giảm.
- trung bình và nặng tăng với diện tích không đáng kể.
- Đất bằng chưa sử dụng tăng ở mức độ suy giảm nhẹ 68,93 ha.
- Còn lại các loại hình sử dụng khác đều giảm ở cả 3 mức độ, đặc biệt mức độ suy giảm nặng của lúa 1 vụ giảm 5.159,78 ha, cây lâu năm giảm 1.788,17 ha, rừng giảm 1.645,71 ha do đây là những loại hình phân bố vùng đồi núi ít chịu tác động bởi yếu tố con người, độ phì của đất chịu tác động chủ yếu bởi yếu tố tự nhiên và đặc tính thổ nhưỡng..
- Bảng 4: Diện tích đất bị suy giảm độ phì theo từng loại hình sử dụng đất.
- Loại hình sử dụng đất.
- Suy giảm độ phì năm 2012 Suy giảm độ phì năm 2016 Tăng, giảm so với năm 2012 Nhẹ.
- Đất đồi núi chưa sử dụng.
- Tổng Diện tích đất bị suy giảm độ phì theo.
- Qua đánh giá sự suy giảm độ phì giai đoạn 2012-2016 cho thấy có sự phân bố suy giảm độ phì theo không gian nhưng không có sự gia tăng mức độ suy giảm độ phì trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Về tổng thể, diện tích đất bị suy giảm độ phì giảm so với năm 2012 ít có sự biến động mạnh với 739 ha (tỷ lệ giảm là 0,65.
- Xu hướng khu vực có sự suy giảm độ phì gia tăng nhiều tại huyện Châu Thành (tăng 18.370 ha), huyện Thoại Sơn (tăng 18.508 ha) và huyện An Phú (tăng 10.293 ha)..
- Mức suy giảm nặng: năm 2016 có xu hướng diện tích đất bị suy giảm độ phì so với năm 2012 là 5.157 ha (tỷ lệ giảm 4,56% diện tích so với năm.
- Phần lớn các huyện, thị, thành phố đều có xu hướng tăng, trong đó huyện Châu Thành có diện tích đất bị suy giảm độ phì tăng nhiều với 11.715 ha, An Phú 9.572 ha, Chợ Mới 8.491 ha.
- Trong các đơn vị cấp huyện giảm diện tích đất bị suy giảm độ phì có 4/11 huyện giảm diện tích (Châu Đốc, Tân Châu, Tịnh Biên và Tri Tôn)..
- Mức suy giảm trung bình: năm 2016 có xu hướng giảm toàn bộ diện tích so với năm 2012 là 13.471 ha (tỷ lệ giảm 11,92% diện tích so với năm 2012).
- Đất bị suy giảm độ phì có xu hướng giảm ở 4/11 huyện so với năm 2012 (Châu Phú, Chợ Mới, Châu Thành và Tri Tôn) và 2/11 huyện, thị, thành phố có xu hướng tăng diện tích này (Tịnh Biên, Thoại Sơn)..
- Hình 1: Bản đồ suy giảm độ phì đất tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2016 Bảng 5: Diện tích đất bị suy giảm độ phì theo đơn vị hành chính.
- Diện tích đất bị suy giảm (ha).
- Suy giảm nhẹ (Sg1) Suy giảm trung bình (Sg2) Suy giảm nặng (Sg3) Năm.
- Mức suy giảm nhẹ: năm 2016 có xu hướng tăng diện tích so với năm 2012 là 17.889 ha (tỷ lệ tăng 15,82% diện tích so với năm 2012).
- Đất bị suy giảm độ phì có xu hướng tăng ở 5/11 huyện so với năm 2012 (Thoại Sơn, Châu Thành, Phú Tân, Tân Châu, Châu Đốc) và 3/11 huyện, thị, thành phố có xu hướng giảm diện tích này (Tịnh Biên, Tri Tôn và Chợ Mới).
- Các huyện, thị khác xuất hiện suy giảm nhẹ so với năm 2012 với diện tích nhỏ..
- Đánh giá sự suy giảm độ phì giai đoạn trên địa bàn tỉnh An Giang thông qua xem xét.
- sự thay đổi các chỉ tiêu hóa học của đất so với dữ liệu nền được sử dụng trên cơ sở điều tra thoái hóa đất kỳ đầu cho thấy tổng diện tích đất bị suy giảm độ phì chiếm 31,76% diện tích tự nhiên.
- Trong đó, suy giảm nặng chiếm 17,32% diện tích tự nhiên..
- Đối với các chỉ tiêu hóa học của đất, sự suy giảm ở mức độ trung bình và nhẹ phân bố với diện tích khá lớn, đặc biệt ở mức độ suy giảm nặng xảy ra chủ yếu đối với hàm lượng lân tổng số và đạm tổng số, trong khi các chỉ tiêu khác suy giảm với diện tích khá thấp, thấp nhất là hàm lượng dung tích hấp thu suy giảm ở mức độ nặng..
- Đánh giá sự suy giảm độ phì của đất là rất khó bởi vì hầu hết các tính chất hóa học của đất hoặc thay đổi rất chậm hoặc có sự biến động lớn theo mùa (Alfred E.
- Hartemink, 2006) do đó cần có sự nghiên cứu dài hạn (khoảng 10 năm hoặc hơn) để đưa ra chuỗi số liệu so sánh đảm bảo độ tin cậy hơn, phản ánh rõ hơn sự tác động của quá trình sử dụng đất của con người và các điều kiện tự nhiên đến các đặc tính của đất, đặc biệt đối với những nhóm đất có độ phì nhiêu cao..
- Dự án Điều tra, đánh giá thoái hóa đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ quản lý sử dụng đất bền vững..
- Dự án Thử nghiệm điều tra thoái hóa đất cấp tỉnh phục vụ xây dựng chỉ tiêu thống kê diện tích đất bị thoái hóa thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia..
- Quản lý độ phì nhiêu đất và hiệu quả sử dụng phân bón ở Đồng bằng sông Cửu Long